Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 0 4 9 7
Số người đang truy cập
2
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Thận trọng với sán dây chó, mèo Dipylidium canium nhiễm bệnh ở người

Giới thiệu về sán dây chó, mèo Dipylidium caninum

Sán dây chó, mèo Dipylidium caninum theo phân loại khoa học là giới Animalia, ngành: Platyhelminthes, lớp Cestoda, bộ Cyclophyllidea, họ Dipylidiidae, giống Dipylidium, loài D. caninum được tác giả Linnaeus tìm ra năm 1758 và bổ sung vào năm 1892 do Railliet, gọi tên là Double-pored dog tapeworm. Một số thuật ngữ đồng nghĩa là Taenia canina (Linnaeus., 1758), T. cucumerina (Bloch, 1782), D. cucumerina (Bloch., 1782 và Leuckart., 1863) và D. sexcoronatum (V.Razt., 1900). Tên bệnh do Dipylidium caninum gọi là Dipylidiasishay nhiễm ký sinh trùng sán dây chó (dog tapeworm infection).

Về phân bố địa lý, thì đây là một loại ký sinh trùng hay gặp trên chó và mèo, phân bố khắp thế giới. Một số báo cáo có đề cập đến bệnh lây trên mèo hoang dại, mèo sống trong rừng nhiệt đới (nơi đất hoang trong rừng rậm), mèo sống trong rừng cọ, cầy hương, chồn hương, linh cẩu, chó rừng, chó sống hoang dại hay nửa thuần hóa ở Australia và cáoTrên người, nhất là trẻ em, nhiễm loài ký sinh trùng này được báo cáo có mặt trên nhiều quốc gia thuộc châu Âu, Mỹ, Argentina và châu Á, bao gồm Việt Nam.

 
Về hình thái họ, g
iun trưởng thành có kích thước trung bình, dài từ 10 - 70cm. Toàn bộ đốt chuỗi, sinh sản gồm một chuỗi hàng trăm đốt hình elíp hay đốt dài. Đầu có hình thoi, kích thước 0.25 - 0.5 mm đường kính và có 4 miệng hình oval hay hình ly rất sâu và một đuôi kích thước trung bình., vòi có hình gậy, có khả năng thụt ra thụt vào, kích thước 185 micron. Miệng của vòi hình cong có đến 1 - 7 hàng răng và số hàng răng tùy thuộc tuổi của giun; những răng trên hàng thứ nhất là lớn nhất và trên hàng cuối cùng là nhỏ nhất. Phần cổ vừa ngắn vừa thanh mảnh, rộng 0.2 mm; những đốt sán chưa trưởng thành gần cổ thì chiều rộng hơn chiều dài và dần dần trở nên hơi vuông khi trưởng thành; những đốt sán già và trưởng thành, hoặc có chửa (gravid segments) thì có hình quả bí ngô, to tròn; mỗi đốt sán chứa 2 cơ quan sinh dục đực và sinh dục cái và hai lỗ sinh dục định vị tại bờ bên của đốt sán. Tinh hoàn của các đốt sán trưởng thành có nang trứng nhỏ, số lượng từ 100 - 200, phân bố trên toàn bộ đốt sán và càng về cuối đốt sán có hình tua. Buồng trứng 2 thùy có tuyến noãn hoàn hình khối gần chỗ lỗ sinh dục; tử cung phát triển thành một bộ phận không thể thiếu, giống hình mạng lưới; những đốt sán có chửa có kích thước 12 x 2.7 mm chứa đầy trứng trong các tử cung hình đa giác như những tử cung của mẹ chứa màng và phôi thai.

Trứng giun trong mỗi màng phôi thai hay nang trứng chứa từ 5 - 15 trứng đính kèm, trứng có vỏ mỏng và hình cầu, đường kính kích thước 5 - 40 micron và chứa 3 đôi móc rất sắc trong bọc; vỏ trứng thường không nhìn thấy trong phân vì sự phân hủy và tan rã của các đốt sán có chửa không thương xuyên xảy ra trong ruột của vật chủ.

Chu kỳ sinh học & diễn tiến bệnh lý ở người

Sán trưởng thành sống trong ruột non của vật chủ chính. Những đốt sán có chửa tách khỏi chuỗi đổt sán hoặc thành đốt đơn độc hoặc thành chuỗi đốt sán ngắn hơn, rồi sau đó chúng di chuyển tự do và gây kích ứng tại chỗ hậu môn. Đốt sán có chửa cuối cùng của D. caninum có xu hướng cong, giống giun kim E. vermicularis đi ra khỏi hậu môn vào ban đêm hoặc giai đoạn bất hoạt cả ngày (Beaver và cs., 1984). Tuy nhiên, những đốt sán có thể tìm thấy trong phân.bằng cách di chuyển theo nhu động của các đốt sán có chửa, trứng chứa trứng bị ly giải, rơi vải trên nền nhà và xung quanh hậu môn vật chủ và trứng này được tiêu hóa bởi ấu trùng bọ chét chó (larvae of dog flea), bọ chét mèo và bọ chét người (ctenocephalides canis, C. felix hay Pulex irritants).
 

Đẻ trứng trong ruột non, vỏ trứng o­ncosphere bị ly giải, di chuyển đến khoang máu và phát triển thành ấu trùng đóng nang (cysticercoid larvae), trong khi đó ấu trùng của bọ chét biến hóa đến giai đoạn trưởng thành (mất 2 tuần). Vật chủ chính bị bệnh do tình cờ ăn ấu trùng của bọ chét nàygiai đoạn nhiễm; cysticercoid bị phóng thích, đầu sán lồi ra và dính vào thành ruột của vật chủ chính, sán sẽ trưởng thành sau đó 3 - 4 tuần.

Những động vật như cho mèo cắn côn trùng có lông mao và nuốt vào; ở người thì hầu hết các ca nhiễm bệnh bệnh sán dải chó xảy ra ở trẻ em, có thể do phơi nhiễm/ tiếp xúc với các động vật này hoặc tuổi “dung nạp” của trẻ. Sự lan truyền bệnh xảy ra do nuốt tình cờ những bọ chét bị nhiễm mà các bọ chét này có trong thực phẩm, nước và móng tay. Tiếp xúc “mật thiết” với các vật nuôi như liếm, hôn giữa miệng các trẻ với chó là một đường lây quan trọng để chuyển ấu trùng đến lưỡi của chó vào vật chủ người.

Triệu chứng xuất hiện còn tùy thuộc vào số lượng sán ký sinh và mức đáp ứng của bênh nhân. Đối với những sản phẩm chuyển hóa gây ra nó. Trẻ em là những đối tượng dễ nhiễm nhất, thậm chí trẻ có 14 tháng tuổi vẫn bị nhiễm. Biểu hiện triệu chứng có thể từ nhẹ đến vừa với các dấu chứng và triệu chứng: chán ăn, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa nhẹ, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy và ngứa vùng xung quanh hậu môn (Faust và cs., 1970), suy nhược, thiếu máu, gầy sút.

Chẩn đoán được bệnh này dựa trên tìm thấy những đốt sán hoặc là đốt riêng rẽ hoặc là chuỗi đốt ngắn hơn trong phân bệnh nhân. Những đốt sán này thường bò nhung nhúc ra khỏi ruột của vật chủ. Những đốt sán có hình dạng quả bí ngô với hiện diện 2 lỗ sinh dục; bọc trứng có chứa trứng hiếm khi tìm thấy trong phân.

Một số trường hợp nên chẩn đoán gián biệt (nhất là giai đoạn mạn tính), cần chú ý một số tình trạng sau đây, nhất là khi có rối loạn tiêu hóa mạn tính: bệnh Crohn's, viêm đại tràng giả loét, bệnh Celiac, viêm ruột, hội chứng đại tràng kích thích, hội chứng dạng ung thư (carcinoid syndrome), viêm tuyj, sỏi mật, bất dụng nạp lactose

Điều trị và phòng bệnh

Niclosamide và Praziquantel là 2 thuộc được lựa chọn điều trị.

-Niclosamide: đây là thuốc lựa chọn hàng đầu, hàm lượng 500 mg/viên, trẻ em 1 - 2 tuổi uống 1 viên; 2 - 6 tuổi (11 - 34kg) uống 2 viên; và người lớn uống 4 viên. Thuốc được uống bằng cách nhai và khi đói và sẽ sạch sau 2 giờ điều trị (Chitchang và cs., 1982).

-Praziquantel cũng là thuốc rất hiệu quả, được cho liều 25mg/kg cân nặng , liều duy nhất (viên hàm lượng 600mg).

 
Tiếc thay, vấn đề bệnh ký sinh trùng này rất được đề cập đến nhiễm trùng ở các động vật, song trên người như thể một bệnh ký sinh trùng chưa được quan tâm. Thi thoảng, chúng tôi mới gặp một vài trường hợp huyết thanh dương tính (xét nghiệm tại BV đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh hoặc Trung tâm chẩn đoán y khoa Hòa Hảo), song điều đó không có nghĩa là bệnh hiếm gặpở người, nhất là trẻ em vì nhiều ca bệnh rối loạn tiêu hóa mạn tính không tìm thấy nguyên nhân hiện nay tại Việt Nam, biết đâu sẽ tìm ra thủ phạm và
Dipylidium caninum lại là một ứng cử viên chăng? Việc xét nghiệm huyết thanh đối với giun sán này chưa được phổ biến rộng rãi như một số kít chẩn đoán ký sinh trùng khác (sán lá gan lớn, giun lươn, giun đầu gai, giun đũa chó, mèo, …).

Vấn đề hiện tại là làm thế nào không còn nhiễm bệnh Dipylidium caninum dù đã biết trước việc phơi nhiễm với chó, mèo là có thể truyền bệnh. Do đó, giáo dục sức khỏe cho trẻ em bằng cách khuyên không nên âu yếm các vật nuôi quá đáng. Điều trị định kỳ cho chó, mèo sẽ giảm bệnh lây cho người. Diệt bọ chét ở các vật nuôi và vật chơi bằng thuốc diệt côn trùng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Điều trị khỏi các động vật bị nhiễm cũng là khâu quan trọng.

Tài liệu tham khảo

1.Huỳnh Hồng Quang (2009). Bệnh do ký sinh trùng sán dây đường ruột có liên quan đến vật chủ con người. http://www.impe-qn.org.vn

2.Brusca, R., G. Brusca (2003). Invertebrates. Sunderland, Massachusetts: Sinauer Associates, Inc..

3.Chappell, C., J. Enos, H. Penn(1990). Dipylidium caninum, an underrecognized infection in infants and children. Pediatric Infectious Disease Journal, 9(10): 745-7.

4.Currier, R., G. Kinzer, E. DeShields(1973). Dipylidium caninum infection in a 14-month-old child. Southern Medical Journal, 66(9): 1060-2.

5.Neafie, R., A. Marty (1993). Unusual Infections in Humans. Clinical Microbiology Reviews, 6(1): 34-56.

6.Ohio State University(2001). "Dipylidium caninum (Cucumber tapeworm)" (On-line). Parasites and Parasitological Resources. Accessed October 04, 2004 at http://www.biosci.ohio-state.edu/~parasite/dipylidium.html.

7.Reddy, S (1982). Infestation of a Five-Month-Old Infant with Dipylidium Caninum. Delaware Medical Journal, 54(8): 455-6.

8.Reid, C., F. Perry, N. Evans (1992). Dipylidium caninum in an infant. European Journal of Pediatrics, 151(7): 502-3.

9.Roberts, L., J. Janovy (1996). Foundations of Parasitology 6th edition. USA: McGraw-Hill.

Ngày 31/05/2010
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
(Biên dịch và tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích