Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 6 1 5 7
Số người đang truy cập
5 1
 Chuyên đề Giun
Chẩn đoán phân biệt ấu trùng giun tròn di chuyển dưới da với viêm động mạch thái dương khu trú hay bệnh horton

Sơ lược về bệnh Horton

Bệnh viêm động mạch thái dương được tác giả Hutchinson giới thiệu vào năm 1890 trên các người già. Horton năm 1932 tìm thấy hình ảnh tổ chức học của viêm động mạch ở cả hai bên. Những ý tưởng đầu tiên về mối liên quan có thể có giữa giả viêm động mạch gốc chivà bệnh Horton được Porsman đưa ra năm 1951. Tuy nhiên, giả viêm động mạch gốc chi và bệnh Horton thường song song tồn tại, cũng có trường hợp các bệnh đó xuất hiện riêng rẽ.

Bệnh Horton là bệnh viêm động mạch toàn thân nhưng biểu hiện khu trú chủ yếu ở động mạch thái dương, lứa tuổi hay mắc là người trên 60 tuổi, nữ bị nhiều hơn nam. Triệu chứng lâm sàng nổi bật nhất của bệnh là đau đầu dai dẳng vùng thái dương kèm theo những rối loạn thị giác có thể nhanh chóng dẫn đến mù mắt vĩnh viễn nếu không được xử trí kịp thời.

Horton là bệnh do nguyên nhân tự miễn dịch làm viêm lớp chun trong của nhiều động mạch, đặc biệt là động mạch thái dương nông và các nhánh của động mạch cảnh ngoài. Đây là một bệnh có tính chất di truyền và một số tác giả gọi là viêm động mạch tế bào khổng lồ (Giant Cell Arteritis)


Hình 1

Horton là bệnh viêm động mạch khu trú chủ yếu ở động mạch thái dương nông. Đây là loại bệnh có nguy cơ gây nguy hiểm đối với thị giác. Mối nguy hiểm là ở chỗ máu được cung cấp để nuôi dưỡng mắt và thần kinh thị giác phải đi qua các động mạch bị viêm nhiễm, nên nếu không điều trị dứt điểm căn bệnh này thì các tế bào thần kinh võng mạc cũng như thần kinh thị giác sẽ bị tê liệt.

Cơ chế gây viêm động mạch thái dương chưa được xác định rõ nhưng nhiều giả thuyết đã thừa nhận yếu tố di truyền theo gen và cơ chế tự miễn dịch thông qua một số xét nghiệm đặc hiệu. Do hiện tượng tự miễn dịch làm viêm lớp chun trong của nhiều động mạch, đặc biệt là động mạch thái dương nông và các nhánh của động mạch cảnh ngoài.

Triệu chứng và chẩn đoán bệnh Horton

Trước tiên, cần lưu ý đau vùng thái dương là dấu hiệu điển hình của bệnh Horton. Do vậy, để chẩn đoán bệnh Horton cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, trong đó đau đầu là nhóm triệu chứng nổi bật nhất, đau ở vùng thái dương thường là đau một bên, đôi khi cả hai bên. Cơn đau xuất hiện một cách tự nhiên hay do một kích thích dù chỉ là rất nhẹ vào da đầu như chải đầu, đeo kính, gội đầu…

Đau có tính chất dai dẳng,  cảm giác tê buốt như kim châm dưới da đầu, từ vị trí khởi điểm ở thái dương đau có thể lan ra cả vùng trán, hốc mắt hoặc đỉnh chẩm cùng bên, đau tăng lên khi lạnh, đau nhiều về đêm làm bệnh nhân mất ngủ.

Trên nền đau đầu dai dẳng kiểu tăng cảm đó thỉnh thoảng có những cơn đau kịch phát dữ dội như khoan, dùi ở thái dương làm người bệnh không chịu nổi phải lấy tay ôm đầu vật vã, kêu la, mỗi cơn đau kịch phát này kéo dài 2-3 giờ, trung bình 1-2 cơn/ngày.


Hình 2

Một đặc điểm nữa là quan sát vùng thái dương của bệnh nhân thấy hơi sưng nề, màu da đỏ, sờ vào nóng hơn các vùng khác, đồng thời có cảm giác thấy một đoạn mạch máu dày, cứng, ngoằn ngoèo, mạch đập yếu hoặc không đập, ấn rất đau.

Tất cả những triệu chứng trên là biểu hiện của viêm động mạch thái dương nông, tuy nhiên, ở đầu ngoài động mạch thái dương bị tổn thương thì một số động mạch khác như động mạch mắt, chẩm và đặc biệt là động mạch mặt cũng bị viêm gây thiếu máu cục bộ ở những cơ nhai làm cho bệnh nhân đau nhiều khi làm động tác nhai, giảm hoặc hết đau khi ngừng nhai gọi là triệu chứng “khập khễnh của hàm”.

Ngoài ra, một số bệnh nhân còn đau cả lưỡi, họng, nuốt, nói khó do tổn thương những động mạch chi phối vùng đó. Một nhóm triệu chứng rất hay gặp nữa là các triệu chứng về thị giác, tùy theo mức độ tắc mạch máu của hệ thống động mạch cảnh ngoài mà rối loạn thị giác biểu hiện khác nhau.

Những biểu hiện thường gặp là sợ ánh sáng, nhìn đôi, lác mắt (do liệt cơ vận nhãn), mù thoảng qua, màn sương mù trước mắt, ảo thị, rối loạn thị trường… và cuối cùng là mù mắt. Những biến chứng này có thể xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh, không hồi phục làm mất thị lực bệnh nhân chỉ trong vòng vài giờ đến vài ngày nếu không được điều trị kịp thời.

Chính vì vậy, bệnh Horton là một cấp cứu nội khoa. Bên cạnh đó, người bệnh thường mất ngủ, chán ăn, gầy sút và sốt theo nhiều dạng khác nhau từ hâm hấp sốt cho đến sốt rất cao, tuy vậy, không phải bệnh nhân nào cũng có đầy đủ các triệu chứng trên, một số bệnh nhân chỉ có duy nhất một triệu chứng sốt đơn độc kéo dài mà không tìm thấy nguyên nhân gì.


Hình 3

Một số trường hợp khác lại có biểu hiện giả viêm đa khớp gốc chi, người bệnh đau nhiều khớp, đặc biệt là đau khớp vai hai bên nhưng không bị hạn chế vận động khớp, những dấu hiệu viêm khớp này thường xuất hiện trước hoặc đi kèm theo triệu chứng đau đầu.

Bệnh khởi phát và tiến triển kín đáo. Các triệu chứng về mắt gặp nhiều theo thứ tự là: phù nề gai thị, tắc động mạch võng mạc trung tâm, nhìn đôi, thị trường thu hẹp, ám điểm trung tâm, đau hố mắt. Kèm theo các biểu hiện như nhức đầu, đau cơ khớp, đai vùng thắt lưng, cơ đai vai, sốt, hội chứng thiếu máu.

Đau đầu, nhất là ở vùng thái dương là triệu chứng nổi bật nhất, điển hình đau ở vùng thái dương, thường là đau một bên, đôi khi cả hai bên.


Hình 4

Cơn đau xuất hiện một cách tự nhiên hay do một kích thích, dù chỉ là rất nhẹ vào da đầu như chải đầu, đeo kính, gội đầu. Ðau có tính chất dai dẳng, cảm giác tê buốt như kim châm dưới da đầu, từ vị trí khởi điểm ở thái dương đau có thể lan ra cả vùng trán, hốc mắt hoặc đỉnh chẩm cùng bên, đau tăng lên khi lạnh, đau nhiều về đêm làm bệnh nhân mất ngủ.

Thỉnh thoảng có những cơn đau kịch phát dữ dội như khoan, dùi ở vùng thái dương làm người bệnh không chịu nổi phải lấy tay ôm đầu vật vã, kêu la, mỗi cơn đau kịch phát này kéo dài 2-3 giờ, trung bình 1-2 cơn/ngày. Quan sát thấy vùng thái dương của bệnh nhân hơi sưng nề, da đỏ, sờ vào nóng hơn các vùng khác đồng thời có cảm giác thấy một đoạn mạch máu dày, cứng, ngoằn nghèo, mạch đập yếu hoặc không đập, ấn rất đau.


Hình 5

Những triệu chứng trên là biểu hiện của viêm động mạch thái dương nông, song ở đầu ngoài động mạch thái dương bị tổn thương thì một số động mạch khác như động mạch mắt, chẩm và đặc biệt là động mạch mặt cũng bị viêm gây thiếu máu cục bộ ở những cơ nhai làm cho bệnh nhân đau nhiều khi nhai, giảm hoặc hết đau khi ngừng nhai người ta gọi là triệu chứng khập khễnh của hàm.

Ngoài ra, một số bệnh nhân còn đau cả lưỡi, họng, nuốt, nói khó do tổn thương những động mạch chi phối vùng đó. Đau tăng lên khi lạnh, đau nhiều về đêm làm bệnh nhân mất ngủ. Tổn thương động mạch mắt, chẩm và đặc biệt là động mạch mặt cũng bị viêm gây thiếu máu cục bộ ở những cơ nhai làm cho bệnh nhân đau nhiều khi nhai, giảm hoặc hết đau khi ngừng nhai. Người ta gọi đây là triệu chứng khập khễnh của hàm.

Ngoài ra, một số bệnh nhân còn đau cả lưỡi, họng, nuốt, nói khó do tổn thương những động mạch chi phối vùng đó.

Triệu chứng ở mắt biểu hiện thường gặp là sợ ánh sáng, nhìn đôi, lác mắt (do liệt cơ vận nhãn), mù thoảng qua, màn sương mù trước mắt, ảo thị, rối loạn thị trường... và cuối cùng là mù hẳn. Những biến chứng này có thể xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh, không hồi phục làm mất thị lực chỉ trong vòng vài giờ đến vài ngày nếu không được điều trị kịp thời. Mất ngủ, chán ăn, gầy sút và sốt, đôi khi sốt nhẹ, hay sốt rất cao. Suy nhược, chán ăn, gầy sút.


Hình 6

Liên quan giữa giả viêm đa khớp gốc chi và bệnh Horton

Bệnh rất hay gặp cho lứa tuổi cao, song rất tiếc lại ít được biết đến, vì vậy đã gây tác hại không nhỏ. Hai bệnh cũng được mà gọi là một bệnh cũng đúng vì chúng thường kết hợp chặt chẽ với nhau, có thể đồng thời xuất hiện hoặc bệnh này đi trước bệnh kia, ít khi tồn tại riêng rẽ, độc lập và hiện nay cũng có nhiều bằng chứng là chúng có thể có chung nguyên nhân cơ chế. Bệnh "giả viêm đa khớp gốc chi" và bệnh Horton hay bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ.

Bệnh giả viêm đa khớp gốc chi gần như bao giờ cũng chỉ gặp ở người cao tuổi, đặc điểm là đau kèm theo cứng gáy, cứng vai, đau cứng hai bên đối xứng ở phần trên của cánh tay, khung chậu, phần trên của đùi (gốc chi). Đau và cứng làm hạn chế mọi cử động nhất là về buổi sáng, đó là một đặc điểm bệnh nhân dễ ghi nhận. Các triệu chứng như sốt, khó chịu toàn thân, gầy sút cân rất thường gặp, nên hay kèm hội chứng trầm cảm, lo âu, bi quan về bệnh tật. Dấu hiệu bất thường chủ yếu về xét nghiệm là tăng rất mạnh tốc độ lắng máu (có thể tăng đến 50-60mm trong giờ đầu).


Hình 7

Việc bệnh đáp ứng về lâm sàng và xét nghiệm tốc độ lắng máu nhanh chóng với liều thấp corticosteroides, cũng rất đặc biệt. Hiện tượng may mắn đó nói lên sự cần thiết phải phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Bệnh Horton là một thuật ngữ bệnh lý để tình trạng viêm động mạch u hạt hoại tử, chủ yếu ở động mạch chủ và các nhánh cỡ trung bình với tính chất lan tỏa. Gặp chủ yếu ở người cao tuổi nữ và cũng có đặc điểm như bệnh trên là tốc độ lắng máu rất cao.

Nguy hiểm của bệnh là có thể gây mù đột ngột do huyết khối ở động mạch trung tâm võng mạc hoặc do viêm dây thần kinh thị giác, bị thiếu máu nuôi, hậu quả tai hại của viêm động mạch thái dương. Biểu hiện thường gặp là nhức đầu, rối loạn thị giác, các cơn đau cách hồi ở các cơ nhai, kèm theo sốt. Sờ nắn vào vùng động mạch thái dương sẽ phát hiện được một động mạch cứng, lăn dưới ngón tay và rất đau.

Bệnh Horton có thể xảy ra trước hoặc sau các biểu hiện của giả viêm đa khớp gốc chi. Bệnh này cũng đáp ứng với corticoid nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì mù khó có thể cứu vãn được.

Nguyên nhân chưa được biết rõ. Vì bệnh hay xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi, thời gian bắt đầu thông thường từ tuổi 65-70, nên nhiều người cho là bệnh tuổi già. Tuy nhiên cũng chưa có thể giải thích được sự lão hóa tác động như thế nào trong cơ chế bệnh sinh. Một số công trình gợi ý có vai trò của miễn dịch, hoặc là một kháng thể chống lại thành động mạch hoặc có lắng đọng các phức hợp miễn dịch lưu động. Các rối loạn về miễn dịch tế bào cũng đã được công bố nhưng chưa được xác định.


Hình 8

Tuy nhiên, sự có mặt của các tế bào huyết tương và sự hình thành u hạt với các tế bào khổng lồ ở kế cận màng chun trong, bị đứt đoạn của các động mạch bị tổn thương, tiếp tục biện hộ cho vai trò của miễn dịch tế bào, nhất là đối với bệnh Horton.

Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 133 ca/100.000 dân từ 50 tuổi trở lên. Chẩn đoán giả viêm đa khớp gốc chi hay bệnh Horton cần được nghĩ đến trước một bệnh nhân tuổi cao có đau ở các vùng gốc chi, hạn chế cử động, nhức đầu, có rối loạn thị giác, sốt, thiếu máu và tăng mạnh tốc độ lắng máu.

Với việc điều trị corticoides, các triệu chứng của giả viêm đa khớp gốc chi có thể bị xóa bỏ và các biến chứng của bệnh Horton như mù, tách động mạch chủ có thể được ngăn ngừa. Những bệnh nhân giả viêm đa khớp gốc chi đơn thuần đáp ứng một cách rõ rệt với liều 10-15mg Prednison mỗi ngày, tác dụng lâm sàng thấy ngay sau 12-36 giờ và tốc độ lắng máu trở về bình thường trong vòng 2-4 tuần. Việc điều trị bệnh Horton cần liều cao hơn, từ 40-60mg Prednisolon mỗi ngày. Nếu có các dấu hiệu về thị giác và các biến chứng nặng như phồng động mạch chủ thì việc điều trị bằng corticoid phải được coi như một cấp cứu, sau đó làm ngay sinh thiết động mạch thái dương. Khi các dấu hiệu bệnh lý đã thuyên giảm, có thể hạ dần liều xuống mức thấp nhất còn giá trị và duy trì ở liều đó. Thời gian điều trị ít nhất phải 1 năm, thông thường là 2 năm, kết quả rất tốt.

Chẩn đoán bệnh không khó, điều trị giản đơn, hiệu quả điều trị rõ rệt. Vấn đề quyết định ở đây là phải nghĩ đến khả năng mắc bệnh này ở người cao tuổi, điều mà hiện nay chưa được chú ý đúng mức, do đó đã để gây nên những hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc. Giả viêm đa khớp gốc chi có biểu hiện các dấu hiệu thâm nhiễm viêm ở những cơ đai, nhất là đai vai: đau cân đối hai bên, có khi bệnh nhân phải nằm liệt giường nhưng không hạn chế vận động các khớp và không có tổn thương xương khớp trên hình ảnh x-quang, rất nhạy cảm với những thuốc chống viêm corticoid và không corticoid.


Hình 9

Một số bệnh nhân chỉ có duy nhất một triệu chứng sốt đơn độc kéo dài mà không tìm thấy nguyên nhân gì. Một số trường hợp khác lại có biểu hiện giả viêm đa khớp gốc chi, người bệnh đau nhiều khớp đặc biệt là đau khớp vai hai bên, song không bị hạn chế vận động khớp, những dấu hiệu viêm khớp này thường xuất hiện trước hoặc đi kèm theo triệu chứng đau đầu.

Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bệnh Horton thì cần phải làm thêm một số xét nghiệm như máu lắng tăng, rối loạn đông máu, rối loạn miễn dịch và đặc biệt là sinh thiết động mạch thái dương có chọn lọc dựa trên siêu âm Doppler hoặc chụp động mạch cảnh ngoài để kết quả chính xác hơn.

Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bệnh Horton thì cần phải làm thêm một số xét nghiệm như máu lắng tăng, rối loạn đông máu, rối loạn miễn dịch và đặc biệt là sinh thiết động mạch thái dương có chọn lọc dựa trên siêu âm Doppler hoặc chụp động mạch cảnh ngoài để kết quả chính xác hơn. Về vấn đề điều trị bệnh Horton, thuốc corticoid (như prednison, solu-medrol) là biện pháp điều trị duy nhất có hiệu quả, điều trị bằng corticoid càng sớm thì càng tránh được những biến chứng về mắt cho người bệnh, có thể nói khi người thầy thuốc đã nghi ngờ là bệnh Horton thì không cần chờ kết quả sinh thiết động mạch thái dương nữa mà nên điều trị corticoid ngay cho bệnh nhân.

Chẩn đoán phân biệt với bệnh tắc nghẽn động mạch

 

 

 Đau ở bắp chân, đùi

 Đau ngực

  

 Nhìn mờ

 Đau thắt lưng

  

 Khó thở

 Lạnh tay chân

Ngày nay, tắc nghẽn động mạch không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn ở những người trong độ tuổi 20. Việc nhận biết các dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, những người trẻ trong độ tuổi 20 cũng mắc phải bệnh này. Ở những trường hợp này, họ thường phát hiện bệnh rất muộn, dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị khó khăn hơn. Điều rất quan trọng là bạn phải biết các dấu hiệu của bệnh tắc nghẽn động mạch để có thể phát hiện bệnh kịp thời. Các dấu hiện cần nhận biết về bệnh tắc nghẽn động mạch:

Đau ở bắp chân, đùi hoặc hông

Đau chân khi bạn vận động, như đi bộ, có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn động mạch. Điều này có nghĩa là các chi không nhận được đủ lưu lượng máu. Các triệu chứng của tình trạng này có thể bao gồm đau cơ hoặc chuột rút ở chân (hoặc cánh tay). Vị trí của cơn đau phụ thuộc vào vị trí của cục máu đông hoặc động mạch bị hẹp.

Đau ngực

Đau ngực (hay đau thắt ngực) là kết quả của việc lưu lượng máu đến tim giảm. Bạn có thể cảm thấy cơn đau rất chặt, tê, nặng, áp lực hoặc nóng. Thông thường, bạn sẽ không gặp phải triệu chứng này khi nghỉ ngơi vì nó được kích hoạt khi bạn vận động hoặc xúc động quá mức. Trong một số trường hợp, tình trạng tắc nghẽn động mạch nghiêm trọng đến nỗi cơn đau thắt ngực có thể báo hiệu rằng một người đang bị đau tim.


Hình 11

Mất thị lực tạm thời ở một bên

Các động mạch cảnh cung cấp máu đến mắt và não. Nếu các động mạch này bị chặn, bạn có thể mất thị lực tạm thời hoặc mờ mắt ở một bên. Nếu bị tắc nghẽn động mạch cảnh ở hai bên, bạn có thể bị đột quỵ. Vì vậy, nếu bạn bị mất thị lực hoặc mờ mắt đột ngột, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Đau thắt lưng

Đau lưng dưới là một dấu hiệu nghiêm trọng bạn không nên bỏ qua. Khi lưu lượng máu đến lưng dưới bị giảm, các đĩa giữa các đốt sống trở nên dễ vỡ hơn. Điều này dẫn đến các dây thần kinh bị chèn ép, gây đau đớn. Đây thường là triệu chứng đầu tiên ở những người bị tắc động mạch: theo một nghiên cứu, 10% người dân ở các nước phát triển đã bị tắc nghẽn động mạch chủ ở lưng khi họ 20 tuổi.

Khó thở

Triệu chứng này phát triển khi các động mạch vành bị tổn thương hoặc bệnh. Thở ngắn xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Theo một nghiên cứu, mọi người thường không coi thở ngắn là một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu duy nhất của bệnh tắc nghẽn động mạch nghiêm trọng cần điều trị.


Hình 12

Chân hoặc tay lạnh

Triệu chứng lạnh chân có thể do bệnh động mạch ngoại biên (PAD) gây ra. Vấn đề này xảy ra khi các động mạch bị hẹp làm giảm lưu lượng máu đến các chi. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bác sĩ kiểm tra khi tốc độ chữa lành vết thương kém hoặc mạch yếu ở bàn chân. Hơn nữa, sự hiện diện của bệnh động mạch ngoại biên chỉ ra rằng có một bệnh động mạch lan rộng hơn trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến não hoặc tim, gây ra đột quỵ hoặc đau tim.

Mệt mỏi và chóng mặt

Theo các chuyên gia, mệt mỏi là triệu chứng ít phổ biến hơn của bệnh động mạch vành, nhưng bạn vẫn có khả năng mắc dấu hiệu này. Những triệu chứng này có thể phát triển do giảm lượng oxy từ lưu lượng máu kém và phổ biến hơn ở phụ nữ.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tắc nghẽn động mạch? Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia, các yếu tố làm tăng mức độ rủi ro bị tắc nghẽn động mạch gồm:

·Có mức cholesterol trong máu không lành mạnh. Điều này cho thấy mức độ cholesterol xấu cao và mức cholesterol tốt thấp;

·Có huyết áp cao. Bạn hãy cố gắng giữ huyết áp không được vượt quá 140/90mmHg.

·Hút thuốc làm tổn thương và thắt chặt các mạch máu, tăng mức cholesterol và tăng huyết áp. Hơn nữa, hút thuốc còn khiến lượng oxy đến các mô cơ thể không đủ.

·Thừa cân hoặc béo phì. Chỉ số BMI từ 25-29,9 được coi là thừa cân. Chỉ số cao hơn mức này nghĩa là bạn bị béo phì.

Hội chứng ấu trùng di chuyển

Bệnh ấu trùng da di chuyển là một bệnh nhiễm trùng da do ấu trùng giun móc từ mèo, chó và động vật khác. Con người có thể bị nhiễm ấu trùng qua chân trần khi đi bộ trên bãi cát hoặc tiếp xúc với đất bị ô nhiễm phân động vật. Ấu trùng di chuyển ký sinh dưới bề mặt da và đào hang biểu hiện màu đỏ, ngứa. Các vị trí thường bị ảnh hưởng là bàn chân và cẳng chân, hoặc bất kỳ phần nào của cơ thể tiếp xúc với đất bẩn.

Nguyên nhân gây ấu trùng da di chuyển?Nhiều loại giun móc có thể gây ra bệnh ấu trùng da di chuyển, thường gặp là: Ankylostoma braziliense (giun móc ký sinh ở chó, mèo nhà và hoang, được tìm thấy ở miền Trung-Nam Mỹ và Caribe), Ankylostoma caninum (giun móc chó tìm thấy ở Australia), Uncinaria stenocephala (giun móc chó tìm thấy ở châu Âu), Bunostomum phlebotomum (giun móc bò).


Hình 13. Ấu trùng da di chuyển thường hay gặp ở vùng Đông Nam Á.

Tất cả giới tính, lứa tuổi và chủng tộc có thể bị ảnh hưởng nếu họ tiếp xúc với ấu trùng. Thường hay gặp ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Nhóm có nguy cơ bao gồm những người có ngành nghề liên quan đến cơ hội tiếp xúc với đất cát ẩm ướt như người đi chân trần thả lưới hay tắm nắng ở bãi biển, trẻ em chơi ở hố cát, nông dân, người làm vườn, thợ ống nước, thợ săn, thợ điện, thợ mộc, người nuôi thú.

Nhiễm trùng xảy ra sau khi ký sinh trùng được truyền từ phân của động vật bị nhiễm khuẩn qua đất cát ẩm ướt (là nơi ấu trùng nở) tới da người. Ấu trùng có thể xâm nhập thông qua nang lông, vết nứt da hoặc thậm chí da còn nguyên vẹn. Sau đó vài ngày đến vài tháng từ nơi xâm nhập ban đầu, ấu trùng di chuyển dưới da tạo nên đường hầm rộng 3-5 mm. Trong cơ thể người, ấu trùng có thể thâm nhập vào các lớp sâu của da (lớp trung bì) lây nhiễm vào máu và hệ bạch huyết. Khi trong ruột, chúng trưởng thành và đẻ trứng sau đó được bài tiết để bắt đầu chu kỳ mới. Tuy nhiên, trong cơ thể con người, ấu trùng không thể xâm nhập qua màng nền để xâm nhập vào lớp trung bì cho nên bệnh này chỉ giới hạn ở lớp ngoài (biểu bì da).


Hình 14

Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng? Tại vị trí xâm nhập, thường không có biểu hiện đặc biệt. Có thể có cảm giác ngứa râm ran, kích thích trong vòng 30 phút sau khi ấu trùng xâm nhập. Các ấu trùng có thể sau đó nằm im cả tuần hoặc cả tháng, hoặc ngay lập tức bắt đầu hoạt động từ từ tạo ra hang rộng 2-3mm, kéo dài 3-4cm mỗi ngày từ vị trí xâm nhập, nếu có nhiều ấu trùng cùng tham gia thì tổn thương biểu hiện ngoằn nghèo quanh co đa dạng. Các vị trí phổ biến nhất thường hay gặp nhất là bàn chân, khe ngón chân, ngón chân tay, đầu gối và mông

Điều trị như thế nào? Bệnh này có thể tự khỏi, vì tại cơ thể người là con đường cụt của loại ấu trùng này, cuối cùng là chết. Thời hạn tự nhiên của bệnh thay đổi đáng kể tùy thuộc vào loài ấu trùng xâm nhập. Trong hầu hết trường hợp, các tổn thương sẽ tự khỏi trong vòng 4-8 tuần.

Tuy nhiên, nếu can thiệp điều trị sẽ rút ngắn được quá trình của bệnh bằng thuốc kháng giun sán như thiabendazole, mebendazole, albendazole và ivermectine. Bôi tại chỗ bằng thiabendazole đối với tổn thương khu trú. Triệu ngứa sẽ giảm đáng kể trong vòng 24-48 giờ sau điều trị và tổn thương sẽ được giải quyết trong vòng 1 tuần. Khi có nhiễm trùng da thứ phát có thể cần điều trị kết hợp với kháng sinh.

Điều trị bệnh Hortone

Điều trị bệnh Horton gồm các thuốc corticosteroides như prednisone, solu-medrol là biện pháp điều trị duy nhất có hiệu quả, điều trị bằng corticoides càng sớm thì càng tránh được những biến chứng về mắt.Một nguyên tắc chính là điều trị bệnh càng sớm càng tránh được nhiều biến chứng

Hiệu quả điều trị có tác dụng ngay, giảm sốt, giảm đau trong ngày, viêm nhiễm giảm dần và tốc độ lắng hồng cầu trở lại bình thường trong 1-2 tháng. Phải dùng corticoides hằng ngày, một lần vào buổi sáng, còn nếu dùng cách nhật kém hiệu quả.


Hình 15

Trong một số trường hợp, người ta có thể dùng một vài thuốc khác như dapson hoặc thuốc chống viêm non-steroid kết hợp với corticoides trong giai đoạn điều trị củng cố, ngoài ra nếu có viêm các động mạch lớn thì phải dùng cả thuốc chống đông để dự phòng huyết khối. Tuy nhiên, không được tự ý dùng thuốc corticoid mà phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Đánh giá hiệu quả điều trị, tức thời là giảm sốt và giảm đau ngay trong ngày, các dấu hiệu viêm nhiễm và tốc độ máu lắng dần trở lại bình thường trong 1-2 tháng.

Trong một số trường hợp, người ta có thể dùng một vài thuốc khác như dapson hoặc thuốc chống viêm non-steroid kết hợp với corticoid trong giai đoạn điều trị củng cố, ngoài ra nếu có viêm các động mạch lớn thì phải dùng cả thuốc chống đông để dự phòng huyết khối.

Tuy nhiên, không được tự ý dùng thuốc corticoid mà phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.


 

Ngày 20/02/2019
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích