Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 27/07/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 2 1 3 2 8 2
Số người đang truy cập
2 6 3
 Chuyên đề Sán
Bệnh sán máng ở trẻ em châu Phi: cần phải được điều trị

Những năm gần đây, sự xuất hiện của bệnh sán máng ở đứa trẻ sơ sinh và trẻ em trước độ tuổi đến trường ở Châu Phi đã được ghi nhận rõ ràng hơn, làm sáng tỏ gánh nặng bệnh tật quan trọng đã từng bị quên lãng.

Mặc dù những bằng chứng rõ ràng cho thấy việc điều trị bằng praziquantel là an toàn, có lợi, và có thể được phân phát cùng với các chiến dịch can thiệp y tế công cộng, trẻ em vẫn không được tiếp cận đầy đủ với loại thuốc này, và vẫn còn tồn tại lỗ hổng lớn trong việc điều trị. Vấn đề giải quyết tình trạng y tế đầy khó khăn này đã được đưa ra xem xét, bao gồm việc giới thiệu một công thức praziquantel thích hợp cho trẻ em, và những trở ngại hiện hay cũng được nêu lên trong các chương trình mục tiêu sức khỏe toàn cầu.

Giải quyết vấn đề: Nhu cầu praziquantel

Năm năm trước, nhu cầu điều trị cho trẻ nhỏ và trẻ em trước độ tuổi đến trường ở Châu Phi bị nhiễm sán máng (xem bảng chú giải thuật ngữ) bằng thuốc diệt sán praziquantel (PZQ) tăng cao đã cho thấy rằng các chương trình phòng chống quốc gia (NCPs) nên xem xét lại về tình trạng sức khỏe của trẻ ở các lứa tuổi trẻ. [1 – 3]. Đó cũng là một câu hỏi để mở liệu những trẻ này nên được đưa vào những đối tượng của các chiến dịch điều trị dự phòng (PC) hay không. Từ đó đã có những phát triển đáng kể để có những thông tin nhiều hơn về gánh nặng bệnh tật này bằng việc định hướng lại các cuộc điều tra dịch tễ học và sửa đổi những chính sách và thông lệ quốc tế cho phù hợp hơn đối với vấn đề nhi khoa này [4 – 10]. Một khi các nghiên cứu đi đến thành công và những bằng chứng mới xuất hiện, Tổ chức YTTG (WHO) lại tổ chức một hội nghị quốc tế mới cùng với nhũng khoản tài trợ và cơ hội hợp tác. Việc này nhằm đảm bảo sự phát triển một hệ thống lâu dài nhằm quản lý căn bệnh ở mức độ cá nhân hoặc cho một cộng đồng. Khi thực hiện điều đó, những nghiên cứu này đã làm tăng thêm sự nhận thức rằng phòng chống sán máng ở trẻ nhỏ có một số thách thức nhất định [7 – 10]. Chúng bao gồm nhu cầu chẩn đoán tốt hơn, điều chỉnh việc cấp phép PZQ, phát triển mạnh công thức PZQ hiện có và tron tương lai, và duy trì hệ thống cấp phát thuốc lồng ghép vào với việc phòng chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) [ 5, 9]

Nguyên nhân của quá trình thúc đẩy then chốt này là do trạng thái bệnh rõ ràng hay mập mờ thường thấy ở bệnh sán máng có thể xảy ra trong độ tuổi đi học (Hình 1). Nếu có bất kỳ sự chậm trễ nào trong quá trình chữa trị những trẻ này có thể dẫn đến những diễn biến lâm sàng không thuận lợi. Nghiêm trọng hơn, việc lây nhiễm gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe trong những giai đoạn phát triển then chốt của trẻ. Hơn nữa, trong khi những chương trình phòng chống quốc gia đang hướng tới việc loại trừ các bệnh lây nhiễm bằng điều trị dự phòng hoặc kết hợp với những biện pháp khác ở mức độ cộng đồng, việc đẩy mạnh tiếp cận tới việc điều trị bằng PZQ đối với mỗi ca nhiễm bệnh đơn lẽ ở bất cứ độ tuổi nào cũng quan trọng không kém [11-13]. Về mặt lý thuyết, việc này đảm bảo cho việc làm giảm lây nhiễm của ký sinh trùng ở cả cộng đồng [14,15]. Do đó, nhu cầu điều trị đầy đủ cho trẻ em đã là bằng chứng rõ ràng cho thấy hiện vẫn tồn tại “lỗ hổng điều trị PZQ” như theo cách gọi [ 16]. Mặc dù đã được nhắc tới trong các chiến lược của WHO giao đoạn 2012-2020, còn có những trở ngại đáng kể để đưa vấn đề này vào các mục tiêu phòng chống Những Căn Bệnh Nhiệt Đới Bị Lãng Quên và giám sát xem các chương trình phòng chống quốc gia có lồng ghép bệnh này vào hay không [ 17].

Sự phong tỏa đầu tiên trong điều trị PZQ: ứng dụng và liều dùng

Mặc dù PZQ có lẽ là một trong những thuốc an toàn nhất được sử dụng trong các chiến dịch điều trị dự phòng, vẫn còn rất ít tài liệu và văn bản pháp luật chính thức xác nhận việc sử dụng nó cho trẻ em [ 18-20]. Tình trạng ngừng sử dụng ở trẻ dưới 4 tuổi có thể là do sự đăng ký thiếu đầy đủ và thiếu tầm nhìn điều trị trong tương lai của Bayer và Merck (xem bên dưới). Do đó, PZQ được cấp phát trong tình trạng “ngoài danh mục”, điều đó làm cho các chi nhánh toàn cầu phần nào không mấy thoải mái khi không có bằng chứng cụ thể nào đối với hiện tượng bất cập này, và phải bồi thường hợp pháp cho những người đã lựa chọn sử dụng thuốc. Mặc dù việc “ngoài danh mục” này hiện tượng bình thường tại các khoa nhi [ 21], nó chỉ phần nào đó làm dịu bớt đi những tranh cãi về đạo đức, pháp luật và bảo hiểm ban đầu chống lại việc sử dụng mở rộng của nó, một tình trạng khó khăn tương tự cũng xảy ra đối với việc sử dụng PZQ ở phụ nữ mang thai, và nó đang được WHO xem xét trong những hướng dẫn điều chỉnh.[17]

 

           Hình 1. Sán máng đường ruột nặng ở một trẻ em 8 tuổi.

Đứa trẻ này được phát hiện trong những hoạt động giám sát bệnh tổng quát ở Đảo Sesse, Hồ Victoria tháng 11 năm 2010. Những ca bệnh như thế này vẫn thường thấy ở những khu vực có lưu hành bệnh ở Uganda [ 60] và nếu xác định được số lượng trẻ em bị mắc bệnh thì đảm bảo khả năng ghi nhận ca bệnh chính thức sẽ tốt hơn. Nhưng thật buồn, mặc dù đứa trẻ này đã được điều trị ban đầu bằng PZQ khi ở trường tiểu học, nhưng tình trạng bệnh của nó đã ở giai đoạn nặng và có thể không thể hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Có lẽ đứa trẻ này đã không được sử dụng thuốc khi còn ở độ tuổi chưa đến trường, điều này là minh chứng rõ ràng cho sự thờ ơ và thậm chí vô đạo đức.

Những quan điểm đối lập đã lắng xuống sau khi có ý kiến cho rằng gánh nặng bệnh tật ở trẻ em đã được nêu lên một cách rõ ràng và cảnh báo rằng những sự thờ ơ tương tự có thể được xem là vô đạo đức. Có 4 nguyên lý then chốt thích hợp ở đây: rộng lượng, không ác ý, tôn trọng quyền con người, công bằng [ 22], tất cả những nguyên lý này đều có ảnh hưởng tới việc chúng ta phản ứng với vấn đề điều trị PZQ như thế nào. Tuy nhiên, cần phải có bao nhiêu bằng chứng thuyết phục nữa? Với sự giúp đỡ của WHO, một nghiên cứu xuyên quốc gia đã được tiến hành ở Mali, Niger, Sudan, Uganda, Zimbabwe, và Ai cập vào năm 2009 [ 4,7,23,24]. Nghiên cứu này dự định sẽ báo cáo kết quả về việc sử dụng thuốc về mặt an toàn và hiệu lực thuốc, mặc dù sử dụng những viên thuốc đã được tán vụn hay bẻ đôi so với dạng thuốc nước. Đây không phải là một thử nghiệm lâm sàng chính thức, với các tiêu chuẩn về pháp lý, tài cính và đăng ký, mà thực chất là một cuộc nghiên cứu thực địa với mục đích giải thích tình trạng bất bình đẳng nhức nhối về y tế này. Đây là một bước đi đầu tiên có ảnh hưởng lớn và đầy quyết đoán của WHO và đã được chào đón nồng nhiệt bởi các điều phối viên ở các quốc gia đang tìm kiếm nhu cầu nghiên cứu ứng dụng xa hơn.

Nhiều khu vực có sán máng lưu hành ở trẻ em trước tuổi đi học thường có đặc điểm là rất nghèo hoặc hệ thống y tế thiếu thốn. [ 25,26]. Ví dụ, mặc dù đội ngũ cán bộ đã được đào tạo, tại những phòng khám y tế nông thôn thường không có cân sức khỏe hoặc các đầy đủ thiết bị chẩn đoán chức năng(chẳng hạn, bộ xét nghiệm nước tiểu và phân và tiếp cận điểm kính hiển vi). Hướng giải vấn đề khó khăn nàylà việc áp dụng gậy đo chiều cao và vạch liều lượng thuốc trong một chiến dịch điều trị dự phòng. Đến năm 2012, gậy đo chiều cao đã trở nên không thích hợp đối với việc đo liều lượng ở trẻ em cao dưới 94cm. Cùng với nghiên cứu của Sousa-Figueiredo và cộng sự [ 9], vấn đề này đã được giải quyết hoàn toàn với một gậy đo chiều cao có thể kéo xuống thấp hơn được và cấp liều thuốc ở mức 40mg/kg và chia viên thuốc theo tỷ lệ 0,5(1/2), 0,75(3/4) và một viên (Box 1). Tất nhiên điều này cần những viên thuốc được khắc dấu bốn phần bằng nhau, tương ứng mỗi phần là 150mg và dễ bẻ được; nhưng không phải tất cả nhà sản xuất thuốc đều làm theo cách này. Việc áp dụng liều lượng 40mg/kg theo liều của người lớn liệu có thích hợp với trẻ nhỏ hay không vẫn đang là câu hỏi bỏ ngỏ, mà thông thường là không phù hợp. Sự thích hợp của việc chia liều lượng điều trị đơn giản này còn phải chờ đợi sự tập hợp các bằng chứng dược động học và dược lực học, lúc đó có thể tăng liều ở mức 60mg/kg (xem bên dưới) hoặc thậm chí cao hơn; vì vậycần xem xét lại việc điều chỉnh cấp phép sử dụng thuốc.

Sự phong tỏa thứ hai trong điều trị bằng PZQ: Mùi vị và công thức

Những mối quan ngại về việc cho uống thuốc PZQ bao gồm những khó khăn ở trẻ nhỏ khi nuốt thuốc viên có kích cỡ lớn, có vị nồng và đắng; ngoài ra nguy cơ nôn mửa và mắc nghẹn cũng nên được xem xét [ 6,24]. Những viên thuốc có thể được nghiền và trộn dễ dàng với mật o­ng hoặc nước ép có mùi vị làm cho chúng dễ chịu hơn và dễ nuốt [ 26]. Vấn đề quan trọng là mùi hương lạ của PZQ [chất diệt quang (racemate) của hợp chất dextro- và laevo-isomers] thường không bị trẻ nhỏ phát hiện như ở trẻ lớn hơn hoặc người lớn, có lẽ là do khẩu vị của trẻ đang phát triển hoặc chưa có kinh nghiệm về mùi. PZQ thể lỏng (Epiquantel1) được sản xuất bởi EIPICO và được cấp phép ở Ai Cập cho trẻ em ở độ tuổi đi học. Epiquantel1 thường xuyên được đưa vào dạng xi-rô, vì hương vị của nó khó nhận thấy với hương hạt hồi. Tự bản thân nó không phải là hương vị của tất cả.
 

Box 1. Gậy đo chiều cao PZQ: Bạn có thể giảm xuống thấp bao nhiêu? Trong thú y, thiết bị đo cân nặng của những động vật lớn thường thiếu tuy nhiên nhiều thuốc diệt giun sán được cấp dựa trên khối lượng cơ thể của động vật. Vì thế, những yếu tố sinh trắc học khác đo độ cao được tìm ra, chiều cao là yếu tố quan trọng nhất, thường, nhưng không phải luôn luôn, có liên quan chặt chẽ với khối lượng cơ thể. Hall và một số người khác [ 61] đã đề xuất sử dụng gậy đo chiều cao để cấp phát PZQ ở trẻ em, sau đó được chấp thuận bởi WHO [ 62]. Trong thiết kế ban đầu, độ cao thấp nhất được chia là 110 cm tương ứng 1,5 viên thuốc và dựa trên những kinh nghiệm ban đầu ở những trường tiểu học ở Châu Phi để mở rộng xuống 94cm để có một mức chiều cao mới để cấp 1 viên thuốc cho trẻ em ở lớp tiếp nhận các em mới vào trường.

Việc tăng thêm độ thấp và tối ưu sinh trắc học chiếc gậy chiều cao này trong tương lai có thể cần thiết cho trẻ em nhỏ hơn. Sử dụng dữ liệu sinh trắc học từ trên 165.000 trẻ em độ tuổi chưa đến trường (0-6 tuổi, cao 60-110cm) từ 36 quốc gia châu Phi, người ta đã điều tra cách chia thuốc mới để có thể cấp phát liều trong mức chấp nhận được là 30-60 mg/kg. Biểu đồ hình cột để chia liều này đã được tối ưu hóa gần đây (Hình Ia) cho thấy liều đơn 600 mg
Hình I. Gậy đo chiều cao hiện tại của WHO với ngưỡng chiều cao thấp hơn 94cm không thể được sử dụng cấp liều cho trẻ em nhỏ hơn mức đã định và cần phải có một gậy chiều cao mở rộng độ thấp hơn nữa để cấp phát PZQ cho trẻ nhỏ và trẻ chưa đến độ tuổi đến trường mà không phụ thuộc vào phạm vi cân nặng (a) Gậy chiều cao ban đầu của WHO (bên trái) và đã mở rộng (bên phải) với độ chia thuốc mới 0,75(3/4) và 0,5(1/2). (b)gậy chiều cao xuyên quốc gia đã mở rộng hợp lệ theo lý thuyết với mức 99cm, 84cm và 60cm và liều lượng tốt nhất nhằm vào 40mg/kg được biểu thị bằng một mũi tên đỏ, với liều chấp nhận được (30-60mg/kg) được biểu thị trong ô màu xám.

Các chống chỉ định bao gồm những bệnh nhân đang điều trị thuốc diệt ấu trùng sán dây ký sinh ở mắt hoặc những bệnh nhân không dung nạp được thuốc, và đối với người mẹ cho con bú thì ngừng cho trẻ bú tới 72 tiếng đồng hồ sau khi điều trị [4]. Công thức Epiquantel1 15 ml được đóng trong chai thủy tinh màu đen tương đương với nồng độ 600 mg PZQ trên 5ml dung dịch pha sẵn. Để chia liều, mỗi chai có sẵn một nắp đo chia độ theo 5 mil, dễ dàng đậy trên cổ chai được bọc bằng kim loại. Trong nghiên cứu tại 6 nước của WHO, mặc dù có những ý kiến lạc quan về việc sử dụng thuốc, về mặt chấp thuận và hiệu lực diệt ký sinh trùng, dạng thuốc nước này vẫn chưa sánh bằng thuốc viên đã được nghiền [4]. Những bât lợi của thuốc còn thể hiện ở các gói lớn vàcòn có mùi khó chịu so với thuốc viên. Điều này cũng đã gây nên những vấn đề về vận chuyển đối với những nghiên cứu phạm vi nhỏ, và dĩ nhiên sẽ gây khó khăn khi phải vận chuyển và phân phối thuốc trong các nghiên cứu lớn hơn. Điều quan trọng hơn là lượng cung của Epiquantel1 còn hạn chế vì chỉ được sản xuất bởi công ty EIPICO với giá đắt đỏ và không có hiệu quả kinh tế. Trong bối cảnh WHO đưa ra hướng dẫn về sử dụng thuốc cho trẻ em và khuyến cáo sử dụng thuốc tan trong nước, có thể kết luận rằng Epiquantel1 không có cải tiến có ý nghĩa nào so với thuốc viên nghiền hoặc bẻ và rằng các thuốc viên sẽ tiếp tục được sử dụng cho tới khi nào có được công thức phù hợp cho trẻ em [4]ư. Một khuyến cáo nữa là PZQ có thể được cung cấp và cho điều trị tới những cộng đồng trong các chiến dịch Tiêm chủng mở rộng (Expanded Programme of Immunisation-EPI), vốn đã được chứng minh là khó tiếp cận tại các khu vực cận Sahara của châu Phi, do các tổ chức quốc tế tài trợ (như UNICEF) [4].

Bảng chú giải thuật ngữ

Tuyên bố Luân Đôn về các Bệnh Nhiệt Đới Bị Lãng Quên (LDNTDs): mộtcuộc họp cấp cao được tổ chức tại Luân Đôn trong tháng 1 năm 2012 đãtập hợp những nhà tài trợ, nhóm ngành dược, và các đơn vị hoạt động cam kết mang lại hỗ trợ cho phát triển, tài trợ, và phân phát thuốc để chống lại những Bệnh Nhiệt Đới Bị Lãng Quên. Những thông tin bổ sung có thể được tìm thấy tại :http://unitingtocombatntds.org/downloads/press/ntd_event_london_declaration_on_ntds.pdf. Một năm sau, Trung Tâm về Các Bệnh Nhiệt Đới Bị Lãng Quên ở Luân Đôn đã đi vào hoạt động mang lại sợ hợp tác với các đơn vị địa phương như Trường Imperia Luân Đôn (ICL), Trường Vệ Sinh và Y Tế Nhiệt Đới Luân Đôn (LSHTM), Viện Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên (NHM) cùng hoạt động trong Liên Minh Anh Quốc chống lại Các Bệnh Nhiệt Đới Bị Lãng Quên (http://ntd-coalition.blogspot.co.uk/)

Đạo đức y học: Có 4 nguyên lý chính của y đức ngành y: Rộng lượng: (làm điều tốt) nếu được đối xử tốt sẽ giúp những đứa trẻ bị bệnh sẽ có được một tình trạng sức khỏe tốt hơn để có một giải pháp khác thay thế khi không được chữa trị bằng thuốc. Không ác ý: (không làm điều xấu), vì PZQ là loại thuốc có độ an toàn tương đối cao, thậm chí khi không có thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên chính thức nào, những rủi ro có hại có liên quan đến điều trị đều không đáng kể. Tôn trọng quyền con người (để người bệnh có quyền quyết định), thông báo cho các bà mẹ của những đứa trẻ bị nhiễm bệnh về nguy cơ và lợi ích thông qua thỏa thuận đồng ý điều trị của họ. Công bằng (sự công bằng đạo đức), tán thành những yêu cầu về trách nhiệm xã hội để cung cấp sự quan tâm điều trị phổ quát cho những người cần nó.

Trạng thái bệnh liên quan đến sán máng: bệnh này có đặc trưng là những thương tổn trực tiếp gây ra bởi trứng sán máng và bệnh lý miễn dịch đồng thời lên một loạt u hạt. Bệnh sán máng niệu sinh dục có biểu hiện bao gồm (vĩ mô) – huyết niệu (đi tiểu ra máu) khi nhìn thấy máu trong nước tiểu và (vi mô) huyết niệu khi phát hiện thấy một lượng nghi ngờ qua que thử. Que thử nước tiểu còn có thể phát hiện hiện tượng nước tiểu có protein, nhân tố sinh học chính của an-bu-min, và có thể được xếp vào những mức độ khác nhau của bệnh tiểu ra an-bu-min. Đối với sán lá ruột, mặc dù máu có thể được nhìn thấy trực tiếp qua phân ở những ca bệnh rõ ràng, xét nghiệm máu ẩn trong phân được sử dụng để phát hiện sự xuất hiện của nó với độ nhạy cao hơn.

Các chương trình phòng chống quốc gia (NCPs): Những chương trình phòng chống bệnh hoạt động ở phạm vi quốc gia nơi có cam kết chính thức về điều khoản chính sách, tài chính, nhân sự, và kế hoạch làm việc của một quốc gia để thông qua và mở rộng hóa trị liệu dự phòng tới việc ứng dụng trên toàn quốc. Các phép đo đạc và đánh giá quá trình giảm những mục tiêu bệnh đã được lựa chọn là một yêu cầu bắt buộc của việc giám sát và đánh giá.

Những căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên:Một nhóm những căn bệnh nhiệt đới tập trung gây ra tình trạng mắc và chết đáng kể, thường làm cho các cộng đồng dân cư ở vùng nông thôn nghèo đói. Sán máng cùng với những bệnh giun sán khác là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên chủ chốt có thể kiểm soát được bằng hóa trị liệu dự phòng.

Praziquantel: một loại thuốc uống điều trị giun sán phát triển ban đầu bởi công ty Merck (Đức) trong thập niên 70 trong khi thử nghiệm các thuốc gây ngủ và sau đó là sự hợp tác phát triển cùng với Bayer (Đức). Ban đầu được sử dụng với mục đích dùng cho thú ý, loại thuốc tẩy giun hàng loạt có độ an toàn cao này trở thành phương pháp điều trị cho sán máng, đặc biệt sau khi sản phẩm “thuốc gốc” không còn bản quyền giảm giá xuống thấp hơn 0,05 USD/600 mg. Loại thuốc này chính thức được cấp phép và dán nhãn sử dụng trong y tế cho người lớn và trẻ em (từ bốn tuổi trở lên), liều dùng 40 hoặc 60mg/kg điều trị sán máng, mặc dù đối với những bệnh sán lá khác thì liều dùng thấp hơn. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng chính thức về dược động học và dược lực học ở trẻ em

Điều trị dự phòng: Một chiến lược điều trị dựa trên cộng đồng, được chấp thuận bởi WHO, đó là việc cấp phát thuốc tẩy giun sán đơn thuần như ivermectin, albendazole, và paraziquantel và thường cấp phát cho những cộng đồng người có nguy cơ cao bị nhiễm các bệnh Nhiệt Đới Bị Lãng Quên với sự giúp đỡ của những cá nhân không phải là nhân viên y tế. Mục đích nhằm thông qua việc cung cấp thuốc thì tỷ lệ mắc trong tương lai sẽ được ngăn ngừa và sự lây nhiễm bệnh được giảm đáng kể. Những đứa trẻ ở độ tuổi đi học bị mắc sán máng thường là đối tượng điều trị được chú trọng hơn nhất.

Sán máng: Là một căn bệnh ký sinh trùng truyền qua nước có thể gây ra bởi sáu loài sán máng. Ở Châu phi, bệnh chủ yếu gây ra do hai loại ấu trùng là Schistosoma haematobium (Sán máng hệ tiết niệu) và Schistosoma mansoni (Sán máng đường ruột). Sán máng cần ốc nước ngọt để phát triển-một phần trong vòng đời phức tạp của nó. Nang ấu cercaria là một giai đoạn ấu trùng ngắn ngủi xuất hiện từ trong ốc có khả năng xâm nhập trực tiếp qua da người.

 
Tập trung vào Uganda: bằng chứng từ nhóm nghiên cứu SIMI

Vào tháng 11 năm 2012 dự án kéo dài 4 năm về Bệnh sán máng ở bà mẹ và trẻ sơ sinh (Schistosomiasis in Mothers and Infants _SIMI) do tổ chức Wellcome Trust tài trợ đã kết thúc. Mục tiêu chính của SIMI là nhằm thực hiện một nghiên cứu mới thuần tập theo chiều dọc đánh giá sự cần thiết và hiệu quả của PZQ nghiền về độ an toàn và khả năng điều trị về mặt ký sinh trùng học tại 6 ngôi làng ven hồ Albert và Victoria. Chiến lược đằng sau nghiên cứu này không chỉ nhằm mô phỏng hoá trị liệu dự phòng tương lai trong bối cảnh hiện nay, mà còn nhằm đánh giá khoảng bao lâu thì trẻ sơ sinh nên được điều trị lại. Ví dụ có thể rằng một phác đồ điều trị đơn bằng PZQ là đủ để cắt đứt triệu chứng bệnh trong khoảng thời gian 2 năm. Cần đưa ra các giai đoạn tái điều trị nhằm đề phòng các mức độ tái nhiễm thực sự mà lần lượt cần được đánh giá bằng các phép chẩn đoán sẵn có hiện nay. Trong khoảng 18 tháng, trẻ em (n = 1211) và mẹ chúng được theo dõi tại 5 điểm thời gian. Kết quả chủ yếu cho thấy gần một nửa số trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên có biểu hiện nhiễm tích cực (Bảng 1). Đáng chú ý hơn đó là các mức độ tái nhiễm, đặc biệt là ven hồ Lake Albert, vô cùng lớn đến mức trong vòng 6 tháng sau khi uống 2 viên PZQ thì ít có tác động rõ ràng về giảm bớt mức độ lưu hành tại địa phương. Tình hình tại hồ Lake Victoria thì thuận lợi hơn, có thể là do động lực lây lan chung thấp hơn. Đánh giá nguy cơ nhiễm bệnh và mức độ tái nhiễm ở trẻ sơ sinh là mơ hồ bởi vì những khác biệt giữa cơ chế tiếp xúc với nước chủ động và bị động. Một nghiên cứu thí điểm ở hồ Lake Albert đã cố gắng giải thích tại sao sự lây lan lại dường như quá cao đến như vậy. Khi sử dụng một ứng dụng mới về các bộ thu thập dữ liệu hệ thống định vị toàn cầu (GPS), người ta thấy rằng trẻ sơ sinh thông thường mỗi ngày tiếp xúc chủ động với nước lên đến 30 phút ngoài nhiều mức độ tiếp xúc nước thụ động bí ẩn khác. Tuy nhiên, khi thực hiện cùng nhau, điều này lại tiết lộ một nguy cơ tiếp xúc lượng nước đáng kinh ngạc và chỉ ra một nhóm lây lan bí ẩn bền vững trước đây trong cộng đồng.

Khi tìm kiếm phép chẩn đoán tốt nhất, một phương pháp phối hợp đã được thực hiện mang lại cho thực địa những công cụ sẵn có tốt nhất. Đối với việc xét nghiệm phân, người ta thu thập các mẫu phân 2 ngày liên tục và một mẫu được xét nghiệm bằng cách soi các mẫu lam dày Kato-Katz giống hệt dưới kính hiển vi. Để hỗ trợ kỹ thuật này, người ta sử dụng các que đo kháng nguyên âm trong nước tiểu (urine circulating cathodic antigen (CCA) dipstick) cùng với việc phân tích huyết thanh trong máu trích từ ngón tay vón cục sử dụng bộ ELISA có sẵn trên thị trường, phát hiện các kháng thể vật chủ IgM/G đối với kháng nguyên trứng sán máng hoà tan (SEA). Các nghiên cứu ban đầu ở một nhóm đối tượng trẻ em, khi áp dụng các kỹ thuật xét nghiệm phân cô đặc khác, cho thấy các kháng nguyên trong nước tiểu, trứng trong phân, và các kháng thể chủ đối với trứng biểu thị tỉ lệ lưu hành chung là 47,5%, một tiêu chuẩn tích cực từ ít nhất một phương pháp chẩn đoán. Mặc dù trẻ sơ sinh chỉ mới 6 tháng tuổi cũng có thể phát hiện bị nhiễm bệnh nhưng độ tuổi trung bình ở trẻ em bị nhiễm là từ giữa 3,25 và 3.75, khi các kỹ thuật chẩn đoán đều đã trở nên phù hợp rộng rãi. Mức độ lưu hành của bệnh sán máng đường ruột qua 5 điểm thời gian được thể hiện trong Bảng 1, mặc dù điều trị bằng PZQ cho thấy ít dấu hiệu thuyên giảm rõ ràng và không điều trị sẽ đáng báo động hơn. Một câu hỏi mở khác là lựa chọn công cụ chẩn đoán nào để theo dõi tốt nhất tình trạng tái nhiễm ở những đối tượng trẻ em này. Điều này cũng có thể tỏ ra hữu ích đối với một phác đồ điều trị chọn lựa trong tương lai hơn là một phương pháp điều trị đại trà. Các điểm số chẩn đoán của tổng cộng 925 trẻ em qua thời gian 12 tháng đã có sẵn để so sánh. Là một phương pháp chẩn đoán được quan tâm, kỹ thuật xét nghiệm bằng que đo kháng nguyên âm trong nước tiểu đạt độ nhạy và các giá trị đặc trưng lần lượt từ 52,5-63,2% đến 57,7-75,6%, trong đó soi phân dưới kính hiển vi đạt tỉ lệ đặc trưng rất cao (>87%) nhưng mức độ nhạy thấp từ 16,7% khi so sánh các điểm số chẩn đoán gộp của từng trẻ em.Việc xét nghiệm bằng que đo kháng nguyên âm trong nước tiểu cho thấy hiệu quả hơn là soi mẫu phân dưới KHVvà không bị tác động nhiều do tiền sử điều trị PZQ hay đồng nhiễm với các loại giun sán đường ruột khác. Mặc dù triển vọng áp dụng kỹ thuật này khá hứa hẹn, nhưng vẫn chưa cho thấy được kỹ thuật xét nghiệm bằng que đo kháng nguyên âm trong nước tiểu có thể được sử dụng trong việc lập bản đồ tương lai như thế nào hoặc các sáng kiến điều trị lựa chọn mang lại một sự miễn cưỡng chung cho nhiều cơ quan thực hiện không chấp nhận các công nghệ mới và phù hợp khi chúng xuất hiện.

Bảng 1. Tỉ lệ lưu hành của sán máng đường ruột qua nghiên cứu trẻ sơ sinh của dự án SIMI

 
a) Dụng cụ thu thập dữ liệu GPSb) Các hoạt động tiếp xúc nước chủ yếu
 

Khi còn nhỏ, sự tiếp xúc nước đầu tiên thông thường xảy ra theo cơ chế thụ động (như được tắm rửa) trước khi chuyển dần dần sang cơ chế chủ động sau này khi đứa trẻ có thể tự ra nước một mình. (a) Thời điểm, địa điểm, và thời gian diễn ra các hoạt động nguy cơ cao tại mép nước có thể được đánh giá dựa vào các thiết bị thu thập dữ liệu GPS, các thiết bị này có thể đeo ở cánh tay hoặc cổ tay của những đối tượng tham gia nghiên cứu, nhờ đó cho phép một máy đo kỹ thuật số theo dõi sự tiếp xúc nước chủ động trên mép nước. (b) Tuy nhiên biện pháp thu thập dữ liệu GPS có thể thất bại do các hành vi cụ thể, ví dụ ở hình bên trái mặc dù đứa bé có thể ở trong vùng không gian có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhưng em bé không có nguy cơ trực tiếp vì được địu trên lưng người mẹ; nhưng khi được tắm rửa trong thau đựng nước (hình bên phải) thì lại có nguy cơ cao cho dù khó xác định về không gian ở mép nước ven hồ.

Hậu quả của nhiễm sán máng ban đầu: các dấu hiệu mắc bệnh cũ

Đếm số lượng trứng trong phân và nước tiểu là cơ sở của việc đo lường tỉ lệ mắc ở trẻ em độ tuổi đi học trong nhiều năm. Liệu chúng có hoàn toàn thích hợp đối với trẻ em chưa đến tuổi đi học? Một cách rộng hơn, có một số các biện pháp xét nghiệm có thể áp dụng tại thực địa đối với việc đánh giá trực tiếp tỉ lệ mắc và sự áp dụng các biện pháp này rất ít ở khu vực có đối tượng trẻ nhỏ nơi mà tỉ lệ nhiễm bệnh thông thường là “cường độ nhẹ”, ít ra là dựa trên cơ sở lượng trứng được phát hiện khi kiểm tra mẫu nước tiểu hoặc phân. Tuy nhiên, nước tiểu có máu nhìn qua kính hiển vi (microhaematuria), nước tiểu có máu nhìn bằng mắt thường (macrohaematuria) và nước tiểu chứa protein (đánh giá thông qua các chuỗi phản ứng), và các triệu chứng khác thường khác ở nước tiểu được tìm thấy ở trẻ em tại khu vực có bệnh sán máng lưu hành. Có lẽ, điều ngạc nhiên nhất là nghiên cứu của Sacko và đồng nghiệp đã cho thấy các mức độ đáng ngạc nhiên của tổn thương đường tiết niệu trên và dưới khi chẩn đoán siêu âm, một vài trong số mắc này vẫn mắc bệnh dai dẳng sau khi đã điều trị với PZQ. Tại các khu vực có bệnh sán máng lưu hành, máu ở phân được nhìn thấy hoặc qua báo cáo (theo mô tả của mẹ đứa trẻ) cũng được ghi nhận. Mặc dù bệnh thiếu máu thường hay xuất hiện cùng với bệnh sán máng, đánh giá này ở trẻ em là thất bại bởi sự đồng nhiễm, đặc biệt nhất là bệnh sốt rét. Gần đây, nghiên cứu ở trẻ em ở Uganda cho thấy rằng bệnh thiếu máu chủ yếu gây ra bởi sốt rét hơn là do bệnh sán máng đường ruột. Ngược lại, ở Tây Phi, có một vài bằng chứng cho thấy sự xuất hiện cùng lúc giữa bệnh thiếu máu và bệnh sán máng ở trẻ em.

Hậu quả của nhiễm sán máng ban đầu: các dấu hiệu mắc bệnh mới

Nỗ lực mới nhằm xác định các dấu hiệu của tỉ lệ mắc sán máng đường ruột ở trẻ em, nhóm nghiên cứu Betson dùng phương pháp ELISA xét nghiệm thực địa trên phân và các test chẩn đoán nhanh máu lẩn trong phân (FOB) cùng với các phương pháp dựa vào câu hỏi điều tra nhằm điều tra quá trình máu trong phân, bệnh tiêu chảy và đau bụng (theo báo cáo của mẹ các đứa trẻ). Mặc dù không quan sát được có sự liên quan giữa trứng sán máng và calprotectin trong phân nhưng lại phát hiện được có sự liên quan mạnh mẽ với triệu chứng máu lẫn trong phân và các triệu chứng khác được các bà mẹ thông báo. Sự liên quan giữa nhiễm sán máng và máu lẫn trong phân (nhưng không có các triệu chứng được báo cáo bởi các bà mẹ) được duy trì sau 1 hoặc 2 liều dùng PZQ ở giai đoạn nghiên cứu 12 tháng. Điều này cho thấy rằng test chẩn đoán nhanh tình trạng máu lẫn trong phân là dấu hiệu hữu ích xác định tỉ lệ mắc bệnh sán máng đường ruột ở trẻ nhỏ tại cộng đồng và theo dõi những thay đổi ở tỉ lệ mắc sau khi điều trị PZQ rộng rãi. Mặc dù việc sản xuất và sẵn có của các test FOB không đảm bảo, ngay cả ở Anh quốc, chúng lại được sử dụng ở Uganda trong quá trình nghiên cứu hiệu lực thuốc điều trị PZQ làm giảm tỉ lệ mắc FOB được theo dõi 24 ngày sau khi điều trị. Các kỹ thuật nghiên cứu tại thực địa nhằm phát hiện calprotectin trong phân cũng thay đổi với tính sẵn có của phương pháp RDT và máy đọc kết quả đã vượt qua một vài khía cạnh phức tạp của phương pháp ELISA. Với một vài trường hợp ngoại lệ, các mức độ nhiễm calprotectin trong phân sẽ tăng lên 24 ngày sau khi điều trị với PZQ. Cách tiếp cận mới tại thực địa về kiểm tra các dấu hiệu bệnh ở đường tiết niệu và bàng quang cho người dân mắc bệnh sán máng để đo tỉ lệ albumin trong nước tiểu bằng cách dùng Albumin-HemoCue photometer. Lượng Albumin tăng cho thấy dấu hiệu bệnh ở trẻ em ở độ tuổi đi học và gần đây tỉ lệ albumin cho thấy có sự liên quan giữa nhiễm sán máng và tiểu máu vi thể ở trẻ em nhỏ tại Malawi (H. Poole, MSc thesis, Liverpool School of Tropical Medicine, 2012). Trong trường hợp này, albumin có tương quan mạnh mẽ với các trường hợp mắc nhiễm được xác định bằng xét nghiệm huyết thanh, hầu như cho thấy tính ngang bằng giữa tính nhạy và tính hiệu quả.

Bệnh sán máng trước dây: bệnh mãn tính và tỉ lệ điều trị thấp

Bằng chứng của WHO từ nghiên cứu tại 6 quốc gia cho thấy rằng tỉ lệ điều trị khỏi bằng PZQ là phù hợp nhưng bệnh sán máng đường ruột là căn bệnh mãn tính và dai dẳng ở trẻ nhỏ tại các khu vực gần sông ở Uganda. Do đó đây chỉ là tham vọng để cho rằng PZQ đơn trị liệu có thể loại trừ hiệu quả căn bệnh này mà không có sự kết hợp của các biện pháp điều trị khác. Ví dụ, như được biết việc cấp thuốc hiện nay và liều dùng 40mg/kg không còn luôn hiệu quả đối với điều trị các bệnh ký sinh trùng dứt hoàn toàn. Từ tổng số 369 trẻ em được xác định nhiễm trứng sán máng đường ruột, 305 ca được theo dõi 3-4 tuần sau khi điều trị bằng PZQ và tình trạng nhiễm được xác định bằng các phương pháp khác nhau. Mặc dù toàn bộ các ca điều trị khỏi bệnh ký sinh trùng là 56.4%, sự khác biệt đáng kể là giữa nhóm trẻ em có tiền sử dùng PZQ (từ 1-4 lần điều trị ở giai đoạn 18 tháng), trong đó tỉ lệ chữa khỏi là 41.7% và còn lại là các trường hợp chưa từng điều trị (tỉ lệ chữa khỏi là 77.6%). Tỉ lệ chữa khỏi thấp đối với trẻ nhỏ (dưới 3 tuổi) và các trường hợp đã được điều trị trước đây. Tỉ lệ chữa khỏi, nhưng không phải tỉ lệ giảm trứng giun sán, cũng thấp đối với trẻ em có mức độ nhiễm nặng. Nghiên cứu gần đây đối với trẻ em ở Uganda cho thấy rằng liều dùng PZQ được khuyến cáo cao hơn có thể được chứng nhận đối với điều trị bệnh sán máng. Sự khác nhau ở tỉ lệ chữa khỏi 4 tuần sau khi điều trị là 82% so với 68% dùng liều lượng khác (60mg/kg so với 40mg/kg). Tỉ lệ giảm trứng nhiễm bệnh từ 91% – 82% lần lượt theo liều lượng là 60mg/kg và 40mg/kg. Các dữ liệu trên sớm theo dõi và có thể là thử thách các lời khuyến cáo trong điều trị bệnh sán máng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi hiện nay. Tỉ lệ chữa khỏi bệnh chưa được thỏa đáng ở trẻ nhỏ được báo cáo tại Niger. Dùng Epiquantel, liều lượng vừa phải đến mức cao để điều trị S.haematobium cho thấy tỉ lệ khỏi bệnh là 85.7%. Tuy nhiên, điều này trái ngược với điều trị S. mansini, tỉ lệ khỏi bệnh 50.6%. Sự khác nhau giữa các loài cần có loại thuốc điều trị riêng, nghiên cứu thuốc điều trị đối với mỗi loài sán máng. Đó cũng là tranh luận đang xảy ra về mối quan tâm đến sự phù hợp trong điều trị ký sinh trùng.

Hướng tới cách tiếp cận tốt hơn và liệu pháp hiệu quả của PZQ

Trước khi giảm giá thành PZQ, sự lựa chọn đối với liệu pháp này được tiêu thụ chậm, các lý do được phân tích bởi các chuyên gia Reich và Govindaraj, khi PZQ xuất hiện đầu tiên trên thị trường, các khía cạnh liên quan đến quyền và giá cả chưa được giải quyết hợp lý tạo ra rào cản bất lợi lâu dài. Các nhân tố khác cũng góp phần gây bất lợi như sự miễn cưỡng của các nhà tài trợ trong việc đưa ra cam kết sớm về mua các sáng kiến, sự thất bại của các cơ quan hoạt động dựa vào tổ chức phi chính phủ (NGO) để duy trì các hoạt động phòng chống trong thời gian dài hoặc mở rộng ra cấp quốc gia, sự thiếu quyết đoán tại các quốc gia có thu nhập thấp để tác động đến các đối tác và đơn giản là các nước có bệnh lưu hành thiếu cơ sở hạ tầng thích hợp để tham gia hoạt động đấu thầu quốc tế. Với sự ra đời của tổ chức Sáng kiến Phòng chống bệnh Sán máng, một số vấn đề được giải quyết. Cho đến gần đây, chuỗi cung ứng toàn cầu PZQ bị hạn chế, do các nhà sản xuất thương mại miễn cưỡng cam kết gia tăng sản phẩm cho đến khi đáp ứng đầy đủ lượng tiêu thụ thuốc trên toàn cầu để tạo ra một “thị trường” bền vững. Với sắc lệnh London đối với Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (LDNTD), vấn đề đã thay đổi một cách tích cực. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tạo ra một bước quan trọng trong việc thực hiện chiến lược tăng cường điều trị dự phòng và hỗ trợ các nước xác định nhu cầu sủ dụng PZQ cho đến 2020 và hơn nữa, nhưng các ước tính này không dùng trong điều trị trẻ sơ sinh và trẻ em chưa đến tuổi đi học. Ứng phó những thay đổi cơ bản trước khi công bố Sắc lệnh đối với các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, năm 2007 công ty Merck (Đức) bắt đầu chương trình viện trợ PZQ đến WHO, cam kết viện trợ 200 triệu viên thuốc PZQ trong 10 năm tới với các công ty tăng cường nguồn viện trợ, được thúc đẩy qua cuộc họp LDNTD, cung cấp 250 triệu viên thuốc mỗi năm ở giữa kỳ. Ngoài ra, nhận thấyrằng phương pháp này không phù hợp với trẻ em bởi vì việc sử dụng thuốc ngoài hạng mục (sử dụng vượt quá các điều khoản cấp phép) nằm ngoài chương trình viện trợhàm ý rằng tính hiệu quả và an toàn chưa được nghiên cứu đầy đủ đển bảo đảm rằng liều lượng PZQ hiện nay đang cung cấp đầu đủ khả năng điều trị. Merck cam kết hướng tới điều trị cho trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo nhằm phát triển liệu pháp điều trị phù hợp cho trẻ em.

Từ quan điểm ngành dược, đây là nhiệm vụ quan trọng và kết nối chặt chẽ việc điều trị PZQ, Merck bắt đàu quan hệ đối tác công-tư với các hãng dược phẩm Astellas Pharma, the Swiss Tropical and Public Health Institute, and TI Pharma, một tổ chức phi lợi nhuận. Mục tiêu chung của các đối tác này là nghiên cứu liều lượng PZQ phù hợp đối với điều trị cho trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi với sản phẩm được cấp phép sử dụng. Dự án hiện nay đang trong giai đoạn khởi đầu nhằm nghiên cứu liệu pháp điều trị phù hợp và sẽ đưa vào điều trị lâm sàng năm 2014. Nghiên cứu trong tương lai nhằm hoàn thành việc đăng ký để đưa ra liều lượng PZQ hiệu quả bảo đảm tiêu diệt giun sán. Tuy nhiên, thành công của các sáng kiến không chỉ phụ thuộc vào cam kết của các đối tác mà còn ở sự sáng tạo và thực hiện lời kêu gọi và sự liên kết giữa người dân bị mắc bệnh, các nhà nghiên cứu và các bác sĩ cũng như khu vực cộng đồng (các hệ thống y tế, chương trình phòng chống, các cơ quan kiểm soát dược phẩm, …). Về lâu dài, các kêu gọi về tài chính và cơ chế cần được đưa ra trong lĩnh vực dược phẩm để bảo đảm rằng cách tiếp cận liệu pháp điều trị mới được duy trì sau khi hoàn thành quan hệ đội tác công-tư. Các vấn đề trong tương lai đối với trẻ em sẽ nghiên cứu song song với các ván đề trước đây trong tiếp cận chung liệu pháp PZQ như đã được thảo luận bởi Reich.

Bệnh sán máng cùng với các bệnh truyền nhiễm khác ở trẻ em

Tại châu Phi, hiện tưởng đa ký sinh có lẽ là tiêu chuẩn hơn là ngoại lệ. Môi trường ký sinh trùng và các bệnh truyền nhiễm khác cũng như tình trạng dinh dưỡng ở mức thấp đưa ra các biện pháp can thiệp cụ thể, đặc biệt khi xuất hiện bệnh lưu hành trong cộng đồng. trong danh sách dài các bệnh truyền nhiễm, có lẽ2 căn bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất là HIV và sốt rét, mỗi căn bệnh được biết đến gây ra tử vong và mắc bệnh ở trẻ em. Trẻ em được sinh ra do người mẹ mắc bệnh HIV có nguy cơ mắc bệnh và một khi bị mắc bệnh khó có thể điều trị. Trẻ sơ sinh dễ bị sốt rét do hệ miễn dịch yếu không thể đương đầu với các ký sinh trùng xâm nhập có thể nhanh chóng tàn phá cơ thể. Tuy nhiên, cả 2 căn bệnh này có thể áp dụng liệu pháp điều trị, HIV với liệu pháp điều trị antiretroviral hoạt tính cao (HAART) và sốt rét với liệu pháp ACT, liệu pháp điều trị trước tiên đối với quản lý sốt rét tại hộ gia đình. PZQ có nên được dùng trong điều trị được xem xét tại cộng đồng có bệnh lưu hành khi các biện pháp can thiệp khác đang được nghiên cứu? Tất cả mọi người nên đồng ý rằng các chương trình y tế hướng tới trẻ em khỏe mạnh bất cứ nơi đâu mà bệnh tật xuất hiện; tuy nhiên, tham vong và thực tế trở nên lúng túng khi đưa vào thực hiện. Ghép các kết hợp điều trị có thểdẫn đến gánh nặng cho các cơ sở y tế vốn rất mong manh khi các nhà nghiên cứu thuốc điều trị kéo dài thời gian và nguồn lực. Từ quan điểm sinh học, có thể có những phản ứng thuốc với thuốc không lường trước được mà thay đổicác thành phần trong dược phẩm có thể dẫn đến hiệu lực giảm.

Y học dựa vào bằng chứng trong hoàn cảnh này yếu khi có một vài thí nghiệm lâm sàng được thực hiện trên các tình nguyện viên đãtrưởng thành, khỏe mạnh tại các khu vực bệnh lưu hành và một vài thử nghiệm đối với trẻ em. Trẻ em là mục tiêu ưu tiên, trước đây như là nhóm đối tượng thương xuyên bị lãng quên sau người lớn, các nghiên cứu dịch tế học được giám sát chặt chẽ để bảo đảm các liệu pháp điều trị an toàn nhất có thể.

Hướng đến mục tiêu không còn sán máng ở trẻ nhỏ

Cần tiến hành các bước gì để giải quyết ‘lỗ hỏng trong điều trị bằng PZQ’ này? Với hướng dẫn sửa đổi của WHO và sự sẵn có của công thức thân thiện bệnh nhi từ PPP, có nhiều lạc quan là trẻ em châu Phi sẽ được tiếp cận dược phẩm tốt hơn. Để nhân rộng, các hệ thống phân phát PZQ cần được đảm bảo trong một tuyên ngôn y tế công cộng mạnh mẽ như EPI. Để đạt được điều này, cần có sự liên hệ mạnh mẽ giữa các nhà tài trợ quốc tế nhằm mang lại nguồn tài trợ và sự hiệp lực giữa các chính phủ cùng với ý chí và cam kết chính trị rõ ràng để duy trì việc cung cấp mạnh mẽ nguồn dược phẩm. Mặc dù có những mối quan tâm rằng PZQ có thể không mang hiệu quả toàn diện trong điều trị sán máng nhưng điều này không nên là một sự trở ngại cho phác đồ điều trị ở trẻ nhỏ mà cần phải duy trì hệ thống theo dõi và giám sát sát sao hơn nữa để giúp trẻ em khỏe mạnh hơn. Hãy điều trị cho trẻ em ngày từ bây giờ!

Tài liệu tham khảo

1. Stothard, J.R. and Gabrielli, A-F. (2007) Schistosomiasis in African infants and preschool children: to treat or not to treat? Trends Parasitol. 23, 83–86

2. Johansen, M.V. et al. (2007) Leave children untreated and sustain inequity! Trends Parasitol. 23, 568–569 3 Stothard, J.R. and Gabrielli, A-F. (2007) Response to Johansen et al.:

3. Leave children untreated and sustain inequity! Trends Parasitol. 23, 569–570

4. World Health Organization (2010) Report of a Meeting to Review the Results of Studies o­n the Treatment of Schistosomiasis in Preschoolaged Children, pp. 1–23, World Health Organization

5. Ekpo, U.F. et al. (2012) Schistosomiasis in infants and pre-school-aged children in sub-Saharan Africa: implication for control. Parasitology 139, 835–841

6. Garba, A. et al. (2010) Schistosomiasis in infants and preschool-aged children: infection in a single Schistosoma haematobium and a mixed S. haematobium–S. mansoni foci of Niger. Acta Trop. 115, 212–219

7. Garba, A. et al. (2012) Safety and efficacy of praziquantel syrup (Epiquantel1) against Schistosoma haematobium and S. mansoni in preschool-aged children in Niger. Acta Trop. http://dx.doi.org/10.1016/j.actatropica.2012.12.003

8. Coulibaly, J.T. et al. (2012) Efficacy and safety of praziquantel in preschool-aged children in an area co-endemic for Schistosoma mansoni and S. haematobium. PLoS Negl. Trop. Dis. 6, e1917

9. Sousa-Figueiredo, J.C. et al. (2012) Treatment of schistosomiasis in African infants and preschool-aged children: downward extension and biometric optimization of the current praziquantel dose pole. Int. Health 4, 95–102

10. Sousa-Figueiredo, J.C. et al. (2012) Performance and safety of praziquantel for treatment of intestinal schistosomiasis in infants and preschool children. PLoS Negl. Trop. Dis. 6, e1864

11. Montresor, A. et al. (2012) Preventive chemotherapy and the fight against neglected tropical diseases. Expert Rev. Anti Infect. Ther. 10, 237–242

12. Molyneux, D.H. et al. (2005) ‘‘Rapid-impact interventions’’: how a policy of integrated control for Africa’s neglected tropical diseases could benefit the poor. PLoS Med. 2, 1064–1070

13. Hodges, M.H. et al. (2012) High level of Schistosoma mansoni infection in pre-school children in Sierra Leone highlights the need in targeting

this age group for praziquantel treatment. Acta Trop. 124, 120–125

14. Rollinson, D. et al. Time to set the agenda for schistosomiasis elimination. Acta Trop. (in press)

15. French, M.D. et al. (2010) Observed reductions in Schistosoma mansoni transmission from large-scale administration of praziquantel in Uganda: a mathematical modelling study. PLoS Negl. Trop. Dis. 4, e897

16. Stothard, J.R. et al. (2011) Closing the praziquantel treatment gap: new steps in epidemiological monitoring and control of schistosomiasis in frican infants and preschool-aged children. Parasitology 138, 1593–1606

17. World Health Organization (2012) SCHISTOSOMIASIS Progress Report 2001–2011 and Strategic Plan 2012–2020, World Health Organization

18. Doenhoff, M.J. et al. (2008) Praziquantel: mechanisms of action, resistance and new derivatives for schistosomiasis. Curr. Opin. Infect. Dis. 21, 659–667

19. Doenhoff, M.J. et al. (2009) Praziquantel: its use in control of schistosomiasis in sub-Saharan Africa and current research needs. Parasitology 136, 1825–1835

20. Utzinger, J. et al. (2009) Schistosomiasis and neglected tropical diseases: towards integrated and sustainable control and a word of caution. Parasitology 136, 1859–1874

21. Stothard, J.R. et al. (2011) Progress in paediatric parasitology: a preface to a topic focusing o­n ever younger subjects. Parasitology 138, 1453–1458

22. Beauchamp, T. and Childress, J. (2001) Medical Ethics (5th edn), Oxford University Press

23. Mutapi, F. et al. (2011) Schistosoma haematobium treatment in 1–5 year old children: safety and efficacy of the antihelminthic drug praziquantel. PLoS Negl. Trop. Dis. 5, e1143

24. Navaratnam, A.M.D. et al. (2012) Efficacy of praziquantel syrup versus crushed praziquantel tablets in the treatment of intestinal schistosomiasis in Ugandan preschool children, with observation o­n compliance and safety. Trans. R. Soc. Trop. Med. Hyg. 106, 400–407

25. Sousa-Figueiredo, J.C. et al. (2010) An inclusive dose pole for treatment of schistosomiasis in infants and preschool children with praziquantel. Trans. R. Soc. Trop. Med. Hyg. 104, 740–742

26. Sousa-Figueiredo, J.C. et al. (2010) Treatment of intestinal schistosomiasis in Ugandan preschool children: best diagnosis, treatment efficacy and side-effects, and an extended praziquantel dosing pole. Int. Health 2, 103–113.

27.Schistosomiasis in African infants and preschool children: let them now be treated! - J. Russell Stothard, Jose´ C. Sousa-Figueiredo, Martha Betson,Amaya Bustinduy, and Jutta Reinhard-Rupp

Ngày 19/06/2013
ThS. Trần Minh Quý, CN. Huỳnh Thị An Khang,
CN. Võ Thị Như Quỳnh, CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Biên dịch và tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích