Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Finance & Retail Bạn trẻ
Nhịp sống trẻ
Công nghệ số
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 6 5 8 8 4
Số người đang truy cập
4 8 5
 Bạn trẻ Nhịp sống trẻ
Ảnh minh họa (Nguồn: https://www.dimins.com/)
Thanh niên- Lực lượng đi đầu cho một thế giới hậu COVID tươi sáng hơn

Người trẻ trên khắp thế giới vẫn lạc quan rằng có thể phục hồi toàn diện, bền bỉ từ đại dịch COVID-19. Với sự sáng tạo và cống hiến của mình, họ đang giúp phát triển các giải pháp để đảm bảo các cộng đồng thoát khỏi đại dịch mạnh mẽ hơn trước.

COVID-19 có thể đã gây ra tổn hại nghiêm trọng nhất về thể chất đối với những bệnh nhân lớn tuổi, nhưng chính những người trẻ lại phải chịu đựng mũi giùido tác động của đại dịch trên toàn thế giới.

TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói rằng: “Những người trẻ ít có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do COVID-19 nhưng sẽ chịu tác động nhiều nhất do hậu quả lâu dài của đại dịch, điều này sẽ định hình thế giới mà họ đang sống và làm việc trong nhiều thập kỷ tới”.

Các chính sáchhạn chế ra khỏi nhà và biện pháp giãn cách xã hội đã làm gián đoạn công tác giáo dục thanh niên, gây khó khăn cho việc duy trì hoặc tìm việc làm, và dẫn đến gia tăng các tình trạng sức khỏe tâm thần. Nhiều trẻ em không đạt được tiến bộ trong học tập, khoảng 101 triệu trẻ embị tụt hậu về kỹ năng đọc thành thạo trong năm 2020, đe dọa nhữngthành tựu giáo dục trong hai thập kỷ qua. Trong cùng năm đó, tỉ lệ người trưởng thành có việc làm trên toàn cầu giảm 3,7%, trong khi tỉ lệ đó ở thanh niên giảm 8,7%. Số liệu thất nghiệp ở phụ nữ trẻ thậm chí còn ảm đạm hơn, và họ phải đối mặt với những thách thức đặc biệt khác, bao gồmtình trạng yếu thế đối với bạo lực gia đình và tảo hôn ngày càng tăng.


Truyền năng lượng tuổi trẻ (Channeling youth energies)

Tuy nhiên, bất chấp những xu hướng đáng lo ngại này, thanh niên cũng là lực lượng tràn đầy năng lượng đi đầu trong việc phát triển các giải pháp sáng tạo để phục hồi đại dịch bền vững và toàn diện. Nhận thấy những nỗ lực này, WHO đã và đang thực hiện lồng ghép thanh niên vào công việc và chính sách của mình. Dẫn đầu sáng kiến này là Diah Saminarsih, Cố vấn cấp cao của Tổng giám đốc về Giới tính và Thanh niên. Từ năm 2018, bà chịu trách nhiệm tìm hiểu làm thế nào để WHO có thể phục vụ giới trẻ tốt hơn và ngược lại làm thế nào để họ có thể đóng góp vào sứ mệnh của Tổ chức.

Bà nói: “Tôi muốn những người trẻ có vai trò trong mọi yếu tố có thể như: vận động chính sách, hoạch định chính sách, nghiên cứu và khoa học, sức khỏe tình dục và sinh sản, giới tính ở mọi góc độ có thể”.

Bà Saminarsih chỉ ra rằng các sáng kiến về thanh niên thường tập trung hạn hẹp vào một định nghĩa đồng nhất về nhân khẩu học hoặc vào các vấn đề đơn lẻ như thất nghiệp. Bà muốn cách tiếp cận của WHO trở nên tổng thể và toàn diện hơn, định vị người trẻ như những đối tác bình đẳng để thực hiện “chuyển giao trí tuệ” tốt hơn trong Tổ chức. Trong thời gian xảy ra đại dịch, bà và nhóm của mình đã bắt đầu thử nghiệm tầm nhìn này bằng cách phát triển và thành lập Hội đồng Thanh niên của WHO. Dù nhiều bộ phận khác nhau của WHO cũng có các sáng kiến tập trung vào giới trẻ, nhưng Hội đồng đóng vai trò như một chiếc ô bảo vệ tất cả các sáng kiến đó.

Nó tập hợp những người trẻ tuổi có nền tảng y tế lẫn phi y tế để đưa ra hướng dẫn cho Tổng Giám đốc về các vấn đề có ảnh hưởng và quan trọng đối với họ. Các thành viên của Hội đồng sẽ nhóm họp vài lần trong năm để đạt được mục tiêu cao nhất là Chiến lược Gắn kết Thanh niên của WHO.

Bà Saminarsih nói: “Đại dịch đã cho chúng ta thấy rằng những người trẻ tuổi rất kiên cường… Tôi hy vọng rằng Hội đồng Thanh niên có thể đưa thanh niên vào các quá trình hoạch định chính sách quốc gia. Điều đó sẽ khiến nó trở nên hữu hình hơn”.

Giải pháp cho thanh niên, bởi thanh niên (Solutions for youths, by youths)

Cùng với sự ra mắt của Hội đồng Thanh niên, WHO đã công bố thành lập phong trào Huy động Thanh niên Toàn cầu (Global Youth Mobilization_GYM), một sáng kiến nhằm đầu tư và nhân rộng các giải pháp thanh niên để đối phó với đại dịch COVID-19. Với sự hợp tác của Quỹ Liên Hợp Quốc vàcác tổ chức thanh niên Big 6- chỉ riêng các tổ chức này đã thu hút hơn 250 triệu thanh niên tham gia - và với sự hỗ trợ từ Quỹ Đoàn kết Ứng phó COVID-19 (COVID-19 Solidarity Response Fund), phong trào đã triệu tập Hội nghị thượng đỉnh thanh niên toàn cầu (Global Youth Summit) vào tháng 4 năm 2021 để phản ánh về đại dịch từ lăng kính tuổi trẻ.

TS. Tedros cho biết: “Tham gia lực lượng với Big 6 và Quỹ Liên Hợp Quốcmang đến cho WHO và thế giới cơ hội độc nhất để học hỏi từ hàng trăm triệu thanh niên và được họ hướng dẫn các giải pháp bền vững để giúp cộng đồng xây dựng trở lại tốt đẹp hơn sau đại dịch”.

Sự kiện kéo dài ba ngày đã quy tụ những người trẻ tuổi cũng như các nhà hoạch định chính sách từ hơn 150 quốc gia để thảo luận về kinh nghiệm của họ và các giải pháp đề xuất cho nhiều vấn đề, trong số đó là việc gián đoạn giáo dục chính thức và không chính thức, những bất bình đẳng rõ rệt mà đại dịch đã phơi bày, tình trạng khỏe mạnh cảthể chất lẫn tinh thần và làm thế nào để gia nhập một thị trường lao động đang thay đổi. Đối với thành viên ban Huy động Thanh niên Toàn cầu (GYM) Tharindra Arumapperuma, điều khiến các cuộc trò chuyện và giải pháp tại hội nghị trở nên nổi bật là chúng phù hợp với bối cảnh địa phương. Thay vì sao chép các phương pháp tiếp cận từ các quốc gia khác, những người trẻ đã nắm bắt sự đa dạng và sắc thái bối cảnh địa phương của mình để tạo ra những đổi mới đảm bảo tính bền vững.

Bà cho biết: “Giới trẻ thường cảm thấy bị mắc kẹt trong một hệ thống do người lớn tạo ra cho họ, nhưng họ không thực sự có cơ hội để lên tiếng cho những gì họ cần trong giai đoạn thực hiện. Nếu chúng ta không tập trung vào những người trẻ đúng thời điểm, chúng ta có thể thực sự bỏ lỡ việc tạo dựng một môi trường cho thế hệ trẻ phát triển.”

Hội nghị kết thúc với một thử thách dành cho giới trẻ tham dự là phải gửi các giải pháp sáng tạo tại địa phương của mình để có cơ hội giành được khoản tài trợ từ 500 đến 5.000 đô la. Mỗi tổ chức thanh niên trong Big 6 cũng nhận được khoản tài trợ GYM trị giá 200.000 đô la để tài trợ cho các dự án quốc gia. Ví dụ, Hội Nữ Hướng đạo thế giới (World Association of Girl Guides and Girl Scouts – WAGGGS) đang hỗ trợ một dự án ở Lebanon phát triển và cải tạo không gian xanh ở Beirut và các khu vực lân cận. Mục đích là mang đến cho cộng đồng một nơi an toàn để thư giãn và trú ẩn khỏi những tác động tiêu cực của đại dịch. Một dự án khác do Hiệp hội Thanh niên Cơ đốc thế giới (World Young Men's ChristianAssociation_ World YMCA) tài trợsẽ hỗ trợ phát triển giáo dục và nghề nghiệp của thanh thiếu niên ở Peru, đào tạocác kỹ năng cho họ và ngăn họ bỏ học.

Trong buổi nói chuyện gần đây với các nhà sáng tạo trẻ, Tiến sĩ Tedros cho biết: “Đổi mới có giá trị nhất khi nó mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người thiệt thòi nhất. WHO sẽ tiếp tục tương tác với những người trẻ trên toàn thế giới, và chúng tôi hy vọng những người khác sẽ hỗ trợ thế hệ trẻ dũng cảm, sáng tạo này để chúng ta cùng nhau mang lại sức khỏe cho tất cả mọi người”.

Ngày 18/08/2021
An Khang
(biên dịch)
(Nguồn: https://www.who.int/news-room/feature-stories/detail/youth-are-leading-the-charge-to-a-brighter-post-covid-world)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích