Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 13/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 4 2 7 9 0 2
Số người đang truy cập
4 5 7
 Chuyên đề Sán
Phấn 2. Cập nhật điều trị và quản lý ca bệnh ấu trùng sán dây lợn thể thần kinh từ Tổ chức Y tế Thế giới

THEO DÕI

·Tác dụng ảnh hưởng của thuốc kháng giun, sán (giảm hoặc biến mất nang sán) cần được đánh giá bằng hình ảnh học sau 6 tháng điều trị;

·Nếu nang sán vẫn còn tồn tại, việc điều trị có thể được lặp lại hoặc việc thay đổi thuốc điều trị cũng được lựa chọn. Cần có thêm ý kiến từ các chuyên gia.

Các trường hợp đặc biệt

·Phụ nữ có thai: Nếu việc điều trị thuốc kháng giun, sán không phải là tình trạng khẩn cấp, nên khuyến cáo điều trị sau khi sinh;

·Trẻ em: Chưa có dữ liệu chống chỉ định thuốc kháng giun sán ở trẻ em.

Hóa trị dự phòng là một “phương tiện” mạnh chống lại các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected Tropical Diseases_NTDs). Nhiều chương trình hóa trị dự phòng đa dạng được thực hiện để kiểm soát các bệnh ký sinh trùng, bao gồm việc điều trị praziquantel (PZQ) cho bệnh sán dây, sán máng, sán lá gan nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khác nhau mà hóa trị dự phòng bằng praziquantel (hay albendazole dùng nhiều ngày liên tiếp với sán dây lợn Taenia solium) không được khuyến cáo.

Tài liệu này được thiết kế cho các bác sĩ lâm sàng và nhân viên các chương trình dự phòng làm việc ở khu vực lưu hành hay có khả năng lưu hành Taenia solium, để cân nhắc các trường hợp không khuyến cáo hóa trị dự phòng với PZQ hay liều albendazole (ALB) liên tiếp vì một số trường hợp có triệu chứng, dấu hiệu phù hợp với sự hiện diện của ấu trùng Taenia solium trong hệ thần kinh trung ương (neurocysticercosis).

Trong những trường hợp này, thuốc có thể “đến” hệ thống thần kinh trung ương, gây ra phản ứng viêm quanh ký sinh trùng, mặc dù cả hai loại thuốc này đều được sử dụng với liều lượng điều trị dự phòng, thấp hơn so với liều điều trị lâm sàng bệnh ATSDLở não. Ngay với một liều lượng thấp, thuốc cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng tiềm ẩn và việc đề phòng nên được thực hiện để ngăn chặn điều này và giảm thiểu rủi ro.


Hình 6. Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) trên não của một bệnh nhân nữ, 67 tuổi mắc ATSDL
thể thần kinh cho thấy sự dịch chuyển các nang áu trùng trong não thất (intraventricular larval cyst)
từ vùng sừng trán (frontal horn) (tuần 0) vào đến sừng chẩm (occipital horn) (tuần 4) cảu não thất bên trái (left lateral ventricle).
Đầu sán (scolex) có thể nhìn thấy trong phần trước của não ở thời điểm tuần 0 và phần sau của não
ở tuần thứ 4 như một nốt đặc nhỏ đang xuất hiện từ vách trên sau của nang sán.

NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG

·Có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân có ATSDL thể thần kinh hoạt động (nang u hạt, nang keo) không có triệu chứng trong ít nhất vài tháng hay vài năm. Do đó, trong các vùng lưu hành bệnh, rất có thể sẽ có một số bệnh nhân không có triệu chứng dù bệnh đang hoạt động.

·Những bệnh nhân không có triệu chứng này có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh, phần lớn trong những ngày đầu tiên sau điều trị dự phòng. Để xác định và xử lý hợp lý các triệu chứng này, việc giám sát chủ động các biến cố bất lợi được khuyến cáo trong 3 ngày sau điều trị dự phòng (tức là 3 ngày sau điều trị liều cuối cùng), sau đó giám sát thụ động trong ít nhất thêm 7 ngày tiếp theo;

·Bệnh ATSDL thể thần kinh không có các triệu chứng điển hình đặc trưng cho bệnh và việc chẩn đoán bệnh không thể chỉ dựa trên đánh giá lâm sàng. Do đó, một số triệu chứng chắc chắn liên quan đến khối nội sọ tiến triển từ nguồn gốc khác (đặc biệt là các khối u) cần được cảnh báo cho các nhà lâm sàng về khả năng bệnh ATSDL ở não;

·Trong một số chương trình hóa trị dự phòng, những người không đủ điều kiện điều trị PZQ có thể được sử dụng các loại thuốc khác như niclosamide để điều trị sán dây lợn Taenia solium;

·Do nguy cơ các triệu chứng trở nên nặng hơn, người có các triệu chứng và dấu hiệu tương thích với bệnh sán não được khuyến cáo không hóa trị dự phòng với praziquantel hay albendazole liều liên tiếp mà nên được chuyển đến các cơ sở y tế có khả năng phát hiện nguyên nhân của triệu chứng.

CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU CHỨNG TƯƠNG THÍCH VỚI BỆNH ATSDL THỂ THẦN KINH

Co giật động kinh:

Triệu chứng chính của bệnh ATSDL thể thần kinh là co giật, động kinh, đặc biệt khi ký sinh trùng nằm trong nhu mô não, là vị trí ký sinh phổ biến nhất. Trong cộng đồng lưu hành bệnh, có tới 70% trường hợp động kinh có thể do nhiễm ATSDL thể thần kinh và co giật, động kinh xảy ra ở 70% bệnh nhân có bệnh ở nhu mô não. Co giật, động kinh liên quan đến ATSDL thể thần kinh có thể xảy ra ở trẻ em, nhưng chúng là một trong những nguyên nhân động kinh khởi phát muộn thường gặp nhất (sau 20 tuổi). Các dấu hiệu khu trú điển hình của cơn động kinh bao gồm cảm giác có mùi lạ thoáng qua, có cảm xúc mạnh, khó chịu ở bụng, chuyển động không tự chủ hay thay đổi sự dị cảm ở các chi cơ thể trong thời gian ngắn.

Các chuyển động lặp đi lặp lại tự động như nuốt hoặc nhai trong tình trạng vô thức cũng có thể xảy ra. Thể lan tỏa thứ phát của động kinh bao gồm cơn động kinh co cứng-co giật hai bên điển hình. Tất cả loại động kinh (khu trú và lan tỏa) đều có thể quan sát được trong trường hợp co giật, động kinh liên quan đến ATSDL thể thần kinh. Hầu hết bệnh nhân không có yếu tố di truyền (không có người thân mắc bệnh động kinh) hoặc các yếu tố nguy cơ khác gây co giật (chẳng hạn như chấn thương đầu, sảng rượu hoặc thiếu oxy ở trẻ sơ sinh).

Đau đầu:

Triệu chứng thần kinh phổ biến nhất của bệnh ATSDL trong quần thể dân số chung là đau đầu, nhưng rõ ràng không phải tất cả những người bị đau đầu sẽ bị nghi bị bệnh. Trường hợp cụ thể mà đau đầu được coi là một triệu chứng gợi ý bệnh ATSDL thể thần kinh là khi những cơn đau đầu có cường độ tăng dần, trở nên trầm trọng và không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường. Tăng áp lực nội sọ(ALNS) là nguyên nhân đáng lo ngại của triệu chứng đau đầu, đi kèm với các triệu chứng khác gồm buồn nôn và đôi khi nôn ói, suy giảm thị lực (nhìn mờ và/hoặc nhìn đôi) và buồn ngủ xuất hiện mọi lúc.

Những triệu chứng này là triệu chứng báo động cần được quan tâm khẩn cấp nên giới thiệu bệnh nhân đến bệnh viện.


Hình 7. Ấu trùng sán dây lợn là một trong những nguyên nhân gây co giật, động kinh thường gặp
trên toàn cầu | Nguồn: Plos o­nE, 2022

Liệt dấu thần kinh khu trú:

Do ảnh hưởng của khối u/nang hoặc phản ứng viêm xung quanh nang sán mà dấu thần kinh khu trú có thể xuất hiện. Tùy thuộc vào vị trí nang sán, sự suy giảm thần kinh khu trú thường là giảm khả khả năng vận động hay độ cảm biến của một chi hoặc các chi cùng bên, giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ và mất thăng bằng (mất điều hòa vận động).


Hình 8. Loài sán dây và chu kỳ phát triển của Taenia sp. | Nguồn: CDC, 2016

TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU CHỨNG TƯƠNG THÍCH VỚI BỆNH ATSDL TOÀN THÂN

Sự hiện diện của nang sán bên ngoài hệ thống thần kinh trung ương có thể liên quan đến bệnh nhiễm ATSDL thể thần kinh. Do đó, trong những trường hợp này không nên áp dụng biện pháp hóa trị dự phòng bằng praziquantel hoặc liều albendazole liên tiếp.

Bệnh nang sán ở mắt: Vị trí ký sinh này dường như xảy ra thường xuyên hơn ở các nước châu Á so với các quốc gia có bệnh lưu hành khác. Bệnh nang sán ở mắt nên được cân nhắc trong trường hợp sưng nề quanh mắt, hạn chế vận động mắt, nhìn đôi, lồi mắt hoặc sa mi mắt mới khởi phát (trong một vài tháng). Đôi khi bệnh có thể được xác nhận bằng hình ảnh của một nang nội nhãn điển hình (nang u hạt chứa đầu sán như Hình 1). Không khuyến cáo hóa trị dự phòng ở các trường hợp trên là do nguy cơ nặng hơn các triệu chứng nhãn khoa và khả năng liên quan đến thể bệnh thần kinh;

Nang sán dưới da: Ở vị trí da, nang sán có dạng hình cầu, nhẵn, tạo khối sưng cứng và di động, đường kính 1 - 2cm (Hình 2). Khối thường không đau và không viêm. Hóa trị dự phòng không gây nguy cơ gì cho sự ký sinh này, nhưng vì nó có thể liên quan đến thể bệnh thần kinh nên không khuyến cáo dự phòng.


Hình
9. Nang sán ở mắt


Hình
10. Nang sán dưới da

Ngày 25/06/2023
BS. Nguyễn Đức Chính và TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích