Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 17/09/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 5 7 8 3 1 7
Số người đang truy cập
2 3 5
 Chuyên đề Côn trùng học
Phần 2. Cập nhật thực hành nghiên cứu ngoại ký sinh Mò (Họ Trombiculidae)

1.2. Thiết bị, dụng cụ chính trong phòng thí nghiệm

- Kính hiển vi 2 mắt Olympus, Kính lúp 2 mắt Olympus.

- Tủ ấm, tủ sấy, tủ lạnh.

- Máy chụp ảnh mẫu vật qua kính hiển vi.

- Tủ gỗ cửa kính đựng tiêu bản và mẫu lưu trữ: ngoại ký sinh (mò).

- Hộp đựng tiêu bản ngoại ký sinh (mò).

- Tủ đựng mẫu vật, đựng hóa chất.

- Bộ dụng cụ chuyên dụng xử lý mẫu ngoại ký sinh (mò).

- Giá inox

- Sổ ghi chép kết quả, sổ lưu dữ số liệu.

2.1. Xử lý tại (la bô)phòng thí nghiệm

Mò: Được thu thập tại thực địa đưa về labô được xử lý gồm 15 bước như sau:

- (1) Cho vào đĩa petri (1) khoảng 15-20 ml nước lạnh.

- (2) Dùng ống hút hút mò trong ống nghiệm ra (mò nhiều) hoặc đổ trực tiếp vào đĩa petri (mò ít).

- (3) Dùng que tre khuấn nhẹ trong nước để rửa mò cho sạch.

- (4) Đưa đĩa petri vào dưới kính lúp, lấy vi trường và quan sát mẫu vật.

- (5) Dùng kim mổ muỗi tách từng cá thể mò ra khoải mảng da vật chủ.

- (6) Dùng micropipet cầm tay hút mò đã tách chuyển qua đĩa petri chứa nước cất.

- (7) Dùng kim mổ muỗi tách hết miếng da, bụi bẩn còn dính trên miệng, thân, chân mò và rửa sạch.

- (8) Dùng micropipet cầm tay hút mò chuyển sang lam kính sạch có giọt nước cất nhỏ sẵn.

- (9) Dùng giấy thấm thấm hết nước trên lam kính và xung quanh mò đến khô nước.

- (10) Cho một ít gôm Arabic lên mò dùng kim mổ muỗi sữa mò cho đúng tư thế.

- (11) Để khô cố định, sau đó tiếp tục nhỏ gôm vừa đủ và thả lamen lên.

- (12) Thả lamen lên (không để bọt, không tràn, không thiếu gôm…).

- (13) Mò đặt nằm sấp, chân duổi thẳng, các lông không bị gãy, bị mất, lam không bị bọt khí.

- (14) Để lam khô tự nhiên hoặc sấy khô trong tủ sấy nhiệt độ 450C.

- (15) Lam mò tốt: Mò phải nằm đúng tư thế, lam trong suốt, không bị bọt khí, không bẩn, chân, lông, ban không cong, không gãy, không thiếu… đầy đủ các vị trí định loại.

+ Kỹ thuật định loại mò

- Mò được định loại trên kính hiển vi:

- Thị kính 10x vật kính 10 lấy vi trường quan sát tổng thể.

- Soi định loại chi tiết trên vật kính 10x thị kính 40.

- Định loại theo tài liệu phân loại mò (Acarifomes: Trombiculidae) ở Việt Nam [1]

+ Hình thái phân loại mò:

Cho đên nay phân loại mò chủ yếu dựa vào các đặc điểm cấu tạo bên ngoài của cơ thể ấu trùng. Cơ thể ấu trùng mó gồm 2 phần đầu giả và thân.

1. Đầu giả (Grathosoma) gồm:

1. Gốc đầu 2. Kìm3. Pan 4. Họng5. Bao kìm

2. Thân (Idiosoma) gồm:

1. Mai lưng (Scutum)

2. Mắt (ocellus)

3. Lông trên thân ấu trùng gồm: Lông lưng và lông bụng

4. Chân (pedes).

+ Hình thái ngoài của ấu trùng mò


Hình
8: Hình thái bên ngoài của ấu trùng mò Leptotrombidium (Leptotrombidium) delienseWalch, 1922) (Theo Nadchatram và Dohany, 1974).

1

Pan (palp)

18

Đốt bàn (tarsum)

2

Kìm (chelicera)

19

Lông trước vuốt (pretarsala)

3

Lông bao kìm (galea seta)

20

Mai lưng (scutum)

4

Mắt (ocellus)

21

Lông vai (humeral)

5

Lông bên gần mút bàn (parasupterminala)

22

Hàng lông lưng thứ nhất “1st

6

Lông gần mút bàn( subterminala)

23

Hàng lông lưng thứ hai “2nd

7

Cựa bàn I (tarsala)

24

Móng (claw)

8

Gai bàn I (microtarsala)

25

Đệm (epodium)

9

Gai cẳng I (microtibiala)

26

Lông đuôi (caudal seta)

10

Gậy cẳng I(tibiala)

27

Lỗ hậu môn (anus)

11

Gậy đốt gối I (genuala)

28

Lông bụng (ventral seta)

12

Gai đốt gối I (microtibiala)

29

Gốc chân coxa) III

13

Đốt chuyển (trochanter)

30

Lông gốc chân (coxal seta)

14

Đốt gốc đùi (basifemur)

31

Lông ức (sternal seta)

15

Đốt gốc đùi (telofemur)

32

Gốc chân (coxa) III

16

Đốt gối (genu)

33

Lỗ thở (urtigma)

17

Đốt cẳng (tibia)

34

Gốc chân (coxa) I

+ Mặt lưng và bụng đầu giả ấu trùng mò


Hình
11. Mặt lưng và mặt bụng của đầu giả ấu trùng mò (Theo Nadchatram và Dohany, 1974).


Hình 1
2. Mai lưng (Scutum) và các số đo mai lưng (Theo Nadchatram và Dohany, 1974


Hình 1
3: a-c: Các đốt của chân I đến chân III

d-f:Các loại lông, gai đặc biệt trên I-III

g: Móng chân có những tơ mỏng

CÁC KÝ HIỆU VÀ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG TÀI LIỆU ĐỊNH LOẠI MÒ

AL

Lông trước bên

ALs

Đường nối giữa 2 lông trước bên

AM

Lông trước giữa

AP

Khoảng cách giữa các lông AL và PL

ASB

Khoảng cách từ bờ trước scutum đến đường nối 2 lông cảm giác

AW

Khoảng cách giữa 2 gốc lông AL

B

Lông phân nhánh rậm

b

Lông phân nhánh ít, các nhánh rất ngắn

Bs

Gồm các lông phân nhánh rậm và 1 lông không phân nhánh thưa thớt hay răng cưa nhỏ

CL

Móng pan (palpal claw): CL2 – móng pan 2 nhánh, CL3 -móng pan 3 nhánh hay xẻ 3

CS

Lông đuôi (caudal setae)

Cx

Gốc chân (coxa)

DS

Lông lưng (dorsal setae)

Em

Đệm (epodium)

fDs

Công thức lông lưng

fDp

Công thức các đốt chân (fDp: 7/7/7 Chân I-III đều 7 đốt; fDp: 7.6.6 chân I có 7 đốt, Chân II và III có 6 đốt)

Gal

Lông bao kìm (galea setae)

HS

Lông vai (humeral setae)

IP

Tổng chiều dài 3 chân (I = P1 +P2 + P3)

N

Biểu thị một lông trần (nude)

Ot

Tơ trên móng chân (onychotrichia = o­nychocilia)

PF

Công thức lông pan

PL

Lông sau bên

PLs

Đường nối giữa 2 lông sau bên

PP

Khoảng cách từ đường nối giữa 2 lông sau bên đến tận cùng bờ sau của scutum

PPL

Đôi lông phụ sau lông sau bên (ở phân giông Gahaliepia) (sau lông PL: PPL1, PPL2, PPL3 … PPLn

PTF

Công thức lông bàn pan

pw

Khoảng cách giữa 2 lông sau bên

SB

Gốc lông cảm giác hay khoảng cách giữa 2 gốc lông cảm giác

Sc

Mai lưng (scutum)

SD

Chiều dài mai lưng (= ASB + PSB)

Sens

Lông cảm giác (sensillian)

St

Lông ức (sternal setal)

Đơn vị chiều dài tính bằng micron (µ)


Hình 1
3: Scutum và lông trước giữa Scutum (AM)

Phân họ Trombiculidae (a)

Phân họ Leeuwenhoekiniiae (b)

Có 1 hoặc thiếu lông AM, fDp công thức chân (các đốt chân) = 7.7.7 hoặc 7.6.6

Có 2 AM, fDp công thức chân (các đốt chân = 6.6.6


Hình 1
4: Các đốt chân của mò (chân a 7.7.7), (chân b 7.6.6)



Phân họ Trombiculidae

Giống

Thiếu lông AM, fDp công thức chân (các đốt chân) = 7.6.6

Giống Gahrliepia

4 lông trên Scutum

Phân giống Walchia

8 lông trên Scutum

Phân giống Gahrliepia


Hình 15
: Lông cảm giác hình sợi (a), hình mở rộng (b)

Phân họ Trombiculidae

Giống

Có 1 lông AM, fDp công thức chân (các đốt chân) = 7.7.7

4 lông trên Scutum, lông cảm giác hình sợi, ngọn đôi khi dày lên hay mở rộng (a)

Giống Eutrombicula

Giống Eutrombicula

Giống Chiroptlla

Giống Toritrombicula

Giống Leptotrombidium

Giống Siseca

Giống Blankaartia

Giống Neotrombiicula

Giống Microtrombicula


Hình 16
: Lông cảm giác luôn mở rộng từ hình kiếm đến hình cầu

Phân họ Trombiculidae

Giống

Có 1 lông AM, fDp công thức chân (các đốt chân) = 7.7.7

4 lông trên Scutum, lông cảm giác luôn mở rộng từ hình kiếm đến hình cầu (b)

Giống Doloisia

Giống Helenicula

Giống Neoschoengastia

Giống Schoengastia

- Giống Ascoschoengastia.

- Phân giống Laurentella

- Giống Cheladonta

- Phân giống Cheladonta

Giống Schoutedenichia

Giống Walchiella

Giống Tromnigastia


Hình 17

- Móng pan xẻ 2, mấu chính phía ngoài (H 17a) bờ sau Scutum lồi (H17b) giống Eutrombicula

- Móng pan xẻ 3, nếu xẻ 2 mấu chính phía trong (H17c,d) bờ sau Scutum không lồi như (H17b) giống …..


Hình 18

- Góc chân III có 2 gậy cảm giác (H18a) Scutum gần hình chử nhật bờ sau có 2 chổ lỏm, góc sau bên lồi thành mấu dài (18b)………

- Góc chân III có 1 gậy cảm giác (H18b) Scutum không như hình trên ……..


Hình 19

- Scutum hình chử nhật, bờ sau không bao giờ thành góc. PW khoảng cách giửa 2 lông sau lớn hơn 1,5 lần mai lưng……


Hình 20

- AL không ở góc mà ở vai (H20a). Chân III thường có lông đơn dài hay ít nhiều phân nhánh ở góc………. Giống Lorilatum.

- AL ở góc chân III không có lông như trên (H20d)…..


Hình 21

- Mắt trước lớn hơn gấp 3 lần mắt sau và lồi hẳn ra (a) Gal N (lông bao kìm đơn) … giống Toritrombicula.

- Mắt trước gần bằng mắt sau và không lồi ra (a) Gal B (lông bao kìm phân nhánh rậm) … giống Leptotrombicula.

+ Lông PL và lông lưng hình sợi mảnh phân giống …. Leptotrombidium

+ Lông PL và lông lưng mở rộng từ hình lá đế hình tim phân giống …. Trombiculidus.

PHÂN HỌ LEEUWENHOEKINIIAE

Scutum có mấu lồi trước ……………………………………….. giống Odontacarus


Hình 22
: (H22a giống Odontacarus) phân họ Leeuwenhoekiniiae

Kìm có nhiều răng mập uốn cong ra phia sau, bờ sau Scumtum lõm giữa ít khi bằng

………..…. Giống Whartonia


Hình 23
: (H2a,b giống Whartonia) phân họ Leeuwenhoekiniiae

KHÓA ĐỊNH LOẠI GIỐNG LEPTOTROMBIDILIUM

1 (42). Lông sau bên scutum (PL) và lông lưng (DS) hình sợi mảnh, phân nhánh lông chim.

Phân giống Leptotrombilium Nagayos et al, 1916.

2 (39). Phần gốc Sens trơn.

3 (26). Công thức lông ban: N/N/BNN.

4 (7). Sens ở trước PLs.

5 (6). Lông lưng 28 chiếc, xếp: 2.8.6.6.4.2 …. L.(L) deliense (Walch, 1922)

6 (5) Lông lưng 34-38 chiếc, xếp: 2.10.8.8.6(4).4(2).0(2) ………. L.(L) akmushi (Brumpt, 1910)

7 (4) Sens ngang hay sau PLs.

Định loại mò chi tiết: Định loại theo tài liệu phân loại mò (Acarifomes: Trombiculidae) ở Việt Nam Nguyễn Văn Châu [1].

Một số hình ảnh được trích từ nguồn tài liệu tham khảo: [1] và [2].

 


Tài liệu tham khảo

1.Nguyễn Văn Châu (1997), "Tài liệu phân loại mò (Acariformes: Trombiculidae) ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.

2.Nguyễn VănChâu, Đỗ SỹHiển và Nguyễn ThuVân (2007), "Động Vật Chí Việt Nam (16)", Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, năm 2007.

3.Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Mạnh Hùng và Hồ Đình Trung (2011), "Thực hành kỹ thuật chân đốt Y học". Nhà xuất bản Y học.

4.Phan Trọng Cung và Đoàn VănThụ (2001), "Động Vật Chí Việt Nam (11) - Bộ ve bét - Acarina". Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia.Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2001.

 

Ngày 17/04/2023
ThS. Phạm Quang Luận, TS. Nguyễn Xuân Quang,
CN. Đỗ Công Tấn
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích