Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 4 8 9 7
Số người đang truy cập
1 7 1
 Chuyên đề Côn trùng học
Một số vấn đề chưa biết về con ghẻ Sarcoptes scabiei

Đáp ứng miễn dịch trong bệnh ghẻ

Theo nghiên cứu của Peter N. Lalli và cộng sự (2003) cho biết trong nhiễm trùng ghẻ có đáp ứng miễn dịch mất cân đối Th1/Th2 với cái ghẻ Sarcoptes scabiei. Sự cân bằng đáp ứng miễn dịch Th1 và Th2 có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng ghẻ trên các vật chủ nhạy cảm. Do đó, việc kiểm tra các tế bào T-helper và các cytokine của tế bào lách và tế bào trong hạch lympho ở BALB/c chuột đã được miễn nhiễm bởi các kháng nguyên ghẻ (đáp ứng tiên phát), hoặc gây miễn dịch và rồi cho nhiễm (đáp ứng thứ phát). Trình diện lymphocyte cytokin được phân tích bằng đếm tế bào dòng chảy sau khi nhuộm các cytokin nội bào.

Đáp ứng miễn dịch với các kháng nguyên trích từ ghẻ là interferon-γ (IFNγ) hay đáp ứng Th1 thông qua các tế bào lách và hạch lympho. Chuột nhiễm ghẻ tăng sinh Interleukin-4 thông qua tế bào hạch lympho và IFNγ thông qua các tế bào lách. Chuột được gây miễn dịch lần đầu sau đó cho nhiễm đã làm tăng sinh ra IFNγ thông qua cả tế bào lách và hạch lympho. Tuy nhiên, sự tăng nồng độ IFNγ này chỉ đạt ½ so với khi nhóm gây miễn dịch một mình. Các kết quả này chỉ ra ghẻ sống sinh một số chất ức chế sinh IFNγ trong hạch lympho của các con chuột được gây miễn dịch với ghẻ. Dữ liệu nghiên cứu này chỉ ra rằng tế bào lympho trong lách và hạch có thể trình diện các đáp ứng cytokine khác nhau.

Ngoài ra, gần đây các nhà sinh học phân tử đã nghiên cứu ra bộ gen của ghẻ S. scabiei. Việc nghiên cứu sâu khía cạnh miễn dịch về bệnh ghẻ sẽ giúp cho các nhà khoa học phát triển các kít chẩn đoán sớm theo nguyên lý miễn dịch, khắc phục nhược điểm chẩn đoán cổ điển theo phương pháp cạo vảy da phát hiện cái ghẻ, trứng và chất phân nhiều trường hợp vẫn còn bỏ sót, nghiên cứu đáp ứng miễn dịch còn giúp bước đầu chế vaccine trong tương lai.

Cân bằng nước trong cơ thể: Yếu tố sống còn của con ghẻ S. scabiei

Trong lượng nước cơ thể của con cái và đục ghẻ S. scabiei var. canis làn lượt chiếm 57 ± 12% và 69 ± 18%. Sự thu được các dịch nội bào của vật chủ cho ghẻ là cần thiết cho chúng duy trì cânbằng nước. Một số loài ve, mạt nhà cũng có khả năng này mà không cần hấp thu nước từ môi trường không khí khi độ ẩm trên mức.


Hình 1

Các con ghẻ mất nước sẽ lấy nước và vì thế khi đặt chúng trong môi trường không khí ẩm và độ ẩm trên mức cho phép, đặc biệt khi các con ghẻ mất nước cơ thể khi chúng ở độ ẩm 97,5%. Do vậy, không giống như các con mạt nhà, cái ghẻ không thể hấp thu hơi nước từ không khí môi trường chưa bão hòa để đạt nhu cầu thiết yếu, con cái mất 30-40% lượng nước cơ thể khi để chúng trong 16 giờ ở độ ẩm 97,5%. Vì thế chúng phải lấy nước từ vật chủ đẻ duy trì cân bằng nước.

Ngoài con đường lây nhiễm ghẻ trực tiếp từ da sang da, thì ghẻ vảy cứng còn có thể lây qua con đường gián tiếp dính bám trên các vật dụng quần áo, mềm gối, chăn, màn và đồ gỗ. Do vậy, các đối tượng này cần tiếp cận cơ sở y tế để điều trị ngăn ngừa phát thành dịch.

Một số yếu tố khác có liên quan đến nhiễm ghẻ mà y văn gây đây có đề cập tuy nhiên phải qua các nghiên cứu thử nghiệm bài bản và khoa học trong các điều kiện lý tưởng mà trong khuôn khổ luận văn chưa thể kiểm chứng. Các nghiên cứu đó cho biết Mellanby tìm thấy trên 4 trong số 272 ca nhiễm được kiểm định sau khi ngủ trên giường của các bệnh nhân nhiễm nặng ngủ trên đó. Tuy nhiên, vai trò của các vật truyền bệnh, sự sống sót của các con ghẻ sau khi rời vật chủ và tính nhiễm của chúng trong lan truyền ghẻ chưa nghiên cứu cụ thể. Khả năng ghẻ sống sót và duy trì tính nhiễm khi ra khỏi cơ thể vật chủ là các yếu tố quan trọng trong nhiễm trùng của vật chủ xảy ra trong môi trường.


Hình 2

Các chủng ghẻ S. scabiei trên động vật thích hợp mô hình xác định sự sống còn và duy trì tính nhiễm của ghẻ trong môi trường vật chủ. Một nghiên cứu của Arlian và cộng sự tìm thấy ghẻ cái S. scabiei var. canis sống đến 1 tuần hay hơn khi ở điều kiện nhiệt độ 15°C và độ ẩm tương đối trên 75%. Trong điều kiện nhiệt độ ấm áp hơn với 25°C, con cái có thể sống sót đến 1-2 ngày và bất luận độ ẩm nào. Con đực có thể sống trong thời gian ngắn hơn nhiều so với con cái. Nhìn chung, các nghiên cứu này đã cho thấy nhiệt độ ấm hơn sẽ làm giảm đáng kể thời gian sống sót của tại mỗi thời điểm độ ẩm. Các nghiên cứu chỉ ra, ghẻ chết sạch do mất nước vì không có khả năng duy trì cân bằng nước ở chúng và điều kiện độ ẩm cao hơn và nhiệt độ môi tường dưới 20°C sẽ cho phép chúng sống dài hơn.


Hình 3

Ngược lại, đối với cái ghẻ S. scabiei var. hominis có thể sống đến 19 ngày trong điều kiện 10°C và độ ẩm 97% và 8 ngày ở 10°C và độ ẩm 25%. Sarcoptes scabiei var. hominis rời khỏi vật chủ thay đổi trong giai đoạn 12 giờ ở 4°C hay 10°C và độ ẩm 95% trong điều kiện phòng (21°C và độ ẩm 45%) trong 4 ngày vẫn duy trì tính nhiễm và có thể xuyên da. Đông lạnh có thể là một lựa chọn để giết chết ghẻ trong các vật dụng như sđồ chơi nhồi bong và đồ chơi cứng, gối và nệm. Đông lạnh con ghẻ cái S. scabiei var. canis ở điều kiện -25°C và độ ẩm 50% trong 1,5 giờ dẫn đến 100%. Sau 1 giờ đông lạnh, 23% số con ghẻ sống sót nhưng không thể xuyên da khi đặt chúng lên da vật chủ.

Mellanby và cộng sự xác định điểm nhiệt gây chết của S. scabiei var. hominis khi tiếp xúc với thang nhiệt độ khác nhau trong 10 và 30 phúc và độ ẩm 0-90%. Nhiệt độ chết là 49°C trong 10 phút và ở 47,5°C trong 30 phút. Sau khi rời khỏi vật chủ chúng có thể sống sót 84,7%; 30,5%; 6,8%, 1,7% và 0% tronglần lượt 1, 2, 3, 4 và 5 ngày khi phơi nhiễm ở điều kiện nhiệt độ 21-25,5°C và độ ẩm 90%. Thời gian sống còn sau khi rời vật chủ lệ thuộc nhiệt độ và độ ẩm môi trường. Các nghiên cứu sử dụng mô hình vật chủ thỏ và chủng S. scabiei var. canis cho thấy hầu hết ghẻ vẫn còn có thể xuyên da trong 24 giờ sau khi rời đi. So sánh với các cái ghẻ sống trên người thu thập trên giường bệnh nhân nhiễm ghẻ nặng cho thấy chúng có thể xuyên da trong vòng 10 phút sau khi đặt lên thỏ và xuyên vào da thỏ hoàn toàn trong 31 phút.

Do vậy, ở nhà, ở trường và nhà dưỡng lão cần lau dọn sạch sẽ, tẩy trùng và giặt sạch để lọai bỏ ghẻ. Cách ly giường, chiếu, phòng ngủ trong vòng 48 giờ ở nhiệt độ phòng thì ghẻ sẽ chết. Trong thời tiết khô rão (độ ẩm < 50%) ghẻ có thể sống sót và duy trì tính nhiễm ngắn hơn 36 giờ.

Khi ghẻ nhiễm vào vật chủ, đầu tiên chúng phải xuyên qua lớp sừng bên ngoài biểu bì của da. Tất cả giai đoạn của chu kỳ con ghẻ S. scabiei var. canisS. scabiei var. hominis đã được quan sát vi thể khi chúng xuyên da. Các con ghẻ khi ở trên da sẽ tiết ra một dịch giống nứơc bọt làm sạch, làm hòa tan lớp sừng trên da và ly giải và giúp cho cái ghẻ đi sâu vào tong da. Khi chúng nhúng vào da, chân I và II dường như di chuyển dạng rùa bò, đào bới và di chuyển tạo nên đường hầm ghẻ. Thời gian để con ghẻ chìm ngập trong lớp sừng bì rất ngắn.


Hình 4

Tất cả giai đoan phát triển của ghẻ đã được quan sát khi chúng ở trong và ngoài đường hầm ghẻ, ngay cả khi với một số lượng ít thì con cái và con đực cũng tìm đến với nhau để giao phối. Các chất tiết hấp dẫn (pheromone) từ ghẻ có thể liên quan đến vấn đề hướng động này. Guanine, các hợp chất thải purin và nitrogen khác cũng có đặc tính hấp dẫn và làm tình của ghẻ. Trong một nghiên cứu của Arlian và Vyszenski-Moher thiến hành trên 10 chất chuyển hóa nitrogen và 3 hợp chất phenol đã thúc đẩy tách các giai đoạn của S. scabiei var. canis. Guanine, purine, adenine, allantoin, hypoxanthine, xanthine, uric acid, ammonium chloride, ammonium nitrate và ammonium sulfate đều có thể hấp dẫn một số lượng có ý nghĩa với ghẻ. Con ghẻ cái đáp ứng với hầu hết các chất trên trong khi con đực thì rất ít.Dường như các hợp chất có nguồn gốcnitrogen và phenol có thể đóng vai trò như chất hấp dẫn cho ghẻ.

Ghẻ được xem là căn bệnh nhiêm trùng và lay lan nghiêm trọng cho nhân loại. Tuy nhiên, trong nghiên cứu còn nhiều khó khăn vì lượng lớn cho ghẻ trên người là rất hiếm dể nuôi cấy in vitro và thử nghiệm in vivo. Kiến thức sinh học của ghẻ, tương tác giữa vật chủ và ký sinh trùng, các phân tử mà ghẻ sinh ra (kháng nguyên, không kháng nguyên và điều hòa miễn dịch), khả năng điều hòa vật chủ, đáp ứng miễn dịch do thích nghi và do bẩm sinh và các khía cạnh proteomics. genomics của ghẻ đang tiếp tục nghiên cứu trong 30 năm qua.


Hình 5

Đặc biệt, ghẻ từ mô hình thỏ cho phép xác định một cách hệ thống nhất về toàn bộ chu kỳ và thời gian cho từng giai đoạn, làm rõ hành vi tìm kiếm thức ăn từ vật chủ và đapó ứng kích thích với vật chủ khác nhau, đáp ứng với ánh sáng, sự sống sót khi chúng ra bên ngoài vật chủ và tính nhiễm vào các vật truyền bệnh, tính xuyên da, cân bằng nước trong cơ thể và thu lấy chất dinh dưỡng, xác định các yếu tố trên da có khả năng ảnh hưởng lên vị trí ưa thích của ghẻ đối với da người.Mô hình ghẻ ở người, thỏ và heo đã được sử dụng để xác định làm thế nào ghẻ đã điều hòa tiết các cytokine từ tế bào keratin trên da, các nguyên bào sợi ở lớp biểu bì, các tế bào lympho và tế bào nội mô trong mao mạch, sự trình diện các phân tử dính tế bào sau con đường bổ thể đó.

Các kỹ thuật phân tử mới giờ đây cho phép xác định các đặc tính về genomic và proteomic của ghẻ cũng như sinh ra các phân tử tái tổ hợp. Các công cụ phân tử sau này có thể phát triển như một công cụ cần thiết chẩn đoán ghẻ và chế vaccin bảo vệ trên các quần thể dễ nhạy cảm với ghẻ.

Tài liệu tham khảo

1.Abd El-Aal AA, Hassan MA, Gawdat HI et al., (2016). “Immunomodulatory impression of anti and pro-inflammatory cytokines in relation to humoral immunity in human scabies”. Int J Immunopathol Pharmaco, 26.

2.Alipour H, Goldust M. et al., (2015). The efficacy of oral ivermectin vs. sulfur 10% ointment for the treatment of scabies”. Ann Parasitol. 61(2), pp. 79-84

3.An Jin-Gang, X Sheng-Xiang, X Sheng-Bin, W Jun-Min (2010). “Quality of life of patients with scabies”. The Journal of European Academy of dermatology and Verenology,24(10), pp. 1187-1191.

4.Arlian LG, Feldmeier H, Morgan MS. (2015). “The potential for a blood test for scabies”. PLoS Negl Trop Dis, 9(10):e0004188.

5.Arnaud A, Chosidow O, Detrez MA, Bitar D et al., (2015). “Prevalences of scabies and pediculosis corporis among homeless in the Paris region: results from 2 random cross-sectional surveys (HYTPEAC study)”. Br J Dermatol, (10) bjd.14226.

6.Boralevi F, Diallo A, Miquel J, Guerin-Moreau M, Bessis D et al., (2014). “Clinical phenotype of scabies by age”. Pediatrics, 133(4),pp. 910-6.

7.Chung SD, Wang KH, Huang CC, Lin HC. (2014). “Scabies increased the risk of chronic kidney disease: A 5-year follow-up study”. J. Eur Acad Dermatol Venereol, 2014 Mar;28(3):286-92.

8.Clair Fuller et al., (2013). “Epidemilogy of scabies”. Current Opinion in Infectious Diseases26(2), pp. 123-6

9.Currie B, McCarthy J et al., (2010). “Permethrin and ivermectin for scabies”. N Engl J Med, 362, pp. 717-725.

10.Cote NM, Jaworski DC, Wasala NB, Morgan MS et al., (2013). “Identification and expression of macrophage migration inhibitory factor in Sarcoptes scabiei”. Exp Parasitol, 135(1), pp.175-181.

11.Currie BJ. et al., (2015). “Scabies and global control of Neglected Tropical Diseases, N. Engl J Med, 373(24), pp. 2371-2.

12.Dean Rider S., Marjorie S. Morgan, Larry G. Arlian et al., (2015). “Draft genome of the scabies mite”. Parasites & Vectors 8:1.

13.Edison L, Beaudoin A, Goh L, Introcaso CE, Martin D et al., (2015). “Scabies and bacterial superinfection among American Samoan children, 2011-2012”.PLoS o­ne, 10(10), e013933.

14.Engelman D, Kiang K, Chosidow O, McCarthy J et al., (2013). “Toward the global control of human scabies: Introducing the international alliance for the control of scabies”. PLoS Negl Trop Dis, 7(8):e2167.

15.Engelman D, Martin DL, Hay RJ, Chosidow O et al., (2013). “Opportunities to investigate the effects of ivermectin mass drug administration o­n scabies”. Parasit Vectors, vol.6, pp. 106.

16.Fischer K, Holt D, Currie B, Kemp D et al., (2012). “Scabies: important clinical consequences explained by new molecular studies”. Adv Parasitol, vol. 79, pp. 339-73.

17.FitzGerald D, Grainger RJ, Reid A (2014). “Interventions for preventing the spread of infestation in close contacts of people with scabies”. Cochrane Database Syst Rev, 24;2:CD009943.

18.Hay RJ, Johns NE, Williams HC, Bolliger IW et al., (2014). “The global burden of skin disease in 2010: An analysis of the prevalence and impact of skin conditions”. J Invest Dermatol. 134(6), pp. 1527-34.

19.Hegazy AA, Darwish NM, Abdel Hamid IA et al., (1990). “Epidemiology and control of scabies in an Egyptian village”. Int. J. Dermatol; 38 (9), pp. 291-5.

20.Hewitt KA, Nalabanda A, Cassell JA et al., (2015). “Scabies outbreaks in residential care homes: Factors associated with late recognition, burden and impact. A mixed methods study in England”. Epidemiol Infect, 143(7), pp.1542-51.

21.Ito T. et al (2013). “Mazzotti reaction with eosinophilia after undergoing oral ivermectin for scabies”. J Dermatol, 40(9), pp.776-7.

22.Kate E. Mounsey, A. Bhat, Xiaosong Liu, Shelley F. Walton (2017). “Host immune responses to the itch mite, Sarcoptes scabiei in humans”. Parasites & Vectors, 2320-4, doi: 10.1186/s13071-017-2320-4

23.Kraabol M, Gundersen V, Fangel K, Olstad K. (2015). “The taxonomy, life cycle and pathology of Sarcoptes scabiei and Notoedres cati (Acarina, Sarcoptidae): A review in a Fennoscandian wildlife perspective. Fauna norvegica 35, pp 21-33.

24.Larry G. Arlian, Marjorie S. Morgan, S. Dean Rider (2016). “Sarcoptes scabiei: Genomics to proteomics to biology”. Parasites and Vectors 9:1.

25.Larry G. Arlian, Marjorie S. Morgan (2017). A review of Sarcoptes scabiei: past, present and future. Parasit Vectors. 2017; 10: 297. doi:  10.1186/s13071-017-2234-1

26.LuciaRomani, Josefa Koroivueta, Andrew C. Steer, Mike Kama (2015). “Scabies and impetigo prevalence and risk factors in Fiji: A national survey”. PLOS Neglected Tropical Diseases, 2015 Mar 4;9(3):e0003452

27.Mika, A., Reynolds, S. L., Mohlin, F., Willis C. et al., (2012). “Novel scabies mite serpins Inhibit the three pathways of the human complement system. PLoS o­nE 7(7): e40489.

28.Mohammed N. Sambo, Suleman H. Idris, Ahmad A. Umar (2012). “Prevalence of scabies among school-aged children in Katanga rural community in Kaduna state, Northwestern Nigeria”. Annals of Nigerian Medicine Jan 6,(1). Vol. 6  Issue 1, pp.26-29

29.Manjhi PK, Sinha RI, Kumar M, Sinha KI. (2014). “Comparative study of efficacy of oral ivermectin versus some topical antiscabies drugs in the treatment of scabies”. J Clin Diagn Res, 8(9):01-4.

30.Mathieu Sarasa, Luisa Rambozzi, Luca Rossi et al., (2010). “Sarcoptes scabiei: Specific immune response to sarcoptic mange in the Iberian ibex Capra pyrenaica depends o­n previous exposure and sex”. Experimental Parasitology, 124:3, 265-271.

31.McLean FE et al., (2013). “The elimination of scabies: A task for our generation”. Int J Dermatol, 52(10):1215-23.

32.Micali G, Lacarrubba F, Verzì AE, Nasca MR et al., (2015). “Low-cost equipment for diagnosis and management of endemic scabies outbreaks in underserved populations”.Clin Infect Dis, 60(2), pp. 327-9.

33.Mounsey KE, Bernigaud C, Chosidow O et al., (2016). “Prospects for Moxidectin as a new oral treatment for human scabies”. PLoS Negl Trop Dis, 10(3):e0004389.

34.Nengxing Shen, Ran He, Yuqing Liang, Jing Xu et al., (2017). “Expression and characterisation of a Sarcoptes scabiei protein tyrosine kinase as a potential antigen for scabies diagnosis”. Arch Dis Child Scientific Reports(7) 9639.

35.Oran Erster, Asael Roth, Paolo S. Pozzi, Arieli Bouznach et al., (2015). “First detection of Sarcoptes scabiei from domesticated pig (Sus scrofa) and genetic characterization of S. scabiei from pet, farm and wild hosts in Israel”. Exp Appl Acarol, 2015 Aug;66(4):605-12.

36.Panuganti B, Tarbox M et al., (2013). “Evaluation and management of pruritus and scabies in the elderly population”.Clin Geriatr Med, 29(2):479-99.

37.Park JH, Kim CW, Kim SS et al., (2012). “The diagnostic accuracy of dermoscopy for scabies, Ann Dermatol, 24(2):194-9.

38.C.M. Salavastru, O. Chosidow, M.J. Boffa, M. Janier et al., (2017). “European guideline for the management of scabies”. JEADV, doi: 10.1111/jdv.14351

39.Romani L, Steer AC, Whitfeld MJ, Kaldor JM et al., (2015). “Prevalence of scabies and impetigo worldwide: A systematic review”. Lancet Infect Dis, 15(8):960-7.

40.Romani L, Whitfeld MJ, Koroivueta J, Kama M, Wand H et al., (2015). Mass drug administration for scabies control in a population with endemic disease,N Engl J Med, 373(24):2305-13.

41.Sharma R, Singal A et al., (2011). “Topical permethrin and oral ivermectin in the management of scabies: A prospective, randomized, double blind, controlled study”. Indian J Dermatol Venereol Leprol, 77:581-6.

42.Sharma G, Dhankar G, Thakur K, Raza K, Katare OP et al., (2015). “Benzyl benzoate-loaded microemulsion for topical applications: Enhanced dermatokinetic profile and better delivery promises”. AAPS Pharm Sci Tech. 2016 Oct;17(5):1221-31

43.Shelley F. Walton, Susan Pizzutto, Amy Slender et al., (2010).“Increased allergic immune response to Sarcoptes scabiei antigens in crusted versus ordinary scabies”. Clinical and Vaccine immunology,17(9), pp. 1428-38.

44.Shelley F Walton et al., (2010). “The immunology of susceptibility and resistance to scabies”. Parasite Immunology,vol.32, pp.532-540.

45.Shimose L, Munoz-Price LS. et al (2013). “Diagnosis, prevention and treatment of scabies”. Curr Infect Dis Rep, 15(5):426-31.

46.Swe PM, Reynolds SL, Fischer K. et al., (2014). “Parasitic scabies mites and associated bacteria joining forces against host complement defence”. Parasite Immunol. 2014 Nov; 36(11): 585-93.

47.Swe PM, Zakrzewski M, Kelly A, Krause L, Fischer K. (2014). “Scabies mites alter the skin microbiome and promote growth of opportunistic pathogens in a porcine model”. PLoS Negl Trop Dis. 29(5):e23146.

48.Thomas J, Carson CF, Peterson GM, Walton SF et al., (2016). “Therapeutic potential of tea tree oil for scabies”. Am J Trop Med Hyg, 3;94(2):258-66.

49.WHO (2005). “Epidemiology and management of common skin diseases in children in developing countries”. WHO/FCH/CAH/05.12

50.Worth C, Heukelbach J, Fengler G, Walter B et al., (2012). “Impaired quality of life in adults and children with scabies from an impoverished community in Brazil”. Int J Dermatol 51(3):275-82.

51.Wong SS, Poon RW, Chau S, Wong SC, To KK et al, (2015). “Development of conventional and real-time quantitative PCR assays for diagnosis and monitoring of scabies”. J Clin Microbiol. 53(7):2095-102.

52.Zhang R, Jise Q, Zheng W, Ren Y, Nong X et al., (2012). “Characterization and evaluation of a Sarcoptes scabiei allergen as a candidate vaccine”. Parasites & Vectors,(5)176, pp. 5-9.

 

Ngày 08/01/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích