Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 13/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 4 2 6 9 1 4
Số người đang truy cập
4 6 7
 Chuyên đề Dịch tễ học
Chiến lược loại trừ sốt rét P. falciparum ở các quốc gia thuộc tiểu vùng Sông Mê Kông
Phần 2. Tình hình SR tại các quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông

Tiếp theo: Phần I. Những nội dung chính về tình hình sốt rét trong khu vực

Campuchia

Sau đỉnh dịch lan truyền sốt rét vào năm 2017, Campuchia đã thúc đẩy Kế hoạch Tăng cường Sốt rét (Malaria Intensification Plan) để ngăn chặn và đẩy lùi sự gia tăng này. Năm 2018, lần đầu tiên không có ca tử vong liên quan đến sốt rét nào được báo cáo. Trong nửa đầu năm 2019, số ca mắc sốt rét giảm 26% so với cùng kỳ năm 2018.

Campuchia đã báo cáo sốmắc KSTSR P. falciparumgiảm nhanh chóng. Từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2019, số ca sốt rét mắc P. falciparum giảm 76% so với cùng kỳ năm 2018. Campuchia hiện đang có một cơ hội duy nhất để đạt được mục tiêu quốc gia đầy tham vọng là loại trừ P. falciparum vào năm 2020.

Việc giảm số ca mắc đáng kể cùng với việc thực hiện Kế hoạch Tăng cường Sốt rét của quốc gia. Các hoạt động chính của kế hoạch này bao gồm tăng cường giám sát và các biện pháp can thiệp mạnh mẽ hơn nữa đối với những người đi rừng và dân di cư. Hơn 100 nhân viên sốt rét lưu động (mobile malaria workers-MMWs) đã được tuyển dụng là trong số những người đi rừng sống ở các điểm nóng sốt rét. Những nhân viên này thực hiện các xét nghiệm sàng lọc và điều trị cho những người đi rừng tại rừng, quá trình đi vào rừng và ở cấp làng xã. Ở khu vực bên ngoài, một nhóm các nhà dịch tễ học của WHO hỗ trợ giám sát và lập bản đồ ca bệnh và tạo điều kiện phối hợp giữa các bên liên quan.

Mặc dù Campuchia thành công trong việc làm giảm đáng kể số ca mắc sốt rét P. falciparum, nhưng vẫn còn thách thức trong cuộc chiến chống lại sốt rét do P. vivax. Không giống như KSTSR P. falciparum, KSTSR P. vivax có thể là nguyên nhân gây tái phát ở bệnh nhân. Cho đến nay, có khoảng 85% số ca mắc sốt rét ở Campuchia là P. vivax. Campuchia đang thí điểm điều trị triệt để sốt rét do P. vivax tại một huyện của tỉnh Pursat và tại tỉnh Kampong Speu.

Vào Ngày Sốt rét Thế giới năm 2019, lễ kỷ niệm cấp quốc gia của Campuchia diễn ra như là một ví dụ điển hình về cam kết của chính phủ ở mức cao đối với loại trừ sốt rét. Các sự kiện nhằm nâng cao nhận thức được tổ chức ở Koh Nhek, Mondulkiri-đây là một trong những khu vực vẫn còn lưu hành sốt rét – và cả Bộ trưởng Bộ Y tế Campuchia và Giám đốc khu vực của WHO ở Tây Thái Bình Dương đều tham dự để hỗ trợ chương trình quốc gia.


Hình 5. Xu hướng số ca mắc hàng tháng ở Campuchia (2018-2019)


Hình 6. Số ca mắc sốt rét ở Campuchia (2012-2019)

Trung Quốc

           Trung Quốc đang trong quá trình loại trừ sốt rét, với ca mắc tại chỗ cuối cùng được ghi nhận vào tháng 8 năm 2016. 7 trong số 24 tỉnh từng lưu hành sốt rét đã đạt chứng nhận cấp quốc gia về loại trừ sốt rét, bao gồm Thượng Hải, Chiết Giang, Giang Tây, Giang Tô, Quảng Đông, Phúc Kiến và Sơn Tây. Quốc gia này đặt mục tiêu xác nhận loại trừ sốt rét ở tất cả các tỉnh vào đầu năm 2020.

           Dừng lan truyền sốt rét từ các ca ngoại nhập là ưu tiên hàng đầu. Năm 2019, Trung Quốc đã ghi nhận có 2.111 ca sốt rét ngoại nhập và 12 ca tử vong do sốt rét (kể từ tháng 10/2019). Trung Quốc đang tăng cường hợp tác khu vực và liên ngành để ngăn chặn các ca sốt rét nhập khẩu. Bốn cơ quan cùng đồng hành phòng chống và kiểm soát đã được thiết lập và ngành y tế Trung Quốc đang hợp tác chặt chẽ hơn với các scơ quan hải quan, thương mại và du lịch.

           Trung Quốc tiếp tục thực hiện chiến lược giám sát “1-3-7”, theo đó khai báo ca mắc xảy ra trong một ngày, điều tra ca bệnh trong vòng 3 ngày và điều tra tập trung và hành động can thiệp trong vòng 7 ngày. Để tránh sự lan truyền bệnh và tái bùng phát, các bản tin hàng tháng thông báo về số ca mắc được báo cáo và phát hiện. Đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và giám sát được cung cấp thường xuyên để duy trì năng lực.

Vào tháng 6 năm 2019, Trung Quốc đã tổ chức diễn đàn toàn cầu các quốc gia loại trừ bệnh sốt rét tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Diễn đàn tập trung cụ thể vào các nhóm dân nguy cơ cao đối với công tác loại trừ sốt rét. Việc học hỏi lẫn nhau đã được thúc đẩy giữa các quốc gia trong Sáng kiến ​​E-2020, đây là một nhóm gồm 21 quốc gia có mục tiêu loại trừ sốt rét đếnnăm 2020. Các quốc gia đã thảo luận các biện pháp để giúp lan rộng các cải tiến từ bối cảnh này sang bối cảnh khác.

CHDCND Lào

Giai đoạn từ năm 2012 đến 2018, số ca mắc sốt rét ở Lào đã giảm 80%. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, số ca mắc giảm 14% so với cùng kỳ năm 2018. Số ca mắc P. falciparum cũng giảm 50% trong 6 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018.

Lào đã tăng cường đáng kể hệ thống giám sát, với dữ liệu sốt rét từ tất cả các cơ sở y tế (ví dụ: cơ sở y tế công, tư nhân, cộng đồng và quân đội) được tích hợp vào một nền tảng duy nhất. Tất cả các ca sốt rét được phát hiện thụ động được báo cáo thông qua dữ liệu ở cấp thôn bản, được liệt kê theo dòng. Các dữ liệu này cho phép chương trình tiến hành phân tích ở mức độ chi tiết, điều này cho phép các đáp ứng hiệu quả và đúng mục tiêu ở các thôn bản có gánh nặng sốt rét cao. Các khu vực loại trừ sốt rét cũng đang sử dụng một cơ sở dữ liệu dành riêng cho loại trừ sốt rét để ghi lại và theo dõi việc thực hiện về các hoạt động dựa vào ổ bệnh và ca mắc, bao gồm thông báo, điều tra, phân loại và đáp ứng.

Năm 2019, CHDCND Lào đã áp dụng chiến lược phản ứng nâng cao đối với các khu vực mục tiêu có mức độ truyền cao và kéo dài. Đáp ứng bao gồm nâng cao vai trò và chức năng của các cán bộ sốt rét tại cấp thôn bản: chủ động và thường xuyên kiểm tra những người đi rừng, đối tượng chịu ảnh hưởng lớn của bệnh sốt rét; cung cấp thông tin tìm kiếm y tế và giáo dục về nguy cơ mắc sốt rét; và thực hiện các hoạt động này với sự hợp tác chặt chẽ với trưởng thôn. Chiến lược đáp ứng cũng liên quan đến xét nghiệm nhanh tại chỗ cho bệnh nhân nhiễm P. vivax tại các trung tâm y tế có gánh nặng bệnh sốt rét cao.

Ở hai tỉnh phía bắc của Lào đang thực hiện thí điểm tích hợp Giám sát Hiệu lực Thuốc (Drug Efficacy Surveillance), trong đó tích hợp thông tin theo dõi trên mỗi bệnh nhân vào báo cáo giám sát định kỳ. Lào cũng đang thực hiện để phê duyệt thuốc điều trị thay thế mới cho các bệnh nhân chưa biến chứng, bao gồm theo dõi nhanh quá trình đăng ký.


Hình 7. Xu hướng số ca mắc báo cáo hàng tháng ở Lào (2018-2019)


Hình 8. Số ca mắc sốt rét ở Lào (2012-2019)

Myanmar

Myanmar đã đạt được tiến bộ chưa từng có trong việc giảm số ca mắc sốt rét. Tỷ lệ mắc giảm đáng kể trong giai đoạn 2012 – 2018, với số ca mắc giảm 85% và tử vong sốt rét giảm 95%. Trong 6 tháng đầu năm 2019, số ca mắc sốt rét tiếp tục giảm 61% so với cùng kỳ năm 2018.

Thông qua những cải tiến lớn trong tiếp cận để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ mắc sốt rét P. falciparum giảm đáng kể. Trong năm 2018, số ca mắc sốt rét do P. falciparum chiếm 52% trong tổng số ca sốt rét được báo cáo. Số ca nhiễm P. falciparum giảm 70% trong 6 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018.

Tại Myanmar, các hệ thống giám sát hiện nay nắm bắt thông tin từ 12.000 cơ sở y tế công, hơn 21.000 Tình nguyện viên Sốt rét Cộng đồng Hợp nhất (Integrated Community Malaria Volunteers) và 1.800 bác sĩ đa khoa. Chương trình phòng chống sốt rét quốc gia (National Malaria Control Programme-NMCP), với sự hỗ trợ từ WHO, đang phát triển một nền tảng nhập dữ liệu trực tuyến dựa trên Web cho phépchương trình và các đối tác nhập dữ liệu thời gian thực. Nền tảng số hóa sẽ được mở rộng bao gồm dữ liệu về quản lư ca bệnh, thông báo, ca bệnh và điều tra ổ bệnh, phân loại và đáp ứng.

Hiện nay, Myanmar đang ở năm thứ 4 thực hiện Kế hoạch Chiến lược Sốt rét Quốc gia (National Malaria Strategic Plan, 2016-2020). Chương trình phòng chống sốt rét Quốc gia gần đây đã trải qua đánh giá chương trình sốt rét bên ngoài giữa kỳ, điều này sẽ hướng dẫn phát triển kế hoạch chiến lược tiếp theo cho giai đoạn 2021-2025. Một hội thảo tham vấn nhiều bên liên quan đã được tổ chức vào tháng 6 để phát triển "Kế hoạch Chiến lược Quốc gia về Kế hoạch Đánh giá và Giám sát và Loại trừ Sốt rét (2021-2025)".

Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm số ca mắc và tử vong sốt rét, song vẫn còn nhiều thách thức: sốt rét liên quan đến rừng, tiếp cận hạn chế đối với các nhóm dân có nguy cơ như những người đi ra khỏi khu vực xung đột nội bộ, và chậm trẽ trong báo cáo từ các đối tác. Cuộc xung đột đang diễn ra ở các khu vực chủ thể phi quốc gia như tỉnh Kayin, Kachin và Rakhine cũng là một trở ngại nghiêm trọng trong việc bảo vệ các nhóm khó tiếp cận để tránh nhiễm sốt rét.


Hình 9. Xu hướng số ca mắc hàng tháng ở Myanmar (2018-2019)


Hình 10. Số ca mắc sốt rét ở Myanmar (2012-2019)

Thái Lan

Từ năm 2012, số ca mắc sốt rét được báo cáo ở Thái Lan giảm 81%. Từ năm 2017-2018, số ca mắc giảm 42% và trong 6 tháng đầu năm 2019 số ca mắc tiếp tục giảm 17% so với cùng kỳ năm 2018.

Thái Lan đang tiến gần đến loại trừ sốt rét do P. falciparum với chỉ ghi nhận 612 ca mắc P. falciparum được báo cáo cho đến nay. Trong giai đoạn từ năm 2017-2018 số ca mắc sốt rét do P. falciparum giảm 38%. Trong 6 tháng đầu năm 2019 số ca mắc sốt rét do P. falciparum giảm 2% so với cùng kỳ năm 2018.

Phòng Kiểm soát bệnh tật đặt mục tiêu tiến nhanh đến số ca mắc tại chỗ bằng 0 vào năm 2021, dựa trên các thành tích đạt được trong năm 2017 và năm 2018, điều này đã vượt xa các mục tiêu trong kế hoạch hoạt động loại trừ sốt rét. Hiện nay có 35 trong tổng số 77 tỉnh không có sốt rét. Bằng chứng sơ bộ cho thấy 5 tỉnh nữa có thể đáp ứng các tiêu chí để xác nhận địa phương không có sốt rét trong năm 2020.

Thái Lan tiếp tục thực hiện chiến lược giám sát sốt rét “1-3-7” hết sức thành công cao. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2019, 81% số ca mắc sốt rét được thông báo trong vòng 01 ngày, 82% ca mắc được xác định và điều tra trong vòng 3 ngày và 76% các sự kiện phát hiện ca bệnh có phản ứng được thực hiện trong vòng 7 ngày.

Bản đồ ổ bệnh ở cấp dưới làng đang được tăng cường thông qua một ứng dụng di động. Hiện nay, người ta đang thử nghiệm một sáng kiến thí điểm ở hai tỉnh cho phép lập bảng đồ ổ bệnh và theo dõi các đáp ứng theo thời gian thực.

Một trong những thách thức đối với nỗ lực loại trừ sốt rét của Thái Lan là sự bùng phát dịch sốt xuất huyết Dengue đồng thời gây căng thẳng cho nguồn nhân lực. Các biện pháp đang được thực hiện để huy động thêm nhân viên y tế cho các phản ứng sốt rét.


Hình 11. Xu hướng số ca mắc hàng tháng ở Thái Lan (2018-2019)


Hình 12. Số ca mắc sốt rét ở Thái Lan (2012-2019)

Việt Nam

Việt Nam đã giảm 75% số ca mắc sốt rét trong giai đoạn 2012- 2018. Việt Nam đã đạt và vượt các mục tiêu chiến lược đến năm 2020, gồm loại trừ sốt rét ở hơn 40 tỉnh. Hầu hết ca mắc tập trung ở khu vực rừng, đồi núi chỉ ở 4 tỉnh, trong đó có 01 tỉnh chiếm gần 1/3 số ca mắc.

Sau một thập kỷ giảm mạnh, Việt Nam đã báo cáo mức tăng nhẹ ca mắc sốt rét trong giai đoạn 2016-2018. Năm 2019, Việt Nam có xu hướng đảo chiều với số ca mắc trong 6 tháng đầu năm giảm 4% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù tổng số ca mắc giảm nhưng số ca mắc sốt rét do P. falciparum gia tăng 8% trong nửa đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018.

Ở một vài khu vực, số ca mắc sốt rét tăng hầu hết là do dòng người lao động nhập cư và người đi rừng đổ về. Các thách thức khác vẫn còn tồn tại, chẳng hạn như tiếp cận nhóm dân cư có nguy cơ mắc nhất với các dịch vụ sốt rét chất lượng và cập nhật các chính sách điều trị theo cấp vùng và quốc gia để đảm bảo quản lý ca bệnh hiệu quả.

Hiệu lực của thuốc điều trị sốt rét ưu tiên hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên giáp với Campuchia đang giảm là tình huống nguy cấp đối với Việt Nam và khu vực. Thách thức này đòi hỏi sự quan tâm và hành động khẩn cấp. Vào tháng 9, chương trình sốt rét quốc gia, với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới và Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên Hợp Quốc (UNOPS), đã đưa ra một liệu pháp thay thế thuốc điều trị ưu tiên tại các tỉnh Bình Phước và Đăk Nông của Việt Nam.

Một nhiệm vụ chung do Tổ chức Y tế thế giới và Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương thực hiện vào tháng 6/2019 đã xem xét các nỗ lực loại trừ và nhấn mạnh những tiến bộ đạt được cho đến nay, đặc biệt là giảm 75% ca mắc sốt rét ở Bình Phước trong năm 2019. Đánh giá nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung vào một số khu vực vẫn còn lan truyền sốt rét, nâng cao hiểu biết về các yếu tố gây ra lan truyền sốt rét dai dẵng và phát triển các biện pháp can thiệp phù hợp cho các nhóm dân nguy cơ.


Hình 13. Xu hướng số ca mắc hàng tháng ở Việt Nam (tháng 01/2018-6/2019)


Hình 14. Số ca mắc sốt rét ở Việt Nam (2012-2019)

Hiệu lực thuốc

Để điều trị bệnh nhân sốt rét và cứu sống họ thì thuốc điều trị hiệu quả là rất cần thiết. Trên toàn cầu, thuốc điều trị sốt rét hiệu lực nhất là liệu pháp điều trị kết hợp dựa vào artemisinin (ACTs). Các quốc gia sử dụng liệu pháp ACTs để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm KSTSR P. vivax P. vivax kháng chloroquine. Nhưng trong thập kỷ qua, KSTSR P. falcifarum ở các quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông đã phát triển kháng một phần với artemisinin, cũng như kháng một số thuốc phối hợp ACT. Tình trạng kháng thuốc làm cho việc đánh bại sốt rét P. falcifarum trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Một mối quan tâm lớnđối với kháng một phần artemisinin đó là khả năng xuất hiện kháng toàn bộ, điều này có thể khiến cho artemisinin không còn là liệu pháp điều trị hiệu quả đối với sốt rét ác tính. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp thuốc phối hợp có thành phần artemisinin (ACTs) được chữa khỏi, miễn là thuốc phối hợp vẫn còn hiệu lực.


Bản đồ 2. Số lượng ACTs điều trị thất bại tại các quốc gia GMS

Tỷ lệ thất bại trong điều trị cao ở các quốc gia GMS thường được phát hiện khi có cả hai trường hợp kháng một phần artemisinin và kháng các loại thuốc phối hợp.

Để theo dõi hiệu lực của thuốc, Tổ chức Y tế thế giới và các đối tác làm việc với các chương trình quốc gia về các nghiên cứu hiệu lực điều trị (therapeutic efficacy studies - TES). Kết quả từ các nghiên cứu này giúp phát hiện những thất bại trong điều trị và thông báo các thay đổi đối với chính sách điều trị quốc gia. Việc giữ mỗi hướng dẫn điều trị của từng quốc gia được cập nhật phù hợp với các loại thuốc chống sốt rét hiệu quả là rất quan trọng để loại trừ sốt rét.

Giám sát di truyền là một công cụ quan trọng để theo dõi kháng thuốc. Ví dụ, ký sinh trùng P. falciparum có thể mang đột biến gen Kelch 13 (K13) có liên quan đến kháng một phần artemisinin. Thông tin về tỷ lệ ký sinh trùng với các đột biến nhất định giúp phát hiện sự xuất hiện và lan truyền kháng thuốc. Mặc dù vậy, các chỉ thị phân tử như đột biến K13 vẫn có những hạn chế. Không phải tất cả các loại thuốc sốt rét đều có các dấu hiệu liên quan đến chúng và các đột biến gen không thể dự báo liệu một phương pháp điều trị có thất bại hay không. Vì những lý do này, các chỉ thị di truyền bổ sung hơn là thay thế cho việc giám sát thông qua các nghiên cứu hiệu lực điều trị.

Khi các quốc gia gần đạt loại trừ sốt rét, các hệ thống giám sát mạnh mẽ hơn kết hợp với các công cụ mới, như điều tra dựa vào ca bệnh và các chỉ điểm phân tử. Một số quốc gia GMS đang sử dụng Giám sát Hiệu lực Thuốc phối hợp (integrated Drug Efficacy Surveillance - iDES) để giám sát hiệu lực của thuốc như là một phần của hoạt động giám sát thường quy. Với iDES, mọi bệnh nhân đều được theo dõi, đảm bảo tuân thủ toàn bộ quá trình điều trị và chữa bệnh.

Kháng hóa chất diệt côn trùng ở các quốc gia GMS

Kháng pyrethroids - một trong những nhóm hóa chất diệt côn trùng chính được sử dụng cho y tế cộng đồng - được xác nhận ở các véc tơ sốt rét tại 6 quốc gia GMS. Pyrethroid được Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị sử dụng để tẩm các màn tồn lưu lâu dài (LLINs) cũng như để phun tồn lưu trong nhà (IRS). Gần một nửa các điểm ở các quốc gia GMS có dữ liệu được báo cáo cho thấy bằng chứng kháng pyrethroid đối với ít nhất một loài véc tơ sốt rét. Tuy nhiên, phạm vi bao phủ giám sát kháng hóa chất phân bố không đồng đều giữa các quốc gia. Trong khi một số quốc gia GMS có phạm vi giám sát kháng lớn thì lại có những khoảng trống đáng kể trong việc giám sát khác ở các khu vực khác.

Màn tồn lưu lâu dài (LLIN) và phun tồn lưu hóa chất trên tường vách (IRS) là hai biện pháp can thiệp chính phòng chống véc tơ được sử dụng ở các quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông, cần theo dõi và báo cáo kháng hóa chất tốt hơn để hiểu đầy đủ tình trạng kháng hóa chất diệt côn trùng và cho phép thực hiện các hành động quản lý kháng phù hợp. Các lựa chọn thay thế cho các sản phẩm phòng chống véc tơ truyền thống, chẳng hạn như màn được tẩm hóa chất pyrethroid và hoạt chất hỗ trợ piperonyl butoxide (PBO), đã được WHO đồng ý. Hướng dẫn mới nhất của WHO về phòng chống véc tơ sốt rét là nguồn tài liệu chính đối với các biện pháp can thiệp phòng chống véc tơ sốt rét hiệu quả. Dữ liệu kháng hóa chất diệt côn trùng ở GMS đang có sẵn trên Bản đồ về các mối đe dọa sốt rét của Tổ chức Y tế thế giới và được cập nhật thường xuyên.


Bản đồ 3. Tình trạng khánghóa chất pyrethroid của véc tơ sốt rét ở các quốc gia GMS (2010-2019)

Khung thời gian và các mục tiêu chính

Thời gian

Các mục tiêu chính

Năm 2006

Các dấu hiệu cảnh báo sớm P. falciparum kháng artemisinin được phát hiện ở Campuchia

Năm 2008

P. falciparum kháng artemisinin đầu tiên được xác định ở dọc biên giới Campuchia và Thái Lan

Tháng 11/2008

Dự án ngăn chặn kháng thuốc Artemisinin được WHO và Quỹ Gates tài trợ, được thực hiện dọc theo biên giới Campuchia-Thái Lan.

Tháng 01/2011

WHO phát động Kế hoạch Toàn cầu Ngăn chặn Kháng Artemisinin (GPARC). GPARC đặt ra kế hoạch tấn công mạnh để bảo vệ ACTs như một phương pháp điều trị hiệu quả đối với sốt rét P. falciparum

Năm 2013

WHO phát động chương trìnhĐáp ứng khẩn cấp đối với tình trạng kháng artemisinin ở các quốc gia GMS, khuôn khổ hành động khu vực 2013-2015và thiết lập một trung tâm khu vực ở Phnom Penh, Campuchia, để điều phối hành động của các đối tác.

Tháng 9/2014

Ủy ban Tư vấn Chính sách về Sốt rét của WHO khuyến nghị áp dụng mục tiêu loại trừ sốt rét P. falciparum ở các nước GMS.

Tháng 5/2015

Các Bộ trưởng Y tế các quốc gia GMS thông qua Chiến lược loại trừ sốt rét của WHO ở các quốc gia GMS. Kế hoạch này nhằm loại trừ sốt rét P. falciparumđến năm 2025 và tất cả các loài KSTSR ở người đến năm 2030.

Tháng 5/2018

Bộ trưởng Y tế các nước GMS ký vào văn kiện Kêu gọi hành đồng loại trừ sốt rét ở các nước GMS trước năm 2030.

Đến 2020 hoặc sớm hơn

Lan truyền sốt rét P. falciparum bị gián đoạn ở tất cả các vùng đa kháng thuốc, kể cả kháng ACT.

Đến 2020

Sốt rét P. falciparumđược loại trừ ở Campuchia.

Tất cả các loài KSTSR ở người được loại trừ tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Đến 2025

Sốt rét P. falciparumđược loại trừ ở tất cả các quốc giaGMS.

Tất cả các loài KSTSR ở người được loại trừ tại Campuchia và Thái Lan

Đến 2030

Tất cả các loài KSTSR ở người được loại trừ ở tất cả các quốc gia GMS

Ngày 24/09/2020
TS.Đỗ Văn Nguyên
(Nguồn: WHO, Countries of the Greater Mekong zero in on falciparum malaria)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích