Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 27/07/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 2 0 6 9 9 4
Số người đang truy cập
5 3 0
 Chuyên đề Sán
Bệnh sán dây/nang sán và chiến lược can thiệp trên thế giới

Bệnh sán dây và nang sán phổ biến ở các nơi mà nghề chăn nuôi động vật như là lợn và gia súc có tiếp xúc với phân người. Bệnh có khả năng nhiễm sang người qua đường ruột gây hậu quả nghiêm trọng.

 

Bệnh sán dây là một nhiễm trùng đường ruột được gây ra bởi hai loại sán dây quan trọng nhất ở người là sán dây lợn và sán dây bò. Người bị nhiễm sán dây bò là do dùng thịt bò không được nấu chín một cách đầy đủ, thường có tác động nhẹ trên sức khỏe con người. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra ở người khi ăn phải thịt lợntáihay nấu chưa chín, gây ra các nang sán-một bệnh rất nguy hiểm. Nang sán là sự nhiễm trùng sán dây ở giai đoạn ấu trùng, trong cơ thể nang sán có thể phát triển trong một số mô như là các cơ, tổ chức dưới da, mắt và não. Các ấu trùng này cư trú trong hệ thần kinh trung ương gây ra nang sán thần kinh-thể trầm trọng nhất của bệnh.

Nang sán thần kinh được xem là một nhiễm trùng phổ biến của hệ thần kinh trung ương và là nguyên nhân có thể gây ra động kinh thường xuyến nhất có thể phòng ngừa ở các quốc gia đang phát triển. Hơn 80% của 50 triệu người trên thế giớibị ảnh hưởng bởi động kinh sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nhiều trong số các quốc gia này lưu hành nhiễm sán dây lợn ở người và ở lợn. Bệnh nang sán chủ yếu ảnh hưởng đên sức khỏe và kế sinh nhai của cộng đồng nông dân một cách hằng định của các quốc gia ở Châu phi, Châu á, và Mỹ La tinh bởi vì nó có thể dẫn đến động kinh và tử vong ở người, nó làm giảm giá trị của lợn và gia súc trên thị trường và làm cho thịt lợn và thịt bò không an toàn để ăn. Mặc dầu về mặt lý thuyết việc chịu trách nhiệm phòng chống và tuyên bố thanh toán bởi lực lượng quốc tế về thanh toán bệnh năm 1993, bệnh nang sán vẫn là một bệnh bị lãng quên và được bổ sung bởi Tổ chức y tế thế giới (WHO) tới danh sách của các bệnh nhiệt đới chính bị lãng quên vào năm 2010.

Sự lan truyền

Bệnh sán dây mắc phải bởi người là do ăn uống thiếu thận trọng các ấu trùng trong lợn hay bò không nấu chín. Ngay khi ở trong cơ thể người, ấu trùng phát triển thành các sán dây trưởng thành mà sống ở trong ruột và phóng thích các đốt có thai mang trứng, mà nó thải ra ngoài theo phân. Bệnh nang sán mắc phải là do khi các đốt sán hay trứng bị tiêu hóa. Nó là một nhiễm trùng tự nhiên của lợn và súc vật nhưng trong trường hợp nhiễm sán dây lợn nó cũng có thể ảnh hưởng đến người thường thường là khi người nuốt đất, nước hay thự phẩm (chủ yếu là thực vật) chứa trứng sán dây lợn.

Các triệu chứng

Bệnh sán dây do sán dây lợn và sán dây bò thường có đặc trưng bởi các triệu chứng nhẹ và không đặc hiệu. Đau bụng, buồn nôn, ỉa chảy và táo bón có thể xuất hiện, 6-8 tuần sau khi tiêu hóa ấu trùng khi sán dây phát triển đầy đủ. Các triệu chứng này có thể tiếp tục cho đến khi sán dây chết theo sau diều trị (nếu không nó có thể sống nhiều năm). Trong trường hợp nang sán do sán dây lợn thời gian ủ bệnh có thể thay đổi, và người bị nhiễm có thể không có triệu chứng trong nhiều năm. Tại một số vùng lưu hành (đặc biệt ở châu Á) người bị nhiễm có thể phát triển các khối u có thể nhìn thấy và sờ mó được (một búi nhỏhay các u cứng mà có thể phát hiện được bởi sờ nắn) ở bên dưới da. Khi các nang được ghi nhận bởi vật chủ theo sau sự thoái hóa tự động hay sau điều trị, một phản ứng viêm nhiễm có thế xảy ra. Điều này thường dẫn đến các triệu chứng lâm sàng mà dựa trên vị trí của nang và có thể bao gồm đau đầu, mù mắt, ngập máu (động kinh nếu chúng tái diễn), não ứng thủy,viêm màng não, mất trí nhớ và các triệu chứng được gây ra bởi các thương tổn chiếm lấy khoảng không của hệ thần kinh trung ương.

Điều trị

Nhiễm sán dây được điều trị dễ dàng bởi praziquantel (5-10mg/kg liều đơn) hay niclosamide (người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: 2g liều đơn sau buổi ăn sáng nhẹ, theo sau 2 giờ bởi một thuốc nhuận tràng; trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: 1g, trẻ em dưới 2 tuổi: 500mg). Điều trị nang sán ở người là khó khăn với sự thành công khác nhau và bao gồm một liệu trình dài với praziquantel hay albendazole cũng như liệu pháp hỗ ttrợ với corticosteroids hay thuốc chống động kinh và có thể phẫu thuật.

Phòng chống bệnh sán dây

Nhiễm trùng bởi sán dây bò có thể quản lý được thông qua một tiếp cận lâm sàng cá thể do bệnh nguyên thấp của nó (khả năng thấp để lan truyền từ vật chủ đến vật chủ). Ngược lại nhiễm trùng do sán dây lợn đòi hỏi biện pháp y tế công cộng thích hợp nhằm mục đích phòng ngừa, kiểm soát và loại trừ nó. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm khám xét thịt chặt chẽ, giáo dục sức khỏe thông qua nấu chín thịt, vệ sinh sạch sẽ, nước và hệ thống vệ sinh đầy đủ (loại trừ việc thải phân ra bên ngoài) và cải thiến thực hành chăn nuôi lợn. Tiếp cận với điều trị dễ dàng phải được cung cấp đến các cá thể bị nhiễm bệnh và những người tiếp xúc gần với lợn. Tuy nhiên các khó khăn liên kết tới áp dụng các biện pháp phòng ngừa gia tăng bởi thực tế rằng các số liệu dịch tể học tin cậy về sự phân bố của sán dây lợn / nang sán ở người và lợn thường không dầy đủ. Cơ chế giám sát thích hợp phải có khả năng phát hiện các ca mới ở người hay bệnh nang sán lợn để báo cáo tới chính quyền quốc gia nhằm thúc đẩy việc xác định các cộng đồng có nguy cơ cao và tập trung vào các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát ở các vùng như thế.

Vai trò của Tổ chức y tế thế giới

Năm 2009, Tổ chức y tế thế giới tổ chức tư vấn chuyên gia về các bệnh sán lá gây ra bởi thực phẩm và bệnh sán dây/nang sán ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào để bàn thảo về phòng chống và điều trị bệnh sán dây lợn. Cuộc gặp đưa ra các hướng dẫn mà nó tập trung về cách tiếp cận lồng ghép với đích của nó là sán dây lợn và bệnh nang sán. Điều này bao gồm hóa dự phòng trên diện rộng ở người, điều trị và chủng ngừa cho lợn. Các công cụ này phải được sẵn sàng để sử dụng cho các quốc gia trong vòng 2-3 năm. Nhóm tư vấndẫn giảirằng cộng đồng tiếp cận với hệ thống vệ sinh (mà nó là cung cấpnước uống an toàn đầy đủ và hệ thống vệ sinh phải được tổ chức bởichính cộng đồng) là một cách tiếp cận mới đến sự thay đổi hành vi và có khả năng mở ra diện rộng với sự đầu tư tối thiểu. Việc áp dụng kết hợp của các biện pháp này được mong đợi có tác động tích cực về phòng chống sán dây lợn, tạo ra loại trừ bệnh sán dây lợn/nang sán - một mục tiêu mang tính khả thi có thể nhìn thấy được trong tương lai.

Cuộc gặp các tổ chức quốc tế WHO/FAO/OIE về kế hoạch phòng chống và loại trừ các bệnh do động vật bị lãng quên được tổ chức vào năm 2011 với đích là bệnh sán dây và nang sánlà một trong các bệnh ưu tiên hàng đầu về tầm quan trọng toàn cầu và ước tính cần 2 triệu đô la hàng năm để hỗ trợ cho việc thực hiện các dự án thí điểm ban đầu. Nhu cầu trung hạn và dài hạn bao gồm tính giá trị một chiến lược cho phòng chống và loại trừ bệnh sán dây lợn và nang sán vào năm 2015 và sau đó dùng chiến lược can thiệp trên diện rộng ở các quốc gia lưu hành chọn lọc bởi WHO và các đối tác đã cam kết thúc đẩy nhằm được cột mốc quan trọng này thông qua cải tiến các công cụ phòng chống và tạo ra các hướng dẫn thực tế nhất phá vỡ sự lan truyền của bệnh sán dây/nang sán, điều này có thể sau đó được thử nghiệm ở các dự án thí điểm tại các địa điểm lưu hành có chọn lọc.

 

Ngày 02/07/2013
Ths.Bs. Lê Thạnh
Theo who.int.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích