Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 14/05/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 6 4 5 1 8 2
Số người đang truy cập
1 8 4
 Chuyên đề
Những cọng rau ngổ nhặt ra từ đĩa bê thui
Một số bệnh giun sán và thói quen ăn uống của con người

 

            Những năm trước đây người ta thường quan niệm rằng: bệnh giun sán thường gặp ở những vùng nông thôn, nơi những người dân nghèo, có điều kiện vệ sinh thấp kém, thói quen ăn uống không hợp vệ sinh. Tuy nhiên vấn đề vệ sinh môi trường, tập quán sử dụng phân tươi để bón rau thường gặp ở các vùng nông thôn chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ gây các bệnh giun truyền qua đất (giun đũa, giun móc/mỏ, giun lươn, giun tóc) và các loại sán (sán dây lợn, sán dây bò).

          Ngày nay điều kiện kinh tế ngày càng được phát triển, vấn đề vệ sinh môi trường đã được cải thiện rất nhiều, nguồn nước sạch đã được cung cấp tới nhiều vùng nông thôn; nhiều gia đình đã xây dựng công trình vệ sinh hợp lý. Chính vì vậy tỷ lệ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất trong cộng đồng đã giảm rất nhiều (có vùng giảm từ80-90% xuống còn 30-40%). Bệnh giun truyền qua đất đã giảm ở mọi lứa tuổi do tác động của nhiều hoạt động phòng chống, do vấn đề cải thiện môi trường như đã nói ở trên. Nhưng đối với các bệnh sán lá truyền qua thức ăn, các bệnh ấu trùng lại có phần gia tăng và đối tượng nhiễm bệnh không phải ở người dân nông thôn hay vùng sâu, vùng xa mà phần lớn ở những “ Thượng đế” thành thị. Phải chăng đây là thói quen ăn uống? hay những món ăn khoái khẩu của “ Thượng đế”?

             Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không đi sâu vào cơ chế bệnh lý hay đặc điểm sinh học của các loại giun sán mà chỉ muốn cảnh báo về nguy cơ nhiễm một số bệnh giun sán từ những thói quen ăn uống của con người mà thôi:

Bạn thích ăn rau sống trên cạn ư ?

Nếu các loại rau sống trên cạn như : rau xà lách, rau diếp, các loại rau thơm… rử a chưa sạch thì nguy cơ mắc bệnh do ăn phải trứng giun đũa, giun tóc, trứng sán dây lợn là dễ lắm đấy. Bởi lẽ các loại rau này thường được người dân tưới bằng nước phân người để kích thích rau phát triển.Trứng giun sán được bài xuất ra ngoài theo phân và được tưới lên rau, người ăn phải trứng có ấu trùng sẽ theo đường tiêu hoá và chu du hoặc không chu du rồi gây bệnh ở nơi ký sinh.

Vậy cần phòng tránh như thế nào một khi ta vẫn thích ăn rau sống: Phải rửa rau thật kỹ, nên rửa rau dưới vòi nước chảy là tốt nhất để loại bỏ trứng giun sán bám lẫn trong rau. Nên lưu ý rằng rửa rau trong chậu hoặc bằng các hoá chất tiệt trùng, hay nước muối khả năng loại bỏ trứng và làm cho trứng hỏng ít lắm.

Còn ăn rau sống ở dưới nước thì sao ?

Các loại rau mọc ở dưới nước như rau ngổ, rau cải xoong (xà lách xoong), rau cần, rau muống, rau răm… thậm trí những rau bị ngập nước đều có cơ hội cho ấu trùng sán lá bám vào (điển hình là ấu trùng sán lá gan lớn, sán lá ruột…).

Chúng ta thường gặp những cọng rau ngổ còn sống bày trên những đĩa bê thui, dê tái chanh, thịt chó, hay được ăn kèm với bún giò hoặc phở tái, những nồi lẩu hấp dẫn bao giờ cũng kèm nhiều rau thuỷ sinh…. Những lá rau răm còn sống trong đĩa trứng vịt lộn, trong các món nộm bắt mắt….Tất cả những món ăn trên nếu rau không được rửa sạch nguy cơ ấu trùng sán lá bám vào là rất cao, nhất là những vùng có lưu hành bệnh sán lá gan lớn. Điều tra của Khoa Ký sinh trùng-ViệnSốt rét-KST-CT Quy Nhơn (năm 2005) về trụ bám của ấu trùng sán lá gan lớn của 5 loại rau thuỷ sinh ở một số tỉnh miền Trung cho thấy tỷ lệ ấu trùng trên 1kg rau điều tra (rau ngổ 1,34%,rau cải xoong 0,97%, rau đắng 0,57%, rau răm 0,88%, rau muống 0%). Như vậy nguy cơ nhiễm sán lá gan lớn khi chúng ta ăn sống các loại thuỷ sinh là rất lớn.

 

 Hình ảnh sán lá gan lớn chui ra từ ổ bụng
của bệnh nhân

Vấn đề ăn gỏi cá, tôm sống nữa ?

Hiện nay nhu cầu ẩm thực của người dân rất đa dạng và có xu hướng muốn thưởng thức những hương vị đồng quê: ăn nem chua, ăn gỏi cá, món ếch, lươn…Những món ăn này cũng tiềm ẩn những bệnh giun sán và bệnh ấu trùng rất nguy hiểm nếu như ấu trùng còn sống trong các thức ăn chưa được nấu kỹ.

 

 Hình ảnh ăn gỏi cá giếc sống của người dân

 

         Nếu ăn gỏi cá nước ngọt, hoặc cá nướng, cá chiên có ấu trùng sán chưa được nấu chín thì nguy cơ nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ sẽ rất cao. Tình trạng này thường gặp nhiều vùng miền bắc ăn gỏi cá mè, cá chép, cá trôi; miền Trung lại thích ăn gỏi cá giếc. Tất cả những sở thích này đã phải trả giá cho tỷ lệ nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensisở một số tỉnh như Nam Định, Ninh Bình… và sán lá gan nhỏ Opisthor chisviverrini ở Phú Yên, Bình Định…

Ngoài ra nếu ăn thịt bò, thịt heo có ấu trùng chưa được nấu chín thì nguy cơ mắc bệnh sán dây lợn, sán dây bò rất cao. Nguy cơ này thường gặp trong các món lẩu bò, bò nhúng dấm, nem chua, phở tái. Nếu nhiễm bệnh sán dây thì trong ruột non của người bệnh có sán trưởng thành dài từ 8-11m và chắc chắn gây phiền cho chúng ta rồi. Nếu ăn phải trứng sán dây lợn thì càng nguy hiểm nữa, lúc này sẽ trở thành người gạo và tác hại càng nặng nề hơn.

 

 Ấu trùng sán dây bò trong thịt bò

 

Một bệnh ấu trùng do giun non Gnasthostoma spinigerum gây ra cũng rất đáng ngại. Giun trưởng thành sống trong các bướu ở vách bao tử động vật ăn thịt sống như chó, mèo, chim, chồn…. Giun đẻ trứng ở vách bao tử rồi theo phân ra ngoài, nếu xuống nước sẽ thành ấu trùng và được loăng quăng đỏ Cyclop nuốt thành ấu trùng giai đoạn II. Khi Cyclop bị cá, ếch, lươn hay rắn nuốt, ấu trùng giai đoạn II phát triển thành ấu trùng giai đoạn III ở bắp cơ của động vật này. Khi chó, mèo, chồn, chim ăn các ấu trùng giai đoạn II, ấu trùng vào vách bao tử và phát triển thành giun trưởng thành.

Còn con người chúng ta thì sao? Nếu người ăn cá, rắn, lươn, ếch…chưa nấu chín, ấu trùng giai đoạn III sẽ chui qua vách bao tử và đi lang thang khắp nơi trong cơ thể: da, gan, phổi, não, mắt….Ký sinh trùng có thể phát triển đến giun non, nhưng không trưởng thành được. Đến đâu, giun lại gây viêm, áp xe, hoại tử, xuất huyết đến đó….

 

 

 Chu kỳ của giun Gnasthostoma spinigerum

 

 

Như vậy nhiễm bệnh ký sinh trùng có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên thói quen ăn uống của con người là một trong những nguyên nhân gây đến nhiễm bệnh ký sinh trùng rất đa dạng. Trong thời gian hiện nay, ngànhY tếđang quan tâm rất nhiều đến dịch bệnh, đặc biệt dịch tiêu chảy cấp; vấn đề an toàn thực phẩmvà vệ sinh ăn uống là vấn đề cốt lõi. Để phòng ngừa các bệnh ký sinh trùng, việc “ăn chín, uống chín” và vệ sinh môi trường là yếu tố quan trọng nhất trong đời sống con người.

 

 

 

 

Ngày 08/04/2008
TS Nguyễn Văn Chương  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích