Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 03/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 9 5 7 6 8
Số người đang truy cập
2 2 1
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Vào mùa hè - nhiễm ký sinh trùng ghẻ xuất hiện nhiều hơn trên cả người lớn và trẻ em

Giới thiệu

Bệnh ghẻ là một bệnh do nhiễm ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei (dân gian hay gọi là cái ghẻ) gây ra ở da, các triệu chứng xuất hiện do sự xâm nhập của ký sinh trùng xâm nhập và dào hầm ở lớp thượng bì. Bệnh ghẻ ảnh hưởng tới mọi người, mọi giới, mọi dân tôc và chủng tộc, trong đó trẻ em và phụ nữ có thai là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu dễ bị cảm nhiễm cá ký sinh trùng nói chung và cái ghẻ nói riêng. Gần đây, trên thực hành lâm sàng tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn, bác sỹ lâm sàng gặp không ít ca bệnh trên cả trẻ em và người lớn, kể cả phụ nữ mang thai đi khám do các triệu chứng ngứa và nhiễm trùng da.

Hình thái lâm sàng

Về kinh nghiệm lâm sàng, phần lớn các bác sỹ chuyên ngành da liễu và ký sinh trùng có thể nhận ra, hỏi bệnh và sự xuát hiện các triệu chứng cũng như kết hợp đặc điểm dịch tễ gia đình, người thân hoặc các bạn bè cùng chung sống trong mội môi trường đông đúc, chật hẹp, vệ sinh kém,…có thểchẩn đoán sơ bộ la ghẻ đến 80-90%. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân có có triệu chứng kết hợp đồng thời bệnh lý nền hoặc bội nhiễm vi khuẩn nên các hình thái lâm sàng không còn điển hihf, nên đôi khi ban đầu bác sỹ và nhân viên y tế lầm tưởng là viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc bội nhiễm, mãi sau này mới được phát hiện ra bệnh ghẻ thì khá muộn.


Hình 1. Thương tổn ghẻ có hay chưa bội nhiễm vi khuẩn do cái ghẻ Sarcoptes scabiei
|Nguồn: Wikipedia, 2021

Bệnh thường xuất hiện ở các đối tượng đang sống và làm việc tại các vùng/ khu vực đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém, do tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh hoặc qua trung gian là các vật dụng đang dính trứng ghẻ, cái ghẻ. Triệu chứng ngứa rất dữ dội và tăng lên vào ban đêm do cái ghẻ đào hầm về đêm, với các sang thương da hay gặp:

- Thương tổn đỏ, bong vảy da, các mụn nước, nốt và sẩn đỏ đóng vảy;

- Vị trí thường gặp ở các nếp kẽ, bờ bên các ngón tay, nếp gấp cổ tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, nách, bìu, dương vật ở nam, hay môi lớn, quầng vú ở nữ;

- Hang ghẻ do Sarcoptes scabieicũng là một đặc điểm giúp dễ chẩn đoán với dạng sẩn cứng hơi lồi, bề mặt có thể có mụn nước, đôi khi có dạng chấm đen trên bề mặt;

- Đỏ da rải rác ở thân mình thể hiện một phản ứng tăng nhạy cảm với kháng nguyên của ký sinh trùng ghẻSarcoptes scabiei;


- Hiện tượng chàm hóa dày sừng cũng có thể xảy ra do sự cào gãi thường xuyên do ngứa mà bệnh nhân gãi liên tục một cách vô thức vào ban đêm.

Điều trị và Quản lý bệnh nhân ghẻ

1. Thuốc dung dịch DEP (diethylphtalate):

Thuốc được dùng khá phổ biến để điều trị ghẻ.DEP là thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị ghẻ hoặc tổn thương da do côn trùng cắn từ nhiều thập kỷ đến nay.Sau khi vệ sinh sạch tay và vùng da bị tổn thương, lau khô và lấy một lượng thuốc vừa đủ, thoa đều, nhẹ nhàng lên vùng da cần điều trị, người lớn ngày từ 1-2 lần.

Không dùng cho người mẫn cảm và dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc, không dùng khi vùng da cần điều trị có dấu hiệu nhiễm trùng và chảy dịch, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với thuốc.Không băng hoặc che phủ vùng da bôi thuốc, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.Tránh để thuốc tiếp xúc với vùng da bình thường khỏe mạnh hoặc da của người khác.Không thoa nhiều lần hơn hướng dẫn sử dụng trên toa thuốc hoặc chỉ định của bác sĩ.Không sử dụng thuốc lên vùng niêm mạc và các vùng da gần mắt.Không thoa thuốc ở diện tích rộng và dùng thuốc kéo dài hơn hướng dẫn khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Một số tác dụng phụ của thuốc có thể xayra trên bệnh nhân gồm gây kích ứng da, ngứa da, đỏ rát. Cần ngừng sử dụng thuốc khi có biểu hiện mẫn cảm, tình trạng bệnh không đỡ mà có xu hướng xấu đi…

2. Dung dịch permethrin 5% dạng xịt hoặc dạng kem thoa:

Thuốc khá an toàn khi dùng điều trị bôi ngoài da, song thuốc cần được sử dụng đúng cách để nhận được kết quả điều trị tốt và tránh các tác dụng phụ không mong muốn phát sinh. Liều dùng tùy mức độ và phạm vi tổn thương da cũng như độ tuổi và khả năng đáp ứng thuốc của từng người.

Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sỹ và dược sỹ lâm sàng để sử dụng thuốc hợp lý và hiệu quả nhất.Thuốc permethrin kem bôi ngoài da, có cách sử dụng tương đối đơn giản. Để đảm bảo dùng thuốc đúng cách, nên bôi thuốc theo hướng dẫn:

+ Vệ sinh sạch và lau khô tay cùng vùng da cần điều trị trước khi bôi thuốc;

+Lấy một lượng thuốc vừa đủ trên đầu ngón tay, thoa một lớp mỏng nhẹ lên trên vùng da cần điều trị.Không lạm dụng hay thoa thuốc với một lượng lớn;

+ Rửa tay thật sạch với xà phòng kháng khuẩn sau khi tiếp xúc với thuốc;

3. Kem thoa lưu huỳnh 5-10%:

Thuốc cần được sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và không được lạm dùng. Khi dùng thuốc cần tránh để thuốc dính vào mắt, nếu không may để thuốc rơi vào mắt cần rửa nhẹ nhàng với nhiều nước sạch. Nếu vẫn còn các triệu chứng bất thường ở mắt thì cần đi khám chuyênkhoa. Lưu huỳnh dạng mỡ, trước khi dùng thuốc nên tắm rửa toàn thân với xà phòng trước. Sau đó dùng thuốc lưu huỳnh dạng mỡ bôi lên.

Trước khi đi ngủ bôi thuốc lên toàn thân một lần nữa. Sau 24 giờ bôi thuốc cần tắm kỹ lại để làm sạch lượng thuốc đã bôi trước đó trước khi bôi lần thuốc mới.

Tác dụng phụ có thể xảy ra là thuốc  gây nên tình trạng kích ứng da. Tác dụng phụ này có thể sẽ mất đi sau khi cơ thể đã quen thuốc. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài trong một thời gian hoặc có diễn biến nặng hơn thì nên báo với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời và đúng cách.

4. Viên uống thuốc ivermectin đường dùng toàn thân:

Ivermectin là thuốc đường uống được chỉ định để điều trị khá nhiều bệnh nhiễm ký sinh trùng. Trong bệnh ghẻ, thuốc này được chỉ định khi các biện pháp điều trị tại chỗ trước đó không hiệu quả hoặc với bệnh nhân có chống điều trị tại chỗ.

Chỉ dùng ivermectin khi chắc chắn bệnh ghẻ trên lâm sàng hoặc đã được kiểm tra chắc chắn có ký sinh trùng. Thuốc chỉ được sử dụng sau khi đã được bác sĩ chỉ định và cân nhắc dùng thuốc.

Thuốc ivermectin có thể gây ra một số tác dụng phụ, tuy đa số là không nghiêm trọng và không kéo dài, nhưng tác dụng phụ có thể tăng lên ở bệnh nhân đồng thời nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Tác dụng phụ có thể gặp và dễ nhận ra gồm sốt, phát ban, ngứa, khó thở…

Một số tác dụng phụ khác hiếm gặp là tăng men gan thoáng qua, gây chán ăn, đau dạ dày.

Phòng bệnh và ngăn ngừa ghẻ tái phát

Do bệnh ghẻ có tính chất lây lan, nếu trong môi trường có một người nhiễm ghẻ, thì nguy cơ lây bệnh cao. Do vậy, phải điều trị đồng thời cho tất cả mọi người cùng bị ngứa khi đang cùng sinh hoạt, chung sống trong gia đình, lớp học, ký túc xá, bạn tình… nhằm tránh tình trạng tái lây nhiễm lẫn nhau trong khi điều trị.Đồng thời, tất cả đồ dùng, quần áo, mùng, mền, chiếu, gối nên giặt tẩy thật sạch,phơi nắng thật khô, ủi nóng trước khi mặc… để diệt hết cái ghẻ để phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnh.Tránh dùng chung quần áo và các vật dụng cá nhân. Vệ sinh cá nhân hằng ngày sạch sẽ và khi phát hiện ra có người trong gia đình bị ghẻ cần điều trị sớm, tránh tiếp xúc và dùng chung các đồ dùng của người bị bệnh.


Hình 4. Thời gian phát triển các giai đoạn của cái ghẻ Sarcoptes scabiei
|Nguồn: Parasitology review, 2005

Ghẻ là bệnh lý do nhiễm ký sinh trùng không quá nghiêm trọng va có thể điêu trị và phòng bệnh được, song điều trị và quản lý ca bệnh là việc rất quan trọng do không chỉ dùng thuốc, dung dịch thoa mà còn cần sự tuân thủ ủa bệnh nhân và cộng đồng trong sinh hoạt, lối sống và vì bệnh dễ tái phát lại nếu trứng ghẻ hay cái ghẻ còn tồn tại trong nhà và các vật dụng thường hay tiếp xúc, nên cần điều trị và gắn liền song song với khâu phòng bệnh để tránh vòng xoắn bệnh lý và lan truyền bệnh tiếp tục.


Ngày 06/07/2023
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang & BS. Hồ Thị Thanh Thảo  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích