Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 08/05/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 6 0 1 2 3 4
Số người đang truy cập
2 6
 Chuyên đề Côn trùng học
Muỗi Anopheles dirus truyền bệnh sốt rét rừng (ảnh internet)
Sốt rét rừng do muỗi rừng truyền bệnh

Tại Việt Nam có trên 60 loài muỗi Anopheles, trong đó các nhà khoa học đã xác định được 15 loài là trung gian truyền bệnh chính, truyền bệnh phụ và nghi ngờ truyền bệnh. Một trong 3 loài muỗi truyền bệnh chính thường hoạt động ở vùng rừng núi từ 20 vĩ độ Bắc trở vào Nam là Anopheles dirus có khả năng gây bệnh cho người. Loài muỗi này dân gian gọi là muỗi rừng truyền bệnh sốt rét rừng, chúng có đặc điểm như thế nào?

 

Tên gọi của loài muỗi

Muỗi Anopheles dirus phân bố hoạt động thường gắn liền với khu vực có rừng và bìa rừng. Tuy vậy trên thực tế cũng có thể phát hiện được chúng ở các khu vực trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Loài muỗi này hiện diện ở các nước Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Nam Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Trước đây, Anopheles dirus được các nhà khoa học định loại là Anopheles balabacensis. Tuy nhiên đến năm 1979, căn cứ trên kết quả so sánh đặc điểm hình thái giữa mẫu tiêu bản muỗi Anopheles balabacensis thu thập trong đất liền của Thái Lan với mẫu tiêu bản muỗi Anopheles balabacensis thu thập được ở các đảo Balabac và Palawan của Philippines; nhà khoa học Peyton và Harison đã tách các mẫu tiêu bản muỗi thu thập được trong đất liền thành một loài muỗi riêng và đặt tên là Anopheles dirus. Ở nước ta, loài muỗi này trước đây cũng thường gọi là Anopheles balabacensis nhưng hiện nay đã gọi là Anopheles dirus để phù hợp. Đây là loài muỗi truyền bệnh sốt rét chủ yếu ở các khu vực có liên quan đến rừng và những bìa rừng đã được các nhà khoa học xác định.

Đặc điểm hoạt động của muỗi

Loài muỗi Anopheles dirus có những đặc điểm với tính ưa thích vật chủ, nơi đốt máu, thời gian đốt máu và tập tính trú đậu, tiêu máu khác biệt với các loài muỗi khác.

Về tính ưa thích vật chủ, loài Anopheles dirus sinh sống ở trong rừng chủ yếu đốt máu các loài linh trưởng như khỉ, vượn... Khi có người đi vào rừng và hiện diện tại đây, muỗi Anopheles dirus chuyển sang đốt máu người. Loài muỗi này đã được các nhà khoa học xác định là loài rất ưa thích đốt máu người.

Muỗi Anopheles dirus có khả năng đốt máu người cả ở trong nhà và ngoài nhà. Tỷ lệ muỗi đốt máu người ở trong nhà và ngoài nhà thay đổi tùy theo từng địa phương. Hoạt động đốt máu người của muỗi thường xảy ra suốt đêm và đỉnh cao đốt máu người thay đổi tùy theo vùng và tùy theo mùa. Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã xác định đỉnh hoạt động đốt máu người của muỗi Anopheles dirus phổ biến từ khoảng 20 giờ đến 24 giờ. Ở một số địa phương, qua điều tra, giám sát hoạt động của muỗi truyền bệnh ghi nhận có khoảng 85% muỗi Anopheles dirus bắt được trước 24 giờ; chỉ có 15% muỗi bắt được sau 24 giờ. Với đặc điểm đốt máu người sớm của loài muỗi Anopheles dirus nên phần nào đã làm hạn chế tác dụng của biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh bằng hóa chất tẩm vào màn ngủ do có một tỷ lệ đáng kể muỗi Anopheles dirus đốt máu người trước khi đi ngủ; vì vậy màn ngủ tẩm hóa chất xua diệt muỗi không phát huy được nhiều tác dụng. Thực tế cho thấy, vùng sốt rét lưu hành nặng ở rừng núi thường có sự hiện diện của Anopheles dirus, tại nơi đây có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tập quán ngủ màn còn hạn chế và đang hình thành dần nên biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh được áp dụng phổ biến là phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi lên tường vách thay cho biện pháp tẩm màn ngủ bằng hóa chất không đáp ứng hiệu quả.

Về tập tính trú đậu của muỗi, Anopheles dirus thường trú đậu, tiêu máu ở ngoài nhà sau khi đốt máu người. Trên thực tế, qua điều tra, giám sát hoạt động của muỗi truyền bệnh; rất ít khi bắt được Anopheles dirus trú đậu ở trong nhà, ngay cả khi việc bắt muỗi được tiến hành từ sáng sớm. Do loài muỗi này có tập tính trú đậu, tiêu máu ở ngoài nhà sau khi đốt máu người nên tác động của biện pháp phun tồn lưu hóa chất lên tường vách thường cũng rất hạn chế, ít có ảnh hưởng hiệu quả đối với chúng.

Do tác động của biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh chủ yếu Anopheles dirus hoạt động ở vùng rừng núi bằng tẩm màn ngủ hóa chất và phun tồn lưu hóa chất bị hạn chế như trên đã nêu. Vì vậy tại những khu vực có loài muỗi này hoạt động ở trong rừng hoặc bìa rừng, tình hình sốt rét thường giảm chậm hoặc không giảm.

Một vấn đề đang được các nhà khoa học quan tâm là loài muỗi Anopheles dirus có tính ưa thích vật chủ; chủ yếu đốt máu các loài linh trưởng như khỉ, vượn... ở trong rừng. Khi có sự hiện diện của người đi vào rừng, muỗi lại chuyển sang đốt máu người và chúng cũng được xem là loài muỗi rất ưa thích đốt máu người. Hiện nay, ngoài 4 chủng loại ký sinh trùng sốt rét thường gây bệnh cho người là Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariaePlasmodium ovale; các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu khả năng một số loại ký sinh trùng sốt rét khỉ như Plasmodium knowlesi, Plasmodium inui... có thể truyền sang người để gây bệnh sốt rét cho người. Trung gian truyền bệnh sốt rét được nghi ngờ vẫn là loài muỗi Anopheles dirus.

Các loài muỗi thành viên của phức hợp loài muỗi Anopheles dirus

Các nhà khoa học nghiên cứu về di truyền quần thể đã phát hiện muỗi Anopheles dirus là một phức hợp loài. Hiện nay có 7 loài thuộc phức hợp muỗi Anopheles dirus đã chính thức được xác định gồm: Anopheles dirus, gọi là Anopheles dirus A; Anopheles crasens, gọi là Anopheles dirus B; Anopheles scanloni, gọi là Anopheles dirus C; Anopheles baimaii, gọi là Anopheles dirus D; Anopheles elegans, gọi là Anopheles dirus E; Anopheles nemophilousAnopheles takasagoensis.

Loài muỗi Anopheles dirusAnopheles baimaii là các trung gian truyền bệnh sốt rét quan trọng. Trong khi đó loài muỗi Anopheles crasensAnopheles nemophilous ưa đốt máu động vật nên vai trò truyền bệnh sốt rét cho người có thể rất hạn chế. Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng loài muỗi Anopheles elegansAnopheles takasagoensis là trung gian truyền bệnh sốt rét cho người trong điều kiện tự nhiên. Ở nước ta, các nhà khoa học về côn trùng học chỉ mới xác định sự hiện diện của hai loài muỗi thuộc phức hợp Anopheles dirusAnopheles dirus A Anopheles takasagoensis.

Phòng chống muỗi truyền bệnh bị hạn chế

Qua những đặc điểm đã nêu ở trên, muỗi Anopheles dirus thường được gọi là loài muỗi truyền bệnh sốt rét rừng. Chúng hoạt động mang tính chất hoang dại, thường gần gủi và đốt máu các loài linh trưởng như khỉ, vượn...; đồng thời cũng rất ưa thích đốt máu người khi có người xuất hiện ở trong rừng hoặc bìa rừng. Với tập tính hoạt động của loài muỗi này đốt máu người ban đêm khá sớm và có tập quán trú đậu, tiêu máu ở ngoài nhà nên các biện pháp can thiệp phòng chống muỗi truyền bệnh như phun tồn lưu hóa chất lên tường vách, tẩm màn ngủ bằng hóa chất gặp nhiều khó khăn; hiệu quả phòng chống sốt rét bị hạn chế. Vấn đề muỗi Anopheles dirus có thể có khả năng truyền chủng loại ký sinh trùng sốt rét khỉ sang gây bệnh cho người đang được các nhà khoa học tiếp túc nghiên cứu.

Ngày 12/09/2013
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích