Là một căn bệnh lưu hành tại các vùng đất thuộc Bắc Úc, Burkholderia pseudomallei là một trực khuẩn Gram âm gây ra bệnh melioidosis (bệnh vi khuẩn ăn thịt người – Whitmore), căn bệnh này gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng từ viêm phổi và/hoặc nhiễm trùng da cho đến bệnh lan tỏa như nhiễm trùng máu bùng phát nhanh. Các trường hợp bệnh xảy ra thường đạt đỉnh điểm sau các cơn mưa gió mùa, đặc biệt là ở những người bị rối loạn chức năng miễn dịch.
Burkhloderia pseudomallei gần đây đã thu hút sự quan tâm lớn như là một căn bệnh đang nổi tại Ấn Độ. Nó gây ra nhiều biểu hiện lâm sàng như là viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm khớp, áp xe, vv. Các ca bệnh đã được báo cáo từ vùngĐông Nam Á chủ yếu là Thái Lan, Malaysia, Việt Nam. Tại Ấn Độ, một vài ca bệnh đã được báo cáo chủ yếu từ vùng phía nam nước này.
Trong tuần thứ 41 (5-11/10), Việt Nam ghi nhận 4.042 ca mắc SXHD ở 60/63 tỉnh/thành và không có ca tử vong, trong đó có 3.122 ca nhập viện (72,2%). So với tuần trước (4.858 ca và không có ca tử vong), số ca mắc giảm 16.8%. Tính đến ngày 13/9/2020, tổng cộng có 70.585 ca SXHD được báo cáo ở Việt Nam, trong đó 7 ca tử vong. Như vậy số ca mắc giảm 64,8% so với cùng kỳ năm 2019
Sau một thập kỷ giảm mạnh, Việt Nam đã báo cáo mức tăng nhẹ ca mắc sốt rét trong giai đoạn 2016-2018. Năm 2019, Việt Nam có xu hướng đảo chiều với số ca mắc trong 6 tháng đầu năm giảm 4% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù tổng số ca mắc giảm nhưng số ca mắc sốt rét do P. falciparum gia tăng 8% trong nửa đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018. Phần I. Những nội dung chính về tình hình sốt rét trong khu vực
Các quốc gia thuộc khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Greater Mekong Subregion-GMS) đã đạt được những tiến bộ đáng kể hướng đến loại trừ sốt rét khi phải đối mặt vấn đề kháng thuốc đang xảy ra nhưng có thể kiểm soát được. Trong giai đoạn 2012-2018, số ca mắc sốt rét ở 6 quốc gia GMS giảm 74%, số ca tử vong giảm 95% so với cùng kỳ.
Chúng được lan truyền thông qua trứng giun có mặt trong phân vật chủ được thải ra ngoài làm ô nhiễm đất ở những khu vực vệ sinh kém; Khoảng 1,5 tỷ người nhiễm giun truyền qua đất trên toàn thế giới; Trẻ em nhiễm giun sẽ làm suy giảm về mặt thể chất và dinh dưỡng; Phòng chống nhiễm giun truyền qua đất dựa vào tẩy giun định kỳ để loại trừ nhiễm giun, giáo dục sức khỏe để ngăn chặn tái nhiễm và cải thiện vệ sinh để làm giảm ô nhiễm đất từ trứng giun
Sốt rét trong những năm gần đây có xu hướng giảm ở tất cả các khu vực khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, năm 2010 ước tính có 251 triệu ca mắc sốt rét trên toàn cầu, trong đó có 585.000 ca tử vong. Năm 2018, ước tính có số ca mắc giảm xuống còn 228 triệu ca và có 405.000 ca tử vong.
Trong tuần thứ 23 năm 2020, Việt Nam ghi nhận 1.144 ca mắc SXHD ở 38 trong số 63 tỉnh/thành và không có ca tử vong, trong số đó có 88% trường hợp nhập viện. So với cùng kỳ năm 2019 (3.536 ca mắc, không có ca tử vong), số ca mắc giảm 3.1 lần. Tổng số ca mắc SXHD từ ngày 01/01/2020 đến ngày 07/6/2020 là 31.966 ca với 03 ca tử vong, thấp hơn so với 71.593 ca mắc và 07 ca tử vong báo cáo trong giai đoạn cùng kỳ năm 2019.
Trong toàn văn báo cáo Sốt rét thế giới năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra đáp ứng đối với các mối de dọa sinh học trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét gồm mất gen Pf-HRP2/3 (Pf-HRP2/3 gen deletions), ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc (drug-resistant malaria parasites) và véc tơ sốt rét kháng hóa chất diệt côn trùng (insecticide-resistant malaria vectors). Trong phần này xin giới thiệu rõ hơn về đáp ứng mất gen Pf-HRP2/3 và ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc của Tổ chức Y tế thế giới.
Việc nuôi giữ các loài muỗi thuộc giống Aedes và giống Anopheles trong phòng thí nghiệm là điều rất cần thiết cho các nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và chủ động trong nghiên cứu về hình thể, sinh lý, sinh thái, di truyền và các nghiên cứu về hiệu lực của các loại hóa chất diệt côn trùng cũng như hiểu rõ hơn về khả năng truyền bệnh của chúng.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3547492 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impe.quynhon@gmail.comTrưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích