Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 17/09/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Finance & Retail Bạn trẻ
Nhịp sống trẻ
Công nghệ số
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 5 7 8 6 5 2
Số người đang truy cập
2 0 6
 Bạn trẻ Nhịp sống trẻ
Nuôi con bằng sữa mẹ: cần truyền thông đẩy mạnh hơn nữa

Trẻ sơ sinh và mẹ trên khắp thế giới bị thất bại do thiếu đầu tư trong việc nuôi con bằng sữa mẹ

Phân tích mới cho thấy một khoản đầu tư khoảng 4,70 đô la Mỹ cho mỗi trẻ sơ sinh có thể tạo ra 300 tỷ đô la lợi ích kinh tế vào năm 2025.Ngày 01 tháng 8 năm 2017, theo một báo cáo mới của UNICEF và WHO họp tác với sáng kiến chung trên toàn cầu về bú sữa mẹ cho biết không có quốc gia nào trên thế giới đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trong việc cho bú mẹ bằng sữa mẹ- một sáng kiến ​​mới nhằm tăng tỷ lệ cho trẻ bú mẹ trên toàn cầu.

Bảng đánh giá nuôi con bằng sữa mẹ trên toàn cầu đã đánh giá 194 quốc gia cho thấy chỉ có 40% trẻ em dưới 6 tháng được bú mẹ hoàn toàn (chỉ dùng sữa mẹ) và chỉ có 23 quốc gia có tỷ lệ cho bú mẹ hoàn toàn trên 60%.Bằng chứng cho thấy rằng cho con bú sữa mẹ có lợi ích về nhận thức và sức khoẻ cho cả trẻ sơ sinh và mẹ. Điều này đặc biệt quan trọng trong sáu tháng đầu đời, giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy và viêm phổi, hai nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Các bà mẹ cho con bú sữa mẹ giảm nguy cơ bị ung thư buồng trứng và ung thư vú, hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới cho biết: "Nuôi con bằng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh có một khởi đầu tốt nhất có thể trong cuộc đời. "Sữa mẹ có tác dụng như một loại vaccine đầu tiên của trẻ sơ sinh, bảo vệ trẻ sơ sinh tránh các căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn và cung cấp cho trẻ tất cả các dưỡng chất cần thiết để tồn tại và phát triển".
 

Bảng điểm được công bố vào lúc bắt đầu Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới cùng với một phân tích mới cho thấy rằng một khoản đầu tư hàng năm chỉ có 4,70 đô la Mỹ cho mỗi trẻ sơ sinh được yêu cầu làm tăng tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trên toàn cầu ở trẻ em dưới 6 tháng lên 50 phần trăm vào năm 2025. Chăm sóc sức khoẻ và sự giàu có của các quốc gia: Ví dụ đầu tư về nuôi con bằng sữa mẹ, cho thấy việc đạt được mục tiêu này có thể cứu sống 520.000 trẻ em dưới 5 tuổi và có thể tạo ra 300 tỷ USD lợi ích kinh tế trong vòng 10 năm, một kết quả mang lại do giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và bệnh tật và tăng năng suất.

Giám đốc điều hành của UNICEF, Anthony Lake, cho biết: "Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những cách đầu tư hiệu quả và chi phí hiệu quả nhất mà các quốc gia có thể làm cho sức khoẻ của các thành viên trẻ nhất và sức khoẻ tương lai của nền kinh tế và xã hội của họ. Nếu không đầu tư cho việc cho con bú bằng sữa mẹ, chúng ta đang lãng quên các bà mẹ và con của họ - và phải trả giá gấp đôi: đánh mất mạng sống và đánh mất cơ hội. Ví dụ đầu tư cho thấy trong 5 nền kinh tế mới nổi nhất thế giới-Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico và Nigeria- việc thiếu đầu tư trong việc nuôi con bằng sữa mẹ gây ra khoảng 236.000 trẻ em chết mỗi năm và 119 tỷ đô la thiệt hại kinh tế.
 

Trên toàn cầu, đầu tư cho việc cho con bú bằng sữa mẹ rất thấp. Hàng năm, các chính phủ ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình chi khoảng 250 triệu đô la Mỹ cho việc quảng bá nuôi con bằng sữa mẹ; Và các nhà tài trợ chỉ cung cấp thêm 85 triệu đô la. Sáng kiến chung về nuôi con bằng sữa mẹ toàn cầu đang kêu gọi các quốc gia:

·Gia tăng kinh phí để nâng cao tỷ lệ bú mẹ từ khi sinh ra đến hai tuổi.

·Thực hiện đầy đủ Bộ luật Tiếp thị Quốc tế về các chất thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết của Đại hội đồng Y tế thế giới có liên quan thông qua các biện pháp pháp lý mạnh mẽ được thực thi và giám sát độc lập bởi các tổ chức không có xung đột lợi ích.

·Ban hành các chính sách nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc và nghỉ phép được hưởng lương dựa trên hướng dẫn bảo vệ thai sản của Tổ chức Lao động Quốc tế như là một yêu cầu tối thiểu, bao gồm các điều khoản cho khu vực kinh tế không chính thức;

·Thực hiện 10 bước cho con bú sữa mẹ thành công tại các cơ sở chăm sóc thai sản, bao gồm cung cấp sữa mẹ cho trẻ sơ sinh bị bệnh và dễ bị tổn thương;

· Cải thiện việc tiếp cận với tư vấn cho con bú sữa mẹ có kỹ năng thành thạo như là một phần các chương trình và chính sách nuôi con bằng sữa mẹ toàn diện tại các cơ sở y tế;

·Tăng cường mối liên kết giữa các cơ sở y tế và cộng đồng và khuyến khích các mạng lưới cộng đồng bảo vệ, quảng bá và hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ;

·Tăng cường các hệ thống giám sát theo dõi tiến bộ của các chính sách, các chương trình và kinh phí nhằm hướng tới việc đạt được các mục tiêu quốc gia và toàn cầu về nuôi con bằng sữa mẹ.

Nuôi con bằng sữa mẹ rất quan trọng để đạt được nhiều mục tiêu phát triển bền vững. Nó cải thiện dinh dưỡng (SDG2), ngăn ngừa tử vong ở trẻ em và giảm nguy cơ bị các bệnh không lây nhiễm (SDG3), và hỗ trợ phát triển nhận thức và giáo dục (SDG4). Nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một yếu tố giúp chấm dứt đói nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm sự bất bình đẳng.

Về thang điểm đánh giá nuôi con bằng sữa mẹ trên toàn cầu, thang điểm này thu thập dữ liệu từ các quốc gia trên thế giới về tình trạng của 7 ưu tiên do Sáng kiến chung về nuôi con bằng sữa toàn cầu nhằm gia tăng tỷ lệ cho bú sữa mẹ. Tổng số 23 quốc gia đã đạt được tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trên 60% là Bolivia, Burundi, Cabo Verde, Campuchia, Triều Tiên, Eritrea, Kenya, Kiribati, Lesotho, Malawi, Micronesia, Nauru, Nepal, Peru, Rwanda, São Tome-Principe, Solomon, Sri Lanka, Swaziland, Đông Timor.

Về sáng kiến chung nuôi con bằng sữa mẹ trên toàn cầu, cùng phối hợp với UNICEF và TCYTTG, hiệm vụ của Sáng kiến chung về nuôi con bằng sữa mẹ là tập hợp các hỗ trợ về chính trị, luật pháp, tài chính và công cộng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ, điều này sẽ đem lại lợi ích cho các bà mẹ, trẻ em và xã hội.

Các cơ quan Liên Hiệp quốc kêu gọi dành ngân quỹ và hỗ trợ nhiều hơncho việcnuôi con bằng sữa mẹ

Theo một báo cáo công bố của hai cơ quan của Liên Hiệp Quốc cho biết Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) khuyến cáo các bà mẹ cho con bú sữa mẹ trong vòng một giờ sau khi sinh và tiếp tục cho đến khi con của họ lên đến 2 tuổi với thức ăn bổ sung khi chúng lớn hơn. Tuy nhiên, không một quốc gia trên thế giới đáp ứng các tiêu chuẩn này hoặc cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ cho các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc TCYTTG cho biết sữa mẹ hoạt động như một loại vaccin đầu tiên của trẻ sơ sinh, bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn và cung cấp cho trẻ tất cả dưỡng chất cần thiết để tồn tại và phát triển. Ông Anthony Lake-Giám đốc điều hành của UNICEF đặt câu hỏi “Liệu các chính phủ có một cách đã được chứng minh, chi phí hiệu quả để cứu sống trẻ sơ sinh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, hỗ trợ sức khoẻ cho trẻ em, tăng trình độ học vấn và tăng năng suất hay không?". Lake cung cấp câu trả lời rằng “Có” và nó được gọi là nuôi con bằng sữa mẹ và đây là một trong những cách đầu tư tốt nhất mà các quốc gia có thể làm với mạng sống và tương lai của các thành viên trẻ nhất và là sức mạnh lâu dài của xã hội". Theo Sáng kiến ​​nuôi con bằng sữa mẹ trên toàn cầu, một đối tác của 20 tổ chức quốc tế với mục tiêu là tăng đầu tư cho việc cho con bằng sữa mẹ trên toàn thế giới dưới sự lãnh đạo của UNICEF và WHO, việc cho con bú bằng sữa mẹ có thể thúc đẩy sự phát triển của não, từ đó có thể dẫn đến một lực lượng lao động thông minh và hiệu quả hơn.

Hơn nữa, nuôi con bằng sữa mẹ giúp cứu được mạng sống của mẹ và trẻ. Trong sáu tháng đầu của cuộc đời, nó giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy và viêm phổi, hai nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú, hai nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ. Đại hội đồng Y tế thế giới, cơ quan ra quyết định của TCYTTG muốn nhìn thấy ít nhất 50% trẻ em dưới 6 tháng tuổi trên thế giới được bú mẹ hoàn toàn vào năm 2025. Việc đạt được mục tiêu đó sẽ đòi hỏi đầu tư thêm 5,7 tỉ đô la, hay khoảng 4,70 đô la cho mỗi trẻ sơ sinh cho những điều như cải thiện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ở cơ sở sản phụ và tăng cường tiếp cận với tư vấn tiết sữa và điều đó có thể tạo ra 300 tỷ USD cho lợi ích kinh tế của các nước thu nhập thấp và trung bình vào năm 2025 và cứu được 520.000 trẻ em trong 10 năm tới , theo một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới. Vì các bà mẹ nuôi con cần được hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng của họ và các chính phủ trên toàn thế giới cần thực hiện các chính sách như nghỉ đẻ được hưởng lương và nghỉ dưỡng cho con bú, các cơ quan của Liên Hiệp Quốc tuyên bố tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ từ ngày 1/8 đến 7/8. 

Ngày 14/08/2017
Ths.Bs. Lê Thạnh
Dịch từ WHO.int.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích