Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 7 8 5 7
Số người đang truy cập
1 5 8
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
Đối thoại về các bệnh không lây nhiễm, nghèo đói và hợp tác phát triển

Ngày 20/5/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Đối thoại về NCDs, nghèo đói và hợp tác phát triển (Dialogue o­n NCDs, poverty and development cooperation). Các bệnh ung thư, tiểu đường, các bệnh tim và phổi đe dọa mạng sống của hàng triệu người trên toàn thế giới. Tác động kinh tế đối với các hộ gia đình và hệ thống y tế rất lớn, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình, đến nỗi mà NCDs tạo ra những thách thức về phát triển và đói nghèo.

Lần đầu tiên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tập hợp các quỹ từ thiện, các tổ chức phi chính phủ (nongovernmental organizations_NGOs) và các khu vực tư nhân lại cùng nhau để khám phá các cách kể cả các bệnh không lây nhiễm (noncommunicable diseases -NCDs) trong chương trình nghị sự hợp tác phát triển sau năm 2015 và các sáng kiến, mục tiêu phát triển đồng thuận mang tầm quốc tế, các chính sách phát triển kinh tế, các khuôn khổ phát triển bền vững và chiến lược xóa đói giảm nghèo. Theo Đại sứ Taonga Mushayavanhu, đại diện thường trực của nước Cộng hòa Zimbabwe tại Liên Hợp Quốc ở Geneva: "Năng lực yếu kém ở các nước đang phát triển trong việc giải quyết NCDs dẫn đến tử vong sớm do NCDs, giảm năng suất, kìm hãm tăng trưởng kinh tế và bẫy những người nghèo nhất vào vòng nghèo đói kinh niên". Giảm đói nghèo và số lượng người chết sớm trước 70 tuổi do NCDs là trọng tâm của một cuộc đối thoại chiến lược cấp cao được tổ chức vào ngày 20-21/4/2015 tại Geneva bởi WHO.

 
Chính sách bảo vệ
tránh các yếu tố nguy cơ NCD(Policies to protect from NCD risk factors)

Đại sứ Mushayavanhu, đồng Chủ tịch của cuộc đối thoại, nói rằng các chính phủ cần thực hiện các chính sách và kế hoạch liên ngành, và tăng cường hệ thống y tế để bảo vệ người dân của họ tránh khỏi mắc NCDs và các yếu tố nguy cơ gây ra cho họ. Một báo cáo của Liên minh châu Phi trong tháng 4/2013 chỉ rõ thực tế rằng các chi phí cắt cổ của NCDs đang buộc 100 triệu người ở châu Phi vào cảnh đói nghèo hàng năm, làm ngột ngạt sự phát triển, Đại sứ Mushayavanhu cho biết thêm. Tuy nhiên, với những công cụ, kiến ​​thức và các chiến lược sẵn có hiện nay hầu hết các NCDs này có thể phòng ngừa. Cơ chế điều phối toàn cầu của WHO về NCDs buộc các nước thành viên, các cơ quan Liên hợp quốc, và các đại diện từ các viện học thuật, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân trong cuộc đối thoại đầu tiên nhằm giải quyết các vấn đề kết nối của NCDs, nghèo đói và hợp tác phát triển.

Tỷ lệ NCD cao làm cản trở sự phát triển(High rates of NCD impedes development)

Trong năm 2011, các nhà lãnh đạo thế giới đã thừa nhận rằng NCDs trở thành một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển toàn cầu trong thế kỷ 21."WHO và nhiều đối tác muốn giúp các nước xây dựng năng lực của họ để lồng ghép công tác phòng chống và kiểm soát NCDs vào các chiến lược và kế hoạch phát triểnđể đảm bảo sự toàn cầu hóa trở thành một lực đẩy tích cực cho tất cả mọi người trên thế giới của các thế hệ hiện tại và tương lai", Tiến sĩ Oleg Chestnov, Trợ lý Tổng giám đốc WHO về NCDs và sức khỏe tâm thần cho biết: "Điều này bao gồm việc kết hợp công tác phòng chống và kiểm soát các NCDs một cách rõ ràng trong các chiến lược xoá đói giảm nghèo". Trái ngược với những nhận thức sai lầm phổ biến về NCDs như là các bệnh do lối sống ở phía Bắc trên toàn cầu, các bệnh này ảnh hưởng không tương xứng đến những người nghèo nhất trong những nước nghèo nhất. NCDs và các yếu tố nguy cơ làm trầm trọng thêm nghèo đói, trong khi cùng lúc nghèo dói góp phần vào việc làm tăng tỷ lệ NCDs.

Dự phòng là cách chi phí hiệu quả với NCD(Cost-effective prevention for NCD)

Người dân sống ở các nước đang phát triểncó nguy cơ chết sớm cao hơn bốn lần từ một bệnh chính do NCD, so với những người sống ở các nước phát triển nơi mà luật pháp có tác dụng bảo vệngười dân tránh phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ, và nơi mà hệ thống y tế đủ mạnh để đáp ứng với các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân bị NCDs.Tiến sĩ Bente Mikkelsen, người đứng đầu ban thư ký GCM và Lực lượng liên ngành về NCDs của WHO , cho biết tổn thất do NCDs là rất lớn, về con người và kinh tế với 12 triệu người chết sớm mỗi năm do NCDs ở các nước đang phát triển, phần lớn trong số đó là có thể phòng ngừa và 7 nghìn tỷ đô la bị mất có liên quan với bốn bệnh chủ yếu do NCDsở các nước này trong giai đoạn 2010-2025."Tin tốt là có một loạt các biện pháp can thiệp chi phí hiệu quả và giá cả phải chăng cho tất cả các nước. Thực hiện chúng sẽ cứu được hàng triệu mạng sống trong những năm tiếp theo", Tiến sĩ Mikkelsen cho biết thêm: "WHO đã và đang giúp các nước đang phát triển có nguồn lực hạn chế trong việc những cách gì là hiệu quả nhất và những gì họ sẽ chi phí, điều này bao gồm việc cấm tất cả các hình thức quảng cáo thuốc lá, thay thế chất béo chuyển hóa với chất béo không bão hòa, hạn chế hoặc cấm quảng cáo rượu, ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ, thúc đẩy cho con bú, thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức của công chúng về chế độ ăn uống và hoạt động thể lực và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung thông qua sàng lọc. Tuy nhiên, nhu cầu về hỗ trợ kỹ thuật để phát triển các giải pháp NCD quốc gia là lớn hơn nhiều so với khả năng đáp ứng của WHO và có một vai trò cho từng cơ quan phát triển quốc tế để hỗ trợ trong việc thu hẹp khoảng cách này".

Bảo trợ xã hội thông qua lồng ghép chính sách(Social protection through policy integration)

Theo Đại sứ Mushayavanhu thì mục tiêu cuối cùng là cung cấp mức độ bảo vệ tránh các yếu tố nguy cơ và các hậu quả của NCDs cho người dân ở các nước đang phát triển như ở các nước phát triển. Đồng chủ tịch cuộc đối thoại, Đại sứ Jean-Marc Hoscheit, đại diện thường trực của Luxembourg Liên Hiệp Quốc ở Geneva, cho biết các cơ quan phát triển quốc tế cần phải lồng ghép NCDs trong các chính sách song phương và đa phương của họ, cũng như đáp ứng yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nước xây dựng năng lực nhằm giải quyết NCDs một cách bền vững từ các quan điểm về kinh tế, xã hội và môi trường."Chúng ta cần khuyến khích các nước phát triển nâng cao vai trò xúc tác của họ trong việc bổ sung các nỗ lực quốc gia nhằm gia tăng nguồn tài chính công và tư để giải quyết NCDs", Đại sứ Hoscheit cho biết.

Trong bối cảnh này, cuộc đối thoại cho phép người tham gia đánh giá lại các kiến ​​thức khoa học hiện nay về mối quan hệ giữa NCDs, nghèo đói và phát triển; xác định các lổ hổng dựa vào bằng chứng; thảo luận về kinh nghiệm quốc tế trong việc kết hợp công tác phòng chống và kiểm soát NCDs, đặc biệt trong các chiến lược xoá đói giảm nghèo và các chính sách kinh tế và xã hội có liên quan.

Ngày 02/06/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích