Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 9 6 8 3
Số người đang truy cập
3 0
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
WNTD 31 May 2018
Sức khỏe và môi trường không khói thuốc

Như thường niên, “Ngày thế giới không thuốc lá” (WNTD) năm 2018 được tổ chức vào 31/5 với chủ đề Thuốc lá và bệnh tim mạch”, theo đó tại Việt Nam “Tuần lễ quốc gia không thuốc lá” được phát động từ 25/5 - 31/5 với nỗ lực tạo một sức khỏe và môi trường không khói thuốc.

Chủ đề Ngày thế giới không thuốc lá năm 2018: “Thuốc lá và bệnh tim mạch”

             Ngày thế giới không thuốc lá (World No Tobacco Day_WNTD) được các nước thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng năm 1987 nhằm thu hút sự chú ý toàn cầu về bệnh tật và tử vong do thuốc lá có thể phòng ngừa được. Từ đó theo thông lệ cứ vào ngày 31/5, WNTD được tổ chức mỗi năm với một chủ đề khác nhau để bao quát nhiều biện pháp trong Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá (WHO Framework Convention o­n Tobacco Control_WHO FCTC).


Thuốc lá là nguyên nhân gây nhiều bệnh không lây nhiễm (NCDs), theo đó chủ đề WNTD năm 2018 là “Thuốc lá và bệnh tim mạch”

             Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới góp phần đáng kể vào những rủi ro đối với các bệnh không lây nhiễm (Noncommunicable diseases_NCDs) như ung thư, phổi và tim mạch. Theo WHO, ngày thế giới không thuốc lá (World No Tobacco Day_WNTD) năm 2018 sẽ tập trung vào chủ đề "thuốc lá và bệnh tim mạch" (Tobacco and heart disease). Các bệnh tim mạch (Cardiovascular diseases_CVD) bao gồm đột quỵ là nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới, trong đó hút thuốc lá là nguyên nhân đứng thứ hai của bệnh tim mạch sau huyết áp cao giết nhiều người hơn bất kỳ nguyên nhân tử vong nào khác trên thế giới và việc hút thuốc lá cùng phơi nhiễm khói thuốc thụ động (second-hand smoke exposure) làm 600.000 ca tử vong toàn cầu mỗi năm, góp phần 12% số ca tử vong do bệnh tim mạch. Đại dịch thuốc lá toàn cầu giết chết hơn 7 triệu người mỗi năm, trong đó gần 900.000 người không hút thuốc chết vì hít phải khói thuốc thụ động. Gần 80% trong số hơn 1 tỷ người hút thuốc trên thế giới sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi gánh nặng bệnh tật và tử vong liên quan đến thuốc lá nặng nhất. Trong số 6 khu vực của WHO, khu vực Tây Thái Bình Dương, ước tính 2 người chết mỗi phút do các bệnh liên quan đến thuốc lá, một nửa số phụ nữ và trẻ em thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nhà và những nơi công cộng; khu vực châu Âu, tỷ lệ hút thuốc cao nhất trong năm 2017 được ước tính ở mức 28% các CVD gây ra khoảng một nửa số ca tử vong.

              WHO cho biết loại thuốc lá phổ biến nhất được sử dụng là sản phẩm thuốc lá điếu nhưng thuốc lá cũng được nhai, hút hoặc ngửi, đặc biệt thuế thuốc lá theo tỷ lệ phần trăm của giá bán lẻ vẫn còn tương đối thấp ở nhiều nơi. Từ thực trạng này, chủ đề chiến dịch WNTD năm 2018 của WHO nhằm nâng cao nhận thức về hành động và biện pháp khả thi mà các đối tượng đích bao gồm cả chính phủ và cộng đồng đều có thể thực hiện để giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe tim mạch do thuốc lá gây ra. WNTD 2018 cũng trùng với một loạt các sáng kiến ​​và cơ hội toàn cầu nhằm giải quyết bệnh tật do thuốc lá và tác động của nó với sức khỏe cộng đồng gây ra cái chết cùng nỗi đau cho hàng triệu người trên thế giới bao gồm Sáng kiến toàn cầu dự phòng các bệnh tim mạch” (Global Hearts and RESOLVE initiatives) do WHO tài trợ nhằm giảm tử vong và cải thiện chăm sóc bệnh tim mạch,Đại hội đồng cấp cao Liên Hợp Quốc về phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm lần thứ 3 (the third United Nations General Assembly High-level Meeting o­n the Prevention and Control of NCDs) được tổ chức vào năm 2018.

             Từ chủ đề này, mục tiêu chiến dịch WNTD 2018 của WHO nhằm nêu bật mối liên hệ giữa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá với tim mạch và các bệnh tật khác; nâng cao nhận thức trong phạm vi cộng đồng rộng lớn hơn về tác động của việc sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc thụ động có sức khỏe tim mạch; tạo cơ hội cho công chúng, chính phủ và những người khác cam kết thúc đẩy sức khỏe tim mạch bằng cách bảo vệ người dân khỏi việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá; khuyến khích các quốc gia tăng cường thực hiện biện pháp kiểm soát thuốc lá MPOWER đã được minh chứng trong FCTC của WHO.


Hút thuốc lá ở Việt Nam vẫn phổ biến ở bất cứ nơi nào

Thực trạng hút thuốc lá và nỗ lực kiểm soát thuốc lá ở Việt Nam

Ở Việt Nam, WHO cho biết các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu làm 40.000 người chết mỗi năm, tương đương với hơn 100 người chết mỗi ngày, nếu không can thiệp cấp thời ước tính số tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗi năm sẽ tăng lên 70.000 người vào năm 2030. Theo 2 đợt điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (Global Adult Tobacco Survey_GATS) vào năm 2010 và 2015 do Bộ Y tế (MOH) và WHO phối hợp thực hiện thì kết quả điều tra lần đầu vào năm 2010cho thấy Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới (47,4%); trong tổng số 15 triệu người hút thuốc có 12,8 triệu (39,4% nam và 1.2% nữ) hút thuốc lá điếu và 4,1 triệu người lớn hút thuốc lào; trong khoảng 33 triệu (67%) người không hút thuốc cho biết họ bị phơi nhiễm với khói thuốc thụ động trong nhà và khoảng 5 triệu (49%) người lao động cho biết họ bị phơi nhiễm khói thuốc thụ động tại nơi làm việc.Tuy nhiên, kết quả điều tra GATSlần hai năm 2015 tỷ lệ nam giới hút thuốc lá giảm không đáng kể so với năm 2010 chỉ 2% (từ 47,4 xuống 45,3) nhưng tỷ lệ hút thuốc thụ động hút thuốc thụ động trong trường đại học/cao đẳng giảm 16,4% (54,3 xuống 37,9; trên phương tiện giao thông công cộng giảm 15% (từ 34,3 xuống 19,4); tại nơi làm việc giảm 13,3% (55,9 xuống 42,6); hút thuốc thụ động trong nhà giảm 13,2% (từ 73,1 xuống 59,9); cơ sở chăm sóc y tế giảm 5,2% (23,6% xuống 18,4%).Theo Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá (VINACOSH, tại các khu vực thành thị, tỷ lệ hút thuốc chung giảm đáng kể (từ 23,3% xuống 20,6%) cùng nhận thức về tác hại đến sức khỏe của thuốc lá cũng tăng so với năm 2010; tỷ lệ người tin rằng hút thuốc gây các bệnh đột quỵ, tim mạch và ung thư phổi tăng (từ 55,5% lên 61,2%); tỷ lệ người tin rằng hút thuốc thụ động gây các bệnh ngu y hiểm tăng (từ 87,0% lên 90,3%).

Mặc dù nhiều chỉ số điều tra GATS năm 2015 được cải thiện so với 2010 nhưng mới chỉ giảm được tỷ lệ người hút thuốc thụ động thiếu tính bền vững,trong khi số người hút thuốc ở nước ta hiện nay khoảng 15,6 triệu người chủ yếu là nam giới (45,3%) vẫn thuộc nhóm nước hút thuốc lá cao nhất thế giới. Số người hút thuốc cao sẽ kéo theo số người hút thuốc thụ động cao, ví dụ trong một gia đình 4-6 thành viên có 1 người hút thuốc thì tất cả đều bị ảnh hưởng, như vậy số người hút thuốc thụ động sẽ cao gấp số người hút thuốc từ 4 - 6 lần, rộng hơn nữa ra môi trường xã hội nếu không giảm được số người hút thuốc thì khó lòng giảm được tỷ lệ người hút thuốc một cách bền vững như kết quả đánh giá nêu trên.


Nỗi lo hút thuốc lá thụ động nơi công cộng

Vì sức khỏe và môi trường không khói thuốc Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong kiểm soát thuốc lá, ngay từ khi WHO FCTC được phê duyệt vào năm 2015 đến nay hệ thống văn bản pháp luật phòng chống tác hại của thuốc lá được hoàn chỉnh bao gồm quy định nghiêm cấm quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá dưới mọi hình thức; diện tích in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm ít nhất 50% diện tích vỏ bao thuốc lá, cấm bán bao thuốc dưới 20 điếu (kiddie packs) là loại bao thuốc lá nhỏ thu hút thanh thiếu niên; cấm bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi, cấm bán thuốc lá phía ngoài cổng trường học và bệnh viện trong phạm vi 100 mét; cấm hút thuốc lá hoàn toàn tại nơi làm việc và nơi công cộng trong nhà. Từ chính sách pháp lý nhà nước, hệ thống mạng lưới phòng chống tác hại của thuốc lá ở các địa phương trong nước ngày càng nhân rộng, nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá không ngừng được nâng cao. Đặc biệt tháng 6/2012, Quốc Hội đã thông qua “Luật phòng chống tác hại thuốc lá” với những biện pháp toàn diện để kiểm soát thuốc lá nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó thuế thuốc lá còn thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới. Thông tin của WHO cho biết sản lượng thuốc lá điếu của Việt Nam liên tục tăng từ năm 2000 trong khi thuế thuốc lá chiếm chưa tới 45% giá bán lẻ, thấp hơn nhiều so với mức 65 - 80% theo khuyến nghị của Ngân hàng thế giới (WB) nên thuốc lá được bán rất rẻ với giá một bao thuốc 20 điếu phổ biến trong nước chỉ ở mức 15.000 - 20.000 đ (tương đương 0,80 USD/1 bao), theo kết quả điều tra toàn quốc (GATS 2010) do WHO phối hợp với MOH thực hiện trong năm 2010 cho thấy 73% người trưởng thành ủng hộ tăng thuế thuốc lá. WHO đã góp phần tích cực đưa kiểm soát thuốc lá trở thành một chính sách ưu tiên ở Việt Nam đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho “Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá” (Viet Nam Committee o­n Smoking and Health_VINACOSH) của Bộ Y tế và các đối tác khác trong hỗ trợ thực hiện FCTC ở Việt Nam; hỗ trợ triển khai sáng kiến thành phố không khói thuốc và sáng kiến khu vực không khói thuốc ở các tỉnh/thành phố; thúc đẩy sự hợp tác giữa các đối tác kiểm soát thuốc lá, huy động kinh phí hoạt động kiểm soát thuốc lá; ủng hộ việc xây dựng, thông qua và thực hiện Luật phòng chống tác hại thuốc lá; thành lập Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá hình thành từ khoản thu bắt buộc nhằm phục vụ cho hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá và được tính bằng % giá xuất xưởng hoặc giá nhập khẩu đối với mỗi bao thuốc lá.


Các tiệm thuốc lá giá rẻ được bày bán khắp nơi đáp ứng nhu cầu người hút thuốc

Từ kết quả 2 đợt điều tra GATS và những nỗ lực kiểm soát thuốc lá của Việt Nam, WHO nhận định nước ta đang phải đương đầu với gánh nặng kinh tế và sức khỏe do sử dụng thuốc lá gây ra 40.000 ca tử vong sớm và mất năng suất lao động ước tính 1 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên,Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ và đạt được những kết quả quan trọng bước đầu về kiểm soát thuốc lá. Đặc biệt, nỗ lực phòng chống thuốc lá ở Việt Nam được WHO đánh giá cao vì là một trong số ít quốc gia ban hành “Luật phòng chống tác hại thuốc lá” và là 1 trong 20 quốc gia thành lập được "Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá" trong tổng số 180 nước ký WHO FCTC. WHO cũng ghi nhận vai trò quan trọng của ngành y tế trong quá trình xây dựng và phê duyệt ban hành "Luật phòng chống tác hại của thuốc lá" ở Việt Nam không bị lép vế trước sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá. Từ những nỗ lực này năm 2015, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam là một trong hai cá nhân xuất sắc ở khu vực Tây Thái Bình Dương được WHO trao tặng giải thưởng danh dự WNTD. Đặc biệt đầu năm2018 tại Hội nghị thế giới về phòng chống tác hại thuốc lá với chủ đề “Thuốc lá hay sức khoẻ” lần thứ 17 (17th World Conference o­n Tobacco or Health) được tổ chức tại thành phố Cape Town, Nam Phi; Bộ Y tế Việt Nam đã được WHO vinh danh và nhận giải thưởng toàn cầu của Quỹ Bloomberg vì thành tích theo dõi, giám sát sử dụng thuốc lá và các chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá.


Bộ Y tế Việt Nam (MOH) được WHO trao tặng giải thưởng danh dự kiểm soát thuốc lá

6 biện pháp kiểm soát thuốc lá toàn diện (MPOWER) của WHO

Theo tính toán của WHO để ngăn chặn tận gốc nạn dịch thuốc lá không chỉ tập trung làm giảm số người hút thuốc hay hút thuốc thụ động mà cần có biện pháp chế tài các khâu sản xuất, thương mại, giá cả và chính sách thuế thuốc lá ở mỗi quốc gia. Các nước có ngành sản xuất thuốc lá đều phải đối mặt với thách thức gia tăng phát triển trồng cây thuốc lá đòi hỏi tiêu phí một lượng lớn thuốc trừ sâu và phân bón là những sản phẩm gây độc và ô nhiễm nguồn nước cùng nhu cầu sử dụng 4,3 triệu ha đất hàng năm làm mất đi 2 - 4% diện tích rừng thế giới, sản xuất thuốc lá cũng tạo ra hơn 2 triệu tấn chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thuốc lá không chỉ nguy hại tới sức khỏe mà còn tác động lớn kinh tế quốc gia khi ngành công nghiệp thuốc lá tung các sản phẩm của họ ra thị trường làm hàng triệu người chết sớmmất đi sức lao động và nguồn thu nhập gia đình do tăng chi phí chăm sóc sức khỏe người bệnh do thuốc lá. Trên thế giới, ước tính 1,1 tỷ người (khoảng 80%) ≥ 15 tuổi hút thuốc lá sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình; khoảng 226 triệu người hút thuốc lá sống trong nghèo đói trong khi nguồn tiêu thụ đặc biệt hàng năm từ thuốc lá trên toàn cầu có thể tăng 140 tỷUSD (47%) nếu tất cả các nước tăng thuế tiêu thụ đặc biệt khoảng 0,80 USD cho mỗi gói thuốcCùng với đóviệc tăng thuế sẽ kéo theo tăng giá bán lẻ thuốc lá trung bình 42% dẫn đến giảm 9% tỷ lệ hút thuốc (khoảng 66 triệu người).

  
Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá đối mặt với thách thức gia tăng sản lượng, trái ngược với các biện pháp MPOWER của WHO

Để giúp chính phủ các quốc gia chống lại nạn dịch thuốc lá, WHO FCTC là một hiệp ước quốc tế 180 bên bao gồm 179 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU). Hiện nay, hơn một nửa số nước trên thế giới chiếm gần 40% dân số thế giới với khoảng 2,8 tỷ người đã thực hiện tối thiểu một trong những biện pháp chi phí hiệu quả nhất của FCTC, ngày càng có nhiều nước đang tạo ra bức tường lửa ngăn chặn sự can thiệp từ ngành công nghiệp thuốc lá trong chính sách kiểm soát thuốc lá của chính phủ (firewalls to ward off interference from the tobacco industry in government tobacco control policy). Trong đó, MPOWER là các biện pháp toàn diện phù hợp với WHO FCTC có thể được các chính phủ sử dụng để giảm sử dụng thuốc lá và bảo vệ con người khỏi các bệnh do thuốc lá gây nên bao gồm:

M (Monitoring):Giám sát các chính sách sử dụng và phòng chống tác hạicủa thuốc lá;

P (Protecting): Bảo vệ mọi người tránh khỏi tác hại của thuốc lá bằng cách tạo ra những khu vực công cộng, nơi làm việc và phương tiện giao thông công cộnghoàn toàn không khói thuốc;

O(Offering): Cung cấp hỗ trợ cainghiện thuốc lá (hỗ trợ chi phí, tư vấn);

W(Warning): Cảnh báo táchại của thuốc lá với sức khỏe bằng hình ảnh chiếm phần lớn diện tích bao thuốc, thực hiện các chiến dịch truyền thông hiệu quả để công chúng biết tác hại của hút thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc thụ động.

E (Enforcing): Cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá;

R(Raising): Tăng thuế thuốc lá.

            Như vậy, các biện pháp kiểm soát thuốc lá (MPOWER) toàn diện của WHO không chỉ tập trung vào người sử dụng thuốc lá mà còn tuyên chiến với ngành sản xuất cùng các công ty thuốc lá đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, dù biết thuốc lá là mối nguy hại tới sức khỏe cũng như tính mạng cuộc chiến thuốc lá không hề dễ dàng và đầy thách thức vì đụng chạm đến kinh doanh, lợi nhuận quốc gia cũng như thói quen hút thuốc khó từ bỏ của người nghiện. Tuy nhiên, nếu MPOWER được các quốc gia thực hiện triệt để thì “một thế giới không khói thuốc” là một tương lai gần.


Hút thuốc lá cùng với uống cà phê là thói quen của nhiều người Việt Nam

Kiểm soát thuốc lá-Cuộc chiến không có điểm dừng

Thực tế trên thị trường nước ta thuốc lá vẫn được bày bán công khai bất cứ nơi nào với giá từ 15.000đ đến 30.000đ/1 bao tùy loại phù hợp với sức mua, khói thuốc vẫn đang mặc nhiên ô nhiễm cả ở trong nhà lẫn nơi công cộng, số người hút thuốc không chỉ là người lao động thiếu hiểu biết mà còn phổ biến ở viên chức nhà nước kể cả công chức ngành y tế. Tại tỉnh Bình Định, chưa có con số thống kê cụ thể nhưng buổi sáng mỗi quán cà phê vẫn tràn ngập khói thuốc lá, các quán nhậu ban đêm người hút thuốc vẫn điềm nhiên vừa ăn uống vừa hút thuốc mặc cho sự khó chịu của mọi người xung quanh, tại những bãi biển trong lành hoặc nơi vui chơi giải trí vương vãi đầy đầu mẩu thuốc lá cùng rác rưởi... làm mất mỹ quan thành phố, đe dọa trực tiếp sức khỏe của cả người hút thuốc và hút thuốc thụ động. Kết quả điều tra GATS Việt Nam năm 2015 (45,3%) chỉ giảm 2% nam giới hút thuốc so với năm 2010(47,4%)là quá khiêm tốn với con số 15,6 triệu người hút thuốc chủ yếu là nam giới hiện nay.


Hãy từ bỏ thuốc lá nhân WNTD 31/5 và
“Tuần lễ quốc gia không thuốc lá” 25/5-31/5/2018

Từ 25 - 31/5/2018 “Tuần lễ quốc gia không thuốc lá” ở Việt Nam được phát động và 31/5/2018 là “Ngày thế giới không thuốc lá” nhưng cuộc chiến “vì một môi trường không khói thuốc” không chỉ dừng lại ở những cuộc mít tinh phát động, những hoạt động mang tính hình thức trong một vài ngày mà là cuộc chiến không có điểm dừng. Từ kết quả đạt được cùng thách thức đang đối mặt, Việt Nam luôn thực hiện các biện pháp MPOWER theo quy định WHO FCTC thông qua hệ thống giám sát quốc gia và toàn cầu, triển khai các nghiên cứu đánh giá quốc tế nhằm hỗ trợ bằng chứng xây dựng và đánh giá chính sách phù hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng các biện pháp MPOWER cần được Chính phủ triển khai quyết liệt hơn nữa như tăng thuế thuốc lá hơn nữa vượt khỏi nhu cầu tiêu dùng người dân cùng với quyết tâm từ bỏ thuốc lá của người hút thuốc để thực sự mang lại môi trường không khói thuốc, giảm thiểu bệnh tật cho người hút thuốc và hút thuốc thụ động, đem lại sức khỏe cho cộng đồng.

Ngày 28/05/2018
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO, MOH và VINACOSH)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích