Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 8 3 8 7
Số người đang truy cập
1 9 2
 Chuyên đề Giun
WHO chứng nhận Ghana không còn bệnh giun Guinea

Ngày 16/1/2015. Geneva - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chứng nhận Ghana không còn bệnh giun Guinea (WHO certifies Ghana free of dracunculiasis). Tổng giám đốc của WHO đã chứng nhận Ghana không còn sự lan truyền bệnh Guinea theo sau khuyến nghị của Ủy ban Quốc tế về chứng nhận thanh toán bệnh giun Guinea (International Commission for the Certification of Dracunculiasis Eradication -ICCDE).

Ghana là quốc gia lưu hành bệnh đứng thứ hai trên thế giới trong những năm 1990s sau khi Nigeria, quốc gia đã được chứng nhận không còn sự lan truyền bệnh này vào tháng 12 năm 2013.

Tiếp tục giảm về số ca bệnh trong bối cảnh những thách thức mới (Continued drop in number of cases amid new challenges)

 
Tiến sĩ Margaret Chan, ký giấy chứng nhận cho Ghana

Từ trái: Tiến sĩ A. Assamoa-Baah, Phó Tổng giám đốc của WHO; Tiến sĩ Abdul Al-Awadi, Chủ tịch ICCDE và Tiến sĩ Joel Breman, thành viênICCDE


"Thành tựu của Ghana sẽ truyền cảm hứng cho bốn quốc gia còn lưu hành bệnh nhằm đạt được mục tiêu không còn sự lan truyền," Tiến sỹ Abdul Al-Awadi, Chủ tịch ICCDE cho biết: "Tuy nhiên ở Chad, một mô hình dịch tễ học độc đáo ở những con chó đặt ra một thách thức đòi hỏi phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn và đối phó với mô hình lan truyền của căn bệnh này".Ghana báo cáo có hơn 179 000 ca bệnh vào năm 1989, ca bệnh cuối cùng được ghi nhận vào tháng 5/2010 sau đó Ghana đang ở giai đoạn tiền chứng nhận. Để được công bố là không còn lan truyền bệnh giun Guinea thì một quốc gia phải có báo cáo không có ca bệnh bản địa trong ít nhất 3 năm liên tục và duy trì giám sát mạnh mẽ trong cả nước, phải mất hai thập kỷcam kết Ghana mới đạt được không còn sự lan truyền."Chúng tôi có phương pháp đánh giá sự phù hợp hệ thống giám sát của Ghana, và xem xét các hồ sơ về sư lan truyền trong quá khứ và điều tra các ca bệnh qua các tin đồn," Tiến sĩ Joel Breman, thành viên ICCDE- người dẫn đầu của đội chứng nhận quốc tế đến Ghana vào tháng 7/2014 để xác minh không còn sựlan truyền nói: "Chúng tôi nhất trí kết luận rằng sự lan truyền ở đó đã bị gián đoạn theo tiêu chí được thiết lập, và tôi xin gửi lời chúc mừng nồng nhiệt của tôiđến Chính phủ Ghana, Chương trình thanh toán bệnh giun Guinea quốc gia và tới tất cả các đối tác của WHO cho chiến thắng về y tế công cộng quan trọng này.

 
Gắp giun từ vết thương bị nhiễm bẩn

Bệnh giun Guinea (Dracunculiasis) vẫn còn lưu hành ở bốn quốc gia tại Châu Phi: Chad, Ethiopia, Mali và Nam Sudan. Tất cả bốn quốc gia báo cáo tổng cộng có 126 ca vào năm 2014 và phần lớn các trường hợp được báo cáo từ Mali và Nam Sudan, nơi mà cho đến gần đây việc tiếp cận bị hạn chế vào các khu vực lưu hành làm cản trở những nỗ lực thanh toán. Kết hợp của cảquốc gia này có 110 trường hợp vào năm ngoái, Chad báo cáo có13 trường hợp trong khi Ethiopia báo cáo 3 trường hợp từ khu vực Gambella.Cho đến nay WHO đã tuyên bố tổng cộng có 198 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực (thuộc 186 quốc gia thành viên) không còn sự lan truyền bệnh giun Guinea.

 
Kích thước giun khá dài khi kéo ra khỏi vết thương từ chân người

Ủy ban quốc tế về chứng nhận thanh toán bệnh giun Guinea (International Commission for the Certification of Dracunculiasis Eradication)

WHO thành lập ICCDE vào năm 1995 bao gồm 9 chuyên gia về lĩnh vực y tế công cộng và gặp nhau thường xuyên, mục tiêu chính của Ủy ban là đánh giá những tuyên bố của các quốc gia và tình trạng lây truyền ở những nước nộp đơn xin chứng nhận thanh toán bệnh. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng các bằng chứng được cung cấp bởi các nước và đôi khi kèm theo một bản đánh giá được tiến hành bởi các đội cấp giấy chứng nhận quốc tế - Ủy ban đưa ra khuyến cáo về việc liệu một quốc gia cụ thể nên được chứng nhận không còn sự lan truyền bệnh hay không.Một quốc gia báo cáo không có ca bệnh ít nhất là một năm được coi là cắt đứt sự lan truyền của bệnh giun Guinea và được phân loại như là trong giai đoạn tiền loại trừ. Sau khi hoàn thành tiền loại trừ trong 3 năm mà báo cáo là không có ca bệnh bản địa thì quốc gia đó sẽ trở thành đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận.

 
Chu kỳ sống của giun Guinea ở ngoại cảnh và trong cơ thể người

Về căn bệnh này (The disease)

Dracunculiasis hay giun Guinea là một căn bệnh truyền qua đường nước được tìm thấy trong các khu vực nghèo khó nhất của châu Phi, được lây truyền duy nhất do uống nước bị ô nhiễm. Những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này thường không thể đi học trồng trọt hay làm công việc khác, dẫn đến đói nghèo gia tăng. Căn bệnh này có thể dễ dàng được ngăn chặn thông qua các biện pháp đơn giản như tiếp cận rộng rãi hơn với các nguồn nước được cải thiện, lọc nước uống không an toàn, phát hiện và kiềm chế ca bệnh cũng như giáo dục người bị nhiễm không bao giờ phải lội xuống nước, mà nó làm kéo dài chu kỳ sống của bệnh. Trước chiến dịch thanh toán vào năm 1986, ước tính có khoảng 3,5 triệu ca bệnh giun Guinea và căn bệnh này được dự kiến sẽ trở thành căn bệnh thứ hai sau đậu mùa được thanh toán là bệnh ký sinh trùng đầu tiên được thanh toán mà không có bất kỳ loại thuốc hay vaccine nào.

Ngày 04/02/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích