Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 17/09/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 5 7 8 1 4 5
Số người đang truy cập
2 2 7
 Chuyên đề Côn trùng học
Các biện pháp tiếp cận mới trong phòng chống véc-tơ

Một số biện pháp cải tiến mới nhằm lấp khoảng trống trong các nỗ lực phòng chống bệnh sốt rét bằng cách nhắm đến loài muỗi truyền bệnh.

Kể từ khi Ronald Ross phát hiện ra ký sinh trùng sốt rét ở muỗi Anopheles vào năm 1897, công tác phòng chống véc-tơ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm gánh nặng bệnh tật. Trong nhiều thập kỷ sau Thế chiến thứ II, phun tồn lưu hóa chất trong nhà (indoor residual spraying_IRS) là vũ khí duy nhất chống lại muỗi và chứng tỏ là công cụ hiệu quả phù hợp để bảo vệ người dân trong nhà. Sau đó, kể từ đầu những năm 2000, màn tẩm hóa chất diệt côn trùng (insecticide-treated nets_ITNs) trở thành một biện pháp bổ sung mới trong chiến lược phòng chống véc-tơ của các quốc gia.

Một phần nhờ vào việc triển khai rộng rãi hai biện pháp can thiệp doWHO khuyến nghị này mà thế giới đã đạt những thành tựu đáng kể trong phòng chống sốt rét giai đoạn 2000-2015. Nhưng tiến bộcó dấu hiệu chững lại, và tình trạng đình trệ đáng lo ngại này trở nên trầm trọng hơn do dịch bệnh COVID-19. Theo Báo cáo Sốt rétthế giớimới nhất của WHO, năm 2020 chứng kiến sự gia tăng gánh nặng sốt rét toàn cầu, ước tính có khoảng 627.000 ca tử vong do số rét và 241 triệu ca mắc mới.

Để trở lại đúng hướng và đạt được mục tiêu của WHO đến 2030 là giảm 90% tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét, đòi hỏi phải có sự quan tâm trở lại của toàn cầu, tăng cường tài trợ, tiếp tục nghiên cứu và phát triển các biện pháp can thiệp mới cùng với các hành động khác. Trong lĩnh vực phòng chống véc-tơ, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm một số biện pháp cải tiến nhằm tăng cường nỗ lực chống lại căn bệnh này.


Muỗi Anopheles tại Viện Nghiên cứu KEMRI/CDC ở Kisumu, Kenya. Ảnh WHO/S. Torfinn

Mànchống muỗicải tiến: mở rộng các hóa chất để chống lạitình trạng kháng (Improved nets: expanding chemistries to defeat resistance)

Mặc dù màn tẩm hóa chất diệt côn trùng đã là một phần quan trọng của bộ công cụ phòng chống sốt rét, nhưng hiệu quả của chúng đã giảm dần trong những năm gần đây do muỗi đã trở nên kháng với pyrethroid, loại thuốc diệt côn trùng duy nhất được WHO khuyến nghị sử dụng trong tẩm màn cho đến nay. Các nhà khoa học đang nghiên cứu để tăng cường độc tính của pyrethroids hoặc tìm ra loại thuốc diệt côn trùng khác mạnh hơn phù hợp để tẩm màn.

Một vài loại màn mới hiện đang được thử nghiệm tẩm cả pyrethroid (vẫn là một chất diệt muỗi hiệu lực cao) và một hóa chất bổ sung, chất khử trùng hoặc thuốc diệt côn trùng. Một thử nghiệm lớn gần đây ở Cộng hòa Thống nhất Tanzania chỉ ra rằng màn Interceptor G2 mới - được xử lý bằng cả pyrethroid và chlorfenapyr, một loại hóa chất khác trước đây không được sử dụng để kiểm soát véc tơ, cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong việc ngăn ngừa bệnh sốt rét so với màn chỉ tẩm pyrethroid.

TS. Hilary Ranson, Khoa Sinh học Véc-tơ trường Y học Nhiệt đới Liverpoolcho biết: “Thật đáng khích lệ khi thấy những kết quả này từ một thử nghiệm lâm sàng chất lượng tốt”. Nhưng TS. Hilary Ranson nói thêm: “Có một sự khác biệt rất lớn về quần thể muỗi trên khắp châu Phi, và việc ngoại suy từ một bối cảnh ra toàn lục địa là một bước tiến lớn”. Một thử nghiệm lớn khác về màn chống muỗi mới ở Benin sẽ cung cấp nhiều kết quả hơn vào cuối năm nay.

Attractive targeted sugar baits (ATSBs): taking the fight outside(Bẫy đường thu hút muỗi: cuộc chiến ngoài nhà)

Các công cụ phòng chống véc-tơ hiện tạiđều tập trung áp dụng trong nhà. Mathias Mondy, giám đốc Chiến lược và Phát triển Kinh doanh tại Hiệp hội Phòng chống Véc-tơ Cải tiến (Innovative Vector Control Consortium_IVCC) cho biết: “Hiện nay, chúng ta có rất nhiều sản phẩm vô cùng hiệu quả để sử dụng trong nhà như IRS và màn chống muỗi, nhưng lại cực kỳ thiếu các sản phẩm để ngăn ngừa lây truyềnngoài nhà.” Vào năm 2014, IVCC đã yêu cầu các ý tưởng mới cho hoạt động phòng chống ngoài nhà. Một công ty đã đưa ra ý tưởng bẫy đường hấp dẫn muỗi (attractive tartgeted sugar bait_ATSB), một trạm mồi ngoài trời để thu hút và tiêu diệt muỗi.

Trạm ATSB có kích thước bằng một tờ A4, với các túi nhỏ chứa chất làmngọt tẩm hóa chất diệt côn trùng. Bẫy được phủ một lớp màng mềm màu đen để muỗi có thể hút xuyên qua mà vẫn bảo vệ khỏi mưa và bụi. Hai trạm mồi được đặt ở độ cao 1,8 mét trên các bức tường bên ngoài mỗi nhà, do đó tránh xa được tầm với của trẻ nhỏ và vật nuôi.


Các bẫy đường thu hút muỗi trên tường nhà ở Hạt Siaya, Kenya. Ảnh: IVCC

ATSB hiện đang được thử nghiệm ở Mali, Zambia và Kenya và đã cho thấy nhiều hứa hẹn, cũng như đỡ vất vả hơn nhiều so với việc phun thuốc. Mondy lưu ý: “So với IRS thì việc huấn luyện nhân viên y tế đóng đinh ATSB trên tường nhà đơn giản hơn nhiều”.Kết quả đầy đủ dự kiến sẽ đưa ra vào năm 2025.

Spatial repellents: reaching mosquitoes in the air(Chất xua đuổi không gian: tiếp xúc muỗi trong không khí)

Một cải tiến khác có thể giảm bớt vài gánh nặng của việc phun hóa chất trong nhà là chất xua đuổi không gian, đó là giải phóng hoạt chất dễ bay hơi ra không khí làm thay đổi hành vi của muỗi. TS. Nicole Achee, một nhà côn trùng y học tại Đại học Notre Dame cho biết: “Với IRS, muỗi phải trú đậu trên một bề mặt được tẩm hóa chất thì mới bị ảnh hưởng”. Nhưng với chất xua đuổi không gian, chúng “tương tác với các hóa chất trong không khí đã phân tán khắp khu vực được xử lý”.

Các chất xua đuổi không gian cũng mang những ưu điểm khác. Chúng có thể phân bố trên một bề mặt nhỏ như một tờ giấy, không cần lửa hoặc điện. TS. Achee nói: “Đây có thể là thứ mà bạn đặt vào trong cái hộp trên xe đạp và dễ dàng phân phát cho cộng đồng. Chúng cũng lưu giữ lâu hơn nhiều so với các kem xua truyền thống và không cần phải bôi lại thường xuyên như các sản phẩm chống muỗi tại chỗ. Và cũng giống như ATSB, các chất xua đuổi không gian sau khi được WHO khuyến nghị thì ai cũng có thể dùng để bảo vệ chống lại sốt rét và các bệnh như sốt xuất huyết, miễn là theo đúng hướng dẫn sử dụng.

Endectocides: humans as vector control(Endectocides: con người là một công cụ phòng chống véc-tơ)

Một cách tiếp cận mới khác là endectocides hay các loại thuốc mà khi con người uống vào sẽ có tác động lên muỗi đốt họ. Ban đầu được sử dụng để điều trị bệnh giun chỉ o­nchocerciasis (bệnh mù sông), ivermectin – một loại endectocide được nghiên cứu nhiều nhất cho đến nay, dường như cũng có tác dụng đối với muỗi. PGS.TS. Sunil Parikh, Khoa Dịch tễ và các Bệnh Truyền nhiễm tại trường Y tế Công cộng Yale cho biết: “Nếu bắt những con muỗi đã đốt máu người có tiêm ivermectin, chúng sẽ không sống được lâu.”

Tuy nhiên,để ivermectin có thể kiểm soát muỗi hiệu quả, con người sẽ phải tiêm liều cao hơn hoặc thường xuyên hơn so với liều dùng để tẩy giun. Các nghiên cứu thí điểm cho thấy rằng việc cho người dùng ivermectin thường xuyên hơn có thể kiềm hãm quần thể muỗi xuống đủ để giảm lây lan sốt rét, và các nghiên cứu khác cho thấy thuốc này có thể sử dụng an toàn ở liều cao hơn. Một số nghiên cứu lớn hơn đang được tiến hành để khẳng định các kết quả đó và để khám phá các thuốc endectocides tiềm năng khác.

PGS.TS. Parikh cho biết: “Điều thú vị về endectocides là một người sẽ chỉ cần đi loanh quanh với một thứ gì đó trong máu mình mà thứ đó sẽ làm muỗi chết khi chúng đốt người trong nhà, ngoài nhà, ban ngày, ban đêm. Vì vậy, bạn có thể tác động lên những con muỗi có nhiều đặc thù và tập tính khác nhau.”

Gene drive: changing mosquito DNA(Công nghệ gene drive: thay đổi DNA muỗi)

Trong khi các thử nghiệm thực địa vẫn còn vài năm nữa mới có kết quả thì một cách tiếp cận mới hấp dẫn khác là biến đổi gen muỗi. TS. Mike Santos, Giám đốc GeneConvene, một tổ chức hợp tác toàn cầu tập trung vào công nghệ kiểm soát sinh học di truyền cho y tế công cộng giải thích: “Các thay đổi di truyềnđược tiến hànhmột cách cụ thểtrên véc-tơ sốt rét để giảm lây truyền sốt rét.”

Sau khi được thả vào tự nhiên, những con muỗi biến đổi gen này sẽ truyền những thay đổi của chúng sang các véc-tơ sốt rét khác. TS. Mamadou Coulibaly, nghiên cứu viên chính tại Target Malaria, giải thích về một cách tiếp cận như vậy: “Nếu bạn thả một con muỗi đực mang công nghệ gene drive này, nó sẽ làm giảm khả năng sinh sản của muỗi cái khi nó giao phối, do đó sẽ không còn thế hệ con cháu và quần thể muỗi giảm đi.”


Nghiên cứu về công nghệ gene drive trong phòng chống véc-tơ.Ảnh: Imperial College, London

Ưu điểm lớn của các cách tiếp cận gene drive để phòng chống véc-tơ là tác dụng trên diện rộng. TS. Santos nhấn mạnh rằng một ngày nào đó, công nghệ gene drive có thể đóng vai trò đặc biệt quan trọng ở các khu vực khó tiếp cận, nơi mà khó có thể triển khai các biện pháp phòng chống sốt rét khác một cách hiệu quả. TS. Coulibaly đồng ý: “Nó không phân biệt giữa giàu và nghèo. Một khi công nghệ này được áp dụng, nó có thể được tiến hành ở bất cứ nơi đâu có muỗi.”

Hiện tại, gene drive đang được nghiên cứuchỉ trong các thử nghiệm quy mô lớn tại labo. Nhưng TS. Coulibaly hy vọng sau khi nghiên cứu sâu hơn nó có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của sốt rét. Ông nói rằng: “Đây là một công nghệ mới và tôi không thể yêu cầu mọi người nhắm mắtđón nhận nó. Nhưng nó cũng là cơ hội để bảo vệ nhiều sinh mạng hơn.”

VCAG: evaluating the science behind new innovations(Nhóm cố vấn phòng chống véc-tơ VCAG: đánh giá khoa học đằng sau những cải tiến mới)

Đánh giá giá trị y tế công cộng của cáccải tiến này và các công nghệ mới khác là trách nhiệm quan trọng của Nhóm cố vấn phòng chống véc-tơ (Vector Control Advisory Group_VCAG)), một bộ phận các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu, gồm cả TS. Coulibaly và TS. Ranson, họ có nhiệm vụ đánh giá độc lập các dữ liệu về hiệu quả của các công cụ và biện pháp tiếp cận mới. Nhóm sẽ cố vấn cho WHO về tác động dịch tễ của các công cụ này, và sau khi đã được chứng minh, sẽ đưa ra khuyến nghị của WHO để các quốc gia triển khai thực hiện.

Bất kể đang nghiên cứu công nghệ nào, mỗi nhà khoa học đều đồng ý rằng không có cải tiến nào tự nó là một “viên đạn bạc” (“silver bullet”: giải pháp dễ dàng và nhanh chóng). Thay vào đó, mỗi cải tiến nên được xem là một sự bổ trợ cho hộp công cụ phòng chống sốt rét ngày càng mở rộng. TS. Parikh cho biết: “Chúng ta phải tận dụng đếncông cụ cuối cùng cho sốt rét. Nếu bạn chỉ sử dụng một công cụ và tình trạng khángxuất hiện, bạn mất đi tất cả. Nhưng khi bạn có nhiều biện pháp can thiệpở đó, điều này sẽ bảo vệ tiến trình mà chúng ta đang thực hiện.”

Ngày 30/06/2022
PGS.TS. Hồ Văn Hoàng, An Khang, Như Quỳnh
Nguồn: https://www.who.int/news-room/feature-stories/detail/new-frontiers-in-vector-control
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích