Tại Việt Nam, theo báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tính đến ngày 2/4/2021 số ca nhiễm COVID-19 là 2617, 35 ca tử vong; dịch xảy ra tại 48 tỉnh, thành phố trong cả nước. Điều đáng quan tâm hiên nay, là số ca nhập cảnh chiếm một số lượng khá lớn chiếm tới 38,74%, là số ca nhiễm theo đường sân bay từ các nước trên thế giới trong đó có cả Châu Phi - nơi có tỷ lệ mắc sốt rét chiếm hơn 90% số ca nhiễm trên toàn cầu
Tại Việt Nam, công tác phòng chống sốt rét từ năm 1991 đến nay, sau 30 năm thành tựu thu được là to lớn từ hơn 1 triệu ca mắc với 4646 ca tử vong vào năm 1991, đến hết năm 2021 chỉ còn 1422 ca nhiễm, 01 ca tử vong, dịch bệnh sốt rét không xảy ra, là cơ sở và tiền để để Chính phủ Việt Nam cam kết với cộng đồng quóc tế sẽ loại trừ sốt rét P.falciparum vào năm 2025 và tiến tới loại trừ hoàn toàn bệnh sốt rét vào năm 2030.
Một nghiên cứu ở Mali đã chỉ ra rằng ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) ẩn nấp trong suốt mùa khô bằng cách thay đổi các thuộc tính của hồng cầu. Mỗi năm sốt rét cướp đi sinh mạng xấp xỉ 400.000 người, phần lớn trong số này là trẻ em và phụ nữ có thai tại châu Phi. Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng phần lớn các ca bệnh và tử vong xảy ra trong các tháng mùa mưa, khi những con muỗi xuất hiện nhiều vô kể.
Ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) kháng artemisinin- thành phần chính của thuốc điều trị sốt rét phối hợp, được Tổ chức Y tế thếgiới (TCYTTG) khuyến cáo đã xuất hiện nhiều nơi ở Đông Nam Á, tuy nhiên chưa có trường hợp nào được xác nhận ở châu Phi.
Các nhà khoa học cho biết thực phẩm siêu chế biến như cốm gà, kem và ngũ cốc ăn sáng có liên quan đến tử vong sớm và sức khỏe kém. Các nhà nghiên cứu ở Pháp và Tây Ban Nha cho biết lượng thực phẩm như vậy đang được sử dụng tăng vọt. Các nghiên cứu của họ không phải là bằng chứng rõ ràng về tác hại nhưng lại nóng lên trong các thử nghiệm cho thấy thực phẩm siêu chế biến làm cho con người ăn quá nhiều.Các chuyên gia bày tỏ sự thận trọng nhưng kêu gọi điều tra thêm.
Theo thông tin từ ngày 21 tháng 3 năm 2019, nguồn từ Fundação de Amparo à Pesquisa do Estado de São Paulo cho biết các nhà nghiên cứu Brazil cảnh báo có quá ít loại thuốc mới đã được phát triển để điều trị các bệnh bị lãng quên trong những thập kỷ gần đây. Mặc dù các bệnh bị lãng quên chiếm 11% gánh nặng bệnh tật toàn cầu nhưng chúng chỉ được nhắm mục tiêu với một tỷ lệ nhỏ các loại thuốc mới được phát triển mỗi năm.
Theo thông tin từ nguồn của Viện sức khỏe toàn cầu Barcelona (ISGlobal) chobiết qua một phân tích mới xác định các khu vực châu Phi nơi sử dụng ivermectin (IVM) cho vật nuôi sẽ có tác động lớn nhất đến việc truyền bệnh sốt rét. Kết quả chỉ ra Tây Phi, phía dưới Sahel, nơi có tỷ lệ mắc mới bệnh sốt rét rất cao.
Báo cáo của Tổ chức Y tế (TCYTTG) cho biết, trên thế giới sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về phổi, điển hình là ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), 90% trong số hơn 600.000 người mắc ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá và hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra 75% số ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Một thử nghiệm lâm sàng đã được đưa ra để xem xét nghiệm hơi thở có thể phát hiện sự hiện diện của ung thư hay không. Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem các dấu hiệu của các loại ung thư khác nhau có thể được tìm thấy trong các mẫu của các phân tử hơi thở. Nhóm nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh tại Cambridge sẽ thu thập các mẫu hơi thở từ 1.500 người, một số người trong số đó bị ung thư.
Theo thông tin từ nghuồn của Trường Y tế Công cộng Bloomberg, Đại học Johns Hopkins cho biết bất cứ nơi nào có thể, các nhà nghiên cứu không nên chỉ tập trung vào hành vi của muỗi khi làm việc nghiên cứu để loại trừ bệnh sốt rét, mà còn phải xem xét cách hay hành vi con người vào ban đêm khi nguy cơ bị muỗi nhiễm bệnh đốt cao nhất – đây được xem là phát hiện mới từ Trung tâm Chương trình Truyền thông Johns Hopkins (CCP) cho biết.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3547492 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impe.quynhon@gmail.comTrưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích