Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 6 1 0 2
Số người đang truy cập
8
 Tin tức - Sự kiện Tin vắn đáng chú ý
Đảm bảo và duy trì các dịch vụ sốt rét thiết yếu trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19

Mặc dầu Tổ chức Y tế thế giới và Chính phủ các quốc gia trên thế giới cố gắng đẩy nhanh các biện pháp phòng chống dịch COVID -19 như mở rộng xét nghiệm Realtime- PCR, ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài, truy vết, khoanh vùng, cách ly và tiêm chủng vaccine nhưng diễn biến dịch bệnh này không những không thuyên giảm mà trái lại tại nhiều quốc gia số ca mắc và tử vong vẫn gia tăng, đặc biệt là trong những tuần gần đây, đến thời điểm ngày 31/3/2021 số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 128.540.982 ca, với 2.808.308 ca tử vong, xảy ra tại 233 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tính đến ngày 2/4/2021 số ca nhiễm COVID-19 là 2617, 35 ca tử vong; dịch xảy ra tại 48 tỉnh, thành phố trong cả nước. Điều đáng quan tâm hiên nay, là số ca nhập cảnh chiếm một số lượng khá lớn chiếm tới 38,74%, là số ca nhiễm theo đường sân bay từ các nước trên thế giới trong đó có cả Châu Phi - nơi có tỷ lệ mắc sốt rét chiếm hơn 90% số ca nhiễm trên toàn cầu và một số lớn số ca nhập cảnh theo đường bất hợp pháp qua đường mòn, lối mở, đường sông từ các nước có chung đường biên giới như Lào, Cambodia, Trung Quốc - khả năng kiểm soát của các lực lượng chức năng không thể bao quát hết làm cho nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ra cộng đồng và trong số này có thể có ca nhiễm sốt rét hoặc là đồng nhiễm với sốt rét, gây bỏ sót ca bệnh sốt rét vì hiện nay chỉ tập trung vào COVID-19. Bên cạnh đó, tại các khu cách ly trong các vùng sốt rét lưu hành, nguy cơ nhiễm sốt rét có khả năng xảy ra vì các biện pháp bảo vệ cá nhân như ngủ màn không được kiểm soát.

Hơn nữa, tình trạng giản cách, khoanh vùng cũng làm cho một số lượng lớn cán bộ y tế các tuyến tập trung thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 nên các hoạt động y tế khác, trong đó có hoạt động sốt rét bị gián đoạn, các dịch vụ sốt rét thiết yếu phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị, điều tra và xử lý ổ bệnh, ổ dịch bị chậm trễ như thuốc sót rét các loại, test chẩn đoán nhanh, hóa chất phun tồn lưu trong nhà, tẩm màn và nếu các hoạt động này không được tiếp tục thì nguy cơ bên cạnh bùng phát COVID-19 cũng có thể gây ra bùng phát dịch bệnh sốt rét – tạo ra nguy cơ kép và việc phòng chống gặp nhiều khó khăn.


Tẩm màn bằng hóa chất diệt phòng chống sốt rét

Do vây, trong thời điểm hiện nay dịch bệnh COVID-19 đang được kiểm soát tốt thì y tế các tuyến cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khi dịch COVID-19 bùng phát các hoạt động phòng chóng sốt rét không bị đình trệ. Việc cần làm đầu tiên là trang bị cho các cán bộ y tế các tuyến có kiến thức, kỹ năng và ý thức về phòng chống COVID-19 nhằm đảm bảo an toàn cho lực lượng y tế cũng như người dân khi triển khai tại thực địa bao gồm thực hiện nghiêm thông điệp 5 K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khai báo, Khoảng cách, Không tập trung) theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trong quá trình tiếp xúc với cộng đồng, cán bộ y tế phải mặc áo quần bảo hộ, đeo khẩu trang N95 (nếu có), kính chắn giọt bẩn, găng tay y tế… để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2,giảm số lượng người tiếp xúc bằng cách chia thành nhiều nhóm nhỏ khi ở thực địa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phân phối màn tẩm hóa chất tồn lưu từ dự án, phun tồn lưu khi xử lý ổ bệnh/dịch tại cộng đồng, phun tồn lưu tại các khu cách ly khi có ca lây nhiễm tại các vùng sốt rét lưu hành. Thông qua các hỗ trợ gián tiếp như tin nhắn bằng Zalo, Facetime, Messenger hay loa địa phương. Để nhanh chóng phát hiện bệnh nhân sốt rét thì cần sử dụng test chẩn đoán nhanh (kết quả có được trong vòng 15 phút) và kèm theo đó là lấy một lam máu khi bệnh nhân lên cơn sốt nếu kết quả test âm tính, điều trị bệnh nhân sốt rét theo phác đồ năm 2019 của Bộ Y tế đúng chủng loại ký sinh trùng bằng các thuốc sốt rét hiện có, với các trường hợp được chẩn đoán là sốt rét ác tính hoặc nghi ngờ sốt rét ác tính thì ưu tiên dùng Artesunate tiêm; nếu không có thuốc tiêm có thể sử dụng quinin sulfat phối hợp doxycyclin/clindamycin qua đường sonde dạ dày và chuyển lên tuyến trên nơi có điều kiện hồi sức tích cực.Với các khu cách ly không thuộc vùng sốt rét lưu hành thì ưu tiên theo dõi, giám sát người mác COVID-19 để phát hiện sớm, xử lý kịp thời tránh lây lan ra cho người khác. Dựa vào tờ khai y tế để xác định người từ vùng dịch tể về, hỏi tiền sử dịch tể, tiền sử sốt rét, nguy cơ nhiễm sốt rét. Sử dụng màn chống muỗi tại các khu cách ly và nếu có điều kiện thì cung cấp màn tồn lưu lâu (LLIN/ITN). Lưu ý đến nhóm dân di biến động , di cư tự do vì đây là nhóm dân có nguy cơ cao khả năng lây nhiễm sốt rét và SARS-C0V-2 do khó tiếp cận với các dịch vụ y tế và hoạt động di cư của họ. Vì vậy, cần thông tin cho người dân ở nhà, trở về nhà, không đi khỏi địa phương. Khi có dịch, nhóm đối tượng này cần phải được kiểm soát sốt rét thông qua điều tra, phát hiện trường hợp bệnh và điều trị sớm, và cần được hỏi về tiền sử dịch tể sốt rét. Nắm bắt và quản lý dân di biến động trong thôn, xã có người dân di biến động (dân đi rừng, dân đi rẫy/ngũ lại rẫy, dân đi làm ăn nơi khác…). Báo cáo trường hợp bệnh cho tuyến trên trong vòng 24h (bình thường là từ 24-48h). Sau 24h thực hiện điều tra để xác định ca bệnh nội địa hay ngoại lai. Đồng thời thực hiện việc phát hiện bệnh chủ động có chỉ điểm tại các hộ gia đình có trường hợp bệnh sốt rét.Thực hiện ngay việc kiểm tra phát hiện bệnh chủ động cho các thành viên hộ gia đình có trường hợp bệnh sốt rét và các hộ gia đình hàng xóm xung quanh với số lượng từ 20-30 hộ.

Phòng chống sốt rét trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, tùy theo tình hình mà các địa phương linh hoạt, điều chỉnh, tăng cường bên cạnh ưu tiên tập trung chống dịch COVID-19, y tế các tuyến cần tổ chức thật tốt, nhanh, gọn, hiệu quả các hoạt động phòng chống sốt rét tại thực địa nhằm tránh lây lan dịch bệnh COVID-19 ra cộng đồng nhưng đồng thời cũng không thể làm gián đoạn các hoạt động phòng chống sốt rét, tránh xảy ra dịch bệnh kép, góp phần hướng tới mục tiêu loại trừ hoàn toàn sốt rét vào năm 2030 như cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng thế giới.

Ngày 06/04/2021
Ths.Bs.Lê Thạnh
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích