Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 5 6 7 1
Số người đang truy cập
1 2
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Cập nhật thông tin mới nhất về về dịch bệnh truyền nhiễm virus Zika do muỗi truyền

Virus Zika lan rộng thông qua muỗi đốt người. Các triệu chứng thường gặp nhất của nhiễm trùng virus Zika là sốt, ban đỏ, đau khớp, viêm kết mạc. Bệnh thường diễn tiến nhẹ với các triệu chứng kéo dài vài ngày đến một tuần. Bệnh nặng đòi hỏi phải nhập viện thường hiếm.

Diễn biến dịch bệnh

Vào tháng 5.2015, Tổ chức Y tế liên bang châu Mỹ (PAHO) đưa ra cảnh báo ca bệnh đầu tiên nhiễm virus Zika tại Brazil. Vụ dịch ở Brazil đưa ra các báo cáo về hội chứng Guillain-Barre và các ảnh hưởng trên phụ nữ mang thai sinh ra với các đứa con khuyết tật. Hiện không có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu cho virus Zika và cộng đồng chưa có miễn dịch. Tổ chức Y tế thế giới ước tính nhiễm virus này có thể gây nhiễm lên đến 4 triệu người và cần có ứng cứu cấp độ toàn cầu. Bộ Y tế Việt Nam ngày 29.01.2016 cũng đã lên tiếng cảnh báo về nhiễm trùng virus này là có thể xảy ra. Thông tin mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ về một dịch bệnh do virus Zika đang diễn tiến ở khu vực châu Mỹ từ tháng 5.2015 đến tháng 01.2016 cho biết virus Zika thuộc flavivirus và được truyền qua thông qua muỗi và lần đầu tiên được xác định ở Uganda vào năm 1947. Trước năm 2007, các trường hợp mắc bệnh chỉ được ghi nhận rãi rác từ các nước ở châu Phi và châu Á. Đến năm 2007, lần đầu tiên ghi nhận bùng phát bệnh truyền nhiễm do virus Zika được báo cáo ở bang Yap, Micronesia, ước tính khoảng 73% dân số trong độ tuổi ≥ 3 tuổi đã bị nhiễm bệnh, tiếp đó nhiều đợt bùng phát dịch tiếp theo xảy ra ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.


Tháng 5.2015, Tổ chức Y tế thế giới báo cáo lần đầu tiên về lan truyền virus Zika tại chỗ ở khu vực châu Mỹ, với nhiều ca mắc tại chỗ đã được xác định ở Brazil. Tháng 12.2015, Bộ Y tế ước tính có khoảng 440.000 - 1.300.000 ca nghi nhiễm virus Zika đã xảy ra ở Brazil trong năm 2015. Với thông tin cập nhật mới nhất đến ngày 20.01.2016, các ca bệnh lan truyền tại tại chỗ đã được báo cáo cho Tổ chức Y tế liên châu Mỹ (Pan American Health Organization_PAHO) từ Puerto Rico và 19 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau ở châu Mỹ và do tính chất nghiêm trọng của bệnh lan truyền có nguy cơ lan truyền sang các nước khác trong khu vực, nên sẽ được theo dõi chặt chẽ.

Hiện tại, các quốc gia và vùng lãnh thổ có báo cáo có lan truyền virus Zika như châu Mỹ(Barbados, Bolivia, Brazil, Colombia, Cộng hòa Dominica, Ecuador, El Salvador, French Guiana, Guadeloupe, Guatemala, Guyana, Haiti, Honduras, Martinique, Mexico, Panama, araguay, Puerto Rico, Saint Martin, Suriname, Đảo Virgin ở Mỹ, Venezuela; châu Đại dương (Samoa); châu Phi (Cape Verde).


Hình 1. Quốc gia và lãnh thổ báo cáo đang có lan truyền virus Zika tại chỗ tại khu vực châu Mỹ (2015-2016)

Mặc dù lan truyền virus Zika tại chỗ đã không được ghi nhận ở Mỹ, nhưng số ca nhiễm virus Zika đã được báo cáo từ những du khách trở về. Một điểm đáng lưu ý trong các ổ dịch gần đây ở châu Mỹ là số ca bệnh nhiễm virus Zika từ các du khách đến thăm thân hoặc du lịch trở về Mỹ có khả năng gia tăng. Những trường hợp hay ca bệnh nhập khẩu này có thể dẫn đến lan truyền virus từ người sang muỗi và ngược lại từ muỗi sang người được giới hạn ở những khu vực của Mỹ mà có các trung gian truyền bệnh (muỗi) phù hợp.

Virus Zika lan truyền chủ yếu do muỗi Aedes aegypti. Muỗi Aedes albopictus cũng có thể truyền virus Zika (cả hai loài muỗi này đã và đang lan truyền virus sốt xuất huyết trên toàn cầu). A. aegypti A. albopictus được tìm thấy nhiều nơi trên toàn bộ châu Mỹ, bao gồm cả nhiều vùng của Mỹ và hai loài muỗi này cũng truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh Chikungunya. Ngoài lan truyền từ muỗi sang người, nhiễm virus Zika đã được ghi nhận thông qua lan truyền từ mẹ sang bào thai dẫn đến nhiễm bệnh bẩm sinh, lan truyền qua đường tình dục, truyền máu và tiếp xúc/ phơi nhiễm các bệnh phẩm trong môi trường phòng thí nghiệm, xét nghiệm. Có một mối quan tâm khác đó là lan truyền có thể xảy ra thông qua cấy ghép các cơ quan hoặc cấy ghép mô và mặc dù RNA của virus Zika đã được phát hiện trong sữa mẹ, nhưng lan truyền qua sữa mẹ không được ghi nhận.


Trong thời gian dịch xảy ra, con người là ổ chứa chính làm cho virus Zika lan truyền nhanh. Ước tính có khoảng 80% số người bị nhiễm virus Zika không có biểu hiện triệu chứng. Khi đến giai đoạn biểu hiện triệu chứng, người bệnh thường có triệu chứng nhẹ, đặc trưng bởi sự cơn sốt cấp tính, phát ban, đau khớp, hoặc viêm kết mạc không sinh mủ. Các triệu chứng thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Dựa trên thông tin từ các ổ dịch trước đó, bệnh nặng cần phải nhập viện là không nhiều và tử vong là rất hiếm khi xảy ra.

Trong đợt bùng phát dịch hiện nay ở Brazil, RNA virus Zika đã được xác định có trong các mô từ một số trẻ sơ sinh có hội chứng đầu nhỏ (microcephaly) và thương tổn trên thai nhi ở những phụ nữ bị nhiễm bệnh trong khi mang thai đáng quan tâm. Bộ Y tế Brazil đã báo cáo coh biết có sự gia tăng đáng kể số trẻ sinh ra kèm dị tật đầu nhỏ vào năm 2015, mặc dù không biết được có bao nhiêu người trong những trường hợp có liên quan đến nhiễm virus Zika. Hội chứng Guillain-Barré cũng đã được báo cáo ở những bệnh nhân bị nghi ngờ nhiễm virus Zika.


Các nghiên cứu đang được tiến hành để đánh giá nguy cơ lây lan virus Zika trên các phụ nữ trong thời gian mang thai, các kết quả hình ảnh liên quan đến nhiễm trùng bẩm sinh và có thể có sự liên quan giữa nhiễm virus Zika và hội chứng Guillain-Barré cần xác định. Nhiễm virus Zika nên được chú ý ở những bệnh nhân có khởi phát sốt cấp tính, phát ban dát sần, đau khớp, đau cơ, hoặc viêm kết mạc, những người đi du lịch đến các vùng đang xảy ra lan truyền trong 2 tuần trước khi khởi phát bệnh.


Hình 2. Các quốc gia và vùng lãnh thổ có bằng chứng lan truyền virus Zika được xét nghiệm

Đường lan truyền

Bởi vì nhiễm virus Dengue gây sốt xuất huyết và virus Chikungunya có diện phân bố địa lý tương tự với virus Zika và các triệu chứng nhiễm bệnh là tương tự, nên khi bệnh nhân nghi ngờ nhiễm virus Zika có biểu hiện bệnh cũng nên được đánh giá và quản lý ca bệnh giống với bệnh nhân sốt xuất huyết hay sốt do virus Chikungunya. Một số bệnh nhiễm trùng khác cũng nên đặt ra khi chẩn đoán phân biệt, đặc biệt các bệnh nhân đó đang sống trong vùng dịch tễ, như bệnh sốt rét, rubella, sởi, nhiễm trùng parvovirus, adenovirus, enterovirus, nhiễm Leptospira sp., nhiễm Rickettsia sp. và nhiễm vi khuẩn liên cầu Streptococcus sp. nhóm A. Hiện tại, các con đường lây nhiễm virus Zika đã được xác nhận:

Thông qua muỗi đốt

Virus Zika được truyền sang người trước tiên thông qua vết muỗi đốt từ các muỗi Aedes sp. nhiễm virus. Các loài muỗi này tương tự như các muỗi nhóm đã từng truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue hoặc bệnh do virus Chikungunya.

-Các muỗi này đẻ trứng vào trong hoặc gần nguồn nước đọng chứa trong các vật dụng như xô, chậu đựng nước, lọ cắm hóa, cây cảnh, đĩa đựng thức ăn của vật nuôi. Chúng hay đốt người vào thời điểm ban ngày, sống trong nhà và ngoài nhà gần người;

-Muỗi nhiễm khi chúng đốt và hút máu một người đang mang sẵn virus trong máu và sau đó muỗi nhiễm có thể gây nhiễm lan rộng virus đến nhiều người khác.

Từ mẹ sang con

-Một bà mẹ sẵn nhiễm virus Zika gần với ngày sinh có thể thải một lượng virus vào cho con khi sinh (nhưng trường hợp này hiếm);

-Có khả năng virus Zika có thể truyền từ mẹ sang phôi thai trong quá trình mang thai. Phương thức lây truyền này đã được điều tra;

-Đến nay, chưa có báo cáo nào về trẻ em nhỏ nhiễm virus Zika thông qua con đường bú sữa mẹ. Vì lợi điểm của bú sữa mẹ, nên các bà mẹ cần tiếp tục cho bú đùng thời gian cho đến khi vùng đó phát hiện virus Zika có mặt.

Thông qua nguồn máu nhiễm hoặc quan hệ tình dục

Đây là hình thức lan rộng virus thông qua con đường truyền máu và quan hệ tình dục đã được ghi nhận và báo cáo qua y văn.

Triệu chứng và chẩn đoán bệnh

Triệu chứng

-Khoảng 1 trong 5 người (20%) nhiễm virus Zika phát thành bệnh thật sự, số còn lại nếu có là nhiễm trùng không triệu chứng;

-Thời gian ủ bệnh đối với bệnh do virus Zika chưa biết rõ, nhưng có thể từ một vài ngày đến 1 tuần;

-Triệu chứng thường gặp nhất của nhiễm trùng virus Zika là sốt, phát ban, đau khớp, viêm kết mạc. Các triệu chứng khác như đau cơ và đau đầu;

-Bệnh thường biểu hiện nhẹ với các triệu chứng kéo dài vài ngày đến 1 tuần. Một số ca đòi hỏi phải nhập viện;

-Virus Zika thường tồn tại trong máu bệnh nhân trong một vài ngày nhưng nó có thể kéo dài hơn trên một số trường hợp;

-Tử vong hiếm xảy ra.


Chẩn đoán

-Triệu chứng của Zika tương tự với các triệu chứng của bệnh sốt do virus DengueChikungunya, đây là các bệnh lý có cách lan truyền và trung gian truyền bệnh như virus Zika;

-Tiếp cận cơ sở y tế gấp nếu các triệu chứng phát triển nặng và có tiền sử đi du lịch hoặc làm việc từ vùng có bệnh do virus Zika lưu hành;

-Các nhân viên y tế có thể kiểm tra máu bệnh nhân để kiểm tra xem có virus Zika hay virus Dengue và Chikungunya.

Hiện bệnh do virus Zika không có xét nghiệm có sẵn trên thị trường và sử dụng phổ biến vì thế bị hạn chế. Xét nghiệm phát hiện virus Zika được thực hiện ở Trung tâm CDC Mỹ và 4 phòng thí nghiệm của nhà nước. Hiện tại, CDC đang làm việc để mở rộng mạng lưới xét nghiệm chẩn đoán trong phòng thí nghiệm cho các bang khác. Các nhà cung cấp chăm sóc y tế cần liên hệ với cơ quan y tế địa phương để tạo điều kiện xét nghiệm sớm và quản lý ca bệnh kịp thời.

Để đánh giá các bằng chứng nhiễm virus Zika, xét nghiệm định lượng real time-PCR nên được thực hiện trên các mẫu huyết thanh thu thập trong tuần đầu tiên bị bệnh. Kháng thể IgM và các xét nghiệm kháng thể trung hòa nên được thực hiện trên mẫu bệnh phẩm thu thập sau ≥ 4 ngày kể sau khi khởi phát.

Tuy nhiên, các xét nghiệm huyết thanh này có thể dương tính bởi vì các kháng thể phản ứng chéo với các virus khác thuộc nhóm flaviviruses, chẳng hạn sốt xuất huyết và virus gây sốt vàng. Xét nghiệm trung hòa chéo virus đặc hiệu có thể được sử dụng để phân biệt giữa các kháng thể phản ứng chéo trong nhiễm flavivirus chính, mặc dù các kháng thể trung hòa vẫn có thể cho kết quả phản ứng chéo ở những người trước đó đã bị nhiễm hoặc chủng ngừa vaccine chống lại một loại flavivirus liên quan.


Điều trị

Hiện tại, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh do virus Zika. Do đó, việc điều trị hỗ trợ và giải quyết giảm nhẹ triệu chứng là cần thiết, bao gồm:

-Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường;

-Bù dịch để tránh mất nước và sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt loại acetaminophen;

-Aspirin và các thuốc kháng viêm không steroid khác (NSAIDs) nên tránh cho đến khi căn nguyên sốt xuất huyết có thể được loại trừ để giảm nguy cơ xuất huyết;

-Phụ nữ mang thai sốt nên được điều trị bằng acetaminophen.

Những người nhiễm virus Zika, sốt xuất huyết Dengue, hoặc virus Chikungunya cần được bảo vệ tránh tiếp xúc với muỗi trong vài ngày đầu của bệnh để giảm nguy cơ lây truyền tại chỗ và lan rộng trong cộng đồng.


Phòng bệnh

Hiện tại, bệnh virus Zika chưa có vaccine phòng ngừa. Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm virus Zika là tránh bị muỗi đốt bằng cách sử dụng màn cửa sổ và màn cửa chính khi ở trong nhà, mặc áo dài tay và quần dài, sử dụng quần áo tẩm hóa chất permethrine và sử dụng thuốc xua côn trùng khi ở môi trường ngoài trời.

Hầu hết các cơ quan Bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency_EPA) được đăng ký chất xua muỗi, gồm N-N-diethyl-m-toluamide (DEET), có thể được sử dụng ở trẻ em trên 2 tháng tuổi. Một số hóa chất thương mại hoặc các chất xua côn trùng khác đã đăng ký với EPA cũng an toàn cho phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời gian đang cho con bú. Tất cả các du khách nên thực hiện các bước phòng bệnh để tránh bị muỗi đốt, nhằm ngăn chặn lây nhiễm virus Zika và các bệnh do muỗi truyền khác khi đi đến các vùng lưu hành bệnh do virus Zika.

Một điều hết sức thận trọng là phụ nữ mang thai nên cân nhắc hoãn chuyến du lịch đi đến bất kỳ nơi nào mà lan truyền virus Zika đang xảy ra (chẳng hạn các quốc giachâu Mỹ). Nếu các phụ nữ mang thai vì công việc không thể trì hoãn đến công tác tại các khu vực này nên tiếp cận với các chuyên gia y tế chuyên về y tế du lịch (travel health) tư vấn trước khi đi và thực hiện đúng các bước để tránh muỗi đốt trong thời gian của chuyến đi. Phụ nữ mang thai phát triển bệnh tương thích về mặt lâm sàng trong suốt chuyến đi hoặc trong vòng 2 tuần trở về từ một khu vực có lan truyền virus Zika nên được xét nghiệm xem liệu có nhiễm virus Zika hay không. Thai nhi và trẻ sơ sinh của phụ nữ bị nhiễm virus Zika trong thời gian mang thai nên được đánh giá có thể là nhiễm trùng bẩm sinh.

Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế được khuyến khích báo cáo các trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Zika đến các sở y tế của bang hoặc địa phương để tạo điều kiện chẩn đoán và giảm thiểu nguy cơ lan truyền tại địa phương ở những nơi muỗi Aedes sp. đang hoạt động. Các sở y tế nhà nước yêu cầu báo cáo các trường hợp xác định (confirmed cases) trong phòng xét nghiệm nghiệm cho Trung tâm CDC. Trung tâm CDC đang làm việc với Hội đồng nhà nước, các nhà dịch tễ học và các đối tác khác để đưa ra định nghĩa giám sát ca bệnh, cung cấp thêm hướng dẫn và cơ chế để đánh giá và báo cáo trường hợp nhiễm bệnh, theo dõi hậu quả ở phụ nữ mang thai bị nhiễm virus Zika và những đứa con sinh ra của họ.


Các thông điệp quan trọng cần chú ý

-Không có vaccine hoặc thuốc để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng virus Zika;

-Ngăn ngừa bệnh thông qua biện pháp phòng chống muỗi đốt;

-Muỗi lan rộng virus Zika hầu như hoạt động tấn công người vào ban ngày;

-Muỗi lan rộng virus Zika cũng làm lan rộng virus sốt xuất huyết Dengue và virus Chikungunya.

-Khi đi du lịch đến các quốc gia có virus Zika hoặc virus khác lưu hành, ngăn ngừa muỗi cần thực hiện các bước sau:

-Mặc quần dài và áo tay dài;

-Ở các nơi có điều hòa không khí hoặc sử dụng các màn cửa để tránh muỗi đốt;

-Ngủ trong mùng nếu bạn đi du lịch nước ngoài hoặc có việc đi ra ngoài công tác ở các nơi có nguy cơ và cảnh báo có bệnh lưu hành.

-Sử dụng các chất xua côn trùng đẵ được đăng ký với Cơ quan bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency_EPA). Tất cả các chế phẩm được cấp phép phải được đánh giá hiệu quả.

-Nếu bạn có trẻ em hoặc trẻ nhỏ:

+Không sử dụng các chất xua côn trùng cho các trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi;

+Mặc cho trẻ các loại quần áo có phủ dài tay và chân;

+Phủ các nôi, xe đẩy, xe tập đi, củi cho trẻ chơi bằng màn;

+Không dùng chất xua côn trùng lên trên các vùng tay, mắt, miệng, các vùng da dễ bị kích thích hoặc vùng da đang có vết thương;

+Đối với trẻ lớn: phun hóa chất xua côn trùng trên tay và rồi xoa trên vùng mặt trẻ.

-Xử lý quần áo và dụng cụ đồ đạt bằng permethrin.

+Các quần áo hay dụng cụ đã được xử lý bằng hóa chất vẫn còn chức năng bảo vệ tốt sau nhiều lần giặt. Cần xem thông tin đầy đủ và cẩn thận trên hướng dẫn của sản phẩm;

+Không sử dụng chế phẩm permethrin trực tiếp trên da, chủ yếu xử lý trên các vật dụng bằng vải (quần áo, màn, mùng, rèm cửa).

-Nếu bạn nhiễm virus Zika, bảo vệ tránh khỏi bệnh

+Trong tuần đầu nhiễm trùng, virus Zika có thể tìm thấy trong máu và có thể lan đến một người khác thông qua muỗi đốt. Cứ thế, một con muỗi nhiễm virus sẽ có thể lan rộng virus đến mọi người;

+Để ngăn ngừa người khác khỏi bệnh, cần tránh muỗi đốt trong tuần đầu của bệnh.


Hình 3. Một số quốc gia đã xác định có ca nhiễm virus Zika dương tính

Cảnh báo virus Zika gây đầu nhỏ xuất hiện ở Việt Nam!

Bộ Y tế nhận định virus Zika hoàn toàn có khả năng xâm nhập vào Việt Nam và dễ bùng phát thành dịch liên quan đến hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Chiều 29.01.2016, Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống bệnh truyền nhiễm họp khẩn với lãnh đạo Bộ Y tế, Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS. Nguyễn Thanh Long nhận định, Zika không phải là virus mới nhưng gây dịch bệnh mới. Sự xuất hiện gần đây của virus gây quan ngại đối với sức khỏe cộng đồng. Khả năng virus này xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể, lây lan rất lớn vì người dân chưa có miễn dịch, trung gian truyền bệnh (vector) là muỗi Ades aegypti lưu hành nhiều, loại muỗi này cũng truyền bệnh sốt xuất huyết", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.


Brazil
ghi nhận hơn 4.000 trẻ biểu hiện đầu nhỏ từ các bà mẹ nhiễm virus Zika

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, bệnh không gây tử vong nhưng quan ngại về hội chứng đầu nhỏ và hội chứng Guillain - Barre, một bệnh rối loạn miễn dịch thần kinh hiếm gặp. Biểu hiện bệnh không điển hình, giống sốt xuất huyết như sốt, đau cơ; thậm chí giống triệu chứng cúm. Thực tế chỉ có 20% bệnh nhân có biểu hiện điển hình. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu mở rộng mạng lưới giám sát, nếu người bệnh khám sốt xuất huyết nhưng chẩn đoán âm tính thì nghi ngờ virus zika, chuyển mẫu đi xét nghiệm. Bộ Y tế yêu cầu Cục Quản lý Khám chữa bệnh xây dựng hướng dẫn chẩn đoán điều trị; các cửa khẩu tiếp tục sàng lọc thân nhiệt, lưu ý khách đến từ các quốc gia có dịch.

Ông Đặng Quang Tấn, Phó cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, biểu hiện bệnh do virus Zika gần giống sốt xuất huyết: phát ban, đau cơ khớp, đau đầu, viêm kết mạc. Hầu hết các ca bệnh có biểu hiện nhẹ và vừa; thời gian ủ bệnh 3-12 ngày. Phương thức lây truyền qua muỗi, có thể lây qua đường máu mẹ sang con, đường tình dục nhưng rất hiếm lây truyền qua đường này.

Brazil ghi nhận ca mắc virus Zika đầu tiên vào tháng 5.2015, đến nay số bệnh nhân tại quốc gia này và khu vực châu Mỹ đã tăng lên theo cấp số nhân. Trong thời gian dài, virus này được cho là tương đối vô hại nhưng từ cuối năm ngoái mọi chuyện đã thay đổi. Giới chức y tế bắt đầu điều tra tìm mối liên hệ giữa virus này với các bệnh thần kinh, đặc biệt là hội chứng đầu nhỏ trong giai đoạn bào thai và trẻ sơ sinh. Chỉ riêng tại Brazil đã báo cáo hơn 4.000 trường hợp trẻ sinh ra với hội chứng này từ các bà mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai.

Theo TCYTTG, mối liên quan này chưa được khẳng định 100%. Thực tế, một số trẻ mắc hội chứng đầu nhỏ có xét nghiệm dương tính với virus này, một số lại âm tính. Vụ dịch diễn ra ở Brazil là vụ dịch lớn nhất từ trước đến nay liên quan đến virus Zika. Trên thế giới có ít nhất 27 quốc gia ghi nhận ca bệnh này. Các ca bệnh cũng ghi nhận tại châu Á như Thái Lan và một số quốc gia ở châu Âu. Bà Margaret Chan, Tổng giám đốc TCYTTG yêu cầu triệu tập một cuộc họp khẩn vào thứ hai tới tại Geneva, Thụy Sĩ để bàn cách ngăn chặn sự lây lan virus Zika. Có 2 yếu tố khiến giới chức y tế lo ngại về virus Zika. Thứ nhất là cộng đồng không hề có miễn dịch với virus này. Thứ hai, loại muỗi truyền virus này xuất hiện ở hầu hết mọi nơi trong khu vực châu Mỹ, từ Argentina đến phía nam nước Mỹ, điều này lý giải tốc độ lây lan nhanh của virus. Virus đang lây lan mạnh mẽ tại khu vực châu Mỹ, khoảng 3-4 triệu ca bệnh được ghi nhận tại khu vực này trong vòng 12 tháng qua.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Besnard M, Lastère S, Teissier A, Cao-Lormeau VM et al., (2014). Evidence of perinatal transmission of Zika virus, French Polynesia, 2013-2014. Euro Surveill 2014;19(13):pii=20751.

2.CDC (2016). Zika virus. Atlanta, GA: US Department of Health and Human Services, CDC. http://www.cdc.gov/zika/.

3.Duffy MR, Chen TH, Hancock WT, et al. (2009). Zika virus outbreak o­n Yap Island, Federated States of Micronesia. N Engl J Med  2009;360:2536-2543.

4.European Centre for Disease Prevention and Control. Zika virus epidemic in the Americas: potential association with microcephaly and Guillain-Barré syndrome. Stockholm, Sweden, 2015. http://ecdc.europa.eu/

5.Foy BD, Kobylinski KC, Chilson Foy JL, et al. (2011). Probable non-vector-borne transmission of Zika virus, Colorado, USA. Emerg Infect Dis  2011;17(5):880-882.

6.Hayes EB (2009). Zika virus outside Africa. Emerg Infect Dis 2009;15(9)1347-1350.

7.Kusana S, Kato Y, Takasaki T, et al. (2014). Two cases of Zika fever imported from French Polynesia to Japan, December to January 2013. Euro Surveill  2014;19(4):pii=20683.

8.Kwong JC, Druce JD, Leder K. et al., (2013). Case report: Zika virus infection acquired during brief travel to Indonesia. Am J Trop Med Hyg  2013;89(3):516517.

9.Lanciotti RS, Kosoy OL, Laven JJ, et al. (2008). Genetic and serologic properties of Zika virus associated with an epidemic, Yap State, Micronesia, 2007. Emerg Infect Dis 2008;14:1232-9.

10.Musso D, Nilles EJ, Cao-Lormeau VM (2014). Rapid spread of emerging Zika virus in the Pacific area. Clin Microbiol Infect 2014;20:O595-6.

11.Musso D, Nhan T, Robin E, et al. (2014). Potential for Zika virus transmission through blood transfusion demonstrated during an outbreak in French Polynesia, 2013-2014. Euro Surveill 2014;19(14):pii=20761.

12.Nasci RS, Wirtz RA, Brogdon WG. Protection against mosquitoes, ticks, and other arthropods. In: CDC health information for international travel, 2016. New York, NY: Oxford University Press; 2015. http://wwwnc.cdc.gov/travel/yellowbook/2016/.

13.Oehler E, Watrin L, Larre P, et al. (2013). Zika virus infection complicated by Guillain-Barre syndrome:Case report, French Polynesia. Euro Surveill  2014;19(9):pii=20720.

14.Pan American Health Organization. Epidemiological alert: neurological syndrome, congenital malformations, and Zika virus infection. Implications for public health in the Americas. Washington, DC: WHO, Pan American Health Organization; 2015. http://www.paho.org/.

15.Pan American Health Organization. Zika virus infection. Washington, DC: World Health Organization, Pan American Health Organization; 2016. http://www.paho.org/hq/.

16.Petersen EE, Staples JE, Meaney-Delman D, et al. (2016). Interim guidelines for pregnant women during a Zika virus outbreak United States. MMWR Morb Mortal Wkly Rep;65:30-3.

17.Tappe D, Rissland J, Gabriel M, et al. (2014). First case of laboratory-confirmed Zika virus infection imported into Europe. Euro Surveill;19(4):pii = 20685.

18.Zanluca C, de Melo VC, Mosimann AL et al., (2015). First report of autochthonous transmission of Zika virus in Brazil. Mem Inst Oswaldo Cruz 2015;110:569-72.

 

 

Ngày 01/02/2016
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang, Ths. Đỗ Văn Nguyên  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích