Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 8 7 2 3
Số người đang truy cập
2 2 0
 Chuyên đề Côn trùng học
Muỗi Anopheles dirus truyền bệnh sốt rét ở rừng và bìa rừng (ảnh internet)
Độc nhất loài muỗi sốt rét Anopheles dirus ở vùng cao biên giới huyện A Lưới thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế

Năm 1989 khi vừa mới chia tỉnh Bình Trị Thiên, trong một đợt đi công tác tại huyện vùng cao, biên giới A Lưới thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế để giám sát tình hình dịch bệnh sốt rét. Mặc dù là lãnh đạo đơn vị, bác sĩ chuyên về dịch tễ học và lâm sàng, điều trị nhưng tôi đã tham gia điều tra muỗi truyền bệnh, làm mồi người bắt muỗi cùng với cán bộ, nhân viên khoa côn trùng.

 

Tôi đã bắt rất nhiều loài muỗi nhưng độc nhất chỉ có một con muỗi truyền bệnh chủ yếu Anopheles dirus ở vùng rừng núi. Từ đó về sau, không bao giờ bắt được con thứ hai; điều này làm tôi nhớ mãi như một kỷ niệm trong đời.

Chúng tôi đã chọn xã Phú Vinh, một xã kinh tế mới gồm những người dân tộc Kinh từ đồng bằng lên định cư; địa bàn được phát quang làm chỗ cư trú nằm sát bìa rừng trên đường quốc lộ 14, nay là đường Hồ Chí Minh. Buổi chiều phải ăn cơm sớm để chuẩn bị đi bắt muỗi ban đêm. Nơi bìa rừng gần con suối của xã, tôi và cử nhân Võ Đại Phú, trưởng khoa côn trùng, nay là thạc sĩ sinh học; bố trí ngồi hai góc khác nhau để làm mồi, khi muỗi truyền bệnh sốt rét bay đến đốt máu sẽ bắt vào các ống tube thủy tinh để xác định thành phần loài và mật độ đốt người của muỗi. Cảnh rừng núi về đêm lúc đó tối tăm và thật buồn, nhà dân ở xa chỉ loe loét ngọn đèn dầu hỏa; tiếng ếch nhái, côn trùng phát ra những âm thanh nghe càng buồn và rờn rợn... Muốn mồi người bắt muỗi hiệu quả phải mặc quần cụt, áo lót; buổi chiều không được tắm xà phòng thơm, bôi dầu gió, xức nước hoa; ngồi yên vị trí, không được nói chuyện, không được hút thuốc lá khi buồn ngủ... là những quy định nghiêm ngặt. Sau khi cởi áo quần dài, chỉ còn chiếc quần cụt và áo lót; ngồi yên tĩnh tại nơi được chọn và bên cạnh là túi vải đựng các ống tube thủy tinh bắt muỗi. Một tay cầm đèn pin, một tay cầm ống tube được chặn một đầu bằng bông gòn để bắt đầu công việc từ lúc 19 giờ và kết thúc vào 24 giờ. Sau hơn một giờ đồng hồ, chả có con muỗi nào thèm bay đến đốt máu. Ngồi buồn và bắt đầu ngáp vặt, dù hai người bắt muỗi ngồi cách nhau một đoạn nhưng không nói với nhau được một lời. Bỗng nhiên tôi cảm thấy có cảm giác lạ ở bắp chân và hơi đau nhói như có vật gì chích, nhẹ nhàng bấm đèn pin quét qua; đây rồi một con muỗi cái đang đốt máu. Bất động, không vội vàng, để chúng hút máu cho yên; đầu ống tube áp chụp vào da, con muỗi đã bị bắt gọn trong đó. Tôi báo cho anh Phú biết giờ này muỗi bắt đầu hoạt động. Tiếp theo những con muỗi khác lao đến đốt mồi và lần lượt bị bắt vào ống tube. Khoảng tầm 23 giờ đêm, chống chọi với cơn buồn ngủ, tôi thấy cảm giác hơi đau nhói ở da đùi chân; lại một con muỗi đang say sưa đốt máu, đầu ống tube áp vào da, phải lắc nhẹ ống để đuổi, con muỗi mới chịu rút vòi bay lên và nằm gọn trong ống. Tôi thấy con muỗi này hơi đặc biệt nên dùng đèn pin soi sơ bộ định loại ngay, nghi vấn là con muỗi truyền bệnh chủ yếu Anopheles dirus vì chúng rất dễ nhận dạng do phần đầu gối và khuỷu ở hai chân sau của muỗi có băng màu trắng rất đặc thù giống như thủ môn bóng đá mang hai băng thun trắng ở đầu gối để bảo vệ xây xát khi phải phóng người để bắt bóng. Qua chỗ anh Phú, chuyên gia côn trùng cùng ngồi bắt muỗi với tôi đưa con muỗi vừa mới bắt được hỏi: “Phú xem con muỗi này có phải là Anopheles dirus không?” Sau khi xem qua, Phú nói: “Đúng rồi anh ạ! Ngày mai em dùng kính lúp kiểm tra lại”. Quá nửa đêm, người đã mệt nhòi, cả hai anh em thu dọn dụng cụ, tube thủy tinh đã bắt được rất nhiều muỗi, mặc lại quần áo dài, trở về treo võng bọc màn ở mái hiên nhà của một gia đình người dân để ngủ thiếp đi cho đến sáng hôm sau. Muỗi bắt được ban đêm được xử lý vào buổi sáng để xác định thành phần loài và mật độ hoạt động đốt máu người theo giờ nhằm giúp đánh giá tình hình dịch tễ sốt rét tại địa bàn công tác. Sau khi xem xét bằng kính lúp, khẳng định con muỗi tôi bắt đêm qua chính xác là Anopheles dirus; các con muỗi khác còn lại mà tôi và anh Phú bắt đều thuộc loài Anopheles sinensis, Anopheles maculatus, Anopheles aconitus, Anopheles jeyporiensis... Muỗi Anopheles dirus trước đây gọi là Anopheles balabacensis có đặc điểm hoạt động gắn liền với rừng và bìa rừng, khu vực trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Ở trong rừng muỗi chủ yếu đốt máu các loài linh trưởng như khỉ, vượn...; khi có con người hiện diện thì chúng chuyển sang đốt máu người và loài muỗi này được xác định rất ưa đốt máu người.

Từ khi phát hiện được loài muỗi truyền bệnh sốt rét chủ yếu này hoạt động ở rừng và bìa rừng tại huyện A Lưới dù với mật độ thấp, chỉ bắt được độc nhất một con nhưng tôi đã chỉ đạo khoa côn trùng tiếp tục theo dõi, điều tra phát hiện bằng những phương pháp khác. Tuy nhiên mãi về sau không thấy chúng xuất hiện trên địa bàn tỉnh; có lẽ cùng với sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng cao, miền núi, biên giới nên rừng và bìa rừng đã bị đẩy lùi sâu dần, xa khu vực dân cư nên muỗi không có điều kiện phù hợp hoạt động để truyền bệnh. Muỗi Anopheles dirus tại Thừa Thiên Huế phải chăng chỉ có độc nhất một con đã bắt được, các con khác chắc đã bay vào rừng trú ẩn khi rừng bị đẩy lùi ra xa khỏi địa bàn dân cư sinh sống. Một kỷ niệm trong đời làm công tác phòng chống sốt rét tại tỉnh Thừa Thiên Huế mà tôi nhớ mãi...

Ngày 24/02/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Nguyên Giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Tỉnh Thừa Thiên Huế
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích