Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 7 5 0 2
Số người đang truy cập
2 0 2
 Chuyên đề Côn trùng học
Đặc điểm sinh học của một số vector và khả năng lan truyền sốt rét ở một số nước Đông Nam Á (phần 1)

Lan truyền tự nhiên bệnh sốt rét phụ thuộc vào 3 yếu tố: vector sốt rét (muỗi Anopheles), tác nhân gây bệnh (KSTSR), khối cảm thụ (con người) diễn ra trong môi trường phù hợp đảm bảo cho bệnh sốt rét (BSR) lưu hành tại một địa phương. Trong đó, vector sốt rét có vai trò rất quan trọng trong lan truyền bệnh. Vì vậy, muốn kiểm soát bệnh thành công thì chúng ta phải hiểu rõ về sự phân bố, tập tính của vector sốt rét để từ đó đề ra các chiến lược kiểm soát vector phù hợp, cắt đứt con đường lan truyền bệnh.

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm, phổ biến nhất ở các quốc gia vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng, của một quốc gia và cả khu vực. Bệnh sốt rét do một số loài thuộc giống Plasmodium gây ra gồm P. falciparum, P. vivax, P. malariae, P. ovale và P. knowlesi. Sốt rét lan truyền từ người bệnh sang người lành thông qua các loài muỗi thuộc giống Anopheles (WHO, 2013). Theo "Báo cáo sốt rét thế giới năm 2014" của Tổ chức Y tế thế giới, lan truyền sốt rét xảy ra tại 97 quốc gia, vùng lãnh thổ ở cả 6 khu vực trên thế giới, tập trung chủ yếu ở các nước châu Phi, Đông Nam Á. Hiện có khoảng 3.2 tỷ người có nguy cơ mắc sốt sét và 1.2 tỷ người có nguy cơ lây nhiễm cao. Theo ước tính mới nhất, trong năm 2013 có 198 triệu ca mắc sốt rét xảy ra trên toàn cầu và 584.000 trường hợp tử vong. Gánh nặng bệnh tập trung chính ở khu vực châu Phi, với 90% số trường hợp tử vong xảy ra ở khu vực này, số ca tử vong tập trung chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 78% tổng số trường hợp tử vong. Như vậy, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong trên toàn cầu giảm lần lượt là 30% và 47% kể từ năm 2000. Sự suy giảm này nguyên nhân là do áp dụng nhiều biện pháp can thiệp như cấp màn tẩm hóa chất, phun tồn lưu hóa chất trong nhà, hiệu quả chẩn đoán và điều trị sốt rét dựa vào thuốc artemisinin. Mặc dù trong hơn 10 năm qua, tỷ lệ mắc và tử vong trên thế giới giảm nhiều nhưng hiện nay bệnh sốt rét vẫn còn là mối quan tâm chính đối với sức khỏe cộng đồng nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là châu Phi và Đông Nam Á (WHO, 2014).

 

            Đông Nam Á là khu vực bệnh sốt rét lưu hành với tỷ lệ mắc bệnh hàng năm cao. Đây là khu vực có sự phong phú loài Anopheles và có nhiều vector khác nhau ở các vùng khác nhau. Do vậy, để hiểu rõ hơn về sinh học vector sốt rét và lan truyền bệnh sốt rét ở khu vực này, chúng tôi giới thiệu bạn đọc bài viết của các tác giả Wannapa Suwonkerd, Wanapa Ritthison,Chung Thuy Ngo, Krajana Tainchum, Michael J. Bangs and Theeraphap Chareonviriyaphap như sau:

Giới thiệu

Đông Nam Á chia thành hai phần gồm các quốc gia Đông Nam Á nằm trong phần đất liền và các quốc gia nằm ở hải đảo. Các quốc gia Đông Nam Á nằm trong phần đất liền gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Peninsular Malaysia. Trong đó 5 quốc gia đầu tiên gồm cả tỉnh Yunnan, phía nam Trung Quốc được gọi là Tiểu vùng sông Mekong (the Greater Mekong Subregion-GMS). Các quốc gia Đông Nam Á nằm ở hải đảo gồm phía đông Malaysia (bang Sarawak và bang Sabah nằm trong đảo Borneo), Brunei, Indonesia, Philippines, Singapore và Đông Timor. Hầu hết những khu vực này có nhiều nguy cơ mắc các bệnh do vector truyền, đặc biệt là sốt rét, đây là một trong những bệnh do vector truyền quan trọng nhất và bệnh được lan truyền do muỗi thuộc giống Anopheles.

 

Mặc dù hơn 100 năm nghiên cứu, nhưng hiện nay sốt rét vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em sống tại khu vực cận Sahara Châu Phi và hàng năm gây ra hơn 200 triệu ca nhiễm lâm sàng trên khắp Thế giới. Báo cáo sốt rét Thế giới năm 2011 ước tính số ca sốt rét tăng từ 233 triệu ca trong năm 2000 lên 244 triệu ca năm 2005, sau đó số ca mắc sốt rét giảm xuống còn 225 triệu ca năm 2009 và 219 triệu ca năm 2010 [1],[2]. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do sốt rét trên toàn cầu giảm hơn 26% kể từ năm 2000 do gia tăng sử dụng màn tẩm hóa chất diệt côn trùng tồn lưu lâu, phun tồn lưu trong nhà và tiếp cận tốt hơn trong chẩn đoán và điều trị hiệu quả bằng cách sử dụng liệu pháp điều trị dựa vào artemisinin (ACTs) [3].

Tại Thái Lan, tỷ lệ mắc sốt rét đã giảm rõ rệt trong hơn 60 năm qua do đã tổ chức các chương trình kiểm soát kiểm soát sốt rét [4],[5] và các quốc gia khác như Việt Nam đã đạt những tiến bộ lớn trong việc giảm cả tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong trong những thập kỷ gần đây [6],[7]. Trong hai thập kỷ qua, bệnh sốt rét giảm đáng kể trong các báo cáo của Campuchia, Lào và phía Đông Malaysia, [8],[9],[10]. Cũng trong giai đoạn này Myanmar và Đông Timor đã báo cáo không thay đổi hoặc tăng số trường hợp mắc; tuy nhiên độ bao phủ các hoạt động phòng chống đã xuất hiện giới hạn trong mối quan hệ với tổng số dân có nguy cơ. Ở Myanmar các trường hợp mắc sốt rét đã xác nhận gia tăng hơn 16 lần từ năm 2000 đến năm 2009, kết quả gia tăng phù hợp với chẩn đoán KSTSR bằng cả phương pháp sử dụng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh (RDTs).

Một số nước đã tiến bộ rất lớn trong việc giải quyết lan truyền bệnh sốt rét và sẵn sàng cung cấp tiếp cận chẩn đoán và điều trị bằng cách sử dụng liệu pháp điều trị phối hợp dựa vào artemisinin (artemisinin-based combination therapies_ ACTs) để chống lại Plasmodium falciparum, hầu hết hình thức gây tử vong của ký sinh trùng sốt rét (KSTSR), với điều trị thành công hơn 90% số ca mắc. Tuy nhiên, ký sinh trùng kháng với các hợp chất dựa vào artemisinin đã xuất hiện ở dọc biên giới Thái-Campuchia, mô hình kháng tương tự đã bắt đầu với chloroquine, tiếp theo là sulfadoxine/ pyrimethamine và mefloquin, các loại thuốc điều trị phổ biến được sử dụng trong phòng chống sốt rét cách đây vài năm [11],[12].

 

Lan truyền sốt rét tiếp tục với nguy cơ cao ở khu vực sốt rét dai dẳng, đặc biệt những khu vực gần các vùng biên giới quốc tế giữa các nước, chẳng hạn những khu vực thường liên quan đến nông thôn, rừng, môi trường kém phát triển và môi trường rừng phức tạp bởi sự di biến động dân qua lại không kiểm soát được ở những khu vực biên giới vì lí do kinh tế-chính trị xã hội [13],[14],[15],[16],[17],[18]. Các yếu tố dịch tễ đang góp phần hoặc duy trì thậm chí nâng cao khả năng lan truyền ở những khu vực nhất định bao gồm các yếu tố khác góp phần vào việc phân bố muỗi vector sốt rét, năng lực vector và khả năng lan truyền, sinh thái học, hành vi muỗi trưởng thành và sự phong phú loài.

Sự đóng góp các yếu tố cũng bao gồm thay đổi vật lý và địa hình như các dự án phát triển mới bao gồm đê và xây dựng cầu đường, khai thác khoáng sản, tái trồng rừng, phá rừng và trồng rừng thương mại (ví dụ cao su, dầu cọ). Nạn phá rừng đặc biệt nghiêm trọng và phổ biến ở Đông Nam Á, tỷ lệ phá rừng cao nhất so với bất kỳ khu vực nhiệt đói chính trên thế giới. Đến năm 2100, người ta ước tính hơn ¾ các khu rừng nguyên thủy và lên đến 42% liên quan tới đa dạng sinh học sẽ dẫn đến sự suy giảm lớn các loài và tuyệt chủng hoàn toàn [19].

 

Lan truyền ngoài nhà và đốt người ngay khi trời tối và vào sáng sớm tiếp tụcđặt ra thách thức lớn trong phòng chống và kiểm soát. Ngoài ra, di biến động dân làm gia tăng tiếp xúc với sốt rét và sự tái xuất hiện lan truyền sốt rét ở những khu vực dễ xảy ra. Hiểu rõ nguy cơ sốt rét trong một khu vực, danh sách loài muỗi Anopheles và sinh thái học của các loài quan trọng bao gồm cả phức hợp loài phải được hiểu rõ hơn. Không may, chỉ có một số nghiên cứu gần đây ở mỗi quốc gia không thể cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh về vector sốt rét ở khu vực này. Vì vậy, việc xác định chính xác các loài vector và kiến thức về sinh thái học và tập tính của các vector sốt rét là cần thiết cho các nghiên cứu dịch tễ học, thiết kế và thực hiện các chiến lược kiểm soát vector, một thách thức lớn nhất ở hầu hết các quốc gia trong vùng thiếu các nhà côn trùng được đào tạo và ngân sách hỗ trợ cần thiết cho các công việc tại thực địa cũng như trong phòng thí nghiệm. Mục tiêu của bài viết này nhằm cung cấp tổng quan về vector sốt rét ở khu vực Tiểu vùng sông Mekong, trong đó có 6 quốc gia được đánh giá. Thái Lan đại diện trung tâm dịch tễ của các quốc gia Mekong từ Tây Bắc đến Tây Nam(Myanmar), vùng biên giới phía Đông (Campuchia, Việt Nam), Đông Bắc (Lào) và biên giới phía Nam (Maylaysia). Xem xét lan truyền sốt rét hiện nay trong mối quan hệ với các vector sốt rét khác nhau, với sự nhấn mạnh khác nhau về địa lý, sinh học vector và sinh thái học của mỗi loài và làm thế nào các yếu tố này đẩy mạnh lan truyền sốt rét trong khu vực.

Khả năng lan truyền sốt rét và các vector chính ở đất liền khu vực Đông Nam Á

Tổng quan địa lý sinh học muỗi đã cho thấy, đa dạng sinh học muỗi lớn nhất xảy ra ở khu vực Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ. Khu vực Đông Nam Á, muỗi đa dạng nhất xảy ra ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan [20],[21],[22]. Mô hình lan truyền sốt rét cơ bản chỉ rõ mối tương quan chặc chẽ giữa mật độ vector tấn công người và số ca sốt rét; tuy nhiên, thậm chí những thay đổi nhỏ ở mật độ vector cũng có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể tỷ lệ người nhiễm bệnh [23]. Điều này rõ ràng hơn ở những khu vực lan truyền sốt rét tương đối thấp thì tỷ lệ vector đốt người ổn định cao. Sốt rét ổn định theo thời gian nhìn chung lớn hơn ở những khu vực các vector có năng lực cao và nhiều loài vector chính có mặt cả năm hoặc hoạt động xen kẽ dựa vào sự thay đổi theo mùa và các điều kiện địa phương. Tuy nhiên, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau chủ yếu giữa Người – Vector. Mầm bệnh bị ảnh hưởng bởi tập hợp các yếu tố thứ tư gồm con người (nơi làm việc và biến động dân cư), các yếu tố môi trường, sinh cảnh (môi trường sống vector) và điều kiện kinh tế xã hội, có thể tác động lớn đến lan truyền sốt rét ở mỗi quốc gia và các địa phương cụ thể (trung tâm dịch bệnh) [24],]25],[26],[27],[28],[29],[30],[16].

 

Nhìn chung, khu vực Đông Nam Á đang phải đối mặt với một tập hợp các vector phức tạp mà các thành viên bình thường rất khó để phân biệt về hình thái bao gồm sự có mặt đa dạng các vector sốt rét, các vector có khả năng truyền bệnh và các loài không phải là vector [31],[32]. Vì vậy, các thành viên trong phức hợp loài thường thể hiện sự khác biệt đáng kể về hành vi, sự hiểu biết về sinh học, hành vi và các đặc điểm sinh thái của mỗi loài sẽ liên quan đến các phương pháp kiểm soát bệnh và dịch tễ học được sử dụng. Có 3 vector sốt rét chính được công nhận ở phần đất liền khu vực Đông Nam Á gồm Anopheles dirus sensu lato (s.l.) (phức hợp loài Dirus), An. minimus s.l. (phức hợp loài Minimus), An. sundaicus s.l. (phức hợp loài Sundaicus).

Phức hợp loài Minimus bao gồm ba loài anh chị em gồm An. minimus (trước đây là loài A), An. harrisoni (loài C) và An. yaeyamaensis (loài E). Trong khi đó, loài sau cùng chỉ được tìm thấy ở Nhật Bản, An.minimusAn. harrisoni phân bố rộng rãi tại Đông Nam Á và được biết đến là vector sốt rét ở tất cả nơi chúng phân bố [33],[34]. Trong khi An. minimus s.l phổ biến ở các vùng đồi rừng, sinh sản chủ yếu ở hai bên mép của các dòng suối chảy chậm dưới bóng râm và cỏ mọc rậm [35],[36],[37],[38],[7],[34].

Ởnhững khu vực rừng Đông Nam Á, lan truyền bệnh sốt rét có thể tồn tại mãi mãi vì sự có mặt của cả An. dirus sl trong thời gian mùa mưa và An. minimus sl trong giai đoạn khô hơn của năm. Hiện nay, Phức hợp loài Dirus (Dirus Complex) gồm có 8 loài [39],[40]. Trong đó hai vector sốt rét chính gồm An. dirusAn. baimaii được xem là vector sốt rét rừng và bìa rừng với hành vi đốt máu ngoài nhà (exophagic) và thích đốt người (anthropophilic). Các loài này sinh sản chủ yếu ở những nơi gần khu vực rừng (rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh, rừng rụng lá và rừng cây tre) với nhiều hồ nước mưa, các vũng nước, cũng như các dụng cụ chứa nước nhân tạo. Cả hai loài này cũng được tìm thấy nhiều trong các môi trường nông nghiệp đặc biệt các đồng điền cao su, cây ăn quả và các đồn điền sắn [18],[32],[33],[41],[42]. Một trong những yếu tố làm cho muỗi An. dirus là một vector sốt rét chính và quan trọng là ái tính mạnh mẽ đối với người [32],[43]. Phức hợp loài Sundaicus (Complex Sundaicus) bao gồm 4 loài thành viên, tuy nhiên chỉ có loài An. epiroticus được báo cáo ở phần đất liền Đông Nam Á [44]. 4 loài này là vector ven biển, phát triển chủ yếu ở vùng nước lợ, trong khi một số quần thể có thể tồn tại ở môi trường nước ngọt. An. epiroticus đã thích nghi đa dạng với các môi trường sinh thái nhưng cũng chia sẽ một số đặc tính phổ biến như nước lợ (tối ưu từ 1-7 g NaCl/lít), tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vừa phải, nước tù động hoặc chảy chậm, với tảo xanh nổi trên mặt nước và có mặt thảm thực vật [44],[45]. An. epiroticus đốt máu cả trong và ngoài nhà (endo-and exophagy), trong khi đó chúng hoạt động chủ yếu trong nhà và ưa đốt người, mặc dù hoạt động trong và ngoài nhà, đốt động vật cũng đã được chứng minh [7],[32],[46].

Hiểu biết về vector sốt rét, về sinh thái vector và lan truyền bệnh sốt rét là rõ ràng ở mỗi quốc gia và được điều chỉnh bởi sự phức tạp vốn có của dịch tễ học và những thách thức phải đối mặt hiện nay ở Đông Nam Á để thực hiện kiểm soát vector thích hợp như là một trong những phương pháp chính kiểm soát tổng hợp để kết quả cuối cùng là loài trừ sốt rét trong khu vực.

Tài liệu tham khảo

[1] World Health Organization. (2010). World malaria report. Nonserial Publication. World health Organization.pp.274. ISBN 13 9789241564403. Worldatlas.com http://www.worldatlas.com/ webimage/countrys/as.htm

[2] World Health Organization. (2011). World malaria report. Nonserial Publication. World Health Organization. pp.270. ISBN 9789241564403.http://www.int/malaria/ world_malaria_report_2011/9789241564403_eng.pdf.

[3] World Health Organization. (2012). World malaria report. Non serial Publication. World Health Organization. pp.260. ISBN ISBN 978 92 4 156453 3. http:// www.who.int/malaria/publications/world_malaria_report_2012/en/index.html

[4] Charoenviriyaphap, T.; Bangs, M.J. & Ratanatham, S. (2000). Status of malaria in Thailand. Southeast Asian Journal Tropical Medicine and Public Health, Vol. 31, pp. 225-237. ISSN: 0125-1562.

[5] Childs, D.Z.; Cattadori, I.M., Suwonkerd, W., Prajakwong, S. & Boots, M. (2006). Spatiotemporal patterns of malaria incidence in northern Thailand. Transaction of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene. Vol. 100, pp. 623-631. ISSN: 0035-9203.

[6] Verle, P.; Ruyen, N. T., N Huong,. T. N., Be, T., Kongs, A., Van der Stuyft, P., & Coosemans, M. (1998). A simple field test for detecting pyrethroids o­n impregnated nets. Tropical Medicine and International Health,Vol.3, pp. 833-6.

[7] Trung, H. D.; Van Bortel, W., Sochantha, T., Keokenchanh, K., Quang, N. T., Cong, L. D., & Coosemans, M. (2004). Malaria transmission and major malaria vectors in different geographical areas of Southeast Asia. Tropical Medicine and International Health, Vol. 9, pp. 230-7.

[8] Delacollette, C.; Souza, C.D., Christophel, E., Thimasarn, K., Abdur, R., Bell, D.,

Dais,T.C., Gopinath, D., Lu, S., Mendoz, R., Ortega, L., Rastogi, R., Tantinimitkul, C.

& Ehrenberg, J. (2009). Malaria trends and challenges in the Greater Mekong subregion, Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health.Vol.40, No.4, pp. 674-691. ISSN: 0125-1562.

[9] World Health Organization [WHO], (2010). Malaria: Malaria situation in SEAR countries: Thailand. http://www.searo.who.int/en/Section10/ Section21/Section

40_4027.htm

[10] World Health Organization. (2010). Malaria in the Greater Mekong Sub-region.Regional and Country profiles. SEARO Nonserial Publication.SEARO.pp. 64. ISBN-13 9789290223733.

[11] Anderson, T. J.; & Roper, C. (2005). The origins and spread of antimalarial drug resistance lessons for policy makers. Acta Tropica, Vol. 94, pp. 269–280.

[12] Cui, L.; Yan, G., Sattabongkot,J., Cao, Y., Chen, B., Chen, X., Fan, Q., Fang, Q., Jongwutiwesi, S., Parker, D., Sirichaisinthop, J., Kyaw, M.P., Su, X.Z., Yang, H., Yang, Z., Wang, B., Xu, J., Zheng, B., Zhong, D. & Zhou, G. (2012). Malaria in the Greater Mekong Subregion: Heterogeneity and complexity. Acta Tropica, Vol. 212, pp. 227-239.ISSN:0001-706X.

[13] Phan, V.T.; Tuy, T.Q., Hung, L.X. & Ngo, L.V. (1998). Epidemiological characteristics of malaria in Vietnam 1992-1997. http://www.ecmalaria.org/mcis/bookl_21.htm.

[14] Sharma, V.P.; & Kondrashin, A.V. (1991).Forest Malaria in Southeast Asia, Proceedings of an Informal Consultative Meeting. World Health Organization/Medical Research Council., eds. New.

[15] Tun-Lin, W.; Thu, M.M., Than, S.M. & Mya, M.M. (1995). Hyperendemic malaria in a forested hilly Myanmar village. Journal of American Mosquito Control Association. Vol. 11, pp.401-407.

[16] Somboon, P.; Aramrattana, A., Lines, J. & Webber, R., 1998. Entomological and epidemiological investigations of malaria transmission in relation to population movements in forest areas of north-west Thailand. Southeast Asian Journal of Tropical

Medicine and Public Health, Vol. 29 pp3-9.

[17] Erhart, A.; Thang, N.D., Hung, N.Q., Toi, L.E.V., Hung, L.E.X., Tuy, T.Q., Cong, L.E.D., Speybroeck, N., Coosemans, M. & Alessandro, U.D. (2004). Forest malaria in Vietnam: A challenge for control. American Journal Tropical Medicine and Hygiene, Vol. 70, No.2,pp. 110-118. ISSN: 0002-9637.

[18] Sanh, N. H., Van Dung, N., Thanh, N. X., Trung, T. N., Van Co, T., Cooper, R. D. (2008). Forest malaria in central Vietnam. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, Vol. 79, pp. 652-654.

[19] Sodhi, N.S.; Koh, L.P., Brook, B.W. & Ng, P.K.L. (2004). Southeast Asian biodiversity: an impending disaster. Trends in Ecology and Evolution. Vol. 19, No. 2 (December 2004), pp.654-660.

[20] Gaston, K.J. & Hudson, E. (1994). Regional patterns of diversity and estimates of

global insect species richness. Biodiverstiy and Conservation, Vol. 3, pp.493-500.

[21] Foley, D.H., Rueda, L.M., Peterson, A.T. & Wilkerson, R.C. (2007). Insight into global mosquito biogeography from country species records. Journal of Medical Entomology, Vol. 44, No. 4, pp. 554-567.

[22] Manguin S. & Boëte C. 2011. Global impact of mosquito biodiversity, human vectorborne diseases and environmental change. Chapter 3: In The importance of biological interactions in the study of biodiversity, Lopez-Pujol J. (Ed.), InTech open access Publisher, Rijeka, Croatia, 390 p

[23] Anderson R.M; May R.M. (1991). Infectious Diseases of Humans: Dynamics and Control. Oxford, Oxford University Press, pp.757. ISBN 0-19-854599-1.

[24] Mouchet, J.; Manguin, S., Sircoulon, J., Laventure, S., Faye, O., o­napa, A. W., Carnevale, P., Julvez, J., & Fontenille, D. (1998). Evolution of malaria in Africa for the past 40 years: impact of climatic and human factors. Journal of American Mosquito Control Association, Vol. 14, pp. 121-30.

[25] Yewhalaw, D., Kassahun, W., Woldemichael, K., Tushune, K., Sudaker, M., Kaba, D., Duchateau, L., Van Bortel, W., Speybroeck, N. (2010). The influence of the Gilgel-Gibe hydroelectric dam in Ethiopia o­n caregivers' knowledge, perceptions and health-seeking behaviour towards childhood malaria. Malaria Journal, Vol. 9, pp. 47.

[26] Bui, H. M., Clements,A. C., Nguyen, Q. T., Nguyen, M. H., Le, X. H., Hay, S. I.,

Tran,T. H., Wertheim, H. F., Snow, R. W., Horby, P. (2011). Social and environmental

determinants of malaria in space and time in Viet Nam. Int J Parasitol, Vol. 41, pp. 109-16.

[27] Suwonkerd, W.; Overgaard, H.J., Tsuda, Y., Prajakwong, S & Takagi, M. (2002). Malaria vector densities in transmissionand non-transmission areas during 23 years and land use in Chiang Mai province, Northern Thailand. Basic andApplied Ecology. Vol. 3, No. 3,pp 197-207. ISSN 1439-1791.

[28] Suwonkerd, W.; Yoshio, T., Overgaard, H.J., Chawprom, S.,Tuno, N., Prajakwong, S. & Takagi, M. (2004). Changes in malaria vector densities over a twenty-three year period in Mae Hong Son Province, northern Thailand.Southeast Asian journal of Tropical Medicine and Public Health, Vol. 35, No.2, pp.316-324.

[29] Butraporn, P.; Sornmani, S., & Hungsapruek, T. (1986). Social, behavior, housing factors and their interactive effects associated with malaria occurrence in east Thailand. Southeast Asia Journal of Tropical Medicine and Public Health. Vol. 17,pp. 386-392.

[30] Butraporn, P.; Prasittisuk, C., Krachaiklin, S. & Chareonjai, P. (1995). Behavior in selfprevention of malaria among mobile population in east Thailand. Southeast Asia Journal of Tropical Medicine and Public Health. Vol. 26,pp. 213-218.

[31] Ma, Y.; Vanne, S., Li, S. & Yang, P. (2005). Molecular identification of Anopheles minimus sensu lato and Anopheles dirus sensu lato (Diptera: Culiciadae) from Kampong Spoe province, Cambodia. Zootaxa. Vol. 1028, (August 2005) pp.37-47.

[32] Trung, H. D.; Bortel, W. V., Sochantha, T., Keokenchanh, K., Briet, O. J., & Coosemans, M. (2005). Behavioural heterogeneity of Anopheles species in ecologically different localities in Southeast Asia: a challenge for vector control. Tropical Medicine and

International Health, Vol. 10, pp. 251-262.

[33] Manguin; S.; Garros, C., Dusfour, I., Harbach, R.E., & Coosmans, M. (2008 a). Bionomics, taxonomy, and distribution of the major malaria vector taxa of Anopheles

subgenus Cellia in Southeast Asia: an updated review. Infectious Genetic Evolution Vol. 8,pp.489-503.

[34] Garros, C.; Van Bortel, W.,Trung, M., Coosemans, M. & Manguin, S. (2006). Review of the Minimus Complex of Anopheles, main malaria vector in Southeast Asia: from taxonomic issues to vector control strategies. Tropical Medicine and International Health, Vol.11, No.1, (January 2006), pp,102-114.

[35] Harrison, B.A. (1980). Medical Entomological study XIII. The Myzomyia series of Anopheles (Cellia) in Thailand, with emphasis o­n intra-interspecific variations (Diptera: Culiciade). Contribution of the American Entomological Institute. Vol 17, pp. 1-195.

[36] Suwonkerd, W.; Takagi, M., Amg-ung, B. & Prajakwong, S. (1995). Seasonal and spatial distribution of 3 malaria vectors at three mountainous villages in north Thailand. Japanese Journal Tropical Medicine and Hygiene. Vol 23, No. 3 (August 1995), pp. 183-187.

[37] Foley, D.H.; Rueda, L.M., Peterson, A.T., & Wilkerson, R.C. (2008). Potential distribution of two species in the medically important Anopheles minimus complex (Diptera: Culicidae). Journal of Medical Entomology, VOl. 45, pp.852-860

[38] Overgaard, H.; Tsuda, Y., Suwonkerd, W.& Takagi, M. (2002). Characteristics of

Anopheles minimus (Diptera: Culicidae) larval habitat in northern Thailand. Environmental Entomology, Vol. 30, pp. 134-141.

[39] Harbach, R. E. (2011). Anopheles classification. Mosquito Taxonomic Inventory

(http://.mosquito-taxonomic-inventory.info/). accessed o­n 20 January 2013.

[40] Takano, K. T.; Nguyen, N. T., Nguyen, B. T., Sunahara, T., Yasunami, M., Nguyen, M. D., & Takagi, M. (2010). Partial mitochondrial DNA sequences suggest the existence of a cryptic species within the Leucosphyrus Group of the genus Anopheles (Diptera: Culicidae), forest malaria vectors, in northern Vietnam. Parasite & Vectors Vol. 3, pp. 41.

[41] Obsomer, V.; Defourny, P., & Coosemans, M. (2007). The Anopheles dirus complex: spatial distribution and environmental drivers. Malaria Journal, Vol. 6, pp. 26.

[42] Manh, C. D.; Beebe, N. W., Van, V. N., Quang, T. L., Lein, C. T., Nguyen,D. V., Xuan,

T. N., Ngoc, A. L., & Cooper, R. D. (2010). Vectors and malaria transmission in deforested, rural communities in north-central Vietnam. Malaria Journal, Vol. 9, pp. 259.

[43] Van Bortel, W.; Trung,H. D., Hoi le, X., Van Ham, N., Van Chut, N., Luu, N. D., Roelants, P., Denis, L., Speybroeck, N., D'Alessandro, U., & Coosemans, M. (2010). Malaria transmission and vector behaviour in a forested malaria focus in central

Vietnam and the implications for vector control. Malaria Journal, Vol. 9: 373.

[44] Dusfour, I. ; Michaux, J. R., Harbach, R. E., Manguin, S. (2007). Speciation and phylogeography of the Southeast Asian Anopheles sundaicus complex. Infectious Genet Evol, Vol. 7, pp. 484-93.

[45] Nguyen, T. A. (1993). [Malaria in Vietnam.Environment, prevention and treatment]. Bull Soc Pathol Exot 86: 494-9.

[46] Dusfour, I.; Harbach, R.E. & Manguin, S. (2004). Bionomics and systematics of the oriental Anopheles sundaicus complex in relation to malaria transmission and vector control. Am J Trop Med Hyg. Vol. 71, pp. 518-524. ISSN: 0002-9637.

[47] World Health Organization. (2009). World malaria report. Nonserial Publication.

World Health Organization. pp.78. ISBN 9789241563901.http://whqlibdoc.who.int/ publications/2009/9789241563901_eng.PDF. 

 

 

Ngày 10/06/2015
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang,
TS. Nguyễn Xuân Quang và ThS. Đỗ Văn Nguyên
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích