Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 03/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 9 3 9 0 5
Số người đang truy cập
1 2 8
 Chuyên đề Dịch tễ học
Ứng phó khẩn cấp đối với tình trạng kháng artemisinin ở tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (ERAR): Cập nhật thực trạng sốt rét sau hơn 10 năm triển khai chương trình (Phần 2-Hết)

Tiếp theo Phần 1


Sự gia tăng các loài ký sinh trùng sốt rét khác

Một thay đổi dễ thấy khác trong dịch tễ học sốt rét là sự thống trị ngày càng tăng của sốt rét P. vivax. Khi số ca nhiễm P. falciparum tiếp tục giảm, thì P. vivax và những loài khác đã nổi lên như loài chiếm ưu thế tại GMS. Từ năm 2012 đến năm 2022, số ca nhiễm P. vivax đã giảm 48% và đến năm 2017, P. vivax đã vượt qua P. falciparum để trở thành nguyên nhân chính gây bệnh sốt rét ở khu vực GMS. Năm 2021, Campuchia lần đầu tiên báo cáo ca bệnh tái phát; cả nước báo cáo tổng cộng 1.978 trường hợp tái phát do P.vivax, chiếm 48% tổng số trường hợp nội địa của cả nước.Giám sát các trường hợp sốt rét lâm sàng tại biên giới Trung Quốc-Myanmar đã phát hiện sự gia tăng tỷ lệ sốt rét do P. vivax từ 60% năm 2011 lên > 97% ở 2016, với các đợt bùng phát sốt rét P.vivax không thường xuyên.Xu hướng như vậy vẫn tiếp tục tồn tại trong những năm gần đây.Sự gia tăng tỷ lệ của bệnh sốt rét P. vivax một phần là do khả năng tái phát của nó, đòi hỏi phải điều trị triệt để bằng primaquine (PQ) trong 14 ngày, một phác đồ có sự tuân thủ kém ở khắp mọi nơi. Trong một nhóm gồm 7.000 cư dân làng ở biên giới Tây Thái Lan,đã phát hiện 410 trường hợp sốt rét bằng kính hiển vi trong 6,5 năm. Trong số đó, 67 người mắc nhiều đợt sốt rét trong vòng 1 năm kể từ lần nhiễm bệnh đầu tiên và 60% số ca nhiễm tái phát này là do P.vivax. Khả năng phục hồi của sốt rét P.vivax đối với các biện pháp kiểm soát sốt rét thông thường đòi hỏi phải có các công cụ mới để loại trừ bệnh này.


Hình 6. Sự thay đổi số ca sốt rét do P.vivax tại GMS, 2020-2021
Nguồn: WHO (2022), “Accelerating malaria elimination in the Greater Mekong”.

Năm 2022, P. vivax chiếm 83% tổng số ca bệnh, chỉ có Trung Quốc và Việt Nam có ít hơn 1000 ca mỗi năm. So sánh quý 3 năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022, số lượng P.vivax toàn khu vực GMS đã tăng 14%, trong khi đó P.falciparum giảm đến 53%.

Thách thức chính đối với việc loại bỏ P. vivax là khả năng ký sinh trùng hình thành thể ngủtrong gan cho đến khi tái hoạt động vài tuần hoặc vài tháng sau lần nhiễm ban đầu. Điều này làm tăng gánh nặng sốt rét và duy trì ổ lây truyền bằng cách cho phép ký sinh trùng trốn tránh các nỗ lực kiểm soát bệnh sốt rét. Với mục tiêu loại trừ tất cả bệnh sốt rét ở người trong khu vực GMS vào năm 2030, cần có các chiến lược mới để giải quyết P.vivax và các quốc gia đang phát triển các kế hoạch cụ thể theo bối cảnh để triển khai các công cụ mới giải quyết các đặc điểm của bệnh sốt rét P.vivax. Bao gồm điều trị triệt để bằng primaquine trong 7 ngày hoặc tafenoquine một liều để ngăn ngừa tái phát kết hợp xét nghiệm tại điểm chăm sóc đối với tình trạng thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD), iDES với theo dõi trường hợp đến ngày 90 để phát hiện tái phát, và giáo dục thông tin truyền thông/truyền thông thay đổi hành vinhằm cung cấp cho các nhóm dân cư có nguy cơ cao các công cụ nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm cho từng cá nhân.


Hình 7. Sự thay đổi số ca sốt rét do P.vivax tại GMS, 2022-2023
Nguồn:Mekong Malaria Elimination: epidemiology summary, volume 23, July–September 2023.

Bên cạnh đó, tại khu vực GMS cũng ghi nhận sự gia tăng các loài Plasmodium spp. khác. Kể từ khi cụm ca sốt rét Plasmodium knowlesi đầu tiên ở người được báo cáo vào năm 2004 ở Borneo, Malaysia, báo cáo về tỷ lệ mắc P. knowlesi đã tăng lên đáng kể, bao gồm ở tất cả các quốc gia thuộc GMS như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmarvà Việt Nam.Phạm vi rộng của P. knowlesi ở Đông Nam Á phần lớn phản ánh sự phân bố của vật chủ truyền bệnh từ động vật sang người (khỉ đuôi dài và khỉ đuôi lợn) và các vectơ thuộc nhóm Leucosphyrus của muỗi Anophen.

Trong những năm gần đây,xu hướng gia tăng các trường hợp nhiễm P. knowlesi lâm sàng ở Thái Lan.Tỷ lệ mắc P. knowlesi gia tăng có thể là do những thay đổi về môi trường như nạn phá rừng, sự gia tăng các hoạt động của con người liên quan đến rừng và có khả năng xảy ra theo chu kỳlây truyền nội địa. Chẩn đoán Plasmodium knowlesi là một thách thức-nó thường bị chẩn đoán sai bằng kính hiển vi do nó giống với P. malariaeP. falciparum, các RDT hiện tại không đủ nhạy để phát hiện P. knowlesi và việc xác nhận đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp sinh học phân tử. Sự hiện diện của nó dưới dạng đồng nhiễm với các ký sinh trùng sốt rét khác ở người và trong các trường hợp nhiễm trùng không có triệu chứng cũng làm phức tạp việc chẩn đoán và phát hiện, dẫn đến đánh giá thấp gánh nặng thực sự củaP.knowlesi. Vì các nỗ lực loại trừsốt rét trong khu vực GMS đang được thực hiện nhằm mục tiêu vào tất cả các loài Plasmodiumspp.,cũng đã đến lúc xem xét loại trừ P. knowlesi và các ký sinh trùng sốt rét khỉ khác lây nhiễm sang người (P. cynomolgi, P. inui, v.v.).

Các yếu tố đa dạng liên quan đến sự lây truyền của các loài này ký sinh trùng sốt rét truyền từ động vật sang người đặt ra một thách thức cho việc loại trừ chúng, vì các nỗ lực kiểm soát dựa trên véc tơ thông thường ở môi trường trong nhà là không hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại sự lây truyền qua đường động vật hoang dã. Các can thiệp như kem xua muỗi và điều trị dự phòng nhắm vào các nhóm dân cư có nguy cơ cao như người đi rừng được ủng hộ để tăng tốc độ loiaj trừ sốt rét trong GMS.

Bên cạnh đó, sự gia tăng cục bộ sốt rét do P.vivaxP. malariae đã được ghi nhận tại Việt Năm trong những năm 2021-2023. Năm 2021, Việt Nam có 467 ca sốt rét được báo cáo thì P.vivax chiếm khoảng 55,25% (258/467). Năm 2022, Việt Nam có 455 ca sốt rét được báo cáo (P.vivax, P. falciparum và phối hợp) thì P. vivax chiếm khoảng 40% trường hợp sốt rét (163/412). Đến năm 2023, xu hướng ký sinh trùng có sự thay đổi, P.malariae thông thường chỉ ghi nhận một vài trường hợp ở những năm trước, thì thời điểm này có sự gia tăng cục bộ tại tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam, với113/448chiếm tỷ lệ 25,22% trong cơ cấu ký sinh trùng, bên cạnh đó là 46,43% sốt rét do P.vivax.

Sau hơn 10 năm triển khai các chương trình sốt rét tại khu vực GMS do WHO, đối tác và các quốc gia thực hiện đã mang lại rất nhiều kết quả khả quan, trong việc hạn chế lây truyền sốt rét kháng thuốc, thúc đẩy nhanh quá trình loại trừ sốt rét cho khu vực này, đạt mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2030. Tuy nhiên sự gia tăng sốt rét trở lại tại một số khu vực không chỉ đe dọa mục tiêu loại trừ sốt rét mà còn làm phức tạp thêm công cuộc phòng chống sốt rét hiện nay. Sốt rét biên giới, di cư và lây lan sốt rét đều tạo ra những thách thức đặc biệt trong việc quản lý và kiểm soát. Ngoài ra, sự gia tăng của các loài ký sinh trùng sốt rét khác cũng đặt ra câu hỏi về hiệu quả của các biện pháp điều trị và phòng chống hiện tại.Để đối phó với những thách thức này, cần thiết phải có sự tăng cường hợp tác giữa các quốc gia GMS và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong việc chia sẻ thông tin và kỹ thuật, cùng với việc tăng cường nghiên cứu và phát triển các phương pháp mới để kiểm soát và loại trừ sốt rét. Đồng thời, việc tăng cường giáo dục và tăng cường nhận thức trong cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của bệnh.


Tài liệu tham khảo

1.Viện Sốt rét KST-CT TW (2024), “Tổng kết công tác phòng chống và loại trừ sốt rét năm 2023”.

2.Canavati, S.E., Lawford, H.L.S., Fatunmbi, B.S. et al. Establishing research priorities for malaria elimination in the context of the emergency response to artemisinin resistance framework-theCambodian approach. Malar J 15, 120 (2016). https://doi.org/10.1186/s12936-016-1117-9

3.CHAI (2022), “Towards malaria elimination in the Greater Mekong sub-region”.

4.Cui L, Sattabongkot J, Aung PL, Brashear A, Cao Y, Kaewkungwal J, Khamsiriwatchara A, Kyaw MP, Lawpoolsri S, Menezes L, Miao J, Nguitragool W, Parker D, Phuanukoonnon S, Roobsoong W, Siddiqui F, Soe MT, Sriwichai P, Yang Z, Zhao Y, Zhong D. Multidisciplinary Investigations of Sustained Malaria Transmission in the Greater Mekong Subregion. Am J Trop Med Hyg. 2022 Oct 11;107(4_Suppl):138-151. doi: 10.4269/ajtmh.21-1267. PMID: 36228909; PMCID: PMC9662214.

5.Cui L Cao Y Kaewkungwal J Khamsiriwatchara A Lawpoolsri S Soe TN Kyaw MK Sattabongkot J (2018) “Malaria elimination in the Greater Mekong Subregion: challenges and prospects”. Manguin S, Dev V, eds.Towards Malaria Elimination: A Leap Forward. IntechOpen, London, UK. 179–200.

6.Cui L, et al. (2012), “Malaria in the Greater Mekong subregion: heterogeneity and complexity”. Acta Trop 121: 227–239.

7.Delacollette C, et al. (2009), “Malaria trends and challenges in the Greater Mekong subregion. Southeast Asian J Trop Med Public Health 40: 674–691.”

8.Ghinai I, et al, (2017), “Malaria epidemiology in central Myanmar: identification of a multi-species asymptomatic reservoir of infection”. Malar J 16: 16.

9.Iwagami M et al. 2018. First case of human infection with Plasmodium knowlesi in Laos. PLOS Negl Trop Dis 12: e0006244.

10.Jiang N Chang Q Sun X Lu H Yin J Zhang Z Wahlgren M Chen Q, (2010), “Co-infections with Plasmodium knowlesi and other malaria parasites, Myanmar”. Emerg Infect Dis 16: 1476–1478.

11.Khim N et al, (2011), “Plasmodium knowlesi infection in humans, Cambodia, 2007–2010”. Emerg Infect Dis 17: 1900–1902.

12.Lo E, ZhouG, Oo W, Lee MC, Baum E, Felgner PL, Yang Z, Cui L, Yan G, (2015), “Molecular inference of sources and spreading patterns of Plasmodium falciparum malaria parasites in internally displaced persons settlements in Myanmar–China border area”. Infect Genet Evol 33: 189-196.

13.Lo E, Lam N, Hemming-Schroeder E, Nguyen J, Zhou G, Lee MC, Yang Z, Cui L, Yan G, (2017), “Frequent spread of Plasmodium vivax malaria maintains high genetic diversity at the Myanmar–China border, without distance and landscape barriers”. J Infect Dis 216: 1254–1263.

14.Parker DM Carrara VI Pukrittayakamee S McGready R Nosten FH, (2015.) “Malaria ecology along the Thailand–Myanmar border”.Malar J14: 388.

15.Payne D, “Spread of chloroquine resistance in Plasmodium falciparum”. Parasitol Today. 1987;3:241–6.

16.Pongvongsa T Culleton R Ha H Thanh L Phongmany P Marchand RP Kawai S Moji K Nakazawa S Maeno Y, (2018), “Human infection with Plasmodium knowlesi o­n the Laos–Vietnam border”. Trop Med Health 46: 33.

17.Putaporntip C, Miao J, Kuamsab N, Sattabongkot J, Sirichaisinthop J, Jongwutiwes S, Cui L, (2014), “ThePlasmodium vivaxmerozoite surface protein 3beta sequence reveals contrasting parasite populations in southern and northwestern Thailand”.PLOS Negl Trop Dis8: e3336.

18.Sattabongkot J, Cui L, Bantuchai S, Chotirat S, Kaewkungwal J, Khamsiriwatchara A, Kiattibutr K, Kyaw MP, Lawpoolsri S, Linn NYY, Menezes L, Miao J, Nguitragool W, Parker D, Prikchoo P, Roobsoong W, Sa-Angchai P, Samung Y, Sirichaisinthop J, Sriwichai P, Suk-Uam K, Thammapalo S, Wang B, Zhong D. Malaria Research for Tailored Control and Elimination Strategies in the Greater Mekong Subregion. Am J Trop Med Hyg. 2022 Oct 11;107(4_Suppl):152-159. doi: 10.4269/ajtmh.21-1268. PMID: 36228914; PMCID: PMC9662225.

19.Van den Eede P, Van HN Van, Overmeir C, Vythilingam I, Duc TN, Hung le X, Manh HN, Anne J D’Alessandro, U Erhart A, (2009), “Human Plasmodium knowlesi infections in young children in central Vietnam”. Malar J 8: 249.

20.WHO (2023), “World malaria report 2022”.

21.WHO (2022), “Accelerating malaria elimination in the Greater Mekong”.

22.WHO (2015), “Control and Elimination of Plasmodium Vivax Malaria-A Technical Brief”.

23.WHO (2015),“Strategy for Malaria Elimination in the Greater Mekong Subregion(2015–2030)”.

24.Xu X Zhou G Wang Y Hu Y Ruan Y Fan Q Yang Z Yan G Cui L (2016), “Microgeographic heterogeneity of border malaria during elimination phase, Yunnan Province, China, 2011–2013”. Emerg Infect Dis 22: 1363–1370.

25.Zeng W Bai Y Wang M Wang Z Deng S Ruan Y Feng S Yang Z Cui L, (2017), “Significant divergence in sensitivity to antimalarial drugs between neighboringPlasmodium falciparumpopulations along the eastern border of Myanmar”.Antimicrob Agents Chemother61: e01689–e16.

Ngày 27/03/2024
BS. Nguyễn Công Trung Dũng  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích