Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 3377/QĐ-BYT ngày 30/8/2023 hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét.Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét ban hành kèm Quyết định số 2699/QĐ-BYT ngày 26/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo Báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tình hình sốt rét, ước tính năm 2021trên toàn cầu có 247 triệu trường hợp bệnh, trong đó số trường hợp bệnh do Plasmodium vivax (P. vivax) là 4.9 triệu (WHO, 2022).Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, P. vivax chiếm tỷ lệ cao trong thành phần loài ký sinh trùng sốt rét với tỷ lệ 38,0% (120/316, năm 2021), 15,5% (46/296, năm 2022) và 35,9% (70/195, theo số liệu 9 tháng đầu năm 2023).
Phát triển kháng thuốc là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với phòng chống và loại trừ sốt rét, thậm chí có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Kháng với các thuốc hiện dùng đã được xác định chỉ 2 trong số 5 loài KSTSR gây bệnh ở người làP. falciparum và P. vivax. Người ta chưa biết liệu P. malariae, P. ovale đã phát triển kháng thuốc nào hay chưa. Riêng loài P. knowlesi, một loại sốt rét từ khỉ truyền sang người tại các vùng rừng ở Đông Nam Á, hầu như nhạy với tất cả các thuốc, kể cả chloroquin.
Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) năm 2022 hướng dẫn bổ sung loại thuốc pyronaridine-artesunate (Pyramax®) vào danh mục các thuốc ACTs để điều trị sốt rét và khuyến cáo nên sử dụng pyronaridine-artesunate để giảm áp lực thuốc và tình trạng kháng các loại thuốc phối với artemisinin đang diễn ra trên thế giới.
Tại Gambia, Joseph Okebe và cộng sự (2015) nghiên cứu khả năng diệt giao bào của PQ trên nhóm NMTKTC cùng với thuốc DHA-PPQ. Nghiên cứu gồm 4 nhánh, ngẫu nhiên có đối chứng, nhãn mở nhằm xác định và so sánh hiệu quả của 3 liều đơn khác nhau PQ phối hợp với DHA-PPQ trên nhóm NMTKTC có mang giao bào và có hoạt độ G6PD bình thường.
Suy diễn kinh điển tại vùng lan truyền thấp, tỷ lệ người nhiễm có triệu chứngthấp hơn ở vùng lan truyền cao vì mức độ miễn dịch quần thể giảm. Qua nghiên cứu gần đây cho biết việc dùng PCR khảo sát thấy tỷ lệ nhiễm không triệu chứng tại các vùng lan truyền khác nhau, chỉ có các nghiên cứu tính toán tỷ lệ nhiễm các loài KSTSR dựa trên thiết kế điều tra cắt ngang dựa vào quần thể, mặc dù các triệu chứng và giai đoạn thời gian tham chiếu định nghĩa NMTKTC khác nhau giữa các nghiên cứu.
Sốt rét hiện vẫn còn là vấn đề y tế công cộng và bệnh truyền nhiễm quan trọng trên toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi, Nam Mỹ và Tây Thái Bình Dương. Theo Báo cáo sốt rét thế giới năm 2017 cho thấy trong năm 2017, ước tính có khoảng 219 triệu ca sốt rét xảy ra trên toàn thế giới, so với 239 triệu ca trong năm 2010 và 217 triệu trường hợp vào năm 2016.
Để chẩn đoán ra nguyên nhân gây vàng da cần dựa vào cả tiền sử, khám thực thể lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh(siêu âm, CT scan, MRI, hay cả nội soi maathj tụy ngược dòng và X-quang) để định hướng chính xác nguyên nhân gây ra.
Vàng da là tình trạng da và kết mạc mắt có màu vàng, do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao bởi các nguyên nhân từ bệnh lý gây ra. Màu vàng thường xuất hiện ở kết mạc mắt trước sau đó mới đến da. Mức độ vàng da phụ thuộc vào nồng độ bilirubin trong máu và tăng nồng độ bilirubin chính là nguyên nhân của vàng da xảy ra do rối loạn chuyển hóa.
Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) thay đổi hướng dẫn điều trị sốt rét ở phụ nữ có thai trong ba tháng đầu thông qua các nghiên cứu nghiên cứu cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng thuốc artemether-lumefantrine bây giờ nên thay thế cho liệu pháp quinine như là lựa chọn điều trị sốt rét ở phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impe.quynhon@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích