Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 4 6 9 0
Số người đang truy cập
3 0 2
 Chuyên đề Ký sinh trùng sốt rét
Khỉ Macaca spp đóng vai trò vật chủ ổ chứa ký sinh trùng sốt rét đang nổi P.knowlesi

Plasmodium knowlesi được biết là một loài ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) ở khỉ đuôi dài nhưng không được coi có vai trò gây bệnh ở người trước đây, mãi đến năm 2004 khi nhiều trường hợp nhiễm P.knowlesi được phát hiện tại Borneo (Malaysia, nên các phân tích về mặt phân tử cho thấy P.knowlesi là một loài cổ xưa như các loài P.vivaxP.falciparum chứ không phải là loài mới nhưng đang nổi và thời sự do “chuyển dịch” gây bệnh sang người.

Hơn 100 loài ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) thuộc giống Plasmodiumkhác nhau, ký sinh trên các loài giáp xác, chim và động vật có vú. Vì sự lan rộng và tính đa dạng của động vật có xương sốngtrên cạn, nên đặc tính bệnh lây truyền từ động vật sang người của Plasmodium spp. sẽ bắt nguồn từ nhiều ổ nhiễm bệnh. Tên khoa học của loài khỉ đuôi dài Macaca fascicularis, bản quyền cho phép Raffles (1821) và xếp phân loại đặc biệt dưới nhóm (Infra-specific taxa) gồm có các tên sau Macaca fascicularis ssp. atriceps, Macaca fascicularis ssp. aureus, Macaca fascicularis ssp. condorensis, Macaca fascicularis ssp. fascicularis, Macaca fascicularis ssp. fuscus, Macaca fascicularis ssp. karimondjawae, Macaca fascicularis ssp. lasiae, Macaca fascicularis ssp. philippensis, Macaca fascicularis ssp. tua, Macaca fascicularis ssp. umbrosus. Các loài này thuộc trong phụ lục II của CITES (the Convention o­n International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora), Chúng cũng được liệt kê trên Schedule I, Part I, Indian Wildlife (Protection) Act, 1972 đã được chỉnh sửa đến năm 2002 và Schedule III, Bangladesh Wildlife (Protection) Act A 1974 (Molur và cs., 2003). Tại Myanmar, chúng lại là một loài động vật bảo vệ bình thường. Trong khi đó tại Việt Nam, chúng được bảo vệ và nằm trong phụ lục Appendix 2B o­n Decree 32 (2006) tại Việt Nam.


Hình 1

Đánh giá về đặc điểm dịch tễ học loài P. knowlesi, các nhà khoa học đã xét nghiệm máu trên 100 con khỉ giống Macaca để tìm KSTSR và giải trình tự gen mã hóa protein thoa trùng (csp) và hệ gen ty thể mitochondrial DNA (mtDNA) của các phân lập P. knowlesi từ máu khỉ giống Macaca và người (Kim Sung Lee và cs., 2008), đã phát hiện 5 loài P. knowlesi, P. inui, P. cynomolgi, P. fieldiP. coatneyi trên khỉ giống Macaca, với P. inuiP. knowlesi lưu hành với tỷ lệ cao. Khi đuôi heo và khỉ đuôi dài là các ổ chứa cho loài P. knowlesi. Tại một số vùng ở Malaysia thì khỉ Macaca spp. có tỷ lệ huyết thanh dương tính với sốt rét lên đến 90%, một nghiên cứu chỉ ra có đến 87% trong số đó là P. knowlesi. Đặc điểm nhận dạng loài khỉ đuôi dài giống Macaca này là lông thường có màu từ xám đến nâu đỏ, phía sau cơ thể nhạt hơn. Lông trên đầu mọc hướng về sau, thường có mào. Mặt có màu hồng, con đực lớn thường có hai chỏm lông trắng trên miệng ở hai bên như bộ ria, con cái có lông quanh mồm thưa hơn, con non sinh ra có màu đen. Đuôi dài và được phủ lông tốt, chiều dài đuôi thường đạt 3/4 hoặc hơn so với chiều dài cơ thể.

Về sinh học - sinh thái của giống khỉ macaca cho biết tuổi trưởng thành vào lúc 50 - 51 tháng (Harvey, 1987), thời gian mang thai 160 - 170 ngày (Nowak, 1991), thời gian giữa hai lần sinh sản 13 tháng (12 - 24 tháng) (Ross, 1992), thời gian sống 37 - 38 năm ( Michael, 1993). Thức ăn chủ yếu là quả (64%), hạt, nõn cây, lá những phần khác của thực vật và động vật như côn trùng ếch, nhái, cua, v.v... ( Payne, 1985). Chúng hoạt động vào ban ngày và trên cây. Loài này bơi rất giỏi và thường nhảy xuống nước từ cành cây. Con đực đầu đàn thường ít đánh dấu khu vực như các loài khỉ khác.


Hình 2. Mô hình lây truyền sốt rét từ các linh trưởng sang người qua muỗi

Các con non thường đùa nghịch với nhau trong đàn, chúng thường đùa với nhau trong vòng hai năm, con đực thường đùa với con đực, con cái thường đùa với con cái. Rất hay ngồi thành nhóm ngay đường cái, không hoảng sợ khi xe chạy qua. Thường sống thành đàn, ít khi gặp một con. Đàn có cấu trúc nhiều đực, nhiều cái (Roonwal, 1977), trung bình 2.5 con cái/ 1 con đực. Chúng sống thành đàn từ 10 - 100 con (Wolfheim, 1983). Sống trong rừng rậm nguyên sinh, thứ sinh, rừng tre nứa, rừng thường xanh, rừng thưa, bờ sông, ven biển, rừng ngập mặn ven biển, dọc theo các con sông tới độ cao 2000m (Wrangham, 1993).

Trên thế giới, chúng phân bố tại phía Nam và Đông Nam Á, song tại Việt Nam qua nghiên cứu về sinh vật rừng cho thấy trước năm 1975, loài khỉ đuôi dài Macaca fascicularis (Rafles, 1821) thuộc họ khỉ Cercopithecidae, bộ linh trưởng này chủ yếu phân bố từ các rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế trở vào tới Kiên Giang với diện tích ước tính khoảng trên 5.000 km2. Từ năm 1975 trở lại đây tình trạng của loài thay đổi rõ rệt, số lượng quần thể giảm mạnh, số lượng tiểu quần thể hiện nay còn khoảng 30. Nguyên nhân biến đổi là do nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán, làm thuốc chữa bệnh và xuất khẩu. Hiện đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2000 và danh sách loài cần bảo vệ và hiện đang xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và các chương trình quản lý các loài động vật hoang dã nói chung và các loài bị đe doạ nói riêng.


Hình 3.Phân bố khỉ đuôi dài Macaca spp. và muỗi Anopheles spp. liên quan đến tiềm năng sốt rét do P. knowlesi

Phân loại khoa học khỉ Macaca spp.

Về phân loại khoa học, khi đuôi dài M. fascicularis thuộc dưới bộ Haplorrhini, siêu bộ simiiformes, siêu họ Cercopithecoidea, họ Cercopithecidae, dưới họ Cercopithecinae, giống Macaca, loài Macaca fascicularis. Một số dưới loài gồm có M. f. atriceps, M. f. aurea, M. f. condorensis, M. f. fascicularis, M. f. fusca, M. f. karimondjawae, M. f. lasiae, M. f. philippinensis, M. f. tua, M. f. umbrosa. Một số tên khác thường đề cập trong y văn như M. cynomolgus hayM. irus.

Macaca xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha là macaco, tên La tinh chỉ loài động vật fascicularis là một dải bằng hay sọc viền nhỏ. Thomas Raffles là người đã đặt tên khoa học cho động vật này vào năm 1821. Tại Indonesia và Malaysia, loài khỉ M. fascicularis và các loài khỉ Macaca khác được biết do có tiếng kêu có âm thanh the thé rất cao. Khỉ đuôi dài do phần đuôi của chúng thường dài hơn phần cơ thể. Tên khỉ Macaca ăn cua ám chỉ đến việc các khỉ này thường tìm kiếm thức ăn tại các bờ biển, nhất là cua. Tên khác đối với khỉ M. fascicularis là khỉ Cynomolgus thường sử dụng trong các phòng thí nghiệm.


Hình 4

Khỉ Macaca fascicularis là một loài linh trưởng cercopithecine có nguồn gốc tại Đông Nam Á, có thể có tên khỉ đuôi dài, khỉ ăn cua, khỉ giống chó, tên khoa học cũng thay đổi tùy theo ngôn ngữ nước đó như khỉ đuôi dài có chùm màu đen M. f. atriceps; khỉ đuôi dài Myanmar M. f. aurea, M. f. condorensis (Con Song long-tailed macaque); M. f. fusca (Simeulue long-tailed macaque); M. f. karimondjawae (Kemujan long-tailed macaque); M. f. lasiae (Lasia long-tailed macaque); M. f. philippinensis (Philippine long-tailed macaque); M. f. tua (Maratua long-tailed macaque); M. f. umbrosa (Nicobar long-tailed macaque). Các khi này lịch sử lâu dài đi cùng với phát triển loài người, được coi là các động vật gây hại cho nông nghiệp, gần đây chúng dùng trong thực nghiệm y học. Khỉ Macaca sống thành đàn bầy, theo chế độ mẫu hệ với một con cái có hệ thống cấp bậc nổi trội nhất, các cá thể đực rời khỏi nhóm khi chúng đến tuổi dậy thì.

Khỉ có bộ gen phân tích trên NCBI genome ID là 776, mức bội thể di truyền là nhị bội, kích thước bộ gen 294684 Mb, số nhiễm sắc thể gồm 21 cặp. Tuổi thọ có thể kéo dài đến 31 năm. Tổng số quần thể loài khỉ này đến nay không biết chính xác trên phạm vi toàn cầu, song các nhà khoa học cho rằng loài khỉ này phần lớn tập trung ở Philippines, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan. Tuổi thai phát triển trung bình khoảng 5,5 tháng (165 ngày). Chiều cao của chúng khoảng 412-648 mm (con đực) và 385-503 mm (con cái). Cân nặng khoảng 4,7-8,3 kg (con đực) và 2,5-5,7 kg (con cái).

Chúng là các động vật ăn tạp cơ hội và đã dùng nhiều công cụ bằng đá để thực hiện công việc hàng ngày và lấy thức ăn (Thái Lan và Myanmar). Các loài khỉ Macaca được biết là loài đe dọa đa dạng sinh học tại một số nơi như Hồng Kông và New Guinea. Sự chồng chéo giữa người và khỉ sống cùng trong không gian có thể mất dần môi trường sống và xung đột giữa các loài với nhau tranh giành các nguồn.

Hình thái học khi Macaca spp.

Phần lớn các loài khỉ đuôi dài có bộ lông bao phủ phần lưng, chân và tay với các màu thay đổi khác nhau, từ màu nâu nhạt hay màu xám đến màu nâu, trong khi đó phần dưới của khỉ có lông màu sáng hơn. Chúng có khuôn mặt màu nâu hồng và phần lông trên đầu di chuyển ra hướng phía trán, thường tạo ra hình chòm lông trên đỉnh đầu. Con đực có râu/ria và phần má có tóc, lông dài như râu quai nón, tạo ra bố cục của khuôn mặt, trong khi con cái có lông mọc ở cằm và hai bên má, râu chùm lông. Cả con cái và đực có mí mắt phần gần mũi màu trắng (Rowe và cs., 1996). Đặc tính xác định khỉ đuôi dài do đuôi dài chiều cao của chúng từ phần đầu đến mông và có chiều dài khoảng 400-655 mm (Groves và cs., 2001).

Các con của chúng có bộ lông của con sơ sinh và mới sinh ra màu đen, sau đó thay đổi màu sắc dần dần khi chúng trưởng thành (Rowe và cs., 1996). Vào thời điểm 2-3 tháng tuổi, chúng bắt đầu mất đi màu đen dần cho đến 1 năm sau (Fooden và cs., 1995).

Tương tự các khỉ Macaca spp. khác, khỉ đuôi dài có tính lưỡng hình về giới tính (Dittus và cs., 2004). Ngoài ra, các con đực có răng nanh lớn hơn con cái (Dittus và cs., 2004). Khỉ Macaca spp. có túi má bên trong giúp chúng đựng thức ăn khi chúng lục lọi tìm thức ăn và mang thức ăn ra khỏi nơi nào đó để tiếp tục ăn (Lucas và Corlett, 1998).

  
Hình 5a. Thân hình khỉ đuôi dài với đuôi dài hơn chiều cao cơ thể

  
Hình 5b. Một số thói quen chăm sóc và sống bầy đàn khỉ đuôi dài

  
Hình 5c. Chăm sóc con cái của khỉ đuôi dài mới sinh ra

Các con khỉ này thường sống ở trên cây và có thể nhảy chuyền cây ra xa đến 5m, dùng đuôi dài làm cân bằng (Rowe và cs., 1996). Các khỉ đuôi dài di chuyển bằng 4 chi, có thể bám lấy các mái vòm tròn trong nhiều giờ (Rodman và cs., 1991).

Phạm vi phân bố khi Macaca spp.

Bản đồ phạm vi phân bố hiện tại theo danh sách đỏ IUCN

Các khỉ đuôi dài Macaca spp. phân bố khắp các đảo của khu vực Đông Nam Á và chủ yếu châu Á, chúng được phát hiện nhiều tại Philippines, lục địa đất liền và đảo Borneo (Malaysia) hay đảo Sumatra, Angaur, Palau và Java (Indonesia), đảo Lesser Sunda và Nicobar (Ấn Độ) và một số nơi khác ở Myanmar, Đông Timor, Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan (Groves và cs., 2001).

Trong giai đoạn thống trị của Đức, các thợ mỏ có mang một cặp khỉ đuôi dài Macaca đến đảo và kể từ đó số quần thể gia tăng này được nghĩ đến từ hai con này (Poirier và Smith, 1974). Chúng cũng được nêu lên tại đảo Tinjil (Indonesia) vào năm 1988 như một phần sự thiết lập nơi cư trú tự nhiên, hỗ trợ sinh sản và phục vụ cho nghiên cứu y sinh học (Fittinghoff và Lindburg, 1980; Kyes và cs., 1993).

Các khỉ sinh sản tự nhiên tại các quốc gia và đóng vai trò quần thể rất cần thiết cho nghiên cứu y sinh học quan trọng, đồng thời cũng bảo tồn các quần thể khác cùng loài (Kyes và cs., 1998). Trước khi có mặt tại quần đảo Palau (Indonesia), các khỉ đuôi dài đã có theo ghi nhận nhà khám phá Bồ Đào Nha về đảo Mauritius ở Ấn Độ Dương. Việc phát hiện và giới thiệu được giới khoa học cho rằng vào đầu thế kỷ 17, nhưng cũng có thể vào đầu thế kỷ 16 theo một số tác giả cho biết. Kể từ đó, quần thể khỉ này phát triển khoảng 35.000 con và khỉ đuôi dài được chọn lọc, xuất khẩu cho mục đích nghiên cứu y sinh học (Bonnotte và cs., 2001).


Hình 6

Nơi cư trú của khỉ

Các khỉ Macaca spp. sống trong phạm vi thay đổi và rộng, gồm cả vùng rừng mưa thấp, rừng mưa thứ cấp và không ổn định, vùng đất có nhiều cây bụi, vùng rừng sát con sông hoặc bờ biển của nơi trồng nhiều cây cọ, dừa nước và cây đước. Chúng dễ dàng thích nghi các nơi sinh sống của con người, chúng được xem là đáng kính ở các đền Hindu và trên một số đảo nhỏ, nhưng chúng lại là các động vật gây hại quanh các nông trang và trong làng.

Phạm vi tự nhiên gồm hầu hết vùng Đông Nam Á, từ vùng xa xôi phía nam Bangladesh qua Malaysia và các đảo quốc Đông Nam Á (đặc biệt ở Sumatra, Java, Borneo) và các đảo ở Philippines, Nicobar ở vịnh Bengal. Loài khỉ này là động vật có vú sống trên cạn, hiếm mà có thể xâm phạm bờ biển Wallace.


Hình 7. Phân bố tự nhiên của khỉ đuôi dài Macaca spp. và vùng có SR do P. knowlesi

M. fascicularis là một loài không phổ biến ở Hồng Kông, Đài Loan, Irian Jaya, đảo Anggaur, PalauMauritius. Tại các vùng như thế, chúng không phải là loài động vật bản địa tự nhiên, đặc biệt hệ thống sinh thái đảo mà các loài phần lớn cách ly rõ ràng với các động vật ăn thịt lớn, M. fascicularis được coi là một trong những động vật đe dọa đến nhiều loài tự nhiên khác tại các vùng đất đó. Điều này dẫn đến Liên hiệp Bảo tồn thế giới M. fascicularis vào danh sách 1 trong 100 loài xâm chiếm nguy hiểm nhất.

Môi trường sống của khỉ Macaca spp.

Các khỉ Macaca spp. đuôi dài sống ở nhiều nơi có thể tiên phát, thứ phát ở vùng ven biển, vùng rừng ngập trũng nước, vùng rừng trồng nhiều cây đước, vùng rừng ven sông, vùng có mực nước biển đến độ cao 2.000 m (Rowe và Supriatna, 1996). Các quần thể khỉ này thích vùng rừng gần nước và thường tìm thấy ở mật độ cao hơn ở khu vực gần bờ sông, bờ hồ hoặc dọc theo biển (Van Schaik và cs., 1996). Chúng ưa thích sống các vùng rừng thứ phát, đặc biệt nếu các vùng đất đó người dân mới đến lập nghiệp giáp rừng và có sự sinh sống của con người vì ở đó chúng dễ tiếp cận với các vườn cây và nông trang để lấy thức ăn trong các mùa vụ (Sussman và Tattersall, 1986).

Các khỉ đuôi dài Macaca spp. tìm thấy phần lớn ở các rừng mưa nhiệt đới với đặc trưng thời tiết ấm, ẩm và lượng mưa nhiều (Supriatna và cs., 1996; Umapathy và cs., 2003). Mùa mưa ở Đông Nam Á kéo dài từ khoảng tháng 9 đến tháng 5, với lượng mưa trung bình hàng tháng khoảng 140-300 mm và lượng mưa ít nhất từ tháng 6 đến tháng 8 hay tháng 9 (Lucas và Corlett, 1991; Yeager và cs., 1996; Umapathy và cs., 2003). Lượng mưa trung bình hàng năm dao động 2100 - 4500 mm (Cannon và Leighton, 1994; Melisch và Dirgayusa, 1996).

Sinh thái học của khỉ Macaca spp.

Các khỉ đuôi dài Macaca spp. là loài khỉ ưa ăn trái cây. Trên đảo Borneo (Malaysia) có đến 66,7% chế độ ăn của chúng gồm các loại trái cây tươi và chín, trong khi đó khỉ Macaca spp. trên đảo Sumatra (Indonesia) có chế độ ăn toàn trái cây lên đến 82% (Yeager và cs., 1996; Wich và cs., 2002). Các thời điểm trong năm khi trái cây không có sẵn, chuyển từ mùa khô sang đầu mùa mưa, khỉ đuôi dài Macaca spp. tập trung vào các nguồn thức ăn khác như côn trùng, thân cây, cuống lá, lá non và lá già, hoa, hạt giống, cỏ, nấm, trứng chim, động vật không xương sống (Wheatley và cs., 1980; Yeager và cs., 1996; Son và cs., 2003). Những nơi đó, chúng lục lọi thức ăn trên các vùng trồng cây đước, khỉ đuôi dài Macaca spp. tìm kiếm ăn cua, ếch, nhái, ngóe, tôm, bạch tuộc, mực (Sussman và Tattersall, 1986; Son và cs., 2003). Hầu hết chúng kiếm thức ăn ở phạm vi dưới 20 m và thường bám vào vùng vòm thấp dưới 12 m, cây tầng thấp và trên nền đất (Ungar và cs., 1996).


Hình 8

Các mùa mà khỉ đuôi dài đi tìm thức ăn ở độ cao này là tránh sự cạnh tranh thức ăn với các động vật linh trưởng khác ở cùng khu vực. Khi chúng sống ở các vùng không ổn định gần nơi cư trú và sinh sống của người, khỉ đuôi dài Macaca spp. nhanh chóng học cách tấn công vào các khu vườn và vụ mùa, xin thức ăn từ con người (Lucas và cs., 1991). Chúng cũng được biết cách đi vào trong nhà và lấy cắp thức ăn nếu không bị người đe dọa và ngăn cản (Gurmaya và cs., 1994).

Một chiến lược quản lý để làm giảm cơ hội cho khỉ đuôi dài Macaca spp. trở thành động vật gây hại cho nông nghiệp là tạo ra khu vực riêng chính thức cho chúng và thúc đẩy mạnh du lịch để các du khách có thể cho chúng thức ăn (Son và cs., 2004). Một số khu vực khỉ đuôi dài Macaca spp. thường tiếp xúc với các du khách tại khu bảo tồn thiên nhiên có đến 22% số thức ăn của chúng được cung cấp (Lucas và Corlett, 1991; Son và cs., 2003). Chiến lược này không phải là không mang lại giá trị cho cả khỉ Macaca spp. và cả người. Các thương tổn nghiêm trọng hoặc chết có thể xảy ra vì sự chạm trán và tấn công giữa chúng khi tranh giành thức ăn khốc liệt (Wheatley và cs., 1991). Con người cũng có nguy cơ khi cho khỉ ăn vì khả năng lan truyền bệnh gia tăng khi hai loài trở nên tiếp xúc gần gũi. Người mà thường cho chúng ăn dễ bị các vết cào xước, cắn và dễ phơi nhiễm với mầm bệnh truyền từ động vật lây sang người như virus tạo bọt từ khỉ cùng họ với HIV (Jones-Engel và cs., 2005). Ngoài virus này ra, còn có vài virus khác cũng được xác định, có mối nguy cơ tiềm tàng đối với lan truyền bệnh chưa được biết trước đó có thể truyền từ khỉ sang người khi cho chúng ăn, đó chính là các nguy cơ sức khỏe cộng đồng trong môi trường gần gũi với khỉ này (Jones-Engel và cs., 2005).

Thời gian ban ngày, khi di chuyển, tìm kiếm thức ăn, nghỉ ngơi và tổ chức theo phương thức xã hội và bầy đàn. Các khỉ đuôi dài Macaca spp. có đoạn đường di chuyển mỗi ngày thường thay đổi rất lớn, khoảng 150-1.900 m (Wheatley và cs., 1980; Rowe và cs., 1996). Chúng thích lục lọi thức ăn và di chuyển đến nơi ven sông và lượng thời gian bỏ ra để tìm thức ăn giảm đi khi chúng di chuyển xa. Hầu hết hoạt động ban ngày diễn ra trong bán kính 100 m (van Schaik và cs., 1996).


Hình 9

Sau khi rời các nơi cư trú khoảng 5:30-6 giờ sáng, chúng tìm kiếm thức ăn và ăn uống đầy đủ, trải qua những giờ nghỉ trưa (Gurmaya và cs., 1994). Những cuộc tấn công mạnh giữa các nhóm thành viên của chúng là cao nhất lúc chúng tranh giành trái cây hay các nguồn thực phẩm có giá trị khác. Trong khi một số khỉ nghỉ ngơi, ngủ, hay canh chừng thì các con còn nhỏ hay chơi đùa (van Schaik và van Noordwijk, 1988). Chúng vào lại các cây vào lúc 6:00- 6:30 chiều và ở lại đó qua đêm (Gurmaya và cs., 1994; Son và cs., 2004).

Các khỉ đuôi dài Macaca spp. thường ngủ qua đêm trên các cây dọc theo sông, đặc biệt chúng chọn các vị trí ngủ riêng. Mỗi nhóm ngủ trên các cây riêng và thường nằm lộn xộn với nhau trên cây để duy trì nhiệt độ cơ thể. Chúng ngủ hướng về các góc cành cây gần đỉnh hay chóp của cây và thích chọn các nhánh cây bắt ngang qua sông (van Schaik và cs., 1996). Khỉ đuôi dài Macaca spp. bơi rất tuyệt vời, để tránh né động vật ăn thịt truy đuổi. Nếu chúng bị đe dọa, chúng có thể dễ dàng trốn thoát là nhảy tỏm xuống nước, bơi đi an toàn (Rowe và cs., 1996).

Tổ chức xã hội và hoạt động hành vi khỉ Macaca spp.

Khi đuôi dài thường sống thanh bầy nhiều con cái/ con đực từ 6-58 con theo nhóm hay bầy nhỏ, thường tìm thấy ở nơi không có các thú thuộc họ mèo trên đảo Simeulue (Indonesia). Một lý do mà các khỉ sống theo nhóm là lợi ích bảo vệ cho chúng sẽ tăng lên khi đối mặt với động vật ăn thịt. Trong nhóm, khả năng phát hiện động vật ăn thịt cao hơn và cơ hội cho khỉ đơn phương sẽ là nạn nhân của chúng sẽ giảm đi khi đi thành từng nhóm. Các khỉ ăn lá, trái cây sống trong vùng có nhiều động vật ăn thịt phải có một “thỏa hiệp trao đổi”; vì thế khi tăng quy mô nhóm, bầy đàn sẽ bảo vệ chống lại các động vật ăn thịt nhưng cũng làm tăng tính cạnh tranh nguồn trái cây giữa chúng (Sterck và Steenbeek và cs., 1997).


Hình 10

Tại đảo Simeulue, khỉ Macaca spp. không bảo tồn thành nhóm, bầy đàn vì thiếu vắng các động vật ăn thịt, nên chúng chỉ tạo nên các nhóm nhỏ hơn để tránh cạnh tranh thức ăn nhau. Một cách để giảm đi tính cạnh tranh nguồn thức ăn trong các nhóm lớn hơn trong suốt mùa có trái cây tại các vùng khác vùng Simeulue là đàn khỉ Macaca spp. sẽ phân thức ăn thành các phần nhỏ hơn để dự trữ (van Schaik và van Noordwijk, 1988).

Các khỉ cái Macaca spp. vẫn duy trì bầy sinh ra của chúng và biểu hiện hệ thống cấp bậc nổi trội, trong đó xếp theo thứ bậc đi từ mẹ đến con gái (van Noordwijk và van Schaik 1999). Các con cái trong bầy khỉ có quan hệ với nhau theo một hướng, hoặc là như các chị em gái, chị em cùng cha khác mẹ hoặc chị em cùng mẹ khác cha, con của chú, bác, cô dì, hoặc mẹ-chị gái (de Jong và cs.,1994).

Các cá nhân có thứ bậc cao hơn thích so với các con khỉ có thứ bậc thấp hơn (Wheatley và cs., 1999), các chỉ điểm quan trọng khác của phân thứ bậc trong khỉ Macaca spp. cái là hình ảnh răng trần, các con cái ngoan ngoãn bares để lộ răng của con cái đối với các con cái nổi trội và chiếm chỗ thay thế, trong đó một con cái nổi trội thay thế một con động vật dễ bảo, ngoan ngoãn ở nơi lấy thức ăn (Sterck và Steenbeek, 1997). Lợi điểm các con cái thứ bậc cao vì dễ dàng tiếp cận với thứ ăn, tăng tính an toan đối với các con thú ăn thịt và sự tấn công của các con khỉ đực Macaca spp. cũng như thành công trong sinh sản gia tăng (Wheatley và cs., 1999).

Các con đực cũng biểu hiện một hệ thống thứ bậc nghiêm ngặt với con đực có thứ bậc cao nhất sẽ tiếp cận về vấn đề liên quan đến sinh sản cao nhất với con cái và sẽ là cha của các con khỉ con sinh ra trong nhóm trong suốt quá trình nắm giữ quyền của chúng (Engelhardt và cs., 2004). Con đực có thứ bậc cao thứ hai, làm cha chỉ khoảng 20% số con khỉ con sinh ra trong nhóm. Tương tác tấn công lẫn nhau giữa các con đực dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt xé rách các răng nanh dài, nhọn của chúng. Các thương tổn như thế dễ dẫn đến khi chết và tăng tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng hoặc do lối sống ăn thịt nhưng khi chúng bị thương thì khả năng ăn khó hơn (van Noordwijk và van Schaik, 2001). Mối quan hệ giữa con cái và con đực được duy trì thông qua sự âu yếm và chải chuốt. Các con cái chải cho các con đực thường xuyên và can thiệp vào hành vi tấn công nếu các con cái cấp thấp liên quan (Wheatley và cs., 1999).

Các con đực di cư từ các nhóm sinh ra của chúng với nhóm nang bậc trước khi trưởng thành tính dục, thường khoảng từ 4-6 năm tuổi (de Jong và cs., 1994). Nhìn chung, chúng hay di chuyển vào các nhóm gần kề, nhưng trong các bầy mới của chúng, các con đực còn nhỏ sẽ không có tính nổ lực thành lập bầy đàn chính chúng theo sự nổi bật thứ cấp cho đến 7 năm tuổi. Thường vào thời điểm 9 tuổi, chúng sẽ đạt được vị trí cao nhất. Nếu một con đực trongh nhóm đồng cấp đạt đến cấp cao nhất thì thường thành nhóm mới (van Noordwijk và van Schaik và cs., 2001). Các con đực di chuyển nhiều lần trong cuộc đời của nó và nếu chúng không đạt đến đỉnh cao cấp bậc chúng sẽ chuyển sang nhóm khác nữa. Thời gian cư trú trung bình của con đực trong một nhóm là 45 tháng(van Noordwijk và van Schaik, 1999; 2001).


Hình 11

Thậm chí khi chúng rời khỏi nhóm sinh sản, các con đực con của các con cái cấp bậc cao có thể có thứ bậc cao hơn trong hệ thống thứ bậc của nhóm mới hơn so với các con cái trong nhóm thứ bậc thấp hơn (van Noordwijk và van Schaik và cs., 1999). Một khi con đực còn nhỏ chiếm vị trí thứ bậc cao nhất trong nhóm, con đực đó cũng chỉ giữ vị trí đó, trung bình giai đoạn này là 3 năm (de Jong và cs., 1994). Khi một con đực tiếp quản một con đực thứ bậc cao, thì tình trạng nhóm sẽ được có lợi trong việc giết khỉ con. Các con đực giết con không phải con của chúng để khoảng cách giữa các lần sinh ngắn hơn và mất đi sự chăm sóc con, khi đó sẽ đi vào thời kỳ động dục ở con cái sẽ nhanh hơn so với nếu chúng nuôi con chúng hoàn toàn. Nhờ vào chu kỳ giục đẻ trên con cái, nên các con đực giết con tăng cơ hội cho chúng sớm có cơ hội chiếm giữ ngôi vị càng sớm hơn (Hrdy và cs., 1974).

Sống bầy đàn

Khỉ Macaca spp. thường sống thành bầy đàn, có tính xã hội gồm có từ 3-20 con cái, con của chúng và một hoặc nhiều con đực. Các nhóm thường có số con đực ít hơn số con cái. Trong các nhóm xã hội của khỉ macaques, hệ thống thứ bậc nổi trội một cách rõ ràng được nhìn thấy trong các con cái. Hệ thống thứ bậc này vẫn duy trì ổn định thông qua suốt cuộc đời của con cái và cũng có thể duy trì liên tục suốt các thế hệ mẫu hệ. Các con cái có tỷ sinh cao nhát khaongr 10 năm tuổi và dừng hoàn toàn việc sinh con nhỏ vào tuổi 24.

Các nhóm bầy đàn mang tính xã hội của khỉ macaques là được bảo đảm trong con cái, nghĩa là con đực sẽ phân tán thời gian tuổi dậy thì. Do đó, bà con thân thuộc theo nhóm trung bình dường như thấp hơn so với thế hệ mẫu hệ. Sự khác biệt nhiều hơn trong mối thân tộc xảy ra khi so với các thứ bậc cao so với thứ bậc thấp, trong đó các thành viên thứ bậc cao thường có liên hệ chặt chẽ với một con khác. Ngoài ra, các nhóm con đực phân tán thành các nhóm xã hội khác giống nhau, ở thời điểm đó xuất hiện các người anh em, trong khi các thời điểm khác thì không.

Ngoài hệ thống phân theo thứ bậc nổi trội rõ ràng, các phân thứ bậc cho con đực cũng tồn tại. Các con đực alpha có một tần số giao phối cao hơn so với các con đực có thứ bậc thấp hơn trong cùng loài. Sự thành công gia tăng được một phần do do gia tăng tiếp cận của chúng và cũng do sự thiên vị của con cái đối với con đực alpha trong suốt quá trình hoạt động sinh dụcvà có khả năng sinh sản tối đa. Mặc dù, các con cái có sự thiên vị đối với con đực alpha, song chúngthường biểu hiện hành vi phan tạp, không rõ nét. Qua các hành vi này, nguy cơ các con cái giúp nuôi dưỡng các con con non-alpha, tuy nhiên lợi ích trên hai hướng đặc biệt rõ ràng, cả hai liên đới đến hành vi tấn công. Trước hết, giá trị được thay thế hoạt đột giao phối giảm đơn thuần. Hơn nữa, nguy cơ giết con sẽ giảm đi do vai trò không chắc chắn của người cha.

Tăng quy mô nhóm sẽ dẫn đến tăng cạnh tranh và bỏ ra nhiều năng lượng để tìm kiếm thức ăn và đặc biệt nguồn dự trữ thức ăn. Ngoài ra, tình trạng xã hội sẽ căng thẳng và tỷ lệ tưng tác giảm trong số các nhóm lớn. Do vậy, sống bầy đàn hình như vẫn duy trì chỉ có đối với tính an toàn chống lại các thú ăn thịt.


Hình 12

Đấu tranh xung đột

Cuộc sống bầy đàn ở tất cả loài là lệ thuộc vào tính dung nạp của các thành viên nhóm khác. Trên khỉ macaques, cuộc sống nhóm loài hay bầy đàn theo xã hội thành công được giải quyết sau khi xung đột phải xảy ra. Thông thường, các thành viên ít nổi trội mất vị tí thứ bậc cao hơn khi quá trình xung đột tăng lên. Sau khi xung đột xảy ra, các thành viên thứ bậc thấp hơn có xu hướng sợ con thắng cuộc. Trong một nghiên cứu, điều này đã được nhìn thấy thông qua khả năng uống nước cùng nhau. Quan sát sau xung đột cho thấy một thời gian đặt so le từ khi các thành viên nổi trội bắt đầu uống nước so với các thành viên cấp thấp hơn. Nghiên cứu về lâu dài biểu hiện khoảng trống về thời gian uống nước có liên quan chặt chẽ với quá trình xung đột của các thành viên bầy đàn.

Chăm sóc và hỗ trợ trong khía cạnh xung đột ở các con linh trưởng được xem là một hành động trong lòng vị tha tương tác lẫn nhau. Trên các con khỉ macaques, thực nghiệm tiến hành trên các thành viên được cho cơ hội chăm sóc con khác dưới 3 điều kiện, tình huống: sau khi được tắm rửa chải lông bởi một con khác, và không có chải lông trước đó. Sau khi chải lông xảy ra, các cá nhân tiếp nhận chải lông và tắm rửa đó có thể nhậ được nhiều sự hỗ trợ hơn các thành viên khác không được chải lông trước đó. Kết quả này đánh giá về lý thuyết lòng vị tha (reciprocal altruism theory) của việc chăm sóc tắm rửa và chải lông trên các con khỉ đuôi dài macaques.

Các con khỉ macaques cho thấy 2 trong 3 hình thức về hành vi sau xung đột. Trên cả nghiên cứu khỉ bị bắt giữa và khỉ hoang dại, cho thấy khỉ biểu hiện sự hòa giải và hòa hợp, hoặc mối tương tác hòa hợp giữa các phe đối lập và lặp lại lần nữa hoặc hành động tấn công hướng đến cá nhân thứ 3. Sự an ủi không nhìn thấy trong nghiên cứu này. Những lo lắng sau xung đột trên khỉ macaques cũng được báo cáo cho thấy tác động như một sự tấn công. Sau một cuộc xung đột trong một nhóm, kẻ tấn công hình như bị trầy xước nhiều hơn so với trước khi chúng xung đột. Cho dù hành vi cào xước không thể xác định bằng một thuật ngữ như một hành vi lo âu. Sự cáo xước của kẻ tấn công giảm đi một cách ý nghĩa sau khi đã hòa giải.


Hình 13

Sự mất lòng và lòng vị tha

Trong một nghiên cứu, một nhóm khỉ macaques được chủ cho ăn thức ăn. Không có gì đáng ngạc nhiên là các con cái ưa các con của chúng để chúng được ăn các thức ăn của chúng có. Điều thú vị, khi các con con nhỏ sở hữu một vật, thì các mẹ của chúng sẽ lấy và hành động tấn công gia tăng lên. Sự quan sát này cho thấy trạng thái hành vi ảnh hưởng gần trên mối quan hệ riêng, vì họ hàng của con mẹ thường gần gũi với nó.

Khi được cho một vật mà không phải thức ăn và hai chủ, một họ hàng và một không phải họ hàng, thì địch thủ sẽ chọn con lớn tuổi hơn để tấn công bất luận là bà con họ hàng. Dù giả thuyết vẫn còn duy trì rằng quan hệ mẹ - con con có thể hỗ trợ cho tính bằng hữu và giúp giải thích về các điểm liên quan đến việc tấn công như thế nào.

Một nghiên cứu tiến hành với thức ăn được cho đến 11 con cái. Tiếp đó, chúng được cho lựa chọn để chia sẻ thức này đến các con họ hàng và không phải họ hàng. Giả thuyết về lòng vị tha cho thấy các khỉ mẹ ưu ái thức ăn cho các con mà chúng sinh ra. Tuy nhiên, 8 trong số 11 con cái không phân biệt được đâu là họ hàng và không phải họ hàng. Ba con còn lại thì cho thức ăn cho con hoặc họ hàng của chúng.

Kết quả này cho thấy không có sự lựa chọn về họ hàng nhưng thay vì thế mà chúng lại ưu thế chia phần thức ăn cho họ hàng nhiều hơn. Điều này lần nữa khẳng định nhờ vào quan sát thấy thức ăn được chia phần trong một thời gian dài hơn mức cần thiết. Lợi điểm đối với mẹ bị giảm đi sự sắn có thức ăn ít đi cho con khỉ mẹ và chi phí vẫn còn rất lớn đối với các thành viên không phải họ hàng cũng tiếp nhận thức ăn. Nếu các kết quả này đúng, các khỉ macaques là độc nhất trong giới động vật, cũng như chúng không chỉ hành vi theo lý thuyết con khỉ liên quan họ hàng, mà còn hành động một cách ác ý hướng về con khác.


Hình 14

Quá trình sinh sản của khỉ Macaca spp.

Khả năng sinh sản liên quan đến tình trạng nổi trội và ưu thế trên các con khỉ đuôi dài Macaca spp. cái. Các con cái cấp cao hơn đẻ con trong suốt thời gian và dài hơn các con cái cấp thấp hơn, không chỉ vì chúng bắt đầu sinh sản vào thời điểm tuổi nhỏ hơn mà chúng còn có cơ hội sống sót cao hơn (van Noordwijk và van Schaik, 1999).

Một số yếu tố góp phần vào tỷ lệ sống sót cao hơn đối với các con cái cấp cao gồm có: việc tiếp cận thức ăn tốt hơn, vị trí lấy thức ăn trung tâm hơn và bảo vệ chúng trước các mối nguy của các con thú ăn thịt cao hơn và giảm khả năng lo lắngcủa các con cái cấp thấp (van Noordwijk và van Schaik, 1987).

Các khỉ Macaca spp. biểu hiện sinh sản theo mùa, điều này hơi khác giữa các cấp bậc của chúng. Tại công viên Gunung Leuser trên đảo Sumatra, phần lớn khỉ sinh sản vào giữa khoảng tháng 7-11 (van Noordwijk và van Schaik, 1999) trong khi ở đảo Tây Java, sinh sản vào tháng 1-2 (Engelhardt và cs., 2004). Sự thành công sinh sản của con cái liên quan đến sự sẵn có của thực phẩm; trong những năm mà có nhiều thực phẩm cho chúng thì tỷ lệ sinh cao hơn những năm khan hiếm thức ăn, sự sinh sản xảy ra sớm và thường hơn trong những năm có lượng trái cây trung bình (van Schaik và van Noordwijk, 1988).

Sự trưởng thành về giới tính trên các con cái đạt đến tại thời điểm 4 tuổi và các con cái con cấp bậc cao bắt đầu sinh sản ở thời điểm 5,5 tuổi, trong khi các con cái con cấp thấp sẽ sinh sản sau 5,5 tuổi. Các con khỉ đực đạt đến sự trưởng thành về giới tính vào lúc 7 tuổi (de Jong và cs., 1994). Thời kỳ động dục ở con cái được đặc trưng bởi bơm phồng da quanh vùng sinh dục hậu môn và thay đổi hành vi (Engelhardt và cs., 2005). Các con cái có một bộ xướng ấm khác biệt của giọng nói gọi là lời gọi giao phối mà có thể nghe được đến 80% trong giao hợp. Các khỉ đuôi dài cái Macaca spp. có thể giao hợp nhiều lần trong ngày trong quá trình thụ tinh. Các con đực nổi trội vẫn trong phạm vi 5 m tiếp nhận con đực giao phối và ngăn các con đực khác khỏi giao phối với con cái đó thông qua các phản ứng hung hăng (Engelhardt và cs., 2004).

Con khỉ đực khác sẽ có cơ hội tiếp cận và giao phối với con cái khác nếu con đực ưu thế không bảo vệ chặt chẽ con cái, nhưng con đực alpha thường thay thế con đực thông qua hành vi gây hấn như săn đuổi, cắn hoặc chơi ở nơi thoáng đãng (Engelhardt và cs., 2005).

Hành vi cảnh giác trước giao phối là một hành vi đầy năng lực và chỉ nhìn thấy trong một vài ngày quanh giai đoạn đỉnh điểm cảm thụ của con cái. Các con khỉ đuôi dài đực có thể nhận thức rõ giai đoạn này để tiếp nhận vì hành vi này lộ ra bởi con cái, điều này bao gồm sự gạ gẫm, tiếng gọi theo ngôn ngữ giao phối và chải chuốt sau khi giao phối cũng nhưra hiệu gợi ý rõ ràng.

Con cái sinh đẻ chỉ một mình và khoảng cách giữa các lần sinh trung bình là 18 tháng, với con cái có thể bỏ qua một năm sau khi sinh để một con con sống sót hơn một năm sau không kèm sinh sản thành công (van Schaik và van Noordwijk 1988; de Jon và cs., 1994). Các con cái đạt đến nặng lực sinh sản cao nhất là thời điểm 10 tuổi và chúng tiếp tục sinh sản cho đến khi khoảng 24 năm sau, mặc dù sự sinh sản có ý nghĩa giảm đi sau 20 tuổi (van Noordwijk và van Schaik, 1999).


Hình 15

Quá trình sinh sản

Sau giai đoạn mang thai khoảng 162-193 ngày, con cái sinh một khỉ con. Cân nặng khỉ con lúc sinh khoảng 320 g. Các con con được sinh ra có bộ lông đen, rồi bắt đầu chuyển sang màu xanh vàng, xanh xám hoặc nâu đỏ tùy thuộc vào loài sau khoảng 3 tháng tuổi. Lớp áo bên ngoài lúc sinh có thể chỉ ra so với các cái khác là con con và các thành viên khác của nhóm sẽ điều trị, chăm sóc và phòng ngự cho chúng khi bị sang chấn. Đôi khi, con đực di cư giết chết các con con mà không phải con của chúng, những con cái thứ bậc cao đôi khi bắt cóc con của các con cái có thứ bậc thấp hơn.

Việc bắt cóc này thường dẫn đến làm chết con con vì thường con cái khác không có sữa đẻ cho bú. Các con khỉ dạng thiếu niên sống chủ yếu với mẹ của chúng và họ hàng. Khi các con thiếu niên này lớn dần lên ra phía ngoại vi so với nhóm. Ở đây, chúng chơi với nhau, hình thành cầu nối quan trọng giúp chúng có thể rời khỏi nhóm. Các con đực đổi chỗ ở với một bạn thường thành công hơn các con khác đi một mình.

Các khỉ đuôi dài đực chải lông cho con cái để tăng cơ hội giao phối. Một con cái có thể tham dự đến hoạt động tình dục với một con đực mà gần đây chúng đã chải lông cho nó hơn là với con khác mà nó không chải lông.


Hình 16. Khỉ Macaca spp. dùng công cụ bằng đá tại để thực hiện ăn uống

Chế độ ăn uống

Các khỉ ăn cua thường không phải ăn cua đơn thuần mà ăn nhiều loại động vật và cây cỏ. Mặc dù, các trái cây và cây cỏ chiếm đến 60-90% số thức ăn của chúng, song chúng cũng ăn cả lá cây, hoa, rễ và vỏ thân cây. Đôi khi, chúng bắt mồi là các động vật có xương sống (gà con, chim non, chim đang làm tổ, thằn lằn, ếch, nhái, ngóe và cá), các động vật không xương sống và trứng chim.

Tại Indonesia, các loài khỉ này trở nên các tay bơi thành thạo và lặn tìm bắt cua và loài động vật nhuyễn thể khác trong các đập, đầm lầy ngập nước và nơi trồng cây đước. Các loài này có tính dung nạp thấp khi nuốt hạt giống. Dù việc tiêu hóa với hạt giống rất kém, song nhiều loài cùng kích cỡ nhau nuốt các hạt giống lớn lên đến 25 mm, nên đến khi đi đại tiện phân sẽ ra còn nguyên vẹn.

Các con khỉ này khi gặp các hạt giống có kích thước lớn hơn 3-4 mm thì chúng sẽ cắn bể ra nhỏ để tiêu hóa và thực hành này dần trở nên thích nghi của chúng, chúng tránh làm đầy các dạ dày của khỉ bằng các hạt giống lớn mà một cách lãng phí mà không thể dùng cho cung ứng năng lượng được.

Mặc dù loài thích nghi về mặt sinh thái và cho thấy không có mối nguy đe dọa đến sự ổn định của quần thể trước những con mồi trong môi trường tự nhiên, tại các vùng mà khỉ Macaca spp. không phải ở tự nhiên vốn có của nó, nó có thể mối de dọa đến đa dạng sinh học.

Một số khỉ Macaca spp. đã gây tuyệt giống lũ chim rừng do đe dọa đến các vùng sinh sản của chúng cũng như khỉ đã ăn trứng và chim non của các chim rừng trong tình thế cực kỳ nguy hiểm. Khỉ Macaca spp. có thể sống không dựa vào con người. Chúng biết ăn các cánh đồng đã trồng trọt, cày cấy ăn các lúa khô còn non, lá cây sắn, cây khoai mì, cao su, cây khoai sọ, khoai nước, cây dừa, cây xoài, và thức ăn trong các vụ mùa khác nên thường dẫn đến mất lương thực của người dân. Trong các làng, thị trấn và thành phố, chúng thường lấy thức ăn từ các thùng rác, sọt rác và đồ thừa bỏ đi của con người. Các loài khỉ có thể trở thành thân thiện với con người trong các điều kiện như thế, điều này có thể dẫn đến khỉ macaque lấy thức ăn trực tiếp từ người, kể cả thụ động khi cho ăn và tấn công lấy thức ăn của con người.


Hình 17.

Sử dung công cụ trong sinh hoạt

Tại Thái Lan và Myanmar, khỉ Macaca spp. thường dùng công cụ bằng đá để chẻ các hạt,các con sò, vẹm, các động vật biển có vỏ hai mảnh và các loại ốc biển khác dọc theo bờ biển Andaman và bờ các đảo. Một số khác dùng công cụ để rửa và chà sát các thức ăn như khoai tây ngọt, rễ khoai mì, lá cây đu đủ trước khi chúng ăn.

Khỉ có thể nhúng thức ăn vào trong nước hoặc cọ chà sát thức ăn cho sạch trên tay của chúng trước khi ăn. Chúng cũng dùng công cụ để bóc vỏ khoai tây bằng cách dùng răng cửa và răng nanh. Các con trưởng thành hình như có được các hành vi này thông qua học cách quan sát của các con khỉ lớn hơn trước đó.

Chăm sóc thuộc thế hệ cha mẹ

Các mẹ của khỉ đuôi dài macaque là những thành viên chăm sóc đầu tiên cho các con sơ sinh của chúng lúc mới sinh ra và rất có ý thức bảo vệ chúng, không cho phép chúng rời khỏi nắm bấu vào thân chúng khi đi ra ngoài (Wheatley và cs., 1999). Trong suốt tuần đầu tiên của cuộc sống, các con mẹ khỉ Macaca spp. duy trì tiếp xúc với con của chúng thường xuyên, nhưng khi tuổi các con đủ lớn thì sự tiếp xúc và chăm sóc giảm dần (Meishvili và cs., 1991). Vào thời điểm 4 tháng tuổi, mẹ bỏ ra ít thời gian để tiếp xúc với con của chúng và bắt đầu chu kỳ sinh trứng bình thường trở lại. Vào thời điểm con được 10 - 11 tháng tuổi thì mẹ đột ngột, hoặc dừng đột ngột việc chăm sóc nếu chúng cứ bám lấy đòi chăm sóc (Meishvili và cs., 1991).

Các con cái khác trong nhóm thường rất quan tâm đến con sơ sinh và cố gắng sờ, gãi, chăm sóc con. Đôi khi chúng thành công bắt lại con mình đã bị bắt cóc và nếu mẹ không thể tìm lại được con mình, nó có thể chết. Các con cái thứ bậc cao bắt cóc các con con của con thứ bậc thấp có thể ngăn ngừa các mẹ khỉ của chúng để cứu lấy con mình, hoặc không con của chúng bị bắt cóc sẽ chết (Wheatley và cs., 1999).

Nếu một con con bị chết, khỉ mẹ sẽ không sinh trở lại cho đến mãi năm sau, do vậy việc bắt cóc có thể là một cách cho các con cái thứ bậc cao giảm sinh sản.


Hình 18.Loài ký sinh trùng sốt rét, vật chủ và nhóm động vật liên đới

Trong năm đầu tiên, tỷ lệ sống sót của các con khỉ con Macaca spp. là 81%, nhưng tỷ lệ tổng thể sống sót của khỉ đuôi dài Macaca spp. từ khi sinh đến 4 tuổi là 68% (van Noordwijk và van Schaik, 1999). Khi các con con đạt đến tuổi trưởng thành, các con đực trưởng thành thường bỏ ra thời gian chơi đùa với chúng, thu hút các con con bằng các giọng nói, âm thanh ngôn ngữ riêng (Wheatley và cs., 1999).

Truyền đạt thông tin

Các khỉ Macaque spp. có một phương thức truyền tin riêng giữa chúng với nhau trong mọi tình huống. Có hai phân loại chính đối với khỉ đuôi dài Macaca spp. về ngôn ngữ. Một số âm thanh khắt khe, gay gắt hay tình dục, vui vẻ, phấn khích để biểu hiện, đặc biệt hay dùng khi khi xuất hiện các thú ăn thịt nguy hiểm, hoặc khi chúng cảm thấy dễ bị đe dọa, tiếng kêu chim chíp, hót líu lo hay tiếng sủa có thể nghe được giữa các thành viên. Các tiếng kêu trong trẻo, dễ nghe dùng thúc đẩy tương tác tình bạn và tránh sự tấn công giữa các cá nhân và nghe thấy các tiếng từ thứ bậc thấp và con cái nổi trội cũng như các con kêu gọi mẹ. Các tiếng kêu khác gồm tiếng hét, tiếng thét dùng để gọi trong trường hợp tấn công, đặc biệt bởi các khỉ cấp dưới đang là nạn nhân, tiếng kêu xác nhận tư cách bởi con khỉ cái gần gũi với các con cái khác và tiếng như tắc kè trong giai đoạn cai bú hoặc trong tình huống xung đột (Wheatley và cs., 1999).

Mối quan hệ với loài người

Một khỉ Macaca spp. có thể sống trong một vùng lân cận, trong vùng với con người tại nhiều nơi ở Đông Nam Á. Do đó, chúng sống chung với nhau tại nhiều nơi liên quan tôn giáo và địa phương (các ngôi đền ở Indonesia, Thái Lan, Campuchia). Con người và khỉ Macaca spp. cùng chia sẻ môi trường sống trong thời tiền sử và có xu hướng sống và cư trú tại vùng rừng và gần sông. Các khỉ đuôi dài Macaca spp. đôi khi dùng nguồn thức ăn có sẵn do con người lấy từ rừng về.

Tại Mauritius, chúng thường bị bắt và bán như vật cừng hay bán theo sản phẩm làm thuốc cho các nơi có công nghiệp dược. Khỉ Macaca spp. ăn mía và các sản phẩm trong các vụ mùa, ảnh hưởng đến nền nông nghiệp và kế sinh nhai, chúng có thể tấn công người và gây thương tổn nghiêm trọng. Khỉ Macaca spp. có thể mang các mầm bệnh gây tử vong cho người.


Hình 19.

Trong nghiên cứu khoa học

M. fascicularis là một trong những loài linh trưởng được dùng rộng rãi trong thực nghiệm y học, đặc biệt chúng gắn liền với khoa học thần kinh. Do đặc tính sinh lý gần với con người, nên chúng có thể “chia sẻ” một số bệnh truyền nhiễm với người. Một số trường hợp đã được phân lập Reston ebolavirus tìm thấy trên các quần thể bị bắt giữ gây giống được chuyển từ Philippines đến Mỹ, sau đó xác định là virus Ebola mà hậu quả của chúng khi đó về mặt bệnh học không biết rõ trên người. Ngoài ra, chúng được biết là trung gian mang mầm bệnh Herpesvirus simiae - loại virus gây bệnh cho một số nhân viên phòng thí nghiệm. Nafovanny, là phương tiện lớn nhất hỗ trợ lưu giữ nòi giống của các động vật linh trưởng không phải là người trên thế giới, gần 30.000 khỉ Macaca spp. trong nhà. Các khỉ Macaca spp. ăn cua là một trong những loài được sử dụng như một test thử kiểm tra khoảng không gian mà các động vật này bay.

KSTSR P. knowlesi gây sốt rét trên khỉ M. fascicularis cũng có thể gây nhiễm trên người. Một số ca đã được báo cáo trên người, thậm chí gây SRAT và TVSR, song vẫn còn nhiều khía cạnh liên quan đến loài này vẫn chưa hiểu thấu đáo. Do đó, không thể đánh giá hết nếu xảy ra một mối đe dọa mới liên quan đến sức khỏe hoặc nếu chỉ mới khám phá nhờ vào các công cụ và kỹ thuật phát hiện được cải thiện gần đây. Với lịch sử lâu dài của loài người và khỉ Macaca spp. sống cùng với nhau tại Đông Nam Á, điều đó có thể dẫn đến nhiều vấn đề cần nghiên cứu bổ sung thêm.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa của con người

Theo tài liệu dẫn sách đỏ Việt Nam, phần động vật cho biết khỉ Macaca fascicularis (Rafles, 1821), Macaca irus Cuvier, F. 1818 ; hoặc Simia fascicularis (Raffles, 1821), thuộc họ khỉ, bộ linh trưởng. Về đặc điểm nhận dạng, lông khỉ thường có màu từ xám đến nâu đỏ, phía sau cơ thể nhạt hơn. Lông trên đầu mọc hướng về sau. Thường có mào, mặt có màu hồng. Con đực lớn thường có hai chỏm lông trắng trên miệng ở hai bên như Bộ: ria. Con cái có lông quanh mồm thưa hơn. Con non sinh ra có màu đen. Đuôi dài và được phủ lông tốt, chiều dài đuôi thường đạt 3/4 hoặc hơn so với chiều dài cơ thể.

Hình 19

Tuổi trưởng thành vào lúc 50 - 51 tháng (Harvey và cs., 1987). Thời gian mang tha i 160 - 170 ngày (Nowak và cs., 1991). Thời gian giữa hai lần sinh sản trung bình 13 tháng (Ross và cs., 1992). Thời gian sống 37 - 38 năm (Michael và cs., 1993). Thức ăn chủ yếu là quả (64%), hạt, nõn cây, lá những phần khác của thực vật và động vật như côn trùng ếch, nhái, cua (Payne và cs, 1985). Chúng hoạt động vào ban ngày và trên cây. Loài này bơi rất giỏi và thường nhảy xuống nước từ cành cây.

Con đực đầu đàn thường ít đánh dấu khu vực như các loài khỉ khác. Các con non thường đùa nghịch với nhau trong đàn. Chúng thường đùa với nhau trong vòng hai năm. Con đực thường đùa với con đực, con cái thường đùa với con cái. Rất hay ngồi thành nhóm ngay đường cái, không hoảng sợ khi xe chạy qua. Thường sống thành đàn, ít khi gặp một con. Đàn có cấu trúc nhiều đực, nhiều cái (Roonwal và cs., 1977), trung bình 2,5 con cái 1 con đực. Chúng sống thành đàn từ 10-100 con (Wolfheim và cs., 1983). Sống trong rừng rậm nguyên sinh, thứ sinh, rừng tre nứa, rừng thường xanh, rừng thưa, bờ sông, ven biển, rừng ngập mặn ven biển, dọc theo các con sông tới độ cao 2000m (Wrangham và cs., 1993).

Sự phân bố khỉ này trong nước rất rộng, từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở vào tới Kiên Giang và trên thế giới tập trung ở Đông nam Á. Trước năm 1975, loài này còn gặp rất phổ biến ở các khu rừng ở các tỉnh phía Nam từ tỉnh Thừa Thiên - Huế tới tỉnh Kiên Giang trên diện tích ước tính khoảng > 5.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây tình trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh.

Số lượng tiểu quần thể hiện nay khoảng 30. Nguyên nhân biến đổi là do nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán và xuất khẩu. Chúng có giá trị làm thuốc, làm vật mẫu, đối tượng nghiên cứu khoa học. Mặt khác nếu bảo vệ và nhân nuôi tốt chúng sẽ trở thành nguồn xuất khẩu.

Về biện pháp bảo vệ, khỉ này đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2000 và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Lâm nghiệp (Phụ lục IIB Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính Phủ). Cần tiến hành tốt việc thực thi pháp luật, các quy chế, nghị định của chính phủ về công tác bảo vệ động vật hoang dã. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và các chương trình quản lý các loài động vật hoang dã nói chung và các loài bị đe doạ nói riêng. Tuy nhiên nhiều nơi đã có chương trình nhân nuôi sinh sản loài này trong một số trại nuôi.

Hình 20

Các loài thuộc về nước ngoài bị đe dọa và xâm nhập: Dù cho hiện không có các dữliệu về tác động của các loài từ nước ngoài xâm nhập lên sự bảo tồn của khỉ macaque, khỉ đuôi dài macaque thường gây các ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều vùng miền – nơi mà quần thể chúng xuất hiện song không có mặt của các động vật ăn thịt tự nhiên (Poirier và Smith, 1974; Crockett pers. comm.). Chẳng hạn, quần thể khỉ đuôi dài macaques được thành lập trên các đảo ở Mauritius tạo ra một mối nguy hại nghiêm trọng cho các loài lưu hành khác. Nếu không có các động vật ăn thịt tự nhiên trên đảo thì các quần thể khỉ đuôi dài macaque đã phát triển không thể kiểm soát nổi qua nửa thế kỷ qua (Stanley và cs., 2003).

Chúng ăn tất cả cỏ cây và hạt giống và giúp lan tràn các cỏ cây nhập ngoại khắp trong rừng, thay đổi thành phần cấu trúc rừng tự nhiên, gây nên cho chúng lan tràn khắp do sự xâm thực các loài thực vật. Chúng cũng góp phần quan trọng vào sự tuyệt chủng một số loài chim trên đảo Mauritius, gồm có loài vẹt xanh Mauritian và chim bồ câu hồng. Các khỉ đuôi dài macaque đã phá hủy các tổ chim của các loài chim này khi chúng có mặt và lục lọi tìm thức ăn và làm nhà cho chungd và đồng thời chúng có thể gây tử vong trực tiếp do ăn trứng của các loài chim này (Stanley và cs., 20030.

Mặc dù hiện nay không còn đe dọa, song các khỉ đuôi dài Macaca spp. là các con vật dễ bị ngược đãi và bức hại ở những nơi mà đang có vụ mùa và chúng tiếp xúc với con người như tấn công lấy thức ăn. Chúng được coi là động vật gây hại nghiêm trọng cho nông nghiệp, chúng đi vào các vườn và ăn trái cây, gồm cam, chuối, dừa cũng như các mùa thu hoạch khoai sọ, khoai tây, lúa gạo, sắn và khoai mì. Mối tương tác này có thể vì thời điểm nông nghiệp con người bắt đầu và khỉ đuôi dài macaques đến. Nhằm đối phó với khỉ, con người thường bắn khỉ và có thể loại bỏ toàn bộ quần thể khỉ tại chỗ (Wheatley và cs., 1999).

Việc thu hoạch khỉ đuôi dài macaques cho mục đích nghiên cứu y sinh học là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng lên sự sống còn nhưng việc làm này hiện đã kết thúc và chấm dứt (Supriatna và cs., 1996). Một vị thế và vùng nuôi dưỡng sinh sản tại Indonesia được thiết lập vào những năm 1980 để thu hoạch các con khỉ bán hoang dại, quần thể được quản lý thay vì quần thể tự nhiên (Kyes và cs., 1998).

Ngày 05/05/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích