Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 19/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 0 1 8 2 4
Số người đang truy cập
1 0 4 5
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Thông tin của Tổ chức Y tế thế giới về xu hướng số ca mắc và tử vong do sốt rét theo khu vực và trên toàn cầu

Mặc dù sốt rét trong những thập niên gần đây có xu hướng giảm ở tất cả các khu vực khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay sốt rét vẫn là vấn đề y tế cộng đồng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Bệnh sốt rét do một số loài thuộc giống Plasmodium (P) gây ra gồm P. falciparum, P. vivax, P. malariae, P. ovale và P. knowlesi. Trong đó P. falciparum P. vivax là hai loài KSTSR gây bệnh phổ biến nhất trên thế giới và P. falciparum cũng là loài KSTSR nguy hiểm nhất gây ra hầu hết số ca sốt rét ác tính và tử vong trên toàn cầu. P. knowlesi đây là loài KSTSR lan truyền từ khỉ sang người, phổ biến nhất ở khu vực Đông Nam Á đặc biệt ở Malaysia. Các loài KSTSR này được lan truyền từ người bệnh sang người lành thông qua các loài muỗi cái thuộc giống Anopheles (WHO, 2019).


Hình 1. Bản đồ tỷ lệ mắc sốt rét theo quốc gia trong năm 2018 (số ca mắc/1000 dân số nguy cơ)
(Nguồn: WHO, 2019)

Xu hướng mắc sốt rét trên thế giới

Trong năm 2018, số ca mắc sốt rét do P. falciparum chiếm 99,7% ở khu vực châu Phi, 50% ca mắc ở khu vực Đông Nam Á, 71% ca mắc ở Đông Địa Trung Hải và 65% ở Tây Thái Bình Dương. Còn sốt rét do P. vivax phổ biến ở khu vực châu Mỹ chiếm 75% tổng số ca mắc tại khu vực này.


Hình 2. Các quốc gia có số ca mắc tại chỗ trong năm 2000 và 2018
(Nguồn: báo cáo tình hình sốt rét thế giới 2019 của WHO)

Theo "Báo cáo tình hình sốt rét thế giới năm 2019" của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), số mắc và tử vong sốt rét giảm trong giai đoạn 2010-2018. Trong năm 2010, ước tính có 251 triệu ca mắc sốt rét trên toàn cầu, trong đó có 585.000 ca tử vong. Năm 2018, ước tính có số ca mắc giảm xuống còn 228 triệu ca và có 405.000 ca tử vong. Như vậy, số ca mắc và tử vong trên toàn cầu trong giai đoạn này giảm lần lượt là 9,2% và 30,8% kể từ năm 2010. Theo báo cáo của TCYTTG thì năm 2018 lan truyền sốt rét xảy ra hơn 80 quốc gia và khu vực. Hầu hết số ca mắc trong năm 2018 xảy ra chủ yếu ở khu vực châu Phi (93%), tiếp đến là khu vực Đông Nam Á (3,4%), Địa Trung Hải (2,1%). Có 09 quốc gia khu vực cận Sahara châu Phi và Ấn Độ chiếm 85% số mắc trên toàn cầu, trong đó có 06 quốc gia chiếm hơn một nữa số ca mắc trên thế giới gồm Nigeria (25%), Congo (12%), Uganda (5%) và Côte d’Ivoire, Mozambique (5%), Niger mỗi quốc gia chiếm 4%.

Tỷ lệ mắc sốt rét chung trên toàn cầu (nghĩa là số ca mắc trên 1000 dân số nguy cơ) giai đoạn 2010-2018 giảm từ 71 ca xuống còn 57 ca. Tuy nhiên trong giai đoạn từ 2014-2018, tỷ lệ thay đổi chậm lại đáng kể, giảm từ 60 trong năm 2013 xuống còn xuống 57 ca/1000 dân số nguy cơ trong năm 2014 và tỷ lệ này vẫn duy trì đến năm 2018. Tại khu vực châu Phi của WHO, tỷ lệ ca mắc giảm từ 294 trong năm 2010 xuống còn 229 trong năm 2018, như vậy tỷ lệ mắc giảm 22%, mặc dù vậy tỷ lệ thay đổi này dường như chậm lại từ năm 2014. Khu vực WHO Đông Địa Trung Hải và Tây Thái Bình Dương có sự gia tăng nhẹ tỷ lệ mắc trong giai đoạn 2010-2018, trong khi đó khu vực châu Mỹ của WHO có sự gia tăng vừa và phần lớn là do số ca mắc gia tăng ở Venezuela. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc giảm cao nhất được ghi nhận ở khu vực WHO Đông Nam Á, chủ yếu là do số ca mắc giảm ở Ấn Độ, Indonesia và các quốc gia Tiểu vùng sông Mê Kông.


(AFR: khu vực WHO châu Phi; AMR: khu vực WHO châu Mỹ; EMR: khu vực WHO Đông Địa Trung Hải; SEAR:
khu vực WHO Đông Nam Á; World: Thế giới; WPR: khu vực WHO Tây Thái Bình Dương, WHO: Tổ chức Y tế thế giới)

Hình 3. Tỷ lệ mắc sốt rét (ca mắc/1000 dân số nguy cơ) trên toàn cầu và theo khu vực giai đoạn 2010-2018.
Khu vực WHO châu Âu không ghi nhận ca mắc tại chỗ nào kể từ năm 2015. Nguồn: WHO

Bảng 1. Số ca mắc theo khu vực giai đoạn 2010-2018

Khu vực

Ước tính số ca mắc (x1.000)

2010

2012

2014

2016

2017

2018

Châu Phi

218.000

209.000

197.000

206.000

212.000

213.000

Châu Mỹ

814

580

477

691

944

929

Địa Trung Hải

4.300

4.200

4.000

4.800

5.000

4.900

Đông Nam Á

25.000

18.400

13.000

14.000

11.300

7.900

Tây Thái Bình Dương

1.839

1.761

2.345

1.733

1.854

1.980

Thế giới

231.000

234.000

217.000

227.000

231.000

228 000

(Nguồn: Báo cáo tình hình sốt rét thế giới 2019 của WHO)

Xu hướng tử vong do sốt rét theo khu vực và trên toàn cầu

Riêng trong năm 2018, ước tính trên toàn cầu có 405.000 ca tử vong sốt rét giảm so với số ca tử vong năm 2017 là 416.000 ca, 585.000 ca tử vong năm 2010. Trong đó trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm dân số ảnh hưởng nặng nề nhất, trong năm 2018 số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 67% (272.000 ca). 


Hình 4. Xu hướng tỷ lệ tử vong sốt rét (số ca tử vong/100.000 dân số nguy cơ)
trên toàn cầu và khu vực WHO châu Phi, giai đoạn 2010-2018 (AFR: châu Phi; World: thế giới). Nguồn: WHO

Số ca tử vong do sốt rét xảy ra chủ yếu ở khu vực châu Phi chiếm 94% và số còn lại xảy ra ở các khu vực khác trên thế giới. Gần 85% số ca tử vong sốt rét trong năm 2018 tập trung ở 20 quốc gia khu vực châu Phi và Ấn Độ. Nigeria chiếm hơn 24% so với tổng số ca tử vong trên toàn cầu, tiếp theo là Congo (11%), Tanzania (5%) và Angola, Mozambique và Niger mỗi quốc gia chiếm 4% (WHO, 2019).

Trong năm 2018, chỉ có khu vực châu Phi và Đông Nam Á có số ca tử vong sốt rét giảm so với năm 2010. Cụ thể châu Phi có số ca tử vong giảm lớn nhất từ 533.000 ca tử vong trong năm 2010 xuống còn 380.000 ca tử vong năm 2018. Tuy nhiên tỷ lệ chết trong giai đoạn 2016-2018 giảm chậm hơn so với năm 2010-2015.


Hình 5. Xu hướng tỷ lệ tử vong sốt rét (số ca tử vong/100.000 dân số nguy cơ) theo khu vực, giai đoạn 2010-2018
(AMR: châu Mỹ; WPR: Tây Thái Bình Dương; SEAR: Đông Nam Á và EMR: Đông Địa Trung Hải)


Bảng 2. Số ca tử vong sốt rét theo khu vực giai đoạn 2010 - 2018.

Khu vực

Số ca tử vong

2010

2012

2014

2016

2017

2018

Châu Phi

533.000

469.000

428.000

389.000

383.000

380.000

Châu Mỹ

459

392

289

474

620

577

Địa Trung Hải

8300

7600

6.900

8600

9200

9300

Châu Âu

0

0

0

0

0

0

Đông Nam Á

39.000

28.000

24.000

25.000

20.000

12.000

Tây Thái Bình Dương

3.800

3.600

4.400

3.500

3.600

3.600

Thế giới

585.000

508.000

463.000

427.000

416.000

405.000

Trẻ em dưới 5 tuổi

450.000

377.000

334.000

290.000

278.000

272.000

(Nguồn: WHO, 2019)

Sự suy giảm này nguyên nhân là do áp dụng nhiều biện pháp can thiệp như cấp màn tẩm hóa chất, phun tồn lưu hóa chất trong nhà, hiệu quả chẩn đoán và điều trị sốt rét dựa vào thuốc artemisinin cũng như các hoạt động truyền thông. Mặc dù số mắc và tử vong trong thời gian qua trên thế giới giảm nhiều nhưng hiện nay bệnh sốt rét giảm chậm lại và hiện vẫn còn là mối quan tâm chính đối với sức khỏe cộng đồng nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là châu Phi và Đông Nam Á.

Ngày 12/05/2020
PGS.TS. Hồ Văn Hoàng và TS. Đỗ Văn Nguyên
(Nguồn: World malaria report 2019, updated malaria 14/01/2020)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích