Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 1 5 2 8
Số người đang truy cập
6
 Chuyên đề Sán
Tổng quan về bộ sán lá ký sinh ở chim, thú và người tại Việt Nam

Nền y học ngày càng phát triển với các hình thái bệnh và biến thái bệnh cũng khác nhau dù cùng một loại bệnh; song song các bệnh lý của các quốc gia phát triển (tim mạch, ung thư, béo phì, rối loạn chuyển hóa) thì một số bệnh nhiệt đới cũng đáng được quan tâm, trong đó đáng chú ý đến một số bệnh do ký sinh trùng, đặc biệt là giun sán.

Song vấn đề nghiên cứu để phân loại các loài ký sinh trùng nói chung và các loài sán lá nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng, nhằm cung cấp các tài liệu có chất lượng, có tính khoa học cho quá trình nghiên cứu ở các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn liên quan lĩnh vực ký sinh trùng có một luận cứ và chứng minh dữ liệu một cách khoa học nhất. Khía cạnh phân loại khoa học (Scientific Classification) dù đã được nghiên cứu và công bố từ lâu; song gần đây, nhờ sự tiến bộ của khoa học y học về miễn dịch tế bào, giải phẩu hình thể, di truyền học, nhất là tiếp cận lĩnh vực các công cụ sinh học phân tử đã giúp chúng ta có những số liệu cực kỳ chính xác.

1. Đặc điểm hình thái học của các loài sán lá:

Chiều dài cơ thể sán lá ký sinh ở chim và thú Việt Nam dao động từ 0.5mm Microphallidae) đến120mm (Fasciolidae). Phần lớn sán lá có dạng hình lá, trên bề mặt hay toàn thân phủ đầy gai cutin thường ở phía trước cơ thể. Đa số sán lá lưỡng tính, cơ quan sinh dục đực gồm có 2 tinh hoàn (ít khi có 1 hay nhiều hơn 2). Hình dạng kích thức và vị trí của tinh hoàn khác nhau tùy từng loài. Nối với tinh hoàn có các ống dẫn tinh, sau đó các ống này chập lại với nhau tạo thành túi sinh dục đực(túi giao phối), bên trong chứa gai giao phối và các tuyến sinh phụ. Ống dẫn tinh có thể phình rộng ra thành túi chứa tinh ở bên ngoài túi giao phối (túi chứa tinh ngoài) và ở bên trong túi giao phối (túi chứa tinh trong).

Cơ quan sinh dục cái gồm 1 (hiếm khi 2) buồng trứng, từ đó có ống dẫn trứng, nối với tử cung dài, rộng. Bên cạnh buồn trứng còn có các tuyến khác của cơ quan sinh dục cái đổ vào tử cung: tuyến noãn hoàng, thể melit, túi nhận tinh và một phần của ống dẫn trứng gọi là ootyp, ống lô rơ đỏ ra ở mặt lưng. Sán lá thường có hai tuyến noãn hoàn, gồm phần lớn các bao noãn nhỏ có ống dẫn đổ vào ootyp. Thể mê lít có dạng hình tròn gồm nhiều tế bào đơn bào nhỏ bao xung quanh ootyp. Chiều dài và vị trí của thể melit có dạng hình tròn gồm nhiều tế bào đơn bào nhỏ bao xung quanh ootyp. Chiều dài và vị trí của tử cung khác nhau tùy loại sán lá. Trong tử cung chứa từ 1 đến vài ngàn trứng có kích thước, màu sắc, cấu tạo và mứcư độ phát triển khác nhau. Trứng thải ra qua lỗ sinh dục cái nằm ở cạnh lỗ sinh dục đực ở phía trước giác bụng gần nơi thực quản chẻ đôi.

Giác miệng (oral sucker) nằm ở phía mút trước cơ thể, chính giữa giác là lỗ miệng tiếp với xoang miệng, trước hầu và thực quản. Phần sau thực quản chẻ đôi thành 2 nhánh ruột chạy về phía sau cơ thể, về phía mặt bụng cách không xa giác miệng là giác bụng (ventral sucker), đôi khi giác bụng dịch hẳn về phía sau cơ thể.

Hệ thần kinh gồm có vòng thần kinh hầu, từ đó có các dây thần kinh chạy dọc về phía mút trước và mút sau của cơ thể. Giữa các dây có các cầu nối ngang.

Hệ bài tiết theo kiểu nguyên đơn thận, gồm các tế bào ngọn lửa, từ đó có các ống dẫn đổ vào một hoặc hai ống bài tiết chính chạy hai bên cơ thể, sau đó hai ống này chập lại với nhau thành túi bài tiết và lỗ bài tiết ở mút sau cơ thể.

Chu trình phát triển: trứng chứa phôi rơi ra ngoài môi trường gặp điều kiện thuận lợi (đủ độ ẩm và thiệt độ thích hợp) sẽ phát triển thành miracidium. Miracidium là ấu trùng sống tự do, bơi trong nước và tìm vật chủ trung gian thứ nhất để chui vào. Vật chủ trung gian thức nhất phần lớn là các loài nhuyễn thể. Một số loài sán lá trong trứng đã hình thành miracidium nhưng chúng không chui ra môi trường ngoài mà do nhuyễn thể trực tiếp nuốt phải trứng. Trong nhuyễn thể, miracidium hình thành phát triển thế hệ đơn tính sinh mới là sporocystredia. Từ tế bào mầm của redia phát triển thành cercariae. Một số loài không có rediacercariae trực tiếp phát triển trong sporocyst. Cấu tạo của cercariae đặc trưng đối với từng loài sán lá khác nhau.

 

Ở đa số các loài sán lá, cercariae tự chui ra khỏi cơ thể vật chủ trung gian thứ nhất và bơi tự do trong nước tìm vật chủ trung gian thứ 2 (hay một số tác giả gọi là vật chủ phụ) chui vào và hóa nang thành metacercariae. Ở những loài sán lá khác, cercariae bám vào giá thể hoặc cây thủy sinh hoặc trên váng nước hóa nang thành adolescaria. Vật chủ cuối cùng (vật chủ vĩnh viễn) nhiễm bệnh sán lá do nuốt phải dạng ấu trùng adolescariae hoặc vật chủ phụ có chứa metacercariae cùng với thức ăn và nước uống nhiễm bệnh.

2. Phân loại một số loài sán lá thường gặp ký sinh trên thú và người

            Trong phạm vi bài với những tài liệu sẵn có, chúng tôi muốn trích dẫn một số loài sán lá hay gặp trên người và trên thú được phân loại cụ thể dưới đây:

Bộ Fasciolida Skrjabin et Schulz, 1937

Phân bộ Fasciolata Skrjabin và Schulz, 1935

     Họ Fascioladae, Railliet, 1895

Phân họ Fasciolinae, Stiles và Hassall, 1898

Giồng Fasciola Larue., 1758

1. Fasciola hepatica  (Linnaeus, 1758)
§Vật chủ : bò, trâu, cừu, lợn, ngựa, thỏ, chuột lang, người ;
§Nơi ký sinh: gan, đôi khi gặp ở phổi, dưới da và tổ chức chung quanh thận, lách, dưới da, tinh hoàn, bìu, túi mật;
§Nơi phát hiện:
Việt Nam : Sơn La, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Nội, Thừa Thiên Huế,Khánh Hòa.
Thế giới : có mặt khắp 5 châu lục (toàn cầu)
§Nơi lưu trữ : ĐH Tổng hợp Hà Nội (ĐHTHHN), TT Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (TTKHTN & CNQG) ;
§Xuất xứ tài liệu: Giard và Billet (1892), Railliet (1924), Houdermer (1925), Trịnh Văn Thịnh (1963, 1966), Bùi Lập (1966), Drozdz và Malczweski (1967), Nguyễn Thị Lê (1968, 1977, 1980, 1985, 1991)

2. Fasciola gigantica (Cobbold, 1885)
§Vật chủ : bò, trâu, cừu, lợn, ngựa, dê, cừu, lợn, voi, người;
§Nơi ký sinh: gan, đôi khi gặp ở phổi, dưới da và tổ chức chung quanh thận, lách, tinhhoàn, buồng trứng, dưới da bụng, quanh rốn, não ;
§Nơi phát hiện:
Việt Nam : hiện có mặt trên ít nhất 47/64 tỉnh, thành trong cả nước.
Thế giới : có mặt ở Bắc Mỹ, châu Phi, châu Âu, Pakistan, Ấn Độ, TrungQuốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Iran, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan,Malaysia,
§Nơi lưu trữ : ĐH Tổng hợp Hà Nội (ĐHTHHN), TT Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (TTKHTN & CNQG) ;
§Xuất xứ tài liệu: Railliet, Henry và Bauche (1914), Motais (1920), Railliet (1924), Houdermer (1925), Trịnh Văn Thịnh (1963, 1966), Bùi Lập (1966), Drozdz và Malczweski (1967), Nguyễn Thị Lê (1968, 1977, 1980, 1985, 1991), Phạm Văn Khuê, Phạm Văn Lục (1970).

3. Fasciola jacksoni (Cobbold, 1869)

§Vật chủ : voi;

§Nơi ký sinh: gan, tá tràng;

§Nơi phát hiện:Việt Nam : thừa Thiên Huế; Thế giới: Ấn Độ, Myanmar,

§Xuất xứ tài liệu: Lê Đức (1938), Nguyễn Thị Lê (1980).

Phân họ Fasciolopsinae Odhner, 1910 ;

Giống Fasciolopsis, Looss, 1899

1. Fasciolopsis buski (Lankaster, 1857)
§Vật chủ : lợn nhà, lợn rừng, người;
§Nơi ký sinh: ruột non;
§Nơi phát hiện:
Việt Nam : Sơn La, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, khu vực Nam Bộ.
Thế giới : Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Cambodia, Malaysia ;
§Nơi lưu trữ : ĐH Tổng hợp Hà Nội (ĐHTHHN), TT Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (TTKHTN & CNQG) ;
§Xuất xứ tài liệu: Barrois và Noc (1908, 1913), Railliet và Henry (1911), Mathis và Leger (1911), Brau và Bruyant (1913), Houdermer (1925), Galliard và Đặng Văn Ngữ (1941), Trịnh Văn Thịnh (1963, 1966), Bùi Lập (1966), Nguyễn Thị Lê (1968, 1977, 1980, 1985, 1991), Nguyễn Thị Lê và Machiokin (1978), Hà Duy Ngọ (1985, 1990), Nguyễn Thị Lê và cộng sự (1985, 1986, 1988).

Bộ Opisthorchidae La Rue, 1957

Phân bộ Opisthorchiata Larue, 1957

Họ Opisthorchidae Braun, 1901

Phân họ Opisthorchinae Looss, 1899

          Giống Opisthorchis Blanchard, 1895

1. Opisthorchis felineus (Rivolta., 1884, Blanchard., 1895)
§Vật chủ : chó, mèo nhà, thỏ, chồn, hải cẩu, sư tử, gấu, chuột cống và người.
§Nơi ký sinh: hệ đường mật, gan và tụy;
§Nơi phát hiện: Việt Nam: hiện rất ít tài liệu công bố về loài này;
Thế giới : Thụy Điển, Pháp, Đức, Ý, Thụy Sĩ, Hungari, Nga, Ucraina, phía tây Xiberi, Belarusia, Kazakhstan, Anbani, Hy Lạp, Balan, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ; Kazakstan;
§Xuất xứ tài liệu: Rim và cộng sự (1994), Xavoikin (1991), Zavoikin, Darchenkova và Zekya (1991), Railliet (1924), Trịnh Văn Thịnh (1963, 1966), Nguyễn Thị Lê (1968, 1977, 1980), WHO (1995), Smallova (1990), Gorbunova và cs (1992).

2. Opisthorchis cheelis (Lal, 1939)
§Vật chủ : cắt lưng hung, diều mướp, diều;
§Nơi ký sinh: gan;
§Nơi phát hiện: Việt Nam :
Lạng Sơn (Bình Gia) và Hà Bắc (Thuận Thành);
Thế giới : Ấn Độ ;

§Nơi lưu trữ : ĐH Tổng hợp Hà Nội (ĐHTHHN) ;

§Xuất xứ tài liệu: Nguyễn Thị Lê (1968, 1977, 1980).

3. Opisthorchis longissmus (Linstow, 1883)
§Vật chủ : vịt nhà;
§Nơi ký sinh: gan;
§Nơi phát hiện:
Việt Nam : Hà Nội ;
Thế giới : Các quốc gia Tây Âu, Đông Âu, SNG ;
§Xuất xứ tài liệu: Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978), Nguyễn Thị Lê (1971, 1977, 1980, 1983).

4. Opisthorchis viverrini (Poirier., 1886 ; Stilesvaf Hassal., 1896)
§Vật chủ : chó, mèo, cá, động vật có vú và người;
§Nơi ký sinh: gan và hệ đường mật;
§Nơi phát hiện: thế giới có ở Đông Nam châu Á, gặp trên người Thái Lan, Lào, Malaysia, Việt Nam, Cambodia và Trung Quốc;
§Xuất xứ tài liệu: Sithisaworm và cộng sự (1994), Rim (1994), Wykoff và Ariyaprakai (1966), Elkin và cộng sự (1991), Koff (1965), Scholz, Ditrich và Giboda (1990), Harinasuta (1969), Harianasuta và Keystone (1993) ; Nguyễn Văn Đề và cộng sự (2004) ;

5. Opisthorchis parageminus (Oschmarin, 1970)

Syn.Opisthorchissp. Nguyen, 1968

§Vật chủ : gà nhà, vịt nhà, ngan;

§Nơi ký sinh: gan ;
§Nơi phát hiện: Việt Nam : Lạng Sơn (Bình Gia), Hà Nội, Hà Tây (Phú Xuyên), Hải Phòng, Nam Hà (Duy Tiên, Kim Sơn), Thanh Hóa.
Thế giới : hiện chưa thấy tài liệu đề cập ;
§Nơi lưu trữ : ĐH Tổng hợp Hà Nội (ĐHTHHN), TT Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (TTKHTN & CNQG) ;
§Xuất xứ tài liệu: Oschmarin (1970), Nguyễn Thị Lê (1968, 1971, 1977, 1980, 1983), Nguyễn Thị Lê và cộng sự (1988).

Giống Clonorchis, Looss., 1907

1. Chlonorchis sinensis (Cobbold., 1875)
§Vật chủ : chó nhà, mèo nhà, lợn nhà, chuột nhà, người;
§Nơi ký sinh: gan và tụy cũng như hệ đường mật;
§Nơi phát hiện: Việt Nam : Hà Nội, Ninh bình (Nho Quan);
Thế giới : Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Cambodia, Nhật Bản, Triều Tiên, SNG;
§
Nơi lưu trữ : ĐH Tổng hợp Hà Nội (ĐHTHHN), TT Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (TTKHTN & CNQG) ;
§Xuất xứ tài liệu: Gaide (1905), Mathis và Leger (1911), Houdermer (1911), Sambuc và Blaujean (1913), Galliard (1936), Galliard, Phan Huy Quát và Đặng Văn Ngữ (1936), Trịnh Văn Thịnh (1963, 1966), Đặng Văn Ngũ và Đỗ Dương Thái (1965, 1970), Nguyễn Thị Lê (1968, 1977, 1980), Đỗ Dương Thái (1970);

Họ Paragonimidae (Dollfus, 1939)

           Phân họ Paragonimidae Dollfus, 1939

                  Giống Paragonimus (Braun, 1899)

1. Paragonimus westermani (Kerbert, 1878)
Syn. Paragonimus ringeri (Cobbold, 1880) Theo Đỗ Dương Thái và cộng sự.,1974
§Vật chủ : mèo rừng, hổ cầy, lợn nhà, người;
§Nơi ký sinh: phổi, đôi khi lạch chỗ tại các cơ quan khác;
§Nơi phát hiện: Việt Nam: Lạng Sơn (Bình Gia), Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Nam Bộ ;
Thế giới : Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Philippine, Lào, Cambodia, Ấn Độ, Việt Nam;
§Nơi lưu trữ: ĐH Tổng hợp Hà Nội (ĐHTHHN).
§Xuất xứ tài liệu: Railliet (1924), Trịnh Văn Thịnh (1963), Bùi Lập (1966), Nguyễn Thị Lê (1968, 1977, 1980), Đỗ Dương Thái và cộng sự (1974), Nguyễn Văn Đề và cộng sự (2004), Nguyễn Văn Thước (2007);

2. Một số loài sán lá phổi khác đã được xác định gần đây:

Ngoài loài sán lá phổi chính ở trên là Paragonimus westermani, hiện nay người ta đã phát hiện ra ít nhất 50 loài sán lá phổi nữa là P. siamensis, P. bangkokensis, P. harinasutai, P. macrochis, P.heterotremus,...Bên cạnh đó, có những laòi quan hệ gần với Paragonimus là Euparagonimus cenocopiosusEuparagonimus hongzesiensis (Nguyễn Văn Đề và cs.,2005)

Tài liệu tham khảo chính

  1. Nguyễn Thị Lê (1995). Danh mục các loài sán lá (trematoda) ký sinh ở chim và thú Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 1995, trang 33-129.
  2. Nguyễn Văn Đề (2004). Sán lá gan. Nhà xuất bản y học, 2004, trang 12-50.
  3. Nguyễn Văn Đề (2004). Sán lá phổi. Nhà xuất bản y học, 2005, trang 35-70
  4. Larry S. Roberts, John Janovy(2005). Foundations of Parasitology, seventh edition McGraw Hill, pp.279-283.
  5. Peter J. Hotez, Feng Zheng, Xu Long-qi, Chen Ming-gang, Xiao Shu-hua, Liu Shu-xian, David Blair, Donald P. McManus, and George M. Davis (2005). Emerging and Reemerging Helminthiases and the Public Health of China.

Ngày 17/06/2008
Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hợp và biên tập)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích