Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 03/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 9 4 9 0 5
Số người đang truy cập
2 8
 Chuyên đề Sán lá gan
Phần 1. Tiếp cận mô hình ONE HEALTH để phòng chống bệnh sán lá gan lớn hiệu quả “One Health Model” Approach for Effective Human Fascioliasis Control

GIỚI THIỆU

Trước tình hình bệnh sán lá gan lớn (SLGL) trên phạm vi toàn cầu đang tiếp tục gia tăng với mô hình dịch tễ cũng như lan truyền bệnh ở người có nhiều thay đổi, cần có nhiều bước tiếp cận mới để phòng chống tốt hơn về các Bệnh Nhiệt đới bị lãng quên/ Bệnh Nhiệt đới ít được quan tâm (Neglected Tropical Disease_NTDs). Bệnh SLGL là một bệnh nhiễm trùng chủ yếu ở hệ gan-mật với ước tính ảnh hưởng đến 2,4 triệu người tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu và một vài triệu người đang có nguy cơ nhiễm rất cao.

Giáo sư Santiago Mas-Coma và cộng sự tại ĐH Valencia, Tây Ban Nha, cũng là một chuyên gia cao cấp của Tổ chức Y tế Thế giới về bệnh SLGL trên toàn cầu cho biết nguồn nhiễm SLGL ở người, tính đa dạng, các yếu tố vè tỷ lệ mắc mới, các phương pháp phân tích nguồn nhiễm và tình trạng ăn các thức ăn là rau thủy sinh đóng vai tro như nguồn nhiễm chính đã có chiều hướng thay đổi trong những năm gần đây. Bệnh SLGL đang lan rộng như một hậu quả của thay đổi khí hậu và thời tiết toàn cầu nên đã ảnh hưởng lên môi trường, đáng chú ý rằngtỷ lệ nhiễm trên trẻ em tại một số địa phương đang “có vấn đề” và cần thiết kế các biện pháp phòng chống thích hợp tại các vùng xác định (Mas-Coma, 2022).


Hình 1. Các yếu tố có thể liên quan đến nhiễm các bệnh sán lá lây truyền qua thức ăn

Việc bán rau sống ăn trong ngày chưa được kiểm soát tại các chợ vùng đô thị và sự khác biệt giữ nguồn nhễm bởi các rau thủy sinh trồng nước ngọt (freshwater cultivated plants), các thực vật trên cạn hoang dại (terrestrial wild plants) và thực vật rau trồng hoang dại (terrestrial cultivated plants). Ngoài ra, các khía cạnh ăn uống các món ăn cổ truyền địa phương làm từ các nguồn thực vật thủy sinh từ rừng núi (sylvatic plants) và ăn gan sống (raw liver), bao gồm cả uống nguồn nước, nước giải khát hay nước ép ô nhiễm mầm bệnh và các vật dụng nhà bếp dính nang trùng từ nguồn nước nhiễm. Các đặc điểm khác cũng được đề cập trong bài này:

·Phân tích các mô hình lan truyền khác nhau, thường liên quan đến các thông số sinh thái và địa lý, có thể thích nghi với tác nhân ký sinh trùng gây bệnh tại các điều kiện khác nhau;

·Các yếu tố nguy cơ hoặc liên quan đến cộng đồng, gia đình và xã hội;

·Các nguồn nhiễm khác nhau và phương pháp sử dụng để đánh giá vai trò lan truyền;

·Mô tả tính nhiễm và sự sống sót của các ấu trùng metacercariae.

Ngoài ra, bài viết cũng đề cập đến các hóa chất và vật lý tácđộng lên tính nhiễm của ấu trùng metacercariae; đánh giá việc triển khai các biện pháp phòng bệnh và ngăn ngừa ở các quy mô cá nhân và quần thể. Hiện tại, Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2022) khuyến cáo xử lý quy mô lớn trên các quần thểbị ảnh hưởng nặng bằng triclabendazole (TCBZ) tại các vùng lưu hành cao.Phòng chống cũng liên quan đến kiến thức về bệnh, truyền thông giáo dục sức khỏe và nuôi trồng rau ở những vùng không bị o nhiễm phân (free of faecal pollution).


Hình 2. Tiếp cận lồng ghép phòng chống SLGL theo mô hìn o­ne Health

Thông qua khâu chế biến rau trước khi ăn cũng rất quan trọng. Mặc dù vấn đề tiếp cận y tế công cộng thú ý kết hợp với biện pháp môi trường có thể hỗ trợ phòng chống lâu dài. Vì chu kỳ của bệnh bắt đầu từ động vật đào thải phân vào nguồn nước ngọt, từ đó sán sống trong đường mật cua đông vật, trứng của nó được bài tiết ra theo phân. Việc đẻ trứng rồi thành ấu trùng “đóng” vào trong các loại ốc đặc biệt gọi là vật chủ trung gian.

Một khi ở trong ốc, ấu trùng sinh sản và cuối cùng ly giải các ấu trùng vào tron nước vào trong nước. Các ấu trùng này bơi gần các rau thủy sinh hoajwcj bán thủy sinh (aquatic or semi-aquatic plants), ở đó chúng dính vào các lá và thân cây và hình thành các nang nhỏ. Khi các rau thủy sinh dính nang sán nhỏ này được ăn vào, chúng đóng vai trò như vật mang nhiễm trùng. Các raucair xoong (Watercress -Nasturtium officinale) và rau bạc hà (water-mint) là các loại thủy sinh đặc hiệu lan truyền bệnh sán lá gan lớn.Nguyên tắc chung để phòng chống bệnh sán lá truyền qua thức ăn (Food borne trematodes_FBTs) nói chung và bệnh SLGL (nói riêng đều phải tuân theo là ngăn chặn các nguồn bệnh lây nhiễm từ động vật và thực vật. Tương tự như các bệnh sán giun khác trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, việc phòng chống giun sán là cắt đứt một trong các khâu ở mắc xích chu kỳ phát triển. Song, việc này không hề đơn giản mà vấn đề làm sao để chọn được mắc xích ngăn chặn đúng, nhanh, hiệu quả kinh tế cao.

Can thiệp vào mắc xích có các khâu sau: chống phát tán trứng ra môi trường xung quanh bằng quản lý phân [1], chống vector truyền bệnh giun sán thông qua việc diệt vật chủ trung gian ốc, phá bỏ ổ ốc cư trú [2] nhưng biện pháp này không thực tế và cuối cùng là chống nhiễm bệnh bằng cách không ăn cây thủy sinh chưa nấu chín, làm sạch [3]. Như vậy, giải quyết mầm bệnh bằng điều trị thuốc đặc hiệu cho bệnh nhân là cần thiết và cùng với bộ phận thú y điều trị cho súc vật mang mầm bệnh.


Hình 3. Chu trình và các giai đoạn phát triển của sán Fasciola spp.

Một cách tổng thể, các biện pháp phòng chống bệnh SLGL bao gồm:

-Đảm bảo an toàn vệ sinh đối với các chất thải của con người và động vật;

-Điều trị cho gia súc có nhiễm sán Fasciola sp. bằng thuốc đặc hiệu;

-Ngăn ngừa phơi nhiễm giữa gia súc với các khu vực trồng rau xanh;

-Kiểm soát nguồn nước tưới rau, không ăn rau sống ô nhiễm;

-Thực hành vệ sinh tốt trong quá trình sản xuất, trồng trọt, chế biến, sử dụng nguồn nước sạch;

-Giáo dục sức khỏe làm thay đổi hành vi và đặc biệt cung cấp các thông tin hữu ích và dễ hiểu cho người dân biết về bệnh SLGL cũng như tác hại gây ra từ chúng;

-Không ăn thịt, gan, lòng của các động vật bị bệnh nói trên khi chưa được xử lý kỹ;

-Diệt vật chủ trung gian như ốc bằng hóa chất diệt nhuyễn thể (khả thi ?);

Nâng cao nhận thức về bệnh cho cán bộ y tế ở mức độ phổ biến của bệnh, dịch tễ học, chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh SLGL tại cộng đồng, nhất là các cán bộ y tế đang công tác tại tuyến huyện và xã - nơi đang thiếu những phương tiện chẩn đoán phù hợp. Nhiễm sán Fasciola spp. ở người luôn liên quan với tình hình dịch tễ bệnh SLGL ở động vật, do đó các biện pháp phòng chống bệnh SLGL cho người cần có sự phối hợp chặt chẽ với chuyên ngành y tế-thú y hay nói đúng hơn là sức khỏe con người và sức khỏe động vật trong bối cảnh o­ne Health Model.

-Phát hiện và điều trị sớm, điều trị tiệt căn cho bệnh nhân mắc SLGL;

-Truyền thông giáo dục sức khỏe và truyền thông thay đổi hành vi phòng chống bệnh SLGL, đặc biệt là truyền thông thay đổi hành vi nguy cơ (IEC/BBC) trong thực hành ăn uống, sinh hoạt;

-Phòng chống bệnh SLGL ở gia súc, nhất là nơi chăn thả và nông trang gia đình, cần lưu ý các nguồn bò nhập ngoại từ các quốc gia có bệnh lưu hành về các quốc gia hay vùng chưa có bệnh.


Hình 4. Một mô hình tiếp cận o­ne Health trong phòng chống SLGL | Nguồn : S. Mas-Coma, 2020

 (còn tiếp Phần 2: Tiếp cận mô hình o­nE HEALTH để phòng chống bệnh sán lá gan lớn hiệu quả “One Health Model” Approach for Effective Human Fascioliasis Control  với  2. PHÒNG CHỐNG BẰNG HÓA LIỆU PHÁP (ANTI-HELMINTHIC DRUGS))

Ngày 09/06/2023
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang, BS. Hồ Thị Thanh Thảo  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích