Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 9 2 6 4
Số người đang truy cập
3 4 2
 Tin tức - Sự kiện Tin vắn đáng chú ý
Dòng Coronavirus mới xuất hiện trên loài hươu Ontario

Các nhà khoa học cũng phát hiện các dấu hiệu về khả năng lây truyền từ hươu sang người, nhưng vẫn chưa có bằng chứng cho thấy dòng vi-rút mới này cónguy cơ cao đối với con người.

Các nhà khoa học vừa phát hiện một phiên bản mới, đột biến mạnh của coronavirus trên quần thể hươu đuôi trắng tại vùng tây nam tỉnh o­ntario (Canada), phiên bản này có thể đã và đang tiến hoá trên động vậttừ cuối năm 2020.

Họ cũng phát hiện một chuỗi trình tự vi-rút tương tự trên một người tại khu vực này và từng tiếp xúc gần với loài hươu này, đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy có thể có sự lan truyền vi-rút từ hươu sang người.

Tác giả của nghiên cứu mới này, Samira Mubareka, một nhà vi-rút học tại Viện Nghiên cứu Sunnybrook và Đại học Toronto, cho biết: “Vi-rút này đang tiến hoá trên loài hươu và phát triển phân nhánh trên loài hươu theo hướng khác xa với dòng vi-rút chúng ta quan sát được đang tiến hoátrên con người”.

Phát hiện mới này vẫn chưa được công bố trên một tạp chí bình duyệt, và không có bằng chứng cho thấy dòng vi-rút trên hươu này đang lan rộng, hoặc đe doạ làm leo thang nguy cơ cho con người. Các thử nghiệm sơ bộ trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng dòng vi-rút mới này dường như không có khả năng lẩn tránh các kháng thể người.


Hai nghiên cứu gần đây cho thấy rằng coronavirus có thể vẫn len lỏi trong quần thể hươu
đuôi trắng trong thời gian dài, làm dấy lên lo ngại rằng chúng có thể là một nguồn chứa các biến chủng trong tương lai.
(Ảnh: Julio Cortez/Associated Press)

Nhưng nghiên cứu này được đăng tải trực tuyến chỉ vài ngày sau khi một nhóm khác đã báo cáo rằng biến thể Alpha đã có thể tiếp tục lan truyền và tấn công vào loài hươu Pennsylvania dù sau khi nó đã biến mất khỏi quần thể người.

Như vậy, hai nghiên cứu này đều chỉ ra rằng vi-rút này có thể đang len lỏi trong quần thể hươu trong các khoảng thời gian dài, làm dấy lên lo ngại rằng các loài động vật có thể sẽ trở thành một nguồn chứa dài hạn của vi-rút này và là một nguồn chứa các biến chủng trong tương lai.

Nhà vi-rút học Arinjay Banerjee, từ Đại học Saskatchewan, người không hề tham gia vào nghiên cứu, cho biết: “Chúng ta không cần phải hoảng sợ”.

Nhưng ông cũng nói thêm: “Càng có nhiều vật chủ, thì càng có nhiều khả năng vi-rút phải tiến hoá”.

Các nghiên cứu trước đó đã phát hiện rằng vi-rút này đang lan rộng trong quần thể hươu đuôi trắng. Nghiên cứu cũng cho rằng con người đã không ngừng làm lây lan vi-rút cho loài hươu, và sau đó chúng tự lây cho quần thể mình. Làm thế nào mà con người lây lan vi-rút cho loài hươu vẫn còn là một bí ẩn, và cho đến hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy rằng các loài động vật này đang truyền bệnh lại cho con người.

Nghiên cứu từ Canada này là sự cộng tác của hơn 20 nhà nghiên cứu tại các cơ quan tổ chức trên khắp tỉnh o­ntario. Các nhà khoa học đã thu thập cácmẫu vật hạch bạch huyết và tăm bông dịch mũitừ 300 con hươu đuôi trắng bị giết bởi các thợ săn o­ntario từ ngày 1 tháng 11 đến 31 tháng 12 năm 2021. Sáu phần trăm số động vật này, tất cả đều từ vùng tây nam o­ntario, đã được xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi-rút, cho thấy rằng chúng vẫn đang nhiễm vi-rút khi đã chết.

Các nhà nghiên cứu đã giải trình tự đầy đủ hệ gen của vi-rút từ năm con hươu nhiễm bệnh và phát hiện một chùm đột biến (constellation of mutations) độc nhất chưa từng được ghi chép trước đây. Tất cả có tới 76 đột biến – một số trong số này đã được báo cáo trước đây trên hươu, chồn vizon (mink) và các động vật nhiễm bệnh khác –khiến cho các nhà khoa học phải xếp chúng vào một dòng vi-rút riêng của phiên bản vi-rút ban đầu.

Các mẫu vật hươu phần lớn có liên quan mật thiết đến các mẫu vật vi-rút thu được từ các bệnh nhân người từ bang Michigan (Hoa Kỳ), không quá xa khu vực tây nam o­ntario vào tháng 11 và 12 năm 2020. Chúng cũng tương tự các mẫu vật thu được từ người và chồn vizon tại bang Michigan trong đầu mùa thu đó.

Những phát hiện này, cùng với tỷ lệ mà vi-rút tích luỹ các đột biến, cho thấy rằng dòng vi-rút mới này có thể đã phân nhánh từ các phiên bản đã biết của vi-rút nàyvà đã đang tiến hoá âm thầm từ cuối năm 2020.


Một nhà nghiên cứu đang thu thập mẫu dịch mũi từ một con hươu tại một trung tâm hoang dã tại Đại học A&M Texas thị trấn College Station
(ảnh: Sergio Flores for The New York Times)

Nhưng con đường đi chính xác của nó như nào thì các nhà khoa học vẫn chưa rõ. Một khả năng có thể đó là con người có thể đã lây lan vi-rút trực tiếp cho hươu, và sau đó vi-rút tiếp tục lây lan trong quần thể hươu và tích luỹ các đột biến. Đồng thời, cũng có khả năng là dòng vi-rút này đã tiến hoá ít nhất một phần ở một loài trung gian khác – có thể là những con chồn vi-zon tự nhiên hoặc trong nông trại – và sau đó nó bằng cách nào đó được truyền sang loài hươu.

Nhà vi trùng học thú yTS. Suresh Kuchipudi, từ Penn State, người không tham gia vào nghiên cứu này, cho biết trong một email: “Chúng ta không có được tất cả các mảnh ghép của bộ ghép hình này”.

Các nhà nghiên cứu cho biết, một mẫu vi-rút được thu thập từ một bệnh nhân người tại tây nam o­ntario vào mùa thu 2021 có sự trùng khớp với các mẫu vật hươu này. Người này được biết là đã “tiếp xúc gần” với hươu.

(Họ không thể tiết lộ thêm các chi tiết về sự tiếp xúc gần này vì các lý do riêng tư, mặc dù TS. Mubareka đã nhấn mạnh rằng mọi người không nên lo lắng về sự tiếp xúc không trực tiếp, ngẫu nhiên, như là chỉ đơn giản là một con hươu đi lạc vào sân sau nhà họ).

Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng, cỡ mẫu cũng vô cùng nhỏ, và không có bằng chứng thuyết phục rằng người này nhiễm vi-rút từ hươu. Nhà sinh thái học các bệnh động vật hoang dã Roderick Gagne tại Trường Y học Thú y, Đại học Pennsylvania cho biết: “Chúng ta không có đủ thông tin để xác nhận rằng hươu truyền bệnh ngược lại cho con người”.

Nhưng vào thời điểm mẫu vật từ người được thu thập, Otanrio đã đang giải trình tự các mẫu vật vi-rút từ tất cả người dân trong khu vực có kết quả xét nghiệm PCR dương tính. Các nhà nghiên cứu không phát hiện bất kỳ người nào nhiễm các phiên bản tương tự của vi-rút, cho thấy rằng ít có khả năng vi-rút đã tiến hoá độc lập trên con người.

TS. Mubareka cho biết: “Nếu nó đã xuất hiện rộng rãi trên người, thậm chí là chỉ trong một nhóm nhỏ hơn, tôi nghĩ chúng ta đã có thể phát hiện ra rồi”.

Không có bằng chứng cho thấy người nhiễm dòng vi-rút mới này lây nhiễm vi-rút sang cho bất kỳ ai khác.

Và dữ liệu trước đây cho thấy rằng các loại vắc-xin hiện hành vẫn có thể bảo vệ khỏi dòng vi-rút mới này. Các nhà khoa học phát hiện rằng các kháng thể từ những người được tiêm vắc-xin có thể vô hiệu hoá các pseudovirus (vi-rút giả tạo ra bởi con người) – các vi-rút không thể nhân bản, vô hại – đã được tạo ra để mô phỏng dòng vi-rút trên hươu này.

Trong nghiên cứu thứ hai, các nhà nghiên cứu từ trường y tế và thú y Đại học Pennsylvania đã phân tích các tăm bông dịch mũi từ 93 con hươu đã chết tại Pennsylvania trong mùa thu và đông năm 2021. 19 phần trăm số hươu này vẫn còn nhiễm vi-rút. Khi các nhà nghiên cứu giải trình tự bảy mẫu vật, họ phát hiện rằng năm con hươu nhiễm biến chủng Delta, trong khi hai con còn lại nhiễm biến chủng Alpha.

Vào thời điểm các mẫu vật được thu thập, biến chủng Delta đã đanglan rộng trên quần thể người tại Hoa Kỳ, nhưng biến chủng Alpha đã tấn công người Mỹ vào mùa xuân 2021 đã biến mất từ lâu.

Nhà vi trùng học Eman Anis từ Trường Y học Thú y, Đại học Pennsylvania và là tác giả của nghiên cứucho biết: “Biến chủng Alpha dường như vẫn còn dai dẳng trên loài hươu đuôi trắng trong thời gian mà nó không còn xuất hiện trên người “.

Quả thực, các mẫu vật Delta trên hươu có sự tương đồng về mặt di truyền đối với những biến chủng Delta trên người, cho thấy rằng nó đã lai giữa các dòng tương đối gần đây. Nhưng hai chuỗi trình tự biến chủng Alpha này lại có những khác biệt lớn so với các dòng vi-rút trên người. (Chúng cũng khác nhau về cơ bản, cho thấy rằng biến chủng này đã được truyền sang quần thể hươu ít nhất 2 lần).

TS. Gagne, một trong số các tác giả của nghiên cứu Pennsylvania, cho biết: “Điều cần nhấn mạnh là loài hươu này duy trì sự lan truyền và nhiễm bệnh bên trong quần thể chúng. Vì vậy, bạn biết đấy, nó không chỉ là một sự kiện lây lan từ con người, hươu bị nhiễm bệnh và sau đó biến mất”.

Liệu các dòng vi-rút này có tiếp tục lây lan và tiến hoá trong quần thể hươu không vẫn chưa rõ, hay nó sẽ còn là những nguy cơ đe doạ đến con người và động vật khác nữa.

Jeff Bowman, một nhà khoa học nghiên cứu tại Bộ Phát triển phía Bắc, Dầu mỏ, Tài nguyên và Lâm nghiệp o­ntario và là tác giả của nghiên cứu Canada cho biết: “Dựa trên các thông tin hiện tại, tôi cho rằng nguy cơ của việc động vật hoang dã, bao gồm hươu, lây lan vi-rút cho người là rất thấp”.

Nhưng các nhà khoa học cùng cho rằng điều then chốt là tiếp tục theo dõi. TS. Mubareka cho rằng các quan chức nên tăng cường sàng lọc nước thải tại o­ntario và các khu vực xung quanh để tìm kiếm các dòng vi-rút trên hươu – và đảm bảo rằng nó không trở nên phổ biến.

Các chuyên gia cũng thúc giục người dân tiếp tục tuân thủ các hướng dẫn từ các cơ quan y tế công cộng, bao gồm không cho hươu hoặc các động vật hoang dã ăn và mang găng tay khi săn bắn giết mổ động vật.

TS. Mubareka cho biết: “Chúng ta cũng nên giảm thiểu nguồn chứa lớn nhất cho vi-rút này, chính là chúng ta, để đảm bảo rằng chúng ta không tiếp tục lây lan cho hươu và tạo ra các dòng vi-rút mới của vi-rút”.

Ngày 04/03/2022
CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Biên dịch https://www.nytimes.com/2022/03/01/health/coronavirus-variant-deer-ontario.html)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích