Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 0 2 6 2
Số người đang truy cập
3 7
 Hoạt động hợp tác Dân tộc thiểu số
Thiếu nữ dân tộc Lự (nguồn: www.muadulich.com)
Người dân tộc thiểu số Lự

Người dân tộc thểu số Lự còn gọi là người Lữ, người Nhuồn, người Duồn. Đây là một dân tộc ít người sinh sống trong khu vực Thái Lan, Lào, Việt Nam và Trung Quốc.Tiếng nói chính thức của họ là tiếng Lự thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Tuy nhiên tại các quốc gia họ sinh sống, người dân tộc Lự có thể sử dụng các ngôn ngữ chính thức tại mỗi quốc gia.

Dân số và địa bàn cư trú

Tại Lào theo ước tính của Ethnologue, có khoảng 134.100 người Lự (Ethnologue năm 2000) sinh sống tại các tỉnh Phóngali, Luang Namtha, Bokeo, Oudomxai, Xaignabouli, Luang Prabang.

Tại Thái Lan theo ước tính của Ethnologue, có khoảng 83.000 người dân tộc Lự (theo ước tính năm 2001 của Johnstone và Mandryk) sinh sống tại các tỉnh Chiang Rai, Phayao, Lamphun, Nan và miền Bắc Thái Lan.

Tại Việt Nam, dân tộc Lự là một dân tộc thiểu số được công nhận. Dân số theo điều tra năm 1999 có khoảng 4.964 người, cư trú chủ yếu tập trung ở hai huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu và một lượng đáng kể di cư vào tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, theo ước tính năm 2003 của Ủy ban Dân tộc Việt Nam, dân tộc này có dân số 5.553 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người dân tộc Lự ở Việt Nam có dân số 5.601 người, cư trú tại 21 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Phần lớn người Lự cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu 5.487 người, chiếm tỷ lệ 98,0% tổng số người Lự tại Việt Nam, tỉnh Thái Nguyên 75 người, các tỉnh còn lại có không quá 10 người.

Tại Trung Quốc, dân tộc Lự được coi là một phần của dân tộc Thái.

Về đặc điểm kinh tế

Người Lự có truyền thống làm ruộng từ lâu đời. Họ biết dùng cày, bừa, đào mương dẫn nước, gieo mạ, cấy lúa, nhưng lại không làm cỏ, bón phân. Họ còn làm thêm nương rẫy để trồng lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, bông, chàm và nhà nào cũng có vườn cạnh nhà. Người Lự có tập quán ăn cơm nếp là chính, thích ăn ớt, ưa uống nước chè và đàn ông thường hút thuốc lào. Trong các nghề phụ của người Lự thì nghề dệt phát triển nhất. Mỗi gia đình người Lự thường có vài ba khung cửi. Tài nghệ dệt, may, thuê đều khá cao, từ chiếc quần của đàn ông cho đến váy, áo, khăn của phụ nữ thường có hoa văn trang trí rực rỡ trên nền vải nhuộm chàm, nhất là trang phục ngày lễ hội càng được trang trí nhiều và đẹp hơn.

Về hôn nhân gia đình, ma chay, văn hóa và nhà cửa

Con trai, con gái người dân tộc Lự được tìm hiểu nhau tự do rồi xin ý kiến cha mẹ để kết hôn nhưng họ phải nhờ thầy số xem tuổi trước, nếu hợp tuổi mới lấy nhau. Con trai phải về nhà vợ ở rể vài ba năm rồi ra ở riêng. Con lấy họ theo cha, tên con trai có chữ đệm Bạ, tên con gái có chữ đệm Yý. Người dân tộc thiểu số Lự sống tình nghĩa, thủy chung. Vợ chồng rất ít ly dị nhau, nếu trai bỏ vợ, gái bỏ chồng đều bị phạt nặng theo tập tục.

Tục lệ ma chaycủa người dân tộc Lự làsau khi chôn cất người chết một thời gian, tang gia làm một mái nhà táng giấy có trang trí đẹp rồi bỏ vải, đệm, gối, thóc, tiền vào đó để làm lễ đưa linh hồn người chết vào chùa.

Về văn hóa, người dân tộc Lự thường hay hát dân ca "khăp", yêu thích vốn truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, các loại sáo, nhị, trống...

Về nhà cửa, người dân tộc Lự thường ở nhà sàn, hai mái, mái phía sau ngắn, còn mái phía trước kéo dài xuống che cho cả hàng hiên và cầu thang. Cửa ra vào ở hướng Tây Bắc. Trong nhà có hai bếp, một bếp để nấu ăn và một bếp để đun nước tiếp khách.

Ngày 11/10/2011
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích