Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 9 8 6 1
Số người đang truy cập
8
 Chuyên đề Sán lá gan
Cập nhật thông tin nghiên cứu về dịch tễ học bệnh sán lá gan lớn trên thế giới

 

Bệnh sán lá gan lớn ở người (human fascioliassis) hiện được xem là bệnh ký sinh trùng quan trọng chứ các chuyên gia y tế không còn xem đây là một bệnh do nhiễm tình cờ như quan niệm trước đây vì sau khi có các bằngchứng cho thấy khả năng có thể bệnh truyền từ người sang người của loài sán này (WHO., 2009).

 

Một vài số liệu thống kê chưa đầy đủ trong gần 2 năm qua (2008 và 8 tháng đầu năm 2009) cho thấy bệnh có xu hướng tái nổi (re-emergency disease) và sẽ lan rộng là khó tránh khỏi, nhất là khi có sự biến đổi khí hậu toàn cầu khiến cho nhiều loài ốc là trung gian thích hợp cho bệnh sán này sinh trưởng và phát triển ngày càng nhiều cũng như sự tồn tại và khả năng sống trong một thời gian dài của ấu trùng giai đoạn nhiễm metacercariae, điều đó có nghĩa là mầm bệnh có thời gian sống và trưởng thành về quy mô thì rất lớn và có thể đe dọa sức khỏe cộng đồng và vật nuôi trong thời gian đến.

 
Một trong những thành công của các chương trình phòng chống sán lá gan lớn trên thế giới có được là nhờ vào rất nhiều các kết quả của nghiên cứu dịch tễ học của bệnh về mặt thực địa cũng như dịch tễ học lâm sàng. Nhân đây, chúng tôi xin trình bày một số kết quả cũng như tóm lược các kết quả các nghiên cứu dịch tễ học của bệnh sán lá gan lớn trên gia súc lẫn trên người đã được đăng tải trên y văn thế giới hoặc các tạp chí chuyên ngành ký sinh trùng.

Bệnh sán lá gan lớn và các bệnh sán lá ở động vật truyền qua rau thủy sinh.

Nhóm tác giả gồm giáo sư Mas-Coma S, Bargues MD, Valero MA đang làm việc tại Khoa Ký sinh trùng, đại học Valencia, Tây Ban Nha cho biết Bệnh sán lá gan lớn và các bệnh sán lá ở động vật có thể truỳen sang người lay truyền bằng đường rau thủy sinh gồm có một danh mục bệnh giun sán. 6 loài sán lá được tìm thấy có ảnh hưởng lên người: Fasciola hepatica, Fasciola giganticaFasciolopsis buski (Fasciolidae), Gastrodiscoides hominis (Gastrodiscidae), Watsonius watsoni Fischoederius elongatus (Paramphistomidae). F. hepaticaF. gigantica gây bệnh ở gan, 4 loài khác gây bệnh ở đường tiêu hóa, chủ yếu là ruột. Nhóm fasciolids và gastrodiscid gây bệnh quan trọng ở động vật, phân bố nhiều quốc gia, trong khi W. watsoni và F. elongatus đôi khi chỉ được phát hiện tình cờ trên người. Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay có vẻ đã làm gia tăng tác động của các bệnh giun sán truyền qua ốc (snail-borne helminthiases), điều này lệ thuộc vào rất nhiều các yếu tố môi trường. Bệnh sán lá gan lớn (SLGL) là một ví dụ điển hình của bệnh ký sinh trùng đang nổi và tái trội (an emerging/re-emerging parasitic disease) tại nhiều quốc gia như là một hậu quả tất yếu của nhiều hiện tượng liên quan đến thay đổi môi trường cũng như các thay đổi của con người. Khả năng sán F. hepatica lan rộng là nó có liên quan đến phân bố địa lý cũng như thích nghi với môi trường và vật chủ mới, thậm chí ngay cả các vùng không thích hợp ở các độ cao rất cao. Ngoài ra, sự lan rộng của sán F. hepatica có nguồn gốc từ châu Âu đến các lục địa khác có liên quan đến mở rộng vùng địa lý của các loài ốc trung gian Lymnae như Galba truncatula, loài ở châu Mỹ Pseudosuccinea columella và sự thích ứng với các laòi ốc khác trong các vùng lưu hành bệnh mới. Mặc dù, bệnh sán lá ruột và sán ở dạ dày ruột (fasciolopsiasis và gastrodiscoidiasis) có thể được khống chế cùng với các bệnh ký sinh trùng lây qua đường thực phẩm khác, bệnh sán lá ruột (fasciolopsiasis) vẫn là một vấn đề y tế công cộng tại nhiều quốc gia có lưu hành bệnh mặc dù có các chương trình phòng chống bền vững của Tổ Chức Y tế thế giới.

Bệnh sán lá ruột lớn đã trở nên một bệnh ký sinh trùng đang nổi trong những năm gần đây và bệnh giun sán tại dạ dày ruột (gastrodiscoidiasis), nhất là tại các quốc gia châu Á, nay lại có thêm báo cáo tại châu Phi.

Loài ốc không phổ biến liên quan đến lan truyền F.hepatica ở cải xoong tại miền Trung nước Pháp
 

Nhóm tác giả nghiên cứu Dreyfuss G, Vignoles P, Abrous M, Rondelaud D làm việc tại khoa y dược Raymond Marcland, Limoges, Pháp tiến hành một nghiên cứu cho thấy 4 loài ốc nước ngọt (Lymnaea ovata, L. stagnalis, Physa acuta, Planorbis leucostoma) sống trong một số khu đất trồng cây cải xoong được biết có liên quan đến một số ca bệnh sán lá gan lớn ở người, ngược lại L. truncatula chưa bao giờ tìm thấy. Mục đích các nghiên cứu này là xác định tỷ lệ nhiễm trong tự nhiên của Fasciola hepatica trên ốc và xác định xem nếu các loài này có thể cho phép ấu trùng sán phát triển một cách đầy đủ chu kỳ sinh trưởng khi chúng chỉ là các chủ thể trên thực nghiệm F. hepatica, hoặc xem đồng nhiễm với một loài sán lá nào khác hay không. Các điều tra cũng tiến hành trên 6 quần thể ốc đang sống trên các vườn trồng cải xoong (gồm cả P. acuta) và 4 vùng khác làm nhóm chứng. Ốc nhiễm tự nhiên với F. hepatica được tìm thấy trong 2 loại cải xoong, vốn không ưa L. ovata (tỷ lệ nhiễm 1.4%) và P. leucostoma (0.1%). L. ovata từ cải xoong có thể nhiễm quy mô cao hơn trong quần thể nhóm chứng và tỷ lệ nhiẽm này lớn hơn tại các vùng khác.

Các thử nghiệm tương tự cũng làm với L. stagnalis. Mặc dù nhiễm đơn hay đôi, thì kết quả ghi nhận trên 4 quần thể P. acuta cũng không thành công. Ngược lại, sự đồng nhiễm của các P. leucostoma non với Paramphistomum daubneyiF. hepatica dẫn đến sinh ra một số cercariae F. hepatica. Theo các tác giả, sự xuất hiện bệnh sán lá gan lớn trên cải xoong có thể là hậu quả tự nhiên trong mối liên hệ giữa ký sinh trùng với ốc (L. ovata, L. stagnalis), hoặc đồng nhiễm với P. daubneyi và F. hepatica (P. leucostoma). Trên cải xoong chỉ thích hợp cho P. acuta, một loại ốc mà rất thích hợp cho quá trình phát triển ấu trùng F. hepatica nhưng nó sẽ bị loại khỏi bởi loài P. acuta..

Cải xoong hoang dại nhiễm Fasciola hepatica tại miền trung nước Pháp lệ thuộc vào khả năng của một số loài ốc Lymnae di chuyển ngược dòng
 

Nghiên cứu trên thực hiện bởi nhóm tác giả Rondelaud D, Hourdin P, Vignoles P, Dreyfuss G, tại khoa y và khoa dược, Limoges, Pháp tiến hành. Vì hầu hết các mảnh đất trồng cải xoong tại miền trung nước Pháp nằm ở vị trí ngược dòng của cả 2 loài ốc Lymnae sinh sống, Galba truncatulaOmphiscola glabra, qua điều tra thực địa từ năm 1999 đến 2004 trên 67 mảnh vường trồng cải xoong để xác định tại sao cải xoong nhiễm Fasciola hepatica không thường xuyên theo thời gian trong các vùng này, trong khi đó các vật chủ chính, đặc biệt làđộng vật gặm nhấm có răng cửa kéo (lagomorphs) thì thường phát hiện bị nhiễm chúng.

Các loài ốc có khả năng di chuyển ngươc dòng vào mùa đông và mùa xuân đến các mảnh vườn, và một điều tra 4 năm chỉ ra sự tồn tại của sự biến đổi các vùng như thế này bởi ốc. Trong 45 mảnh đất không bị nhiễm thường xuyên F. hepatica qua thời gian điều tra, thì có tỷ lệ nhiễm 37.7-62.2%, theo năm, nhưng không thấy sinh sống của ốc tại đó, mặc dù sự xuất hiện quần thể ốc ngược dòng. G. truncatula được tìm thấy một mình trong 8.8-13.3% ở các vùng và là lãnh địa đầu tiên của ốc ở 24.3-33.3% khi 2 loài ốc Lymnae liên tục tìm thấy. Lãnh địa của O. glabra có phần giới hạn hơn, chỉ có 2.2% vùng đất và vùng đất đầu tiên phát hiện ốc chỉ 2.2-20%.

Bệnh lan rộng và bao phủ bởi các laòi ốc này gia tăng một cách đáng kể cùng với sự gia tăng di biến động. Sau khi di trú, một vài ốc vượt qua mùa đông (3.8% với G. truncatula và 6.8% O. glabra) là có thể tồn tại trên các mảnh đất ấy, nhưng số lượng chúng giảm khi khoảng cách di chuyển lớn hơn. O. glabra di chuyển nhanh hơn và đạt đến các mảnh vườn nhanh hơn các G. truncatula. Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng đến quá trình nhiễm tự nhiên của ốc, điều này thường gặp trong thế hệ F1 của ốc G. truncatula.

Khả năng sống sót được ghi nhận tại các vùng đất có óc có thể được giải thích cho vấn đề cải xoong nhiễm thường xuyên hay không thường xuyên với ấu trùng metacercariae của F. hepatica. Một trong những yếu tố giúp giải thích sự thay đổi này là sự xuất hiện của các trận mưa rào rải rác trong màu xuân, nên một số loài ốc có thể đến được với đất trồng cải xoong sau khi chúng di chuyển ngược dòng.

Nhiễm sán lá gan lớn tăng cao ở trẻ em liên quan đến việc tưới tiêu ở quốc gia Peru

Nhóm tác giả hợp tác từ nhiều quốc gia là Esteban JG, González C, Bargues MD, Angles R, Sánchez C, Náquira C, Mas-Coma S đang làm việc tại khoa Ký sinh trùng, khoa dược, đại học Valencia, Burjassot, Tây Ban Nha cùng tiến hành, họ đã phát hiện 10 loại đơn bào và 9 loại giun sán trong một nghiên cứu 338 trẻ em tuổi từ 5-15 ở Quechua trong 3 cộng đồng ở vùng Asillo của Puno, nằm ở độ cao rất cao 3910 m so với mực nước biển của vùng Peru Altiplano. Vùng đã được chứng minh là vùng lưu hành nặng sán lá gan lớn với tỷ lệ nhiễm chung 24.3% Fasciola hepatica, nhiễm tại chỗ khoảng 18.8-31.3%, cường độ nhiễm lên đến 2.496 trứng/gam phân, với 196-350 trứng/gam (trung bình 279) và 96-152 trứng/gam (trung bình 123) theo trung bình số học và trung bình nhân.

 
Tỷ lệ nhiễm không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các trường và liên quan đến giới tính. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê vè cường độ nhiễm giữa các trường, cũng như liên quan đến gioiứ hoặc nhóm tuổi, mặc dù đếm trứng cao nhất ở những học sinh nữ và nhóm tuổi nhỏ nhất. Vùng Asillo là vùng có con người tưới tiêu gần đây, cả sán và ốc đều thích nghi nhanh chóng. Vùng dường như bị cô lập khỏi vùng nhiễm tự nhiên của phía bắc của Bolivian Altiplano.

Nguồn nước tưới tiêu của con người như thế ở các vùng cao của các quốc gia vùng Andean chỉ ra có nguy cơ cao bị nhiễm sán lá gan lớn. Mối liên quan dương tính giữa nhiễm sán F. hepatica với đơn bào theo chu kỳ 1 vật chủ, như Giardia intestinalis, cho thấy nhiễm ở người chủ yếu xảy ra do nguồn nước uống. điều này có bằng chứng vì ở nơi đó không có rau thủy sinh điẻn hình tại các kênh rạch dẫn nước –là nơi trú của các lòai ốc Lymnae, sự vằng mặt các loài rau thủy sinh trong các món ăn truyền thống của người dân Quechua và thiếu hệ thống nước dùng để uống (potable water systems), đòi hỏi người dân phải lấy nước từ kênh tưới tiêu và kênh dẫn nước.

Tỷ lệ mắc và cường độ nhiễm Fasciola hepatica cao trên trẻ em Aymara ở khu vực bắc Bolivian Altiplano

Nhóm tác giả Esteban JG, Flores A, Aguirre C, Strauss W, Angles R, Mas-Coma S thụoc khoa ký sinh trùng, đại học Valencia, Tây Ban Nha nghiên cứu về phân học của các trẻ em lứa tuổi đi học trong 4 cộng đồng dân phía bắc Bolivian Altiplano, để đánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan Fasciola hepatica. Các mẫu phân thu thập được từ 558 trẻ em tuổi đi học (308 nam và 250 nữ) tuổi từ 5-19. Có 19 loại ký sinh trùng khác nhau (13 đơn bào và 6 giun sán) được phát hiện. Trong số trẻ em được xét nghiệm, 98.7% (96.5-100%) nhiễm trùng với ít nhất là một loại ký sinh trùng. Tỷ lệ trung bình nhiễm là 27.6% với Fasciola hepatica (từ 5.9-38.2%) là cao nhất không chỉ với các laòi giun sán ở vùng bắc Bolivian Altiplano mà còn trong số tỷ lệ nhiễm sán được báo cáo trên trẻ em ở các nơi khác. Tỷ lệ nhiễm khác biệt nhau đáng kể trong số các cộng đồng được điều tra cao hơn một cách ý nghĩa ở trẻ em nhóm tuổi 9-12. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 giới tính.

 
Trong số 154 trẻ có trứng sán F. hepatica trong phân, cường độ nhiễm từ 24-5064 trứng/ gam phân, với trung bình là 474. Sự khác biệt có ý nghĩa về lượng trứng được phát hiện trong số các cộng đồng, giới tính và nhóm tuổi. Nhiễm sán lá gan lớn trên những cá nhân cùng tồn tại với các tác nhân gây bệnh ký sinh trùng khác. (Entamoeba histolytica và /hoặc E. dispar, Giardia intestinalis, Balantidium coli, Dientamoeba fragilis, Cryptosporidium sp., Hymenolepis nana, Taenia spp., Trichuris trichiura, Ascaris lumbricoidesEnterobius vermicularis) cũng được phát hiện. Mối liên quan dương tính với F. hepatica không chỉ timg thấy trong các trường hợp G. intestinalis.

Nghiên cứu về phân học trong nghiên cứu này không chỉ xác định sự tồn tại một tỷ lệ nhiễm cao F. hepatica trên người tại vùng bắc Bolivian Altiplano, mà còn chỉ ra cần thiết phải nghiên cứu rộng sang các vùng khác (phía tây nam vùng Lake Titicaca).

Các yếu tố nguy cơ nhiễm sán Fasciola hepatica trên trẻ em-nghiên cứu bệnh chứng.
 

Nhóm tác giả Luis Marcosa, Vicente Macoa, Frine Samalvidesa, Angélica Terashimaa, José R. Espinozab, Eduardo Gotuzzoa cùng tiến hành một nghiên cứu bệnh chứng liên quan đến các yếu tố nguy cơ nhiễm sán lá gan trên trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu là tiến hành đánh giá các yếu tố nguy cơ đối với bệnh sán lá gan lớn trên người ở vùng Peruvian Altiplano. Tổng số 61 ca bệnh đươc chẩn đoán nhiễm mạn tính sán lá gan lớn bằng xét nghiệm huyết thanh học Fas2-ELISA và phân. Nhóm chứng gồm 61 trường hợp âm tính với xét nghiệm phân và huyết thanh học với Fasciolahepatica. Họ đã xác định mối liên quan giữa bệnh sán lá gan lớn và 4 biến số: thói quen uống nước giải khát có thành phần cây cỏ đinh lăng (alfalfa) (OR=4.5; 95% CI 1.8–11.1; P<0.001); thường xuyên ăn các loại rau thủy sinh (OR=4.3; 95% CI 1.8–10.6; P<0.001); người chủ nuôi chó (OR=5; 95% CI 1.7–15.1; P=0.002) và gia tăng hơn trong 5 con cừu (OR=0.3; 95% CI 0.1–0.8; P=0.01). Theo các nghiên cứu về lâm sàng và cận lâm sàng, bộ câu hỏi điều tra (P=0.01), bệnh sử vàng da tái đi tái lại (P=0.01), tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi (P=0.005) và Ascaris lumbricoides trong phân (P=0.001) có liên quan đến bệnh sán lá gan lớn. Các yếu tố phơi nhiễm chính cho nhiễm sán F. hepatica là uống nước có cây cở đinh lăng (alfalfa).

Nói tóm lại, bệnh sán lá gan lớn ở người tại Peru nen được nghĩ đến trong chẩn đoán, nhất là với các bệnh nhân nuôi gia súc, có những biểu hiện vàng da tái phát và có tiền sử ăn rau thủy sinh và uống nước giải khát từ cỏ đinh lăng và khi xét nghiệm có tăng bạch cầu ái toan.

Dịch tễ học bệnh sán lá gan lớn ở người tại một số vùng lưu hành trên thế giới

Đây là một bài tổng quan về tình hình sán lá gan lớn trên thế giới, trong đó có Việt Nam do giáo sư Mas-Coma, đang công tác tại khoa dược và ký sinh trùng, đại học Valencia, Av. Vincent Andrés Estellés, Tây Ban Nha đề cập đến một căn bệnh từ động vật truyền sang người, bệnh sán lá gan lớn ở người hiện đang được xem là bệnh đang nổi và tái nổi tại nhiều quốc gia, tăng cả về tỷ lệ mắc bệnh và cường độ nhiễm và quy mô lan rộng. Các nghiên cứu trong những năm gần đây đã hiệu chỉnh và tốm lược về bệnh SLGL như thể bệnh nằm trong danh mục các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng quan trọng ở người. Hiện tại, bệnh được xem là có sự phân bố rộng về nhiều mặt. Fasciola hepatica đã lan rộng đến các vùng địa lý của khu vực châu Âu và xuất hienẹ tại 5 luc jđịa trên phạm vi toàn cầu, mặc dù về lý thuyết thì nó liên đới đến sinh học và lệ thuộc vào môi trường cũng như vào các hành vi thói quen của con người. Trong số các tình hình dịch tễ khác nhau, Các vùng lưu hành bệnh từ nhẹ đến nặng của bệnh SLGL ở người cũng rất đáng chú ý.

Một phân tích toàn cầu về sự phân bố của các ca bệnh ở người có liên quan giữa bệnh trên động vật và trên người, dường như chỉ là cơ bản. Những vùng có tỷ lệ nhiễm cao ở người, đặc biệt là trên phụ nữ và trẻ em cũng được ghi nhận gần đây, tại các vùng lưu hành bệnh từ nhẹ đến nặng của khu vực Trung và Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu Á thì hiện tại bệnh sán lá gan lớn có phân bố đa dạng trên nhiều môi trường khác nhau. Do vậy, hiểu biết sau sắc về mô hình dịch tễ học bệnh sán lá gan lớn có thể cũng không phải luôn luôn giải thích được đặc điểm lan truyền trong bất kỳ vùng nào cũng như các biện pháp phòng chống nên cân nhắc và lường trước kết quả trong các nghiên cứu về mặt dịch tễ học sinh thái tiến hành trong những vùng liên quan.

Đánh giá mô hình hệ thống thông tin địa lý (GIS) đối với bệnh SLGL tại vùng Nam Mỹ

Một nghiên cứu được tiến hành do nhóm tác giả Fuentes MV, Sainz-Elipe S, Nieto P, Malone JB, Mas-Coma S thực hiện. Tổ chức WHO đã nhận ra rằng Fasciola hepatica có thể là một vấn đề y tế nghiêm trọng toàn cầu. Các quốc gia trong vùng Andean như Peru, Bolivia, Chile là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các loài sán này, mặc dù khắp các vùng Ecuador, Colombia, Venezuela cũng bị tác động. Vì phạm vi giới hạn của dự án nghiên cứu, kết quả ở đây chỉ trình bày về một mô hình đánh giá dựa trên hệ thống thông tin địa lý (GIS_Geographical Information Systems (GIS) dự đoán để phân tích dịch tễ học bệnh sán lá gan lớn ở động vật và ở người tại khu vực giữa của các dãy núi Andes.Tiếp cận GIS có thể giúp chúng ta phát triển một mô hình dịch tễ học tạm thời và từng phần, từ đó tiến tới xây dựng bản đồ bệnh này cũng như phân loại về mặt lan truyền sang vùng nguy cơ lan truyền từ thấpà trung bìnhà cao, từ đó chúng ta dựa trên đó để thiết lập các biện pháp phòng chống phù hợp. Các kết quả hiện có sẵn chỉ là trong phạm vi tại chỗ và địa phương: (1) vùng phía bắc Bolivian Altiplano, (2) Puno ở Peruvian Altiplano, (3) vùng Cajamarca và các thung lũng Mantaro Peruvian và (4) các tỉnh của Ecuador như Azuay, Cotopaxi, Imbabura. Phân tích kết quả chỉ ra giá trị của mô hình là phối hợp các dữ liệu thời tiết để tính toán các chỉ số dự báo bằng dữ liệu từ xa, và tiếp tục phân loại theo bảng Normalized Difference Vegetation Index (NDVI) maps.
 

Nguy cơ cao nhiễm khuẩn đường mật trên các ca nhiễm SLGL mạn tính thực nghiệm

Nhóm tác giả của trường đại học Valencia, Tây Ban Nha gồm Valero MA, Navarro M, Garcia-Bodelon MA, Marcilla A, Morales M, Hernandez JL, Mengual P, Mas-Coma S cho hay bệnh sán lá gan lớn được nhận ra như một bệnh ký sinh trùng quan trọng ở người. Các con chuột Wistar cho nhiễm thực nghiệm với Fasciola hepatica sau đó kiểm tra các dữ liệu trong tình trạng nhiễm bệnh mạn tính (200, 300 và 400 ngày sau nhiễm). Các hạt sỏi nhỏ và mẫu mật thu thập sau đó, quy trình cũng làm tương tự với các nhóm chứng. Các xét nghiệm về chức năng gan trên các mẫu huyết thanh. Nuôi cấy dịch mật tìm vi khuẩn bội nhiễm biểu hiện như sau: Escherichia coli là 45%, Enterococcus faecalis là 45% và Klebsiella pneumoniae là 10%. Sự có mặt của vi khuẩn trong dịch mật liên quan đến men gan, gồm aspartate aminotransferase (AST hoặc SGOT), alanine aminotransferase (ALT hoặc SGPT), alkaline phosphatase (AP) và bilan bilirubine. Phân tích đa biến cho thấy mối liên quan giữa mật nhiễm khuẩn và các yếu tố sau: thời gian nhiễm ký sinh trùng và cường độ nhiễm dẫn đến tắc nghẽn hoặc gây các biến chứng do nhiễm mạn tính và có liên quan đến nhiễm trùng đường mật. Nói tóm lại, kết quả mô hình động vật gặm nhấm đã giúp chúng ta có thể phiên giải và có những hướng thay đổi trong các phác đồ điều trị và hỗ trợ điều trị, không chỉ đặc hiệu cho ký sinh trùng mà nên cân nhắc điều trị đồng nhiễm vi khuẩn.

Khu vực phía bắc Bolivian Altiplano: một vùng lưu hành cao bệnh sán lá gan lớn ở người

Tầm quan trọng và ý nghĩa của tình trạng nhiễm sán lá gan lớn ở người trên toàn cầu đã được nhận ra trong nhiều năm gần đây. Vùng lưu hành giữa khu vực Lake Titicaca và thung lũng La Paz, Bolivia, ở độ cao 3.800-4.100m, có tỷ lệ nhiễm cao nhất và cường độ nhiễm cũng cao nhất. Các nghiên cứu về mặt địa lý phạm vi rộng lớn liên quan đến các loài ốc Lymnaea truncatula (nghiên cứu cả về loài nhuyễn thể học, hóa lý, thực vật học) trên lần lượt 59, 28 và 30 vật thể trong nước, trong ốc và nghiên cứu cả về nhiệt độ môi trường trong một thời gian dài 40 năm, các gia súc và vật nuôi (5491 gia súc) và nghiên cứu điều tra xét nghiệm phân (2723 đối tượng, 2521 là trẻ em) tiến hành từ năm 1991 đến 1997 để nhằm thiết lập tiềm năng cũng như đặc điểm phân bố của vùng này đối với bệnh sán lá gan. Vùng lưu hành bao phủ các nơi Los Andes, Ingavi, Omasuyos và tỉnh Murillo của khu La Paz. Vùng lưu hành bệnh ở người thì ổn định, cách ly và dường như cố định, ranh giới các vùng địa lý cũng được thiết lập và phân tích rõ các đặc điểm về thời tiết, nguồn nước và đất cũng như yếu tố hóa học vùng này. Phân bố ký sinh trùng thì không thường xuyên trong các vùng lưu hành, các ổ lan truyền chỉ phân bố rải rác theo từng mảng và có liên quan đến các vật thể trong nước thích hợp. Tỷ lệ mắc ở trẻ em tuổi đi học liên quan đến phân bố quần thể ốc như thế nào. Các ốc tại vùng Altiplano chủ yếu sống thường xuyên trong nước, điều này có thể làm lan truyền bệnh suốt cả năm. Một tổ hợp các yếu tố làm giảm tình hình bệnh cũng được ghi nhận trong miền đất ở độ cao như thế này một cách rõ nét.

Nghiên cứu phân học trên quần thể người nhiễm SLGL tại vùng lưu hành nặng Bolivian Altiplano

Nhóm tác giả J. G.Esteban, A.Flores, R.Angles, W.Strauss, C.Aguirre& S.Mas-Coma đang làm việc tại khoa ký sinh trùng và khoa dược của ĐH Valencia, Burjassot, Tây Ban Nha phối hơp với Viện nghiên cứu quốc gia Salud 'Nestor Morales Villazon, Miraflores, La Paz, Bolivia tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ bệnh qua một nghiên cứu phân học. Kết quả cho biết cộng đồng Chijipata Alta, ở độ cao 3850 m, gần phía nam của Lake Titicaca ở phía bắc của Altiplano, Bolivia được điều tra bệnh sán lá gan lớn; tỷ lệ mắc toàn cầu (66.7%) và cường độ nhiễm (trứng/ gam phân trong khoảng 24 – 4440) cho thấy nhiễm cao so với các vùng khác trên thế giới thông qua xét nghiệm phân. Các kết quả này chỉ ra tồn tại các vùng lưu hành nặng với tỷ lệ nhiễm cao ở khu vực bắc Bolivian Northern Altiplano. Cho dù giảm tỷ lệ và cường độ từ trẻ em (75.0%, 24–4440 epg) đến người lớn (41.7%, 144–864 epg), thì trong nghiên cứu này cũng cho thấy rằng trong một vùng lưu hành nặng thì các đối tượng người lớn là mắc phải ký sinh trùng khi còn trẻ hoặc chỉ mới nhiễm như một hậu quả do sống và định cư trong các vùng lưu hành với tỷ lệ nhiễm cao như thế.

 

Ngày 01/10/2009
Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích