Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 7 1 1 7
Số người đang truy cập
1 6 1
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
Ngày muỗi thế giới (20/8/2014)

Ngày muỗi thế giới (World Mosquito Day, 20th August, 2014) để tưởng nhớ và kỷ niệm về sự khám phá ra muỗi truyền bệnh sốt rét của một bác sĩ người Anh, Ronald Ross vào năm 1897. Ngoài vai trò truyền bệnh sốt rét, nhiều loài muỗi còn là véc tơ truyền nhiều bệnh khác như giun sốt xuất huyết, chỉ bạch huyết, viêm não Nhật Bản…

          Ngày Muỗi thế giới (World Mosquito Day) diễn ra vào ngày 20 tháng 8 hàng năm để tưởng nhớ và kỷ niệm về sự khám phá của một bác sĩ người Anh, ngài Sir Ronald Ross năm 1897 về vấn đề muỗi lây truyền bệnh sốt rét sang người. Ross cho biết hàng năm nên công bố ngày này và nhắc lại ngắn gọn ý nghĩa của quá trình khám phá đó và lấy đó đặt tên cho cho Ngày muỗi thế giới trong tuwng lai (World Mosquito Day_WMD). Trường đại học London School of Hygiene & Tropical Medicine tổ chức WMD hàng năm, bao gồm các phần tiệc và triển lãm, ngay từ đầu những năm 1930.

Mặc dù một số loài muỗi vô hại hoặc thậm chí rất có ích cho nhân loại, song hầu hết muỗi là mối gây hại, gây khó chịu và làm phiền toái đến con người, môi trường và các vấn đề khác vì chúng ăn máu từ các động vật có xương sống, kể cả con người. Các con muỗi cái của các loài khác nhau là các côn trùng ăn máu (blood-eating pests). Trong quá trình ăn máu, một số trong chúng truyền bệnh rất nguy hiểm và các bệnh cho cả động vật nên vô cùng nghiêm trọng, như bệnh sốt rét sốt vàng và giun chỉ bạch huyết. Một số tác giả tranh luận theo các loại muỗi gây bệnh nguy hiểm đến các động vật trên trái đất.
 

Nhiều loài muỗi khác nhau được ước tính lan truyền nhiều loại bệnh khác nhau đến hơn 700 triệu người mỗi năm tại châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ, Mexico, Nga và châu Á với hàng triệu ca tử vong. Ít nhất có hai triệu người mỗi năm chết vì các căn bênh này và tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần.

Các phương pháp được sử dụng để ngăn ngừa sự lan truyền bệnh hoặc để bảo vệ các cá nhân trong vùng bệnh lưu hành, gồm có phòng chống vector để phòng chống muỗi hoặc loại trừ muỗi. Phòng bệnh bằng cách sử dụng các thuốc dự phòng và các vaccine vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu phát triển. Ngăn ngừa vết muỗi đốt bàng thuốc hóa chất diệt hoặc nằm màn, dùng kem xua muỗi. Vì hầu hết các bệnh như thế được mang bởi muỗi cái, một số nhà khoa học đề nghị tập trung nghiên cứu về vấn đề này.
 

Ngày muỗi thế giới là ngày vinh danh công trạng của ngài Ronald Ross.

Vào năm 1902, bác sĩ người Anh, ngài Ronald Ross nhận giải thưởng Nobel y học về công trình sốt rét của ông. Khám phá của ông về ký sinh trùng sốt rét trong ruột muỗi Anopheles dẫn đến tìm ra đường lây truyền sốt rét qua muỗi Anopheles và đặt ra nền tảng phòng chống bệnh này có phần phòng chống muỗi đốt.

Một số sự kiện thú vị về muỗi đăng tải trên tạp chí National Geographic

  • Muỗi là vật mang (carriers) đến nhiều căn bệnh chết người cho nhân loại, bao gồm sốt rét,sốt vàng, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản và bệnh nhiễm trùng West Nile virus;
  • Có hơn 3.000 loài muỗi khác nhau, nhưng có có ba loài muỗi chịu trách nhiệm về sựu lan truyền bệnh:
    • (1) Muỗi Anopheles có lan truyền sốt rét và bệnh giun chỉ bạch huyết.
    • (2) Muỗi Culex mang đến bệnh viêm não Nhật Bản, giun chỉ bạch huyết và West Nile virus.
    • (3) Muỗi Aedes đưa đến bệnh sốt vàng, sốt xuất huyết và viêm não;
  • Muỗi sử dụng muồi thở ra, mùi cơ thể và thân nhiệt và di chuyển đến các nhà nạn nhân;
  • Chỉ có muỗi cái có phàn miệng cần thiết để hút máu. Chúng dùng máu không chỉ dinh dưỡng cho chính nó mà còn là nguồn protein quan trọng cho phát triển của trứng của nó sau này. Cả thức ăn, muỗi cái và đực ăn các thức ăn, thức uống và đường từ trái cây hay thực vật khác;
  • Tất cả muỗi cần nước để sinh sôi và phát triển chu kỳ, vì thế mọi cố gắng loại bỏ quần thể muỗi thường liên quan đến loại bỏ hoặc xử lý các nguồn nước đọng. Phun thuốc diệt muỗi để giết chết các con muỗi trưởng thành cũng để chúng khỏi lan rộng. Tuy nhiên, các nổ lực toàn cầu làm dừng sự lan truyền muỗi chỉ có một ít hiệu quả và nhiều nhà khoa học nghĩ rằng cảnh báo toàn cầu sẽ làm tăng số lượng và quy mô của muỗi.

Ngày Muỗi thế giới – 114 năm chống lại căn bệnh sốt rét

Sốt rét đã ảnh hưởng, thậm chí gây tử vong đến 781.000 mạng sống mỗi năm, nhưng tiến trình có ý nghĩa là thiết lập nỗ lực giải quyết hiệu quả bệnh vẫn còn nhiều điểm chưa đạt. Muỗi bám chặt trong một cái màn tại International Centre for Insect Physiology and Ecology tại Nairobi. (Ảnh do Stephen Morrison cung cấp mô tả điều đó).
 

Số liệu thống kê cho biết sốt rét ảnh hưởng hoặc làm tử vong đến 781.000 mạng sống mỗi năm, với hơn 90% số ca tử vong tại châu Phi. Nhóm đối tượng dễ nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất với sốt rét, chính là trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai; một đứa trẻ chết vì sốt rét mỗi 45 giây đã nói lên điều đó. 

Song, sốt rét là căn bệnh có thể phòng và điều trị được. Có một tỷ lệ giảm về tỷ lệ tử vong do sốt rét trong khoảng thời gian 2000-2009, trong khi 11 quốc gia châu cho thấy có một sự giảm đáng kể ít nhất 50% về gánh nặng sốt rét qua thời gian này. Năm 2010, các mạng sống của 485 trẻ em được cứu sống mỗi ngày nhờ các công cụ phòng bệnh sốt rét như màn tẩm hoặc phun tồn lưu hóa chất. Sir Ronald Ross nhận được giải Nobel y học về công trình lan truyền sốt rét.

Mới đầu màu hè này, tổ chức Roll Back Malaria (RBM) đã khở động một báo cáo về quỹ nghiên cứu sốt rét. Báo cáo phác thảo các nội dung mang tính ý nghĩa quan trọng và các công trình nghiên cứu khao học gần đây đã báo cáo thực hiện năm qua trong việc phát triển các thuốc mới, phát minh ra nhiều loại test chẩn đoán mới và thúc đẩy sử dụng màn.

Người ta cũng bàn luận về triển vọng của loại vaccine đầu tiên phòng bệnh sốt rét và hiện nay nó đã bước sang giai đoạn ba của thử nghiệm tại châu Phi.

Báo cáo nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đầu tư ngân quỹ nghiên cứu và phát triển tiếp tục nếu chúng ta duy trì và tăng cao các bước trong cuộc chiến chống lại sốt rét. Một trong những mối quan tâm đặc biệt là nguồn ngân sách ít ỏi hiện nay đầu tư cho công tác chẩn đoán và phòng chống vector, một biện pháp nhằm tránh lan truyền bệnh giai đoạn đầu tiên.
 

Các lĩnh vực này cần tiếp cận để đảm bảo không chỉ các ca bệnh sốt rét được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời mà còn cho phép các hóa chất diệt côn trùng sử dụng thật sự để ngăn nguwaflan truyền sốt rét. RBM ước tính khaongr thêm 3 triệu trẻ em châu Phi có thể được cứu sống vào năm 2015 thông qua sự bao phủ toàn cầucác công cụ phòng chống như màn và phun tồn lưu hóa chất.

Vào ngày 12 tháng 9 tới, tổ chức Roll Back Malaria sẽ ấn bản một báo cáo mới để khởi động bởi Tổng thư ký Liên Hiệp quốc đưa ra các thành tự đạt được trong cuộc chiến chống lại sốt rét. Tại Ghana, chính phủ đang cung cấp màn cho mọi người vào cuối năm 2012.

Một số bệnh do muỗi truyền

Muỗi là một trong những vectors quan trọng trong việc lan truyền nhiều bệnh trên động vật. Các bệnh lây truyền từ muỗi liên quan đến sự lan truyền virus và ký sinh trùng từ động vật sang động vật, từ động vật sang người, từ người sang người, không làm đau đớn cho các vector côn trùng với các triệu chứng của bệnh. Chúng là một vấn đề đang nguy hiểm đối với nhân loại.
 

Muỗi là một ví dụ hoàn hảo về một trong số các loài vi sinh vật có thể là vật chủ chính gây bệnh. Trong số 14.000 loài vi sinh vật được biết đến gây bệnh truyền nhiễm thì có 600 loài đã được chia sẻ giữa người và động vật. Muỗi được biết là mang nhiều mầm bệnh gây nên các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do các lớp vi sinh vật khác nhau, gồm cả virus và ký sinh trùng. Các bệnh lý nhiễm trùng do muỗi truyền gồm có sốt rét, sốt do virus West Nile, bệnh giun chỉ bạch huyết hay phù chân voi, sốt xuất huyết, sốt vàng,….Các bệnh nhiễm trùng này bình thường tập trung vào một số vùng địa lý nhất định. Ví dụ, Sốt xuất huyết là một bệnh do muỗi truyền thường chỉ liên quan đến các vùng nhiệt đới có nguy cơ. Tuy nhiên, số ca sốt xuất huyết gần đây xuất hiện tương đối tại Mỹ, khu vực dọc theo biên giới Texas-Mexican border – nơi mà chưa bao giờ có sốt xuất huyết trước đây..

Muỗi ước tính gây bệnh trên ít nhất trên 700 triệu người mỗi năm trên phạm vi toàn cầu . đặc biệt Nam Mỹ, Trung Mỹ, châu Phi và châu Á. Tại châu Âu, nga, các đảo ở Đan Mạch, Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản và một số vùng ôn đới và quốc gia phát triển khác. Tại các quốc gia nhiệt đới, muỗi đốt hình như là mối nguy hại, nhưng vẫn gây nên nhiều cái chết mỗi năm.

Về mặt lịch sử, trước khi muỗi truyền bệnh, chúng gây ra hàng ngàn cái chết tại các quốc gia này và hàng trăm ngàn ca nhiễm trùng. Muỗi có thể truyền bệnh sốt vàng và sốt rét từ người sang người qua thực nghiệm bởi Walter Reed, William C. Gorgas và các cộng sự tại U.S. Army Medical Corps first ở Cuba và rồi sau đó quanh khu vực Panama Canal đầu những năm 1900. Kể từ đó, các bệnh khác cũng cho thấy có thể lây truyền qua muỗi bằng con đường tương tự.

Muỗi mang mầm bệnh nhóm arboviruses như thế là một tình trạng khỏe vì hệ miễn dịch của chúng nhận ra các virion như các phần tử lạ và đánh gụt (‘chop off") các mã hóa di truyền của virus, trình ra các sự trơ lì của chúng. Nhiễm trùng ở người với các virus lây truyền qua con đường muỗi xảy ra khi muỗi cái đốt một ai đó trong khi hệ thống miễn dịch vẫn đang trong tiến trình sự gây hại của virus.

Người ta thật sự không biết một cách hoàn toàn về muỗi làm thế nào chúng màn các ký sinh trùng có nhân thực (eukaryotic parasites) để chúng có thể mang mầm bệnh mà không hề bị gây hại. Các dữ liệu chỉ ra rằng ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum thay đổi tập tính hút máu của muỗi nhờ vào làm tăng tần số lần đốt trên muỗi nhiễm, do vậy làm tăng cơ hội lan truyền ký sinh.

Một số bệnh do muỗi truyền

Đơn bào

Muỗi cái thuộc giống Anopheles mang ký sinh tùng sốt rét. Trên phạm vi toàn cầu, sốt rét là một trong những nguyên nhân đứng đầu gây tử vong sơ sinh (premature mortality), đặc biệt trên các trẻ em dưới 5 tuổi, với ước tính 207 triệu ca và hơn nửa triệu ca tử vong vào năm 2012, theo báo cáo về số liệu báo cáo sốt rét thế giới (Wolrd Malaria Report) năm 2013 của Tổ chức Y tế thế giới.

Giun sán
 

Một số loài muỗi có thể mang giun chỉ bach huyết, một loại KST có thể gây biến dạng các bộ phận trên thân thể (được biết đến như bệnh phù chân voi), đặc trưng bệnh bởi sự sưng phồng một số bộ phận cơ thể, ước tính trên toàn cầu có khoảng 40 triệu người mắc bệnh này dang sống bị tàn tật do bệnh mang lại.

Virus

Một số bệnh do virus như sốt vàng, sốt xuất huyết và bệnh Chikungunya được lan truyền bởi muỗi Aedes aegypti. Các bệnh do virus khác có thể gây dịch như viêm đa khớp dịch, sốt Rift Valley, sốt Ross River, viêm não St. Louis, bệnh do virus, viêm não Nhật Bản, viêm não La Crosse và một số bệnh viêm não khác lan truyền bởi các loài muỗi khác nhau.

Viêm não Eastern equine encephalitis (EEE) và Western equine encephalitis (WEE) xảy ra ở Mỹ - nơi mà bệnh xảy ra ở người, ngựa và một số loài chim. Vì tỷ lệ tử vong cao, nên các bệnh EEE và WEE được xem là các căn bệnh do muỗi truyền nguy hiểm nhất tại Mỹ. Các triệu chứng dao động từ biểu hiện các triệu chứng giống cúm đến viêm não, hôn mê và tử vong.

Các virus mang bởi các động vật chân đốt như muỗi hay ve được biết như chứa arboviruses. West Nile virus nhiễm tình cờ vào Mỹ năm 1999 và 2003 đã lan rộng đến hầu hết các bang với hơn 3000 ca vào năm 2006. Muỗi CulexCuliseta cũng liên quan đến sự lan truyền bệnh.

Sự lan truyền và phản ứng tại chỗ
 

Một giai đoạn ăn máu của muỗi thường không thể phát hiện được; vết đốt chỉ trở nên rõ ràng vì phản ứng miễn dịch thể hiện. Khi muỗi đốt vào một người, muỗi cái sẽ tiêm nước bọt và chất chống đông máu. Đối với bất kỳ cá nhân nào đươc cho, với vết đốt đầu tiên không có phản ứng nhưng các vết đốt sau đó thì phản ứng hệ thống miễn dịch hình thành kháng thể và vết đốt trở nên sưng tấy, viêm và ngứa trong vòng 24 giờ. Đó là phản ứng bình thường mà chúng ta hay gặp trên các trẻ em nhỏ.

Với nhiều vết đốt hơn, độ nhạy của hệ thống miễn dịch tăng lên và vết ngứa, mày đay xuát hiện trong vài phút ở nơi đáp ứng miễn dịch có sự rối loạn mao mạch và dịch tiết ra dưới da. Loại phản ứng này thường gặp trên các trẻ em lớn hơn và người lớn.

Một số người lớn trở nên bị tê với vết muỗi đốt và có một ít hay không có phản ứng gì với vết đốt của muỗi, trong đó các đối tượng khác có thể nhạy cảm vết vết đốt nên vết đốt tại chỗ sẽ sưng phồng, đỏ lên, phản ứng viêm nặng, đáp ứng như thế được biết là hội chứng Skeeter.

Tài liệu tham khảo

1.Susannah F Locke (2008). "Bug vs Bug: How do mosquitoes survive deadly viruses unscathed?".

2.Koella, J.C.; Sorensen; Anderson (1998). "The malaria parasite, Plasmodium falciparum, increases the frequency of multiple feeding of its mosquito vector, Anopheles gambiae". Proceedings of the Royal Society B 265 (1398): 763–768.

3."Mosquitoes and Mosquito Repellents: A Clinician's Guide"; by Mark S. Fradin: Annals of Internal Medicine, 1 June 1998. 128:931-940. Retrieved 10 July 2006.

4.The American Plague, by Molly Caldwell Crosby, p. 12, Berkley Books, New York, 2005, ISBN 0-425-21202-5

5.The Path Between the Seas: The Creation of the Panama Canal 1870-1914, by David McCullough, 1977, Simon and Schuster, ISBN 0-671-24409-4

6.The American Plague, by Molly Caldwell Crosby, pp. 100-202, Berkley Books, New York, 2005, ISBN 0-425-21202-5

7.Mosquito-borne diseases, infectious disease information, NCID, CDC

 

 

Ngày 18/07/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung,
ThS.BS. Huỳnh Hồng Quang và Ths. Đỗ Văn Nguyên
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích