Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 0 5 1 2
Số người đang truy cập
2 3 6
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Một số thông tin y tế thế giới cập nhật liên quan đến các bệnh do véc tơ truyền năm 2017

Quốc đảo Tonga loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết- Một vấn đề sức khoẻ công cộng; Nigeria: Không có thuốc sốt rét giết người ở Nigeria; Dịch sốt Dengue ở Sri Lanka; Một bước tiến gần hơn nhằm ngăn chặn sự lây lan Zika, Dengue, Chikungunya

Quốc đảo Tonga loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết-Một vấn đề sức khoẻ công cộng

Theo thông tin từMANILA, ngày 31.7.2017, Vương quốc Tonga ở Thái Bình Dương có thể có ít dân số nhưng đạt được các mục tiêu quan trọng trong y tế công cộng. TCYTTG đã xác nhận rằng nước này đã loại bỏ bệnh giun chỉ bạch huyết - còn gọi là bệnh phù chân voi - như là một vấn đề sức khoẻ công cộng. Giun chỉ bạch huyết (GCBH) là một bệnh do muỗi gây ra làm tổn thương hệ thống bạch huyết, dẫn đến sự biến dạng nghiêm trọng, đau đớn và tàn phế. Đối với những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này, những tác động của sự biến dạng và sự kỳ thị liên quan rất rõ, nên con người thường mất đi sinh kế và bị ảnh hưởng về tâm lý như trầm cảm và lo lắng.

Tiến sĩ Shin Young-Soo, Giám đốc Khu vực Tây Thái Bình Dương của TCYTTG cho biết bệnh GCBH là một căn bệnh khủng khiếp, nó gây ra đau đớn và đau khổ khủng khiếp cho những người bị ảnh hưởng. TCYTTG chúc mừng Tonga vì loại trừ căn bệnh này như là một vấn đề sức khoẻ công cộng. Từ ngày hôm nay, trẻ em Tonga có thể lớn lên khi biết rằng chúng đang được an toàn tránh khỏi căn bệnh hiểm nghèo này - một thành quả tuyệt vời cho sức khoẻ của người dân của bạn - Tiến sĩ Shin nói. Thành tựu này ở Tonga có được sau nhiều thập kỷ nỗ lực để ngăn chặn sự lây truyền bệnh này, được biết đến bằng ngôn ngữ địa phương là 'kulokula fua'.

Tonga gia nhập cùng bảy quốc gia khác trong khu vực Tây Thái Bình Dương của TCYTTG đã được xác nhận là đạt được mục tiêu loại trừ bệnh GCBH như là một vấn đề sức khoẻ công cộng kể từ khi TCYTTG phát động Chương trình Loại trừ bệnh GCBH trên toàn cầu vào năm 2000 ở Campuchia, Trung Quốc, Quần đảo Cook, Niue, quần đảo Marshall, Hàn Quốc và Vanuatu. GCBH được TCYTTG phân loại là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs).


Hình 1

Điều này có nghĩa là nó là một trong nhiều nhóm các bệnh truyền nhiễm phát triển chủ yếu ở những người nghèo nhất tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. NTDs gây ra bệnh nặng và trong một số trường hợp tử vong - nhưng có thể phòng ngừa được. Thông qua một loạt các chiến lược y tế công cộng bao gồm điều trị dự phòng cho cộng đồng, xử lý ca bệnh mạnh mẽ, phòng chống vector, kiểm soát các bệnh ở động vật có thể lây lan sang người, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường thì nhiều NTDs có thể được khống chế và cuối cùng được loại trừ.

Cuộc chiến chống lại bệnh GCBH ở 17 quốc gia và các khu vực mà nó vẫn còn lưu hành ở Tây Thái Bình Dương là một ưu tiên quan trọng đối với công việc của TCYTTG tại khu vực này. Bệnh này có lịch sử lâu dài ở Tonga. sự xuất hiện phổ biến là sưng chân, cánh tay và bìu trong số những người ở Tonga đã được Captain Cook quan sát thấy vào những năm 1770. Trong những năm 1950, tỷ lệ hiện nhiễm của bệnh gây ra sự suy nhược và biến dạng này này là gần 50%. Điều trị thuốc hàng loạt vào những năm 1970 và 1980 đã làm giảm tỷ lệ hiện nhiễm đáng kể nhưng những nỗ lực trong một vài thập kỷ qua giúp đạt được mục tiêu loại trừ. Lịch sử lâu đời của bệnh GCBH ở Tonga khiến cho chiến thắng của ngày hôm nay về căn bệnh này gây ra sự ngọt ngào. Điều này không thể đạt được nếu không có sự hỗ trợ vững chắc và sự lãnh đạo của Bộ Y tế, cũng như sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ và hỗ trợ khác từ các nhà tài trợ và đối tác và quan trọng nhất là cam kết của cộng đồng Tonga bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này-Tiến sỹ Shin nói.

Tonga đã chỉ cho chúng ta thấy rằng mặc dù có những thách thức đáng kể nhưng việc loại trừ các bệnh nhiệt đới bị lãng quên như bệnh giun chỉ bạch huyết là có thể. TCYTTG cam kết 100% hỗ trợ các nước thành viên của chúng tôi loại bỏ khỏi khu vực của chúng ta về tai họa của căn bệnh này, vì vậy không một ai phải chịu đựng căn bệnh khủng khiếp này nữa - Tiến sĩ Shin kết luận.

Nigeria: Không có thuốc sốt rét giết người ở Nigeria

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm quốc gia Nigeria (NAFDAC) cho biết không có thuốc sốt rét 'giết người' ở Nigeria.Quyền Tổng giám đốc NAFDAC-Tiến sĩ Yetunde o­niđã phát biểu ngày hôm qua tại một cuộc họp báo ở Lagos cho biết các báo cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội về thuốc sốt rét 'hủy hoại thận' là sai vì không có loại thuốc nào như thế tại quốc gia này.

Nhằm chống lại mối nguy hiểm do thuốc gây ra, Thượng viện đã nghiêm khắc phê bình NAFDAC và Tổ chức tiêu chuẩn Nigeria (Standards Organisation of Nigeria -SON) vì không tiến hành cuộc chiến chống lại các mặt hàng giả mạo kém chất lượng tại Nigeria. Người đứng đầu NAFDAC nói rằng các loại thuốc bị cấm là các loại thuốc đơn trị liệu đường uống có chứa các thành phần dược phẩm tác động đơn lẻ như artesunate trong viên Arinate, hay amodiaquine có trong Comoquine, hay dihydroartemisinin có trong viên Alaxin và pyrimethamine chứa trong viên Daraprim là những loại thuốc không được khuyến cáo dùng đơn trị liệu trong điều trị sốt rét ở Nigeria.Bà nói rằng cơ quan này cam kết về sự tốt đẹp với người dân Nigeria và mong muốn làm giảm căng thẳng và sửa thông tin sai lệch trên các phương tiện truyền thông xã hội và các phương tiện truyền thông chính thống về các loại thuốc bị cấm.

Họ muốn giảm căng thẳng và sửa thông tin sai lệch trên các phương tiện truyền thông xã hội và chính thống về 42 loại thuốc sốt rét được cho là bị cấm bởi Liên minh châu Âu (EU) nhưng được cho là đang lưu hành ở trong nước.

Quyền Tổng giám đốc đã yêu cầu người dân Nigeria sử dụng các liệu pháp kết hợp dựa vào artemisinin (ACTs) để điều trị sốt rét, phù hợp với Hướng dẫn theo TCYTTG và Chính sách quốc gia về thuốc sốt rét. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc giám sát thuốc giả mạo sẽ được thực hiện bởi công cụ kiểm tra thuốc giả hay kém chất lượng do cơ quan này nên cơ quan này sẽ sử dụng phần mềm triển khai trên điện thoại trong vài tuần để kiểm tra tình trạng của bất kỳ sản phẩm nào theo quy định của NAFDAC.

Phản ứng về việc sử dụng chloroquine như một loại thuốc sốt rét, Giám đốc cơ quan chuyên trách về đăng ký và điều hành của NAFDAC - Bà Titi Owolabi, cho biết mặc dù thuốc xuất hiện trên thị trường nhưng nó không phục vụ như là loại thuốc sốt rét vì nó có tác động riêng của nó, bà kêu gọi người dân Nigeria ngừng sử dụng thuốc điều trị sốt rét vào mục đích khác.

Dịch sốt Dengue ở Sri Lanka

Từ ngày 1/1 đến ngày 7/7 năm 2017, Đơn vị dịch tễ học của Bộ Y tế Sri Lanka báo cáo có tới 80.732 ca sốt xuất huyết Dengue, trong đó có 215 ca tử vong. Con số này cao gấp 4,3 lần số ca bệnh trung bình cùng kỳ trong giai đoạn từ năm 2010-2016 và số ca mắc hàng tháng vượt quá mức trung bình cộng với ba lần độ lệch chuẩn trong mỗi sáu tháng qua. Dựa trên giám sát trọng điểm trong 7 năm qua, các tháng cao điểm dự kiến ​​từ tháng 5-7 trùng với gió mùa tây nam bắt đầu vào cuối tháng 4.


Hình 2

Khoảng 43% số ca mắc bệnh sốt Dengue được báo cáo từ tỉnh phía Tây và khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất với số ca báo cáo cao nhất là huyện Colombo (18.186 ca), sau đó là Gampaha (12 121 ca), Kurunegala (4.889 ca), Kalutara (4.589 ca) , Batticaloa (3.946 ca), Ratnapura (3.898 ca) và Kandy (3.853 ca). Các kết quả xét nghiệm ban đầu đã xác định được virus Dengue type 2 (DENV-2) là chủng virus lưu hành trong vụ dịch này. Mặc dù tất cả bốn type huyết thanh DENV cùng lưu hành ở Sri Lanka trong hơn 30 năm và DENV-2 đã được phát hiện không thường xuyên kể từ năm 2009. Vụ dịch sốt Dengue hiện xảy ra trong bối cảnh mưa lớn và ngập lụt và hiện đang ảnh hưởng tới 15 trong số 25 huyện ở Sri Lanka, nơi có gần 600.000 người bị ảnh hưởng.

Những con mưa nặng hạt, người dân không làm sạch rác rưới do mưa, các vũng nước đọng và các nơi sinh đẻ tiềm năng khác cho ấu trùng muỗi đóng góp tới số ca bệnh tăng cao hơn được báo cáo ở các khu vực thành thị và ngoại ô.TCYTTG đang hỗ trợ Bộ Y tế Sri Lanka đảm bảo đáp ứng y tế hiệu quả và toàn diện và các biện pháp ứng phó sau đây bao gồm:

·Sự hỗ trợ của lực lượng quân đội đã được Bộ Y tế yêu cầu làm tăng số giường bệnh vì các cơ sở chăm sóc sức khoẻ bị quá tải. Ba phòng bệnh tạm thời ở một bệnh viện cách Colombo 38km về phía bắc đã được hoàn thành.

·Bộ Y tế đưa ra một đáp ứng khẩn cấp bao gồm các hoạt động phòng chống vector mà cũng được hỗ trợ bởi việc huy động lực lượng quốc phòng. Quân đội, lực lượng cảnh sát và lực lượng dân sự cũng được huy động để tiến hành giám sát từng nhà tại các khu vực có nguy cơ cao với nhân viên y tế. Ngoài ra, họ cũng tham gia vào việc huy động cộng đồng để xử lý rác thải, làm sạch các nơi sinh sản củamuỗi và giáo dục sức khoẻ.

·Văn phòng khu vực Đông Nam Á (SEARO) đã thành lập một lực lượng đặc nhiêm để hướng dẫn đáp ưng;

·WHO/ SEARO đã cử một nhà dịch tễ học, một nhà côn trùng học và hai chuyên gia về xử lý bệnh sốt dengue từ Trung tâm Hợp tác của WHO về xử lý bệnh sốt Dengue / sốt Dengue gây xuất huyết (Viện sức khoẻ trẻ em Sirikit, Thái Lan) và Bộ Y tế công cộng Thái Lan. Các hướng dẫn điều trị được cập nhật vào tháng 6/2017 để hỗ trợ xử lý bệnh nhân tốt hơn tại các cơ sở y tế;

·Văn phòng TCYTTG tại Sri Lanka đã mua 50 máy phun sương để hỗ trợ hoạt động phòng chống véc tơ;

·Bộ Y tế và TCYTTG hợp tác cùng nhau để chuẩn bị một kế hoạch chiến lược và hoạt động cho các biện pháp mạnh mẽ nhằm khống chế dịch bệnh sốt Dengue trong vài tuần tới.

Theo TCYTTG, sốt Dengue là nhiễm trùng do virus Dengue gây ra do muỗi gây ra bởi 4 type virus sốt dengue (DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4). Nhiễm bệnh với một type huyết thanh cung cấp khả năng miễn dịch lâu dài đối với type huyết thanh tương đồng nhưng không với các type huyết thanh khác; Nhiễm bệnh thứ phát làm cho con người có nguy cơ cao về bệnh sốt Dengue trầm trọng và hội chứng sốc do sốt Dengue.


Hình 3

Muỗi Aedes aegypti và muỗi Aedes albopictus là các vector thích nghi với môi trường đô thị và ngoại ô. Sốt Dengue là căn bệnh lưu hành ở Sri Lanka và xảy ra hàng năm, thường là ngay sau khi lượng mưa là tối ưu cho việc sinh sản của muỗi. Tuy nhiên, type DENV-2 chỉ được phát hiện với số lượng thấp kể từ năm 2009 và được báo cáo trên 50% mẫu hiện tại được xác định về mặt huyết thanh học. Dịch bệnh sốt dengue hiện nay có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng ở Sri Lanka.

TCYTTG khuyến khích cách tiếp cận chiến lược được gọi là xử lý lồng ghép chòng chống vector (IVM) để khống chế vector muỗi, bao gồm cả các vector sốt Dengue. Sự gần gũi với các nơi sinh sản của các muỗi truyền bệnh với nơi ở của con người là một yếu tố nguy cơ đáng kể cho việc lây nhiễm virus sốt Dengue. Phòng ngừa và kiểm soát dựa vào việc làm giảm sinh sản của muỗi thông qua giảm nguồn (loại bỏ và thay đổi các địa điểm sinh sản) và giảm sự tiếp xúc với người-vector qua các biện pháp phòng chống muỗi trưởng thành.


Hình 4

Cả hai biện pháp kiểm soát cần được thực hiện đồng thời để việc phòng chống mang lại hiệu quả. Điều này có thể đạt được bằng cách giảm số lượng các nơi chứa nước nhân tạo là những nơi chứa nước (bể chứa xi măng để dự trữ nước, các thùng hình ống, lốp xe đã qua sử dụng, chai rỗng, vỏ dừa) ở trong nhà và xung quanh nhà và sử dụng các rào cản như rèm cửa chắn côn trùng, cửa số và cửa chính đóng kín, quần áo dài và sử dụng kem xua đuổi côn trùng, các sản phẩm phun sương trong nhà, hương cuộn xua muỗi và phun không gian với thuốc diệt muỗi có thể được triển khai như một biện pháp khẩn cấp. Để bảo vệ tránh muỗi Aedes spp. (vector chính lây truyền), nên ngủ trong màn có tẩm hóa chất hoặc không tẩm hóa chất (đặc biệt là trẻ nhỏ, người ốm hoặc người già).

TCYTTG không khuyên cáo bất kỳ sự hạn chế nào về thương mại hay du lịch nói chung đối với Sri Lanka dựa trên thông tin có sẵn về sự kiện này.

Một bước tiến gần hơn nhằm ngăn chặn sự lây lan Zika, Dengue, Chikungunya

Ngày 20/7/2017, các nhà khoa học cho biết một mô hình toán học có thể là một hướng dẫn để dự đoán hàng tháng về việc những người có nguy cơ cao nhất mắc các loại virus do muỗi truyền như sốt dengue, Zika và chikungunya do điều kiện khí hậu.

Nghiên cứu viên Anna Stewart Ibarra và các đồng nghiệp tại Đại học Y Upstate đã tạo ra một mô hình toán học có thể hướng dẫn dự đoán hàng tháng về những người có nguy cơ cao nhất mắc các loại virus do muỗi truyền như sốtDengue, Zika và Chikungunya do điều kiện khí hậu. Mô hình này có thể được sử dụng như một công cụ để tạo ra các hệ thống cảnh báo sớm giúp ngăn chặn sự lây lan của các virus gây gây chết người này.

TS. Rachel Lowe, nhà nghiên cứu Anh đã dẫn đầu việc phát triển mô hình dựa vào điều kiện khí hậu năm 2016 khi hiện tượng El Nino xuất hiện tại thành phố ven bờ biển Machala, Ecuador, một khu vực nơi các loại virus gây ra do muỗi phổ biến nhất.Stewart Ibarra - phó giáo sư y học tại Upstate và là giám đốc của chương trình Nghiên cứu châu Mỹ Latinh tại Trung tâm Y tế Toàn cầu và Khoa học toán học cho biết qua nhiều năm, nghiên cứu của chúng tôi đã nhận thấy rằng lượng mưa và nhiệt độ tối thiểu bất thường liên quan đến các bệnh virus do muỗi truyền ở các vùng dễ bị dịch như Ecuador-Bà là một chuyên gia quốc tế về sinh thái học bệnh truyền nhiễm.

Nhóm nghiên cứu đã dùng số liệu mưa theo mùa thời gian thực, nhiệt độ và dự báo El Nino được công bố vào đầu năm, kết hợp với dữ liệu từ các nghiên cứu giám sát chủ đng, trong một mô hình xác suất về bệnh sốt Dengue để tạo ra ước tính nguy cơ sốt Dengue cho cả năm. Stewart Ibarra nói rằng vì sốt Dengue được truyền bởi cùng loài muỗi, Aedes aegypti nên mô hình này cũng nên được khai thác như là một công cụ để tiên đoán sự bùng phát bệnh Zika và chikungunya.


Hình 5

Lowe- đồng nghiệp của Stewart Ibarra, tác giả chính của nghiên cứu được công bố vào tháng 7.2017 trên tạp chí Lancet Planetary Health cho biết dự đoán chính xác tỷ lệ mắc sốt Dengue cao nhất xảy ra 3 tháng sớm hơn so với dự kiến ​​vào tháng 3.2016, với 90% cơ hội cao hơn tỷ lệ mắc bệnh sốt Dengue trung bình trong 5 năm trước đó. Lowe là một thành viên của Hội Hoàng gia Dorothy Hodgkin và là phó giáo sư tại trường Đại học Y học Vệ sinh và Y học Nhiệt đới Luân Đôn, Anh và Viện Sức khoẻ toàn cầu Barcelona.

Lowe cho biết thêm rằng đỉnh cao sốt dengue này theo sau lũ lụt dữ dội trong thành phố, đã được dự báo thành công vài tháng trước bởi các mô hình khí hậu.Stewart Ibarra cho biết nghiên cứu này cung cấp thông tin chi tiết về các yếu tố thời tiết phức tạp gây ra các đợt bùng phát bệnh Dengue, Zika và Chikungunya, góp phần vào phát triển 1 hệ thống cảnh báo sớm cho loại virus này.Lowe cho biết nghiên cứu cũng cho thấy giá trị tiềm năng của kết hợp thông tin khí hậu trong quá trình ra quyết định về sức khoẻ công cộng không chỉ ở Ecuador mà còn ở bất kỳ vùng lưu hành nào bị ảnh hưởng bởi các sự kiện El Nino.

Nhóm nghiên cứu hiện đang tham vấn với Viện khí tượng thuỷ văn Caribe (do USAID tài trợ) để phát triển các mô hình tương tự cho vùng Caribê. Stewart Ibarra nói rằng các mô hình toán học như mô hình này có thể được sử dụng như một công cụ hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách y tế công cộng bất cứ nơi nào mà virus Zika, dengue và chikungunya có thể xảy ra. Sự đột phá của mô hình này đi kèm với hai mô hình toán học thành công khác của Stewart Ibarra và các nhà nghiên cứu khác. Những nghiên cứu này cho thấy nhiệt độ cần thiết cho những virus gây ra do muỗi này sinh sôi mạnh. Các nghiên cứu cho thấy sự lan truyền bệnh sốt Dengue và các arbovirus khác bởi muỗi Aedes aegypti và muỗi Aedes albopictus đã xảy ra trong khoảng từ 18-34°C và lan truyền tối đa trong khoảng 26-29°C.


Hình 6

Trong một nghiên cứu dẫn đầu do TS. Angel Muñoz tại ĐH Princeton, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng các điều kiện phù hợp trên mức bình thường về sự xuất hiện dịch Zika vào đầu năm 2015 có thể đã được tiên đoán thành công ít nhất một tháng trước một số điểm nóng của Zika, và đặc biệt là ở vùng Đông Bắc Braxin: trung tâm của dịch bệnh. Một bài báo về nghiên cứu này đã xuất hiện ngày 12 tháng 7 trong tạp chí Frontieres in Microbiology. Kết hợp lại, các mô hình này cung cấp cho các quan chức y tế công cộng và các quan chức chính phủ các thông tin khí hậu quan trọng cần thiết để tạo ra các hệ thống cảnh báo sớm - các hệ thống có thể cảnh báo cho công chúng về nguy cơ bệnh tật và cho phép các cán bộ y tế công cộng huy động các nguồn lực và ban hành các chương trình kiểm soát muỗi và giám sát trước đỉnh điểm.

Stewart Ibarra và các đồng nghiệp sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống sinh thái xã hội (SES) để tiến hành nghiên cứu. SES là một phương pháp tiếp cận hợp tác của các nhà nghiên cứu với nhiều nguyên tắc dẫn đến những thông tin mới cần thiết cho việc phát triển các chính sách, công nghệ và chiến lược quản lý hiệu quả để chống lại sự lây lan của các virus do muỗi truyền. Sốt Dengue, Zika và Chikungunya là những căn bệnh do virus gây ra từ muỗi dẫn đến bệnh tật ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vì không có vaccine hoặc thuốc chữa trị cho những virus này nên mức độ khẩn cấp về các dịch bệnh này ngày càng tăng trong lĩnh vực y tế công cộng nhằm xác định các chiến lược thay thế để xử lý bệnh, trong đó có một hệ thống cảnh báo sớm.

Ngày 07/08/2017
Ths.Bs. Lê Thạnh
Dịch từ các nguồn trên internet
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích