Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 9 6 5 9
Số người đang truy cập
2 8
 Tin tức - Sự kiện Tin vắn đáng chú ý
Người trưởng thành bị cảm cúm ‘khoảng năm năm một lần’

 

Ngày 4/3/2015. BBC News - Người trưởng thành bị cảm cúm ‘khoảng năm năm một lần’ (Adults get flu 'about o­nce every five years'). Dựa theo một nghiên cứu thực địa tại Trung Quốc, các nhà khoa học tính toán được rằng những người trưởng thành bị cảm cúm thực sự khoảng 5 năm một lần. Nhóm nghiên cứu quốc tế này cho biết tuy nhiều người trong chúng ta sẽ cảm thấy đau yếu thường xuyên hơn so với tính toán này nhưng thường đó là do những loại bệnh khác giống cúm.

Các nhà khoa học đã xét nghiệm những mẫu máu từ 151 tình nguyện viên có độ tuổi từ 7 đến 81 để đánh giá mức độ thường xuyên bị các bệnh cảm cúm tấn công, một nghiên cứu tương tự tại Anh sẽ kiểm tra xem liệu những phát hiện này có đúng với người Anh hay không. Việc thu thập kiểu dữ liệu tuổi đời này mà trước đó các nhà khoa học cho biết chưa từng được tiến hành thực sự sẽ giúp các chuyên gia hiểu rõ hơn những ai có nguy cơ nhiễm bệnh và có thường xuyên không cũng như căn bệnh lây lan bao xa trong cộng đồng. Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí PLoS Biology, đã tập trung vào chín chủng cúm chính đã lưu hành trên toàn thế giới từ giữa năm 1968 và 2009.

 
Đây là những loại vi-rút cúm A (H3N2).

Manh mối từ máu (Blood clues)

Các nhà nghiên cứu từ Học viện Hoàng gia Luân Đôn (Imperial College London), các viện nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kiểm tra máu của các tình nguyện viên để phát hiện các kháng thể nhằm làm rõ liệu những người này có từng nhiễm các vi-rút không và có thường xuyên không. Họ phát hiện thấy trong khi trẻ em mắc cúm trung bình hàng năm thì tình trạng nhiễm cúm lại ít thường xuyên dần theo độ tuổi. Từ 30 tuổi trở đi, nhiễm cúm có xu hướng xảy ra với tỷ lệ ổn định khoảng hai lần một thập kỷ ở những người được nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các phát hiện của họ chưa chắc là đúng đối với các nhóm dân cư khác nhưng cũng có thể xảy ra.

TS. Steven Riley, tác giả chính của nghiên cứu từ Trung tâm phân tích và lập mô hình dịch bệnh Hội đồng Nghiên cứu Y khoa tại Imperial nói: “Tần số nhiễm bệnh chính xác sẽ thay đổi dựa trên các mức độ nền tảng của cảm cúm và việc tiêm phòng”. Ông cho rằng bệnh cúm mà họ đã nghiên cứu gồm những chủng đã lây lan rộng rãi và nhanh chóng trên toàn thế giới bao gồm châu Âu và Hoa Kỳ: “Đối với người lớn, chúng tôi phát hiện ra rằng tỷ lệ nhiễm cúm thực sự ít phổ biến hơn một số người nghĩ, ở giai đoạn thơ ấu và niên thiếu nó xảy ra phổ biến hơn có lẽ vì trẻ em tiếp xúc thường xuyên hơn với những người khác”.

GS. Ron Eccles từ Trung tâm Cảm lạnh thông thường (Common Cold Centre) tại Đại học Cardiff cho biết: “Đây là một nghiên cứu thú vị, có nhiều sự nhầm lẫn giữa cảm lạnh, cảm cúm và cúm”. Ông cho biết một số bệnh nhiễm khuẩn còn âm thầm-chúng có thể chỉ lộ diện nếu bạn đi xét nghiệm máu.

Cảm lạnh hoặc cảm cúm?(Cold or flu?)

Cảm lạnh và cảm cúm là do vi-rút nhưng rất khó để phân biệt những bệnh này nếu chỉ dựa vào các triệu chứng chủ quan, cả hai bệnh có thể gây ra sốt và đau họng, cộng với ho và hắt hơi là cách lây lan từ người sang người. Ví dụ cái mà một người có thể cho là cảm cúm thì người khác có thể lại gọi là cảm lạnh nặng, với bệnh cảm lạnh thông thường các triệu chứng có xu hướng đến từ từ, thường nhẹ hơn và ảnh hưởng chủ yếu tới mũi và họng. Cảm cúm thì nghiêm trọng hơn và thường khiến người bệnh chỉ muốn leo lên giường, các triệu chứng bao gồm đau nhức cũng như nghẹt hoặc sổ mũi.

 
Vi-rút cảm lạnh và cảm cúm lây lan bởi những bụi nước nhiễm bệnh

Cảm cúm thì khó chịu nhưng không đe dọa đối với hầu hết những người lớn khỏe mạnh và sung sức, nhưng nó có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng ở người già và những người với các bệnh mãn tính, chẳng hạn như hen suyễn, đây là lý do vì sao các chuyên gia khuyến cáo các nhóm có nguy cơ tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm để bảo vệ chính họ. Tại Anh trong năm nay, dịch cúm đang lưu hành ở mức cao nhất trong ba năm qua, vi-rút này là chủng vi-rút cúm A (H3N2). Việc lựa chọn vắc-xin cúm theo mùa của năm nay đã gây ra những chỉ trích sau khi các nghiên cứu phát hiện rằng việc tiêm chủng chỉ giúp 3 trong số 100 người được tiêm khỏi phát triển các triệu chứng. Vi-rút cúm đang biến đổi không ngừng, khiến khó có thể dự đoán phải tiêm ngừa chủng vi rút nào mỗi năm.

Ngày 23/03/2015
CN. Huỳnh Thị An Khang, CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Biên dịch từ BBC news)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích