Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 7 9 9 1
Số người đang truy cập
1 7 4
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Các cư dân thủ đô Madagascar Antananarivo lấy nước ngọt, ngày 10/3/2017
Tổng thư ký UN cảnh báo về tình trạng thiếu hụt nước sạch nghiêm trọng vào năm 2050

Ngày 6/6/2017. UNITED NATIONS-Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (UN) cảnh báo về tình trạng thiếu hụt nước sạch nghiêm trọng vào năm 2050 (UN Chief Warns of Serious Clean Water Shortages by 2050). Tổng thư ký UN Antonio Guterres cảnh báo đến năm 2050 nhu cầu toàn cầu với nước ngọt dự kiến ​​sẽ tăng hơn 40% và ít nhất 1/4 dân số thế giới sẽ sống ở các nước có một tình trạng thiếu hụt nước sạch lâu dài hay tái diễn

Ông ta nói với Hội đồng Bảo an rằng "sự căng thẳng trong việctiếp cận nước đang gia tăng ở tất cả các vùng'' và lưu ý 3/4 trong số 193 quốc gia thành viên của UN có chung các dòng sông hoặc lưu vực hồ với các nước láng giềng của nhau.


Tổng thư ký UN Antonio Guterres phát biểu trong một cuộc họp báo tại Nairobi, Kenya, ngày 8/3/2017

Tổng thư ký UN phát biểu: "Nước, hòa bình và an ninh có liên quan mật thiết với nhau, nếu quản lý không hiệu quả các nguồn tài nguyên nước có nguy cơ gia tăng tranh chấp giữa các cộng đồng, các lĩnh vực và gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia'. Ông cho biết đã sẵn sàng tham gia vào công tác ngoại giao phòng ngừa nhằm kiềm chế sự cạnh tranh về nước do các cuộc xung đột đang nảy sinh. Tổng thống Bolivia Evo Morales-quốc gia đang giữ chức chủ tịch hội đồng bảo an lưu ý từ năm 1947 có khoảng 37 cuộc xung đột đã xảy ra giữa các quốc gia liên quan đến nước, "Hành tinh của chúng ta, cuộc sống và gia đình dưới tất cả các hình thức của nó trên trái đất đang đau đớn vì một cuộc khủng hoảng về nước và sẽ chỉ tồi tệ hơn trong những thập kỷ tới'' ông nói: "Nếu mô hình tiêu thụ nước hiện tại không giảm sút thì 2/3 dân số thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nước là một thực tế diễn ra hàng ngày vào năm 2025'' Morales nói thêm. Ông cho biết hiện tại có hơn 800 triệu người không được tiếp cận với nước sạch và hơn 2,5 tỷ không có các công trình vệ sinh cơ bản.


Một ly được rót đầy nước uống ở Paris, ngày 27/4/2014

Morales, chủ trì cuộc họp cho rằng nguồn nước ngọt có giới hạn và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề này và đảm bảo rằng tiếp cận với nước sạch được chia sẻ và không trở thành "một cái cớ cho cuộc xung đột trong nước hoặc quốc tế'. Đại sứ Anh Matthew Rycroft cho biết thế giới đã nhìn thấy những gì có thể xảy ra "khi các nguồn nước trở nên khô cạn'' (when the waters run dry) và chỉ ra nạn hạn hán ở Somalia đang dẫn đến sự thiếu hụt lương thực nghiêm trọng và đe dọa nạn đói và thiếu nước sạch đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng gây ra bởi Boko haram ở phía đông bắc Nigeria và hàng ngàn ca bệnh, ông cho biết trên thế giới hiện nay không phải đang trên đà đạt được các mục tiêu của UN vào năm 2030 và kêu gọi cải thiện an ninh về nước, tiếp cận tới nước sạch và vệ sinh cũng như quản lý các nguồn tài nguyên nước bền vững hơn được chia sẻ bởi các quốc gia. Rycroft cho biết ở Nam Á khoảng1 tỷ người trên khắp Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Pakistan cuộc sống chủ yếu chỉ dựa vào 3 con sông nhưng "mặc dù phải đối mặt với các vấn đề tương tự được đặt ra bởi nhu cầu nước và biến đổi khí hậu, sư hợp tác khu vực giữa các nước này có giới hạn'. Rycroft cho biết Anh quốc đã cung cấp 30 triệu USD trong vòng 5 năm qua để hỗ trợ một cách tiếp cận tới "xác định và giải quyết những thách thức đang ảnh hưởng đến các nguồn nước xuyên biên giới'' trong khu vực.Tuy nhiên, để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu ông kêu gọi các quốc gia phát triển trên thế giới cũng phải đầu tư trong việc cung cấp cải thiện an ninh nước bên trong và giữa các quốc gia.


Một người đàn ông đánh răng bằng nguồn nước bị ô nhiễm
sông Ganga ở Kolkata, Ấn Độ ngày 23/5/2017

Một ví dụ về hợp tác khu vực, Đại sứ Tekeda Alemu của Ethiopia cho rằng trong khi có sự khác biệt giữa 6 quốc gia nằm ở phía thượng lưu và hạ lưu trên sông Nile, những quốc gia này đàm phán trong 13 năm để tạo ra một thỏa thuận về việc sử dụng nguồn nước. Thỏa thuận được ký bởi6 quốc gia và đang chờ phê chuẩn bởi ba quốc gia trong số đó. "Sự hợp tác giữa Ethiopia, Ai Cập và Sudan và việc ký kết Tuyên bố về các nguyên tắc bởi các nhà lãnh đạo của ba quốc gia này cũng là một biểu hiện khác của hợp tác khu vực mà cần phải được tăng cường hơn nữa'', ông nói.

Ngày 08/06/2017
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ voanews.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích