Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 5 2 6 7
Số người đang truy cập
2 7 5
 Chuyên đề Sán lá gan
Hình ảnh sán lá gan lớn
Cập nhật thông tin về các loại sán lá và phòng chống nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm trên toàn cầu

Cập nhật tháng 4/2014 VOA news - Các bệnh do sán lá truyền qua thực phẩm (Foodborne trematodiases) được ước tính gây ra ảnh hưởng cho hơn 56 triệu người trên toàn thế giới bởi các loài sán lá (flukes), trong số đó những loài phổ biến nhất ảnh hưởng đến con người là Clonorchis, Opisthorchis, Fasciola và Paragonimus.

 

Người bị nhiễm thông qua việc tiêu thụ thức ăn sống hoặc nấu chưa chín như cá, động vật giáp xác (crustaceans) và các thực vật mà là nơi ẩn náu trong phút chốc các giai đoạn ấu trùng của ký sinh trùng (xem bảng 1).

Sự lan truyền (Transmission)

Các bệnh sán lá truyền qua thực phẩm là bệnh lây truyền động vật, tức là chúng lan truyền một cách tự nhiên từ các động vật có xương sống cho con người và ngược lại. Tuy nhiên sự lan truyền trực tiếp là không thể, bởi vì các ký sinh trùng gây bệnh có liên quan trở thành lây nhiễm chỉ sau khi đã hoàn thành vòng đời phức tạp mà thường liên quan đến các giai đoạn trong các vật chủtrung gian (intermediate) không phải con người.
 

Vật chủ trung gian thứ nhất trong mọi trường hợp là ốc nước ngọt (freshwater snail), trong khi vật chủ thứ hai là khác nhau: với clonorchiasisopisthorchiasis thì vật chủ là một loài cá nước ngọt (freshwater fish), trong khi paragonimiasis thì vật chủ là một loài giáp xác, còn sán lá gan lớn (fascioliasis) không đòi hỏi một vật chủ trung gian thứ hai, vật chủ cuối cùng luôn luôn là một động vật có vú. Người bị nhiễm bệnh khi ăn phải các vật chủ trung gian thứ hai bị nhiễm với các thể ấu trùng của ký sinh trùng. Trong trường hợp sán lá gan lớn, mọi người bị nhiễm khi ăn phải ấu trùng cùng với các loại rau thủy sinh mà chúng gắn vào (xem bảng 1 để biết chi tiết).

Bảng 1: Đặc điểm dịch tể học các loài sán lá truyền qua thực phẩm

Bệnh

Tác nhân gây nhiễm

Nhiễm trùng mắc phải thông qua sử dụng

Các vật chủ cuối cùng tự nhiên

Clonorchiasis

(sán lá gan nhỏ)

Clonorchis sinensis

Chó và các động vật ăn thịt khác

Opisthorchiasis

(sán lá gan nhỏ)

Opisthorchis viverrini

O.felinius

Mèo và các động vật ăn thịt khác

Fascioliasis

(sán lá gan lớn)

Fasciola hepatica

F. gigantica

Thực phẩm thủy sinh

Cừu, gia súc và các động vật ăn cỏ

Paragonimiasis

(sán lá phổi)

Paragonimus spp.

Loài giáp xác (cua và tôm)

Mèo, chó và các động vật ăn giáp xác

Dịch tễ học (Epidemiology)

Trong năm 2005, hơn 56 triệu người trên thế giới bị nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm và hơn 7.000 người chết vì nhiễm trùng. Các ca nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm đã được báo cáo từ hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới, tuy nhiên khu vực Đông Á và Nam Mỹ là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất, trong các khu vực này, nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng. Ở trong các quốc gia, sự lan truyền thường được giới hạn trong các khu vực nhất định và phản ánh các liên quan đến hành vi và sinh thái, chẳng hạn như thói quen tiêu dùng thực phẩm của người dân, phương pháp sản xuất và chế biến thực phẩm và sự phân bố của các vật chủ trung gian. Thông tin về tình hình dịch tễ học các bệnh nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm ở châu Phi chủ yếu là không đầy đủ. Tác động kinh tế của các bệnh sán lá truyền qua thực phẩm là đáng kể và chủ yếu liên quan đến tổn thất trong ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản mở rộng do hạn chế về xuất khẩu và giảm nhu cầu tiêu dùng.

Các triệu chứng (Symptoms)

Gánh nặng y tế công cộng do các bệnh sán lá truyền qua thực phẩm chủ yếu là do tỷ lệ mắc bệnh chứ không phải là tỷ lệ tử vong. Nhiễm sán lá giai đoạn đầu và nhẹ thường không được chú ý vì họ không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng rất hiếm, ngược lại nếu số lượng nhiều thì tình trạng mệt mỏi toàn thân là phổ biến và đau dữ dội có thể xảy ra, đặc biệt là ở vùng bụng và điều này xảy ra thường xuyên nhất trong các trường hợp nhiễm sán lá gan lớn. Nhiễm trùng mãn tính luôn gắn liền với bệnh tật nghiêm trọng, các triệu chứng chủ yếu là ở các cơ quan đặc biệt và phản ánh vị trí cuối cùng của sán trưởng thành trong cơ thể. Với clonorchiasisopisthorchiasis, sán trưởng thành cư trú trong các đường mật nhỏ của gan, gây ra viêm và xơ hóa của các mô lân cận và cuối cùng gây ung thư đường mật, một thể trầm trọng và có khả năng gây ra tử vong của ung thư ống mật. Cả C.sinensisO.viverrini nhưng không phải với O.felineus được phân loại như là các tác nhân gây ung thư. Với sán lá gan lớn, sán trưởng thành cư trú trong túi mật và ống mật lớn hơn, nơi đó chúng gây viêm, xơ hóa, tắc nghẽn, đau bụng và vàng da, xơ gan và thiếu máu là thường xuyên. Với sán lá phổi (paragonimiasis), vị trí cuối cùng của sán là mô phổi gây ra các triệu chứng có thể bị nhầm với bệnh lao: ho mãn tính với đờm dính máu, đau ngực, khó thở (thở nhanh) và sốt. Sự di chuyển của sán đến nơi có thể: vị trí não là trầm trọng nhất.

Phòng chống (Prevention and control)

Phòng chống nhiễm sán truyền qua thực phẩm nhằm làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và kiểm soát tỷ lệ mắc bệnh liên quan. Các biện pháp y tế công cộng thú y và thực hành an toàn thực phẩm là được khuyến cáo để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, trong khi để kiểm soát tỷ lệ bệnh tật WHO khuyến cáo cải thiện việc tiếp cận tới điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc an toàn và hiệu quả (thuốc tẩy giun). Điều trị có thể được cung cấp thông qua hóa trị liệu phòng ngừa hay xử lý ca bệnh cá thể, hóa trị liệu phòng ngừa liên quan đến một phương pháp tiếp cận dựa trên quần thể nơi tất cả mọi người trong một khu vực nhất định hoặc khu vực được cho thuốc mà không phân biệt tình trạng nhiễm của họ, đó là khuyến cáo ở những nơi có số lượng lớn của các cá nhân đang bị nhiễm bệnh. Xử lý ca bệnh cá thể liên quan đến việc điều trị cho người được xác định hoặc nghi nghờ bị nhiễm (xem bảng 2): cách tiếp cận này là thích hợp hơn nơi có ít chùm ca bệnh và những nơi cơ sở y tế là sẵn có.

Bảng 2: Chiến lược và thuốc được khuyến cáo.

Bệnh

Thuốc và liều dùng được khuyến cáo

Chiến lược được khuyến cáo

Xử lý các ca bệnh cá thể

Clonorchiasis

Opisthorchiasis

 

 

Praziquantel: 40mg/kg liều duy nhất hay 25mg/kg 3 lần/ngày trong 2-3 ngày liên tiếp

-Điều trị tất cả các ca xác định

- Ở các nơi lưu hành: Điều trị tất cả các ca nghi ngờ

 

 

Hóa dự phòng

Praziquantel :

40mg/kg liều duy nhất

- Ở các huyện nơi có tỷ lệ hiện mắc >=20%, điều trị mọi người mỗi 12 tháng.

- Ở các huyện nơi có tỷ lệ hiện mắc <20% điều trị mọi người mỗi 24 tháng hay điều trị với những người được báo cáo có thói quen ăn cá gỏi mỗi 12 tháng

 

 

Fascioliasis

Xử lý ca bệnh cá thể

Triclabendazole

10mg/kg liều duy nhất (một liều gấp đôi 20mg/kg có thể cho trong trường hợp điều trị thất bại)

 

 

 

-Điều trị tất cả các ca xác định

-Trong các vùng lưu hành:Điều trị tất cả các ca nghi ngờ

 

 

Hóa dự phòng

Triclabendazole 10mg/kg liều duy nhất

Ở các vùng ngoại ô, các làng hay cộng đồngnơi có Fascioliasis xuất hiện thành từng chùm: điều trị tất cả các trẻ em tuổi học đường (5-14 tuổi) hay tất cả cư dân mỗi 12 tháng.

Paragonimiasis

Xử lý ca bệnh cá thể

Triclabendazole 2x10mg cùng ngày hay

Praziquantel 25mg/kg x 3 lần trong ngày uống trong 3 ngày

-Điều trị tất cả các ca xác định

- ở các vùng lưu hành: Điều tra tất cả các ca nghi ngờ

Hóa dự phòng

Triclabendazole 20mg/kg liều duy nhất

Ở các huyện ngoại ô, các làng hay cộng đồng nơi các ca paragonimiasis xuất hiện thành từng chùm điều trị tất cả cư dân mỗi 12 tháng.

 

Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO response)

Công việc của WHO về sán lá truyền qua thực phẩm là một phần của một cách tiếp cận lồng ghép trong phòng chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên bao gồm phát triển các định hướng chiến lược và các khuyến nghị (development of strategic directions and recommendations); hỗ trợviệc lập bản đồ ở các nước lưu hành (support for mapping in endemic countries); hỗ trợ cho các can thiệp thí điểm và các chương trình phòng chống tại các quốc gia lưu hành (support for pilot interventions and control programmes in endemic countries); hỗ trợ cho việc giám sát và đánh giá các hoạt động thực hiện (support for monitoring and evaluation of implemented activities) và tài liệu về gánh nặng của các bệnh sán lá truyền qua thực phẩm và tác động của các can thiệp thực hiện (documentation of the burden of foodborne trematodiases and the impact of implemented interventions). WHO đang làm việc tính đến cả sán lá truyền qua thực phẩm trong chiến lược hóa trị liệu phòng ngừa chủ đạo và đảm bảo rằng những hậu quả tồi tệ nhất của bệnh (ung thư ống mật chủ và những tổ chức khác) được ngăn chặn hoàn toàn. WHO cũng đang thương thảo một thỏa thuận với công ty dược phẩm Novartis Pharma AG, theo đó công ty sẽ tặng triclabendazole để điều trị bệnh sán lá gan lớn và sán lá phổi. Các loại thuốc được vận chuyển miễn phí tới các bộ y tế áp dụng các loại thuốc này, WHO mời tất cả các quốc gia lưu hành tận dụng lợi thế của chương trình quyên góp này.

Trong năm 2012, có 608.285 cá nhân sống trong các quốc gia lưu hành báo cáo đã nhận được sự điều trị các bệnh sán lá truyền qua thực phẩm; trong năm 2013, con số này giảm xuống còn 287.590 do sự chậm trễ trong việc thực hiện và tái đưa vào các can thiệp điều trị trên diện rộng (rescheduling of large-scale treatment interventions).

 

Ngày 23/04/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
Theo voanews.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích