Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 7 3 3 0
Số người đang truy cập
1 8 8
 Chuyên đề
Hậu quả sa trực tràng và thiếu máu nhược sắc từ bệnh giun tóc Trichuris trichiura

Dịch tễ học bệnh giun tóc trên thế giới và Việt Nam

            Trên thế giới: giun tóc là một trong những bệnh giun truyền qua đất, phân bố rộng khắp trên thế giới với các mức độ khác nhau tùy theo từng vùng. Do đặc điểm và tính chất sinh thái giống nhau giữa giun tóc và giun đũa nên các vùng có bệnh giun đũa đều có hoặc rất thường có bệnh giun tóc.

Năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trên toàn cầu số người bị nhiễm giun tóc là 10 triệu người, số người bị bệnh là 220 triệu người và số người tử vong do bệnh giun tóc hàng năm là 10.000 người.

Tại Việt Nam:

Bệnh giun tóc thường đi liền với bệnh giun đũa và là bệnh khá phổ biến ở xứ nhiệt đới như nước ta, đặc biệt ở miền Bắc; đặc điểm sinh thái, dịch tễ học và biện pháp phòng chống bệnh có nhưng điểm giống nhau. Theo các điều tra gần đây cho biết:

Miền Bắc: tỷ lệ nhiễm rất cao, chỉ đứng sau bệnh giun đũa, tỷ lệ nhiễm ở vùng đồng bằng khoảng 58-89%, trung du là 38-41%, vùng núi 29-52% và ven biển là 28-75%.

Miền Trung: tỷ lệ nhiễm có phần thấp hơn, vùng đồng bằng là 27-47%, vùng núi: 4-10%, ven biển:12.7% và Tây Nguyên là 1.7%.

Miền Nam: tỷ lệ nhiẽm thấp nhất so với cả nước, vùng đồng bằng có tỷ lệ nhiễm chỉ 0.5-1.5% (nguyên do có thể miền Nam, người dân không có tập quán dùng phân tươi để bón, mặt khác số giờ nắng, cường độ nắng và nhiệt độ cao hơn miền Bắc, nên trứng giun vì thế khó tồn tại và không sống được).

Nhiễm giun đũa thường đồng nhiễm với giun tóc, liên quan giữa nhiễm giun tóc với độ tuổi và giới tương tự như giun đũa; cường độ nhiễm giun tóc ở mức độ nhẹ ở đa số các vùng điều tra,số trứng trung bình trên 1 gam phân < 1.000 trứng; tỷ lệ tái nhiễm sau điều trị 6 tháng bằng Albendazole liều 400 mg x 3 ngày là 51% và cường độ tái nhiễm thấp.

Tác nhân gây bệnh

            Tác nhân là loài ký sinh trùng giun tóc có tên Trichuris trichiura gây nên.

Chu kỳ phát triển

Giun tóc trưởng thành dài khoảng 4cm, ký sinh ở manh tràng và ruột kết,; giun tóc cái bắt đầu đẻ trứng 60-70 ngày sau khi nhiễm. Giun tóc cái ở manh tràng đẻ trứng 3.000-20.000 trứng/ ngày.

 
Trứng chưa có phôi bài xuất theo phân ra ngoài, ở ngoài đất, trứng sẽ phát triẻn thành trứng giai đoạn 2 tế bào, rồi trứng ở giai đoạn phôi dâu; sau đó trứng phát triển thành trứng có ấu trùng bên trong, trở thành trứng có khả năng gây nhiễm; sau khi người ăn phải trứng này qua tay bản hoặc qua thức ăn, các ấu trùng thoát vỏ trong ruột non; ấu trùng trưởng thành và ký sinh ở manh tràng, giun tóc trưởng thành sống khoảng 5-10 năm trong đường tiêu hóa của người.

Tác hại của bệnh giun tóc

Về mức độ sinh sản, một con giun cái trung bình mỗi ngày đẻ khoảng 5.000-7.000 trứng, nên mức độ tác hại của bệnh rất nghiêm trọng nếu không phát hiện và chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời;

Nếu nhiễm nhiều giun tóc sẽ bị tổn thương niêm mạc ruột tại chỗ, hậu quả có hội chứng tiêu hóa giống như hội chứng lỵ(đau bụng, đại tiện nhiều lần, phân ít mỗi lần đi và đôi khi có lẫn máu);
 

Nhiễm giun tóc nhẹ chỉ gây đau bụng, buồn nôn, táo bón, khó tiêu, nhức đầu, chán ăn,…nhiễm giun tóc nặng và kéo dài có thể gây sa trực tràng (rectal prolapse) và nhiễm trùng thứ phát do quá trình sa và loét trực tràng này;

Toàn thân: nhiễm giun tóc có thể gây thiếu máu nhược sắc mạn tính.

Chẩn đoán:

             Chẩn đoán xác định: hầu hết các bệnh nhân nhiễm bệnh không có triệu chứng, triệu chứng lâm sàng chỉ hạn hữu ở những bệnh nhân nhiễm nặng, phần lớn tập trung ở trẻ em và đối tượng thường tiếp xúc nhiều chất bẩn nhiễm mầm bệnh và điểm chính về chẩn đoán xác định bệnh giun tóc chủ yếu dựa vào xét nghiệm phân để tìm trứng giun tóc.

        Cần lưu ý không có hội chứng âu trùng di chuyển trong phổi (hội chứng Loffler), do vậy không phát hiện các triệu chứng hô hấp trên các bệnh nhân, các triệu chứng khác hay gặp là:

Đại tiện phân lỏng vào ban đêm;

Hội chứng lỵ có thể có trên các bệnh nhân nhiễm lượng giun khoảng 200 con;

Sa trực tràng, suy nhược cơ thể, thiếu máu (nhiễm nặng), đau bụng cơn rất mơ hồ;

 
Gầy sút cân rõ rệt.

Khám thực thể có đau bụng nhẹ, thiếu máu lâm sàng, sa trực tràng

Có thể nhìn thấy những con giun trưởng thành ở niêm mạc trực tràng thông qua soi trực tràng, nếu trực tràng bị sa, cần lưu ý các giun trưởng thành tìm thấy ở đoạn đại tràng xuống trong những ca nhiễm nặng;

Ngón tay hình dùi trống đôi khi thấy ở một số bệnh nhân;

                 Chẩn đoán phân biệt: cần đặt ra chẩn đoán loại trừvới những ca không rõ ràng với các bệnh lý như thiếu máu mạn tính, viêm dạ dày ruột, nhiễm đơn bào Giardia,…chẩn đoán hình ảnh thường là soi trực tràng thấy giun tóc trưởng thành lồi ra ở niêm mạc của ruột.

Kỹ thuật xét nghiệm trong bệnh giun tóc

Kỹ thuật XN phân trực tiếp bằng nước muối sinh lý; kỹ thuật tập trung không cần thiết;

Phương pháp lấy dịch nổi bằng nước muối bão hòa,phương pháp Kato, Kato-Katz,…;

Nghiên cứu tại phòng xét nghiệm cho thấy tăng bạch cầu eosin từ các mô bị xâm nhập; đặc điểm của trứng trong mẫu phân (hình dáng oval với hai cực trong suốt dễ nhìn thấy;

Điều trị:

Nguyên tắc điều trị:
 
 

Dùng liều duy nhất với thuốc có hiệu lực cao và mang lại hiệu quả cao;

Thuốc ít độc tính và rẻ tiền, điều trị cho cá nhân hoặc nhóm người bị nhiễm;.

Các phương thức điều trị:

Điều trị cá thể (ca bệnh)

Điều trị hàng loạt bao gồm điều trị chọn lọc và điều trị toàn dân.

Thuốc lựa chọn điều trị

Thuốc lựa chọn đầu tay cho bệnh giun tóc là Mebendazole, liều duy nhất 500mg có thể chữa khỏi 40-75%; Albendazole là thuốc thay thế, song hiệu lực điều trị với giun tóc thấp hơn thuốc Mebendazole. Những con đường sinh hóa học của ký sinh trùng khác nhau giữa vật chủ con người khác nhau, nên cho phép chúng ta lựa chọn dùng với liều tương đối nhỏ.

Tên thuốc

Albendazole (biệt dược Albenza, Vidoca)

Mô tả

Giảm giun tóc thông qua ngăn tổng hợp ATP, gây giảm năng lượng, bất động giun và chết.

Liều người lớn

400 mg/ ngày đường uống, liều duy nhất, lặp lại liều trong vòng 3 tuần nếu bệnh nhân chưa khỏi.

Liều trẻ em

< 2 tuổi: 200mg/ ngày đường uống liều duy nhất; lặp lại liều như trên trong vòng 3 tuần nếu chưa khỏi.
> 2 tuổi: chỉ định liều như người lớn.

Chống chỉ định

Nếu có ghi nhận là mẩn cảm với thành phần của thuốc.

Tương tác thuốc

Carbamazepine có thể làm tăng chuyển hóa và giảm hiệu lực thuốc; ngược lai, Dexamethasone và Praziquantel làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương khi dùng cùng lúc.

Phụ nữ có thai

Độ an toàn ngưỡng “C – Safety” cho phụ nữ có thai cũng không được chứng minh.

Cẩn trọng

Ngừng ngay thuốc nếu chức năng gan có men tăng.

 

Một số thuốc điều trị:các thuốc có tác dụng với giun đũa đều có tác dụng với giun tóc nhưng thường phải điều trị dài ngày mới có tác dụng. Thuốc thuộc các nhóm sau:

-Nhóm Benzimidazole (mebendazole và albendazole)

-Nhóm Pyrimidine (pyrantel pamoate, oxantel).

Chống chỉ định với các thuốc này:

Tên thuốc

Mebendazole (biệt dược Vermox, Winorm, Mebezole)

Mô tả

Thuốc gây giun chết nhờ vào ngăn cản lựa chọn và đảo ngược block khâu tiêu thụ glucose và vi chất dinh dưỡng ở những nơi mà giun trưởng thành ký sinh và gây hại. Có thể cho liệu trình thứ 2 nếu bệnh nhân không khỏi bệnh trong vòng 3-4 tuần.

Liều người lớn

100 mg đường uống, 2 lần một ngày trong 3 ngày cho những đối tượnghoặc liều duy nhất 500mg dùng trong cộng đồng, đòi hỏi điều trị một lượng lớn bệnh nhân.

Liều trẻ em

< 2 tuổi: chưa có dữ kiệu điều trị rõ ràng
> 2 tuổi: cho liều như ở người lớn.

Chống chỉ định

Nếu có ghi nhận là mẩn cảm với thành phần của thuốc.

Tương tác thuốc

Carbamazepine và phenytoin có thể giảm hiệu lực thuốc, cimetidine làm tăng nồng độ của thuốc.

Phụ nữ có thai

Độ an toàn ngưỡng “C – Safety” cho phụ nữ có thai cũng không được chứng minh.

Cẩn trọng

Điều chỉnh liều dùng cho bênh nhân suy gan.

Trẻ em dưới 2 tuổi;

Phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc đang cho con bú;

Người có tiền sử mẫn cảm với các hợp chất hoặc thành phần của benzimidazole;

Người có tiền sử nhiễm độc tủy xương và nên thận trọng khi điều trị cho người suy gan, thận.

 Các phác đồ điều trị hiện đang áp dụng tại Việt Nam

-Mebendazole: 100mg /lầnx 2 lần/ ngày x 3 ngày, hoặc

-Albendazole: 400mg / lần/ngày x 3 ngày.

Nếu nhiễm giun đũa, phối hợp với nhiễm giun móc và giun tóc:

-Albendazole: 400mg/ ngày x 3 ngày, hoặc

-Mebendazole: 50mg/ ngày x 3 ngày.

Biện pháp phòng chống

Do dịch tễ học tương tự như bệnh giun đũa nên các biện pháp phòng chống bệnh giun đũa được áp dụng như trên trong bệnh giun tóc. Trong khâu phòng bệnh cần hiểu đúng về loài ký sinh trùng này để có biện pháp phù hợp:

Tiếp xúc trong nhà là nguy cơ nhiễm rất thấp vì đòi hỏi phải có chu kỳ sống;

Nếu nhiễm phân ở trong đất là có thể (chẳng hạn trẻ chơi đùa và thải phân trong sân chơi), cần cân nhắc khả năng lan truyền;

Cần thiết sàng lọc để phát hiện các đối tượng nhiễm ký sinh trùng không triệu chứng;

Cải thiện tình trạng vệ sinh là biện pháp tốt nhất để loại bỏ nhiễm giun tóc T. trichiura;

Rửa rau xanh và hoa quả tươi cẩn thận, nhất là trong các vùng nhiễm là điểm rất quan trọng.

Tài liệu tham khảo:

1.Bộ Y tế. Tài liệu tập huấn các bệnh giun sán thường gặp trên người. Chương trình Quốc gia phòng chống giun sán. Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương, 2005.

2.Casapia M, Joseph SA, Nunez C. Parasite risk factors for stunting in grade 5 students in a community of extreme poverty in PeruInt J Parasitol. Jun 2006;36(7):741-7.

3.Cooper E. Trichuriasis. In: Guerrant R, Walker DH, Weller PF, eds. Tropical Infectious Diseases: Principles, Pathogens and Practice, Vol 2. Philadelphia: Churchill Livingstone;1999:955.

4.Drugs for Parasitic Infections. Medical Lett Drugs Ther; August 2004. 

5.Jackson TF, Epstein SR, Gouws E. A comparison of mebendazole and albendazole in treating children with Trichuris trichiura infection in Durban, South AfricaS Afr Med J. 1998;88(7):880-883. 

6.Jongsuksuntigul P, Jeradit C, Pornpattanakul S. A comparative study o­n the efficacy of albendazole and mebendazole in the treatment of ascariasis, hookworm infection and trichuriasis. Southeast Asian J Trop Med Public Health. Dec 1993;24(4):724-9. 

7.Kringel H, Iburg T, Dawson H, et al. A time course study of immunological responses in Trichuris suis infected pigs demonstrates induction of a local type 2 response associated with worm burden. Int J Parasitol. Jul 2006;36(8):915-924. 

8.Uga S, Nagnaen W, Chongsuvivatwong V. Contamination of soil with parasite eggs and oocysts in southern ThailandSoutheast Asian J Trop Med Public Health. 1997;28 Suppl 3:14-7. 

Ngày 11/08/2008
Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hợp và biên dịch)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích