Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 8 4 8 3
Số người đang truy cập
1 9 2
 Chuyên đề Vi khuẩn & Vi rút
Nhân viên y tế tiêm chủng bại liệt cho một đứa trẻ tại một trung tâm y tế công cộng
Bại liệt hoang dại và có nguồn gốc từ vaccine ở Nigeria

Ngày 6/10/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Bại liệt hoang dại và có nguồn gốc từ vaccine ở Nigeria (Wild polio and vaccine derived polio in Nigeria).Sau hơn 2 năm không phát hiện được bệnh bại liệt hoang dại, Chính phủ Nigeria báo cáo 3 ca bại liệt hoang dại typ 1 được xác nhận bởi phòng thí nghiệm (wild poliovirus type o­ne_WPV1) khởi phát từ tháng 7-8/2016.

Vụ dịch do virus bại liệt hoang dại (Wild polio virus (WPV1) outbreak)

Tất cả 3 trường hợp này đều được phát hiện từ bang Borno, ở trẻ em từ 2-5 tuổi. 2 trong số đó phát triển liệt mềm cấp (acute flaccid paralysis_AFP) trong khi 1 ca không có triệu chứng, được xác định có sự tiếp xúc gần với một đứa trẻ bị AFP. Các virus được phát hiện có mối liên kết chặt chẽ với WPV1 cuối cùng ở bang Borno trong năm 2011 là một dấu hiệu cho thấy chủng virus này đang lưu hành mà không phát hiện được kể từ thời điểm đó.

Các ca bại liệt có nguồn gốc từ vaccine (Vaccine derived polio cases)

Ngoài các trường hợp bại liệt hoang dại được báo cáo, một virus bại liệt type 2 có nguồn gốc từ vaccine (cVDPV2) cũng được phát hiện trong các mẫu được thu thập từ một sự tiếp xúc gần của một hộ gia đình khỏe mạnh với một trong những trường hợp WPV1 được báo cáo gần đây như một phần của các hoạt động giám sát dịch bệnh tăng cường được thực hiện trong khu vực, phân tích về di truyền của chủng được phân lập thấy cũng giống như cVDPV2 chủng này đanglưu hành trong khu vực ít nhất 2 năm mà không bị phát hiện trước đó.

Đáp ứng y tế công cộng (Public Health Response)

Một đáp ứng về vụ dịch trong khu vực ở đông bắc Nigeria tiếp tục được thực hiện nhằm ứng phó với virus bại liệt hoang dại và virus bại liệt có nguồn gôc từ vaccine được phát hiện, các hoạt động tiêm chủng bổ sung trên quy mô lớn đang được thực hiện nhằm ứngphó với việc phát hiện các ca bệnh bại liệt ở Borno. Chính phủ Nigeria đã tuyên bố vụ dịch này là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng quốc gia và chính phủ các nước láng giềng như Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad và Niger cũng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế công cộng trong tiểu vùng Lake Chad. Đáp ứng dịch đang được phối hợp với tất cả các nước trong tình trạng khẩn cấp nhân đạo rộng lớn hơn ảnh hưởng đến khu vực; các đội thanh toán bại liệt ở địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu; phối hợp chặt chẽ với các đội đáp ứng nhân đạo khẩn cấp, các tổ chức khác của Liên Hợp Quốc (UN) và các tổ chức phi chính phủ, mở rộng tối đa hoạt động tác động tới tất cả các nguồn lực sẵn có đảm bảo vaccine bại liệt được cung cấp cùng các biện pháp can thiệp y tế rộng lớn hơn tới các quần thể dễ bị tổn thương nhất và có nhu cầu, các hoạt động giám sát được tăng cường trong toàn bộ khu vực.

Đánh giá về nguy cơ của WHO (WHO Risk Assessment)

Việc phát hiện virus bại liệt hoang dã type một (WPV1) và virus bại liệt hoang dã type 2 có nguồn gốc từ vaccine (cVDPV2) ở Nigeria nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tỷ lệ tiêm chủng thường xuyên cao ở tất cả các cấp độ để giảm thiểu nguy cơ và hậu quả của việc lưu hành virus bại liệt hoang dại, sự đáp ứng mạnh mẽ khi bắt đầu dịch bệnh là cần thiết để nhanh chóng can thiệp và đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trên cả nước, đồng thời ngăn chặn các vụ dịch tương tự trong tương lai. Sự bất ổn và không có khả năng tiếp cận ở một số vùng của quốc gia này tiếp tụcthách thức các hoạt động ứng phó, WHO đánh giá nguy cơ lây lan mang tầm quốc tế của các chủng WPV1 và cVDPV2 đang lưu hành cao ở khu vực này, nhất là các vùng lân cận thuộc tiểu vùng Lake Chad, WHO sẽ tiếp tục đánh giá tình hình dịch tễ và các biện pháp ứng phó dịch bệnh đang được thực hiện.

Tư vấn của WHO (WHO Advice)

Điều quan trọng là tất cả các nước, đặc biệt là những nước thường xuyên có người giao lưu và tiếp xúc với các vùng bị ảnh hưởng bại liệt, tăng cường giám sát các trường hợp liệt mềm cấp (AFP) nhằm nhanh chóng phát hiện bất kỳ ca bại liệt hoang dại nào và tăng cường đáp ứng nhanh. Các quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực nên duy trì tỷ lệ tiêm chủng định kỳ cao ở tất cả các cấp độ nhằm giảm thiểu hậu quả của bất kỳ chủng virus mới nào được đưa vào hay xuất hiện. Cơ quan quản lý du lịch quốc tế và y tế của WHO (WHO’s International Travel and Health) khuyến cáo tất cả các du khách đến các khu vực bị ảnh hưởng bệnh bại liệt được tiêm chủng đầy đủ chống bệnh bại liệt, cư dân (và du khách trong hơn 4 tuần) từ các khu vực bị nhiễm bệnh nên nhận một liều bổ sung của OPV hoặc vắc-xin bại liệt bất hoạt (IPV) trong vòng 4 tuần đến 12 tháng đi du lịch.

Theo lời khuyên của một Ủy ban khẩn cấp (Emergency Committee) được triệu tập theo Điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế (IHR) 2005, những nỗ lực hạn chế lây lan quốc tế của virus bại liệt hoang dại vẫn là một tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng cần sự quan tâm quốc tế (PHEIC), các quốc gia bị ảnh hưởng do sự lan truyền virus bại liệt hang dại là đối tượng của các khuyến ​​nghị tạm thời. Để tuân thủ các khuyến nghị tạm thời ban hành theo PHEIC thì bất kỳ quốc gia nào bị nhiễm bởi virus bại liệt hoang dại cũng nên tuyên bố vụ dịch như là một tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng quốc gia và xem xét việc tiêm chủng cho tất cả du khách quốc tế, bất kể nước nào xuất khẩu virus bại liệt hoang dại, nên đảm bảo tiêm chủng cho tất cả du khách quốc tế trước khi khởi hành.

 

Ngày 07/10/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích