Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 7 0 4 0
Số người đang truy cập
3 8 9
 Chuyên đề Côn trùng học
Phần 1. Cập nhật thực hành nghiên cứu ngoại ký sinh Mò (Họ Trombiculidae)

           Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho khu hệ động thực vật phát triển. Trong đó có khu hệ ngoại ký sinh bao gồm các nhóm thuộc lớp côn trùng (Insecta) như bọ chét (Siphonaptera), chấy rận (Anoplura), ăn lông (Mallophaga) và các nhóm chân khớp thuộc lớp nhện (Arachnida) mà chủ yếu các nhóm thuộc bộ ve bét (Acarina) như ve (Ixodoidea), mò (Trombiculidae) và mạt (Gamasoidea). Đây là những động vật chân khớp có đời sống ký sinh bên ngoài cơ thể người và động vật, chúng có vài trò quan trọng về mặt y học và thú y[3].

          Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu về vai trò cũng như các phương pháp thực hành ngoại ký sinh mò (Họ Trombiculidae). Cho đến nay ở Việt Nam đã phát hiện được 107 loài mò (họ Trombiculidae) vàmò là véc tơ truyền một số mầm bệnh nguy hiểm cho con người. Véc tơ chính có khả năng truyền mần bệnh sốt mòOrientia tsutsugamushiLeptotrombidium (L) deliense[3].

          Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về mò, như nghiên cứu về mò của Nadchantram và Dohany (1974) cho khóa định loại với 50 giống và phân giống của họ Trombiculidae vùng Đông Nam Á, trên thế giới có 1.900 loài. Goff (1977) đưa ra khóa định loại 87 giống mò vùng Tây bán cầu, cho biết trên thế giới đã phát hiện 3.000 loài [2]… Thành phần loài mò trên thế giới thường xuyên được phát hiện. Wayne A. Brown (2009) đã công bố 10 loài mới ở Philippin.

            Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về mò. Như Đỗ Công Tấn (2010), nghiên cứu mò ở Khánh Hòa xác định được 12 loài, thuộc 6 giống, trong đó 4 loài có vai trò truyền bệnh sốt mò; Nguyễn Xuân Quang (2015), nghiên cứu ngoại kí sinh ở khu vực rừng đặc dụng Đắc Hà (Kon Tum); Phạm Quang Luận (2018) nghiên cứu nhóm chân đốt y học (Arthropoda) tại Yang Bay (Khánh Hòa) và Sông Thanh (Quảng Nam) xác định được 12 loài Mò, thuộc 7 giống, 1 họ, (mò 3 loài có vai trò truyền bệnh: L (L) deliense véc tơ chính, 2 loài véc tơ phụ A (L) indicaA. (L) audyi). Chúng phân bố ở bốn sinh cảnh trong làng, ruộng/đồng, bìa rừng và trong rừng. Như vậy, muốn nghiên cứu về mò, trước hết phải nhận biết về hình thái, đặc điểm sinh thái hay nơi sinh sống, phương pháp thu thập, cách xử lý tại thực địa và ở labô đối vơi mò (họ Trombiculidae) cũng như vật chủ vàcách bảo quản mẫu vật.

             Để thuận tiện hơn cho việc nghiên cứu về mò, thú gặm nhấm, thú hoang dại để bổ sung thành phần loài cũng như xác định véc tơ và vai trò truyền bệnh trong tự nhiên. Chúng tôi xincập nhật phương pháp thu thập, xử lý mò tại thực địa và phòng thí nghiệm đơn giản để quý độc giả tham khảo như sau.

1.1. Những dụng cụ cần cho việc điều tra thực địa

1.1.1. Dụng cụ thu thập vật chủ

- Bẫy lồng xếp (rộng 22cm x dài 22cm x cao 25cm).

- Kìm sắt, đèn pin, dây thép buộc bẫy, dao.

- Dây nhựa màu đỏ đánh giấu trong rừng khi đặt bẫy.

- Xẻng nhỏ đào hang, túi tích vải trắng, túi ni lông lớn nhỏ.

- Bảng đen nhỏ hay đỉa hát (bẫy mò tự nhiên).

- Kính lúp cầm tay có đèn (10x, 20x), lúp tay nhỏ.

- Kim mổ côn trùng, que tre vót mỏng 1 đầu.

- Micropipet cầm tay (500µl - 1000µl).

- Ống tuýp đựng mẫu bằng nhựa, thủy tinh (miệng ống 16 mm x chiều dài 100 mm).

- Kéo thẳng to, nhỏ, kéo cong to, nhỏ;

- Kẹp phẫu tích, khay men, chậu inox (chậu inox 40cm x 20cm x 30cm);

- Lọ nút mài, bô can;

- Lam kính, lamen, lọ đựng gôm, đĩa petri, đĩa kính đồng hồ, giá để lam, giá inox đụng tuýp.

- Bông thấm nước, bông không thấm nước.

- Bút chì, bút bi, bút vết kính, lược bí, bót nhựa, nhãn lam.

- Sổ ghi chép (ghi các kết quả điều tra thực địa, labo, định loại).

- Tài liệu định loại vật chủ, ngoại ký sinh.

1.1.2. Hóa chất

- Cồn 900, cồn 700, Chlorofoc, Focmol 10%, gôm Arabic, nước cất.

1.1.3. Thu thập gặm nhấm

* Vị trí đặt bẫy lồng thu thập gặm nhấm

- Trong làng:

+ Trong nhà: ví trí đặt bẫy ở tủ bếp, bếp nấu ăn, cụi đựng thức ăn, nơi để đồ dùng nhiều, các góc trong tủ để đồ, tủ lạnh, dưới giường ngủ, chạn, gác bếp, trần nhà, kho để đồ, kho để lúa… các vị trí mà chuột có thể nấp và kiếm thức ăn).

+ Ngoài nhà: Các đống củi, nơi để rác, bờ cây xung quanh nhà, lùm tre, bụi rậm (chuột, sóc, đồi…), ruộng lúa (xem đường đi, hang ổ của chuột), đám mỳ, bắp nơi chuột, sóc kiếm thức ăn…


Hình 1: Vị trí đặt bẫy lồng thu thập gặm nhấm trong làng

- Bìa rừng, trong rừng, khe suối, ao hồ:

+ Đặt ở bìa rừng và trong rừng:

Các vị trí đặt hốc đá, nơi có tán cây dày, nơi có cây bụi rậm, gốc cây bụi kín, tìm hang, phân của thú gặm nhấm để đặt bẩy. Trước khi đặt bẫy nên sẻ, phát vị trí đặt bẫy và làm mới mặt đất để thú gặm nhấm phát hiện tìm tới kiểm thức ăn vào buổi tối, dùng dây nhựa đỏ cột lên các nhành cây gần vị trí đặt bẫy để làm dấu.


Hình 2: Vị trí đặt bẫy lồng thu thập gặm nhấm ở bìa rừng và trong rừng

+ Khe suối, hao hồ: Đặt bẫy ở các vị trí có hang thú gặm nhấm, đường đi, bụi cây, bại cỏ rậm, bụi lau, tán cây rậm, bụi cây mép bờ suối, đặt trên các nhành cây có dây leo…

- Thời gian đặt bẫy tại 01 điểm nghiên cứu cho 1 địa điểm điều tra là số lượng bẫy 50 bẫy/địa điểm/ tối thiểu 4 đêm.


Hình 3: Vị trí đặt bẫy lồng thu thập gặm nhấm ở khe suối

1.1.4. Thu thập mò

+ Thu thập trên động vật hoang dại và thú gặm nhấm

           Tìm kiếm để bắt mò trên các động vật hoang dại trên thú rừng, chim bò sát, thú gặm nhấm chuột, sóc, đồi … cốt bắt cho được nhiều mò càng tốt. Việc điều tra mò phải tiêu chuẩn hóa, làm như cuộc điều tra côn trùng, cho nên phải điều tra vào các mùa khác nhau là rất quan trọng cho việc nghiên cứu.

          Vật chủ của mò chủ yếu là thú gặm nhấm, gà, bò sát… nên bắt sao cho được nhiều trên thú hoang dại ở rừng, rú là tốt, bắt tại chỗ là phải bắt ngay, tất cả các chổ trên con thú phải được xem xét kỹ như: hốc tai, cổ, lưng, bụng và vùng hậu môn, đối với thú nhỏ thường ký sinh ở hốc tai và kẻ chân.


Hình 4: Thu thập mò trên thú gắm nhấm

+ Thu thập mò trên gia súc gia cầm

           Vật nuôi từ các hộ gia đình tại địa phương: gà, chim bồ câu, chó mèo…mỗi loài thu thập từ 10-15 cá thể cho một điểm nghiên cứu (tùy theo từng điểm nghiên cứu có sống lượng vật nuôi nhiều hay ít).

           Thu thập trên gia súc, gia cầm tùy theo từng loài mò thích hợp với vật chủ như (gà, chim bồ câu, chó, mèo,…). Bắt mò trên chó, mèo nên nhờ người nhà giữ con vật này (chó, mèo) hay gãi nhẹ nằm yên và chỉ cho chủ nhà bắt mò những vị trí có nhiều mò bám. Có thể dùng que tre hay pince nhỏ để bắt, những chổ như: hốc tai, háng, mí mắt rồi cho vào tuýp ngoại ký sinh chứa cồn 700 và ghi các thông tin vào nhãn, sổ. (khi cho mò vào tuýp chứa cồn nên dùng ngón tay cái và ngón trỏ lăn nhẹ que tre để mò bung từ que tre ra).


Hình 5: Thu thập mò trên vật nuôi

+ Thu thập mò ở môi trường tự nhiên

Rác, mùn đất, các tổ chim, hang ổ gặm nhấm, trên bụi cây, bãi cỏ… (vào buổi sáng sớm).


Hình 6: Thu thập mò trong môi trường tự nhiên

+ Thu thập mò trên bụi cây, bãi cỏ: Dùng miếng vải kéo trên bãi cỏ sau đó kiểm tra mò để thu thập. Theo Toumanoof (1944) (phương pháp này chỉ thu thập khi mò nhiều).


Hình 7: Thu thập mò trên bụi cây, bãi cỏ

Xử lý mẫu vật: Tất cả các mẫu vật mò và thú gặm nhấm thu thập được đều được định loại theo hình thái ngoài, theo tài liệu:

- Mò: Định loại theo tài liệu khóa định loại của Nguyễn Văn Châu [1].

- Định loại gặm nhấm, thú theo tài liệu: Động vật chí Việt Nam; tập 25, Phân loại thú của Đào Văn Tiến [4].

- Mò thu thập được về phòng thí nghiệm xử lý làm tiêu bản, phân loại, định danh, bảo quản tùy theo từng mẫu vật để bảo quản.Ghi nhãn ký hiệu rõ ràng (vị trí thu, loại vật chủ, địa điểm, phương pháp, ngày tháng thu thập …).

1.1.5. Xử lý số liệu

Các tính các chỉ số:


Còn tiếp phần 2


Tài liệu tham khảo

1.Nguyễn Văn Châu (1997), "Tài liệu phân loại mò (Acariformes: Trombiculidae) ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.

2.Nguyễn VănChâu, Đỗ SỹHiển và Nguyễn ThuVân (2007), "Động Vật Chí Việt Nam (16)", Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, năm 2007.

3.Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Mạnh Hùng và Hồ Đình Trung (2011), "Thực hành kỹ thuật chân đốt Y học". Nhà xuất bản Y học.

4.Phan Trọng Cung và Đoàn VănThụ (2001), "Động Vật Chí Việt Nam (11) - Bộ ve bét - Acarina". Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia.Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2001.

Ngày 10/04/2023
ThS. Phạm Quang Luận, TS. Nguyễn Xuân Quang
CN. Đỗ Công Tấn
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích