Sau 20 năm nghiên cứu, giờ đây các nhà khoa học đã chấp nhận TQnhư là một thành tựu phi thường trong y học.Loại thuốc TQ đặc biệt dành để điều trị P. vivaxgây tái phátmà đã từng gây bệnh cho 8,5 triệu người mỗi năm và là thách thức trong việc loại bỏ nó không hề dễ dàng vì nó có thể không hoạt động trong gan trong nhiều năm trước khi "tái thức tỉnh" nhiều lần.
Vào tháng 5.2022, các nghiên cứu viên chính và các chuyên gia điều luật của các quốc gia từ khắp vùng châu Á Thái Bình Dương đã cùng nhau họp diễn đàn tại Singapore về thảo luận về Chương trình Đẩy mạnh Quy chế quản lý Indo-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Regulatory Strengthening Program-RSP) và tại diễn đàn này đã cung cấp một cơ hội cảm ơn các thành cong đạt được gần đây, các thách thức và ưu tiên trong quá trình thúc đầy hợp tác tham gia của các nước và các tổ chức, đối tác.
Sốt rét do Plasmodium vivax (P. vivax) là một bệnh quan trọng trên toàn cầu, đặc biệt ở châu Mỹ Latin, Đông Nam Á và châu Đại dương. P. vivax có đặc tính sản sinh ra thể ngủ trong tế bào gan có thể gây nên các đợt tái hoạt thể ngủ trên lâm sàng gọi là tái phát. Primaquine là một thuốc thuộc nhóm 8-aminoquinoline đã và đang đóng vai trò liệu trình chuẩn nhiều thập niên qua trong điều trị thể ngủ trong tế bào gan do sốt rét P. vivax.
Thuốc phối hợp Artesunate-mefloquine (ASMQ) đã chứng minh có hiệu quả, an toàn trong điều trị sốt rét do P. falciparum chưa biến chứng được khuyến cáo của TCYTTG (WHO, 2010) và được đánh giá công nhận lại (DNDi, 2012). Một nghiên cứu so sánh 4 loại thuốc do TCYTTG khuyến cáo chỉ ra ASMQ ức chế và làm giảm gánh nặng sốt rét tốt nhất. Hiệu lực lâm sàng của ASMQ đã được chứng minh tại nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm cả Ấn Độ với trên 18.000 bệnh nhân trưởng thành điều trị loại thuốc này.
Trong bối cảnh sốt rét do Plasmodium falciparum đa kháng thuốc, kể cả thuốc có hiệu lực cao, kể cả thuốc đầu tay hay thuốc lựa chọn ưu tiên (first-line treatment/ first of choice) như dihydroartemisinine-piperaquine (Arterakine/ CV-Artecan) cũng đã cho thấy thuốc trở nên giảm hiệu lựcở một số tỉnh miền Trung Tây Nguyên (Đăk Nông, Gia Lai, Đăk Lăk, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận) và Nam bộ (Bình Phước)
Thời gian qua, nhiều nghiên cứu và thực hành lâm sàng vẫn cho rằng vấn đề sốt rét có hạ đường huyết do sốt rét ác tính, sốt rét nặng hay trên phụ nữ mang thai, bệnh nhân sốt rét có sử dụng thuốc quinine và quinidine, song trong nghiên cứu dưới đây, chúng ta còn được biết thêm một cơ chế gây hạ đường huyết nữa là do mật độ ký sinh trùng sốt rét thì khả năng tiêu thụ đường cũng cao hơn nên cũng làm giảm đường huyết, đồng thời mật độ KSTSR cao sẽ tấn công và làm thương tổn nhu mô tuyến tụy dẫn đến tăng hàm lượng insuline cũng dẫn đến hạ đường huyết trên bệnh nhân.
Theo tin từ BANGKOK, Các nhà nghiên cứu y khoa đang cố gắng vượt qua các vùng biên giới 5 nước Đông Nam Á để thử nghiệm liệu pháp phối hợp ba thuốc sốt rét.Theo báo cáo của Đơn vị Nghiên cứu Y học lâm sàng bệnh nhiệt đới Mahidol Oxford (MORU), nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Bangkok (Thái Lan) đang tiến hành các thử nghiệm cho biết kết quả từ cuộc thử nghiệm, được tiến hành ở các vùng nông thôn của Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam sẽ kết thúc vào giữa năm 2018.
Một nghiên cứu hôm nay đăng trên tạp chí mBio cho thấy, ngoài việc lưu hành trong máu, Plasmodium vivax - một loại ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, cũng tích lũy trong tủy xương.P. vivax gây ra hầu hết các ca nhiễm sốt rét bên ngoài vùng cận Sahara, châu Phi và là gánh nặng y tế công cộng đáng kể. Mặc dù, không gây tử vong nhiều như P. falciparum nhưng P. vivax vẫn lây nhiễm hàng chục nghìn người mỗi năm, đôi khi dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng và tử vong đã được báo cáo ở Ấn Độ và một số quốc gia châu Á.
Nhóm tác giả Falade C đánh giá hiệu lực và tính an toàn của thuốc AL viên nén trên các trẻ em và trẻ nhỏ châu Phi mắc sốt rét, không biến chứng do P. falciparum. Thuốc AL gồm có thành phần artemether 120 mg với lumefantrine 20 mg, cho 4 liều cho thấy hiệu quả điều trị trên trẻ em ở nhiều quốc gia khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi. Tuy nhiên, liệu trình này được coi là chưa đủ đối với các trẻ chưa có miễn dịch và chưa phù hợp tại các vùng có đa kháng thuốc do P. falciparum.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3547492 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impe.quynhon@gmail.comTrưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích