Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 10/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 4 0 1 7 0 3
Số người đang truy cập
1 2 0
 Chuyên đề Giun
Quản lý điều dưỡng bệnh giun kim (Enterobiasis) do Enterobius vermicularis (Phần 2-Hết)

Phần 1: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1203&ID=12481


Quản lý y khoa

1. Hướng dẫn vệ sinh trong bệnh giun kim

·Rửa tay: Rửa sạch tay và rửa toàn bộ là một biện pháp điều trị và phòng bệnh hiệu quả, nhằm cả việc ngăn ngừa lan truyền bệnh;

·Vệ sinh cá nhân: Thay đổi hành vi cá nhân như bỏ tật mút tay (thumb-sucking) hay cắn móng tay (nail-biting)costheer làm giảm lan truyền và tái nhiễm giun kim. Trẻ em cũng nên được giáo dục và hướng dẫn các biện pháp vệ sinh khác một cách trực quan như tắm và thay đồ lót hàng ngày; y tá nên dạy các giáo viên chăm sóc trẻ về cát móng tay ngắn và rửa sạch.

2. Quản lý về thuốc điều trị và phòng bệnh

Thuốc điều trị bao gồmcác loại thuốc chống giun tròn như pyrantel, mebendazole hay albendazole là thuốc hiện đang khuyến cáo sử dụng chuẩn để điều trị giun kim:

·Mebendazole hiện không còn dùng ở Mỹ; Pyrantel pamoate hay albendazole (hiện đã không còn chấp thuận bởi cơ quan Cục Quản lý thực dược phẩm Mỹ (US.FDA) đang đượic khuyến cáo thay thế; một liệu trình thứ hai sau hai tuần kể từ khi dùng liều thứ nhất.

·Con đường chuyển hóa sinh hóa trên ký sinh trùng thay đổi khác nhau từ vật chủ này so với vật chủ khác, do đó độc tính trực tiếp tác động trên giun trưởng thành, trứng hay ấu trùng và cơ chế tác động cũng thay đổi theo từng loại thuốc;

·Albendazole dùng đường hậu môn có thể giúp cải thiện triệu chứng ngứa hậu môn.

3. Điều dưỡng chăm sóc

Chăm sóc điều dưỡng cho trẻ mắc iun kim bao gồm:

(i) Đánh giá:

·Tiền sử: Bệnh nhân mắc giun kim thường không biểu hiện triệu chứng. Giun có thể tình cờ được phát hiện khi nhìn vào vùng rìa quanh hậu môn; Nếu bệnh nhân có triệu chứng, thì ngứa hậu môn và ngứa âm hộ là các triệụ chứng hay gặp;

·Khám thực thể: Giun kim có thể nhìn thấy trong phân hoặc trên vùng nếp gấp quanh hậu môn hay vùng đáy chậu (giữa hậu môn và bộ phận sinh dục) của bệnh nhân trước khi đi tắm buổi sáng.

(ii) Dựa trên dữ liệu đánh giá, điều dưỡng có thể chẩn đoán:

·Nguy cơ tổn thương vùng da có liên quan đến cào gãi do ngứa ở bệnh nhân;

·Đau cấp liên quan đến co thắt cơ trơn thứ phát liên quan đến sự di chuyển của giun vào trong dạ dày;

·Dinh dưỡng mất cân đối:Nhu cầu đòi hỏi của cơ thể ít hơn có liên quan đến chán ăn và nôn mửa;

·Tăng thân nhiệt liên quan đến giảm tuần hoàn do mất nước thứ phát.

4. Kế hoạch chăm sóc điều dưỡng và mục đích:

Mục đích chính cho một đứa trẻ mắc giun kim là:

·giảm sự khó chịu do ngứa ở nếp quanh hậu môn;

·Giảm đau ở mức độ dung nạp được;

·Đảm bảo phục hồi dinh dưỡng trở lại cho bệnh nhân;

·Làm giảm hoặc loại bỏ sự tăng thân nhiệt do nguyên nhân từ giun kim.

Chăm sóc điều dưỡng

Can thiệp chăm sóc điều dưỡng cho một trẻ mắc giun kim là:

·Chỉ định cho uống thuốc như toa đã kê của bác sỹ. Thuốc điều trị giun sán gồm pyrantel, mebendazole, hay albendazole để loại bỏ ký sinh trùng gây bệnh. Kết qảu điểu trị lệ thuộc vào khâu điều trị cho cả các thành viên gia đình của bệnh nhân trong cùng hộ gia đình;

·Thông báo cho bệnh nhi một số tác dụng phụ của thuốc pyrantel. Phân có thể chuyển màu đỏ nâu và có thể gây buồn nôn khi dùng thuốc;

·Cải thiện lại tình trạng nguyên vẹn của da: Dùng thuốc thoa chống ngứa hoặc albendazole có thể giúp kiểm soát chứng ngứa, cào gãi này; giữ cho móng tay của bệnh nhân ngắn để phòng gãi gây trầy xước;

·Giảm đau: Thuốc chống giun nên kê đơn và có thể dùng cả thuốc chống co thắt nếu bệnh nhi ó dau bụng;

·Cải thiện tình trạng vệ sinh: Tránh trầy xước vùng da và tránh cắn móng tay vì đây là nguyên nhân gây tình trạng tự nhiễm, thông qua khâu rửa tay thường xuyên trước và sau bữa ăn. Nói cho gia đình tránh động tác giũ vải nệm chiếu trên giường trẻ bị nhiễm giun kim để tránh sự phát tán trứng qua đường không khí vì chúng ta đã tìm thấy trứng tren các tấm vải nệm ra giường;

·Giảm tình trạng tăng thân nhiệt: Chỉ định thuốc hạ sốt, đảm bảo dinh dưỡng, tránh mất nước.

Đánh giá

Mục đích hội đủ như các bằng chứng:

·Giảm tính khó chịu do ngứa ở nếp gấp quanh hậu môn;

·Giảm đau để có thể chịu đựng được;

·Đảm bảo lại dinh dưỡng cho trẻ;

·Giảm sự tăng thân nhiệt.

Hướng dẫn dẫn chứng bằng tài liệu

Dẫn chứng băng tài liệu trên một bệnh nhân mắc giun kim gồm:

·Những phát hiện trên cá nhân riêng lẻ, bao gồm các yếu tố ảnh hưởng, tương tác, bản chất của sự thay đổi về mặt xã hội và các hành vi đặc biệt của bệnh nhân;

·Niềm tin tôn giáo và văn hóa và sự mong đợi;

·Kế hoạch chăm sóc;

·Kế hoạch đào tạo, giảng dạy;

·Đáp ứng với các can thiệp, giảng dạy và hành động thực hiện;

·Tiếp nhận và hướng đến các kết quả mong đợi.

THỰC HÀNH VỚI BỘ CÂU HỎI CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG VỀ BỆNH GIUN KIM

Dưới đây là 5 câu hỏi nhỏ (5-item quiz) để nghiên cứu hướng dẫn về bệnh giun kim.Xin xem thêm các trang nursing test bank page biết thêm bộ câu hỏi thực hành NCLEX practice questions.

1. Một trẻ em 5 tuổi để xét nghiệm tìm/ chẩn đoán giun kim (pinworms). Để lấy một mẫu bệnh phẩm đánh giá giun kim, điều dưỡng nên hướng dẫn bà mẹ để:

A. Xét nghiệm hay thăm khám vùng rìa hậu môn bằng cái đèn soi (flashlight) 2 hay 3 giờ sau khi trẻ đang ngủ;

B. Cạo da bằng một mẫu cardboard và mang đến phòng y tế;

C. Thu thập một mẫu phân vào buổi chiều;

D. Mang một mẫu tóc đến phòng y tế để xét nghiệm

1. Trả lời:Câu A.

Chọn câu A: Bà mẹ nên được dạy cách dùng đèn soivùng hậu môn trực tràng sau khi bé đã ngủ được 2-3 giờ.Thay bằng miếng dán sạch trên vùng thanh lấy mẫu để cho phép các trứng giun kim nếu có sẽ dính vào đó. Sau đó, càng sớm càng tốt, mẫu này nên đưa đến phòng y tế để đánh giá.

Không chọn câu B, C và D: Vì không cần thiết cạo da, lây phâ hay lấy mẫu tóc để xét nghiệm.

2. Người điều dưỡng đang dạy cho các bà mẹ về cách điều trị giun kim. Hướng dẫn nào sau đây nên đề cập về thuốc?

A. Điều trị không được khuyến cáo cho những trẻ dưới 10 tuổi;

B. Toàn bộ gia đình nên được điều trị;

C. Liệu trình thuốc sẽ liên tục trong 1 năm;

D. Liệu pháp kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch sẽ được đặt ra.

2. Chọn câu B:Toàn bộ gia đình nên được điều trị

·Chọn câu B: Bệnh giun kim nên điều trị bằng thuốcmebendazole hay pyrantel pamoate. Toàn bộ thành viên gia đình nên được điều trị để đảm bảo không còn trứng tồn tại trong gia đình để nhiễm lại;

·Option A: Nếu sửa lại thì mọi thành viên trong gia đình, kể cả trẻ em dưới 10 tuổi cũng nên được điều trị;

·Option C: Vì liệu trình liều duy nhất đủ để điều trị rồi, thường thì liệu trình như thế họ tuân thủ tốt. Gia đình nên xét nghiệm kiểm tra lại sau 2 tuần để đảm bảo không còn trứng;

·Option D: Liệu pháp kháng sinh đường tĩnh mạch không cần thiết.

3. Que sử dụng test áp được làm để kiểm tra ks sinh trùng được ruột?

A. Giun đũa;

B. Giun kim;

C. Giun móc

D. Sán máng.

3. Chọn câu B. Giun kim

·Option B: Trứng giun kimthường chỉ định vị tại vị trí nếp rìa hậu môn (anal orifice).

·Options A, C, D: Các loại ký sinh trùng này không chẩn đoán thông qua test áp (scotch tape swab test) được mà có kỹ thuật chẩn đoán khác.

4. Giun kim lần đầu tiên được tìm thấy ở đâu trong cơ thể?

A. Dưới da;

B. Đại tràng/ trực tràng

C. Phổi;

D. Không có nơi nào ở trên

4. Chọn câu B. Đại tràng/ trực tràng

·Option B: Trứng giun đầu tiên nhìn thấy định vị ở đại tràng hay trực tràng của vật chủ.

·Options A, C, D: Giu kim không tìm thấy ở da hay phổi.

5. Triệu chứng nào xảy ra khi nhiễm giun kim?

A. Buồn nôn;

B. Triệu chứng tâm thần phân liệt, hoang tưởng ảo tưởng;

C. Ngứa nghiêm trọng;

D. Tiêu chả

5. Chọn câu C: Ngứa dữ dội

·Option C: Ngứa trầm trọng ở vùng rìa hậu môn mà một đặc điểm lâm sàng phổ biến trên trẻ em khi chúng nhiễm trùng giun kim;

·Options A, B, D: Không có triệu chứng buồn nôn, tâm thần phân liệt hay tiêu chảy khi trẻ bị nhiễm giun kim.

 

Ngày 02/01/2024
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích