Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 0 2 5 6
Số người đang truy cập
3 1
 Tin tức - Sự kiện Tin vắn đáng chú ý
Các biện pháp phòng chống dịch tả làm giảm sự lây truyền trong những người di tản ở Nam Sudan

Cập nhật tháng 2/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Các biện pháp phòng chống dịch tả làm giảm sự lây truyền trong những người di tản ở Nam Sudan (Cholera prevention measures reduce transmission among displaced people in South Sudan). Một quyết định kịp thời bắt đầu với các biện pháp phòng chống, kể cả những người di tản chưa được chủng ngừa trước đó trong các trại của Liên Hiệp Quốc (UN) với vaccine tả uống (oral cholera vaccine -OCV),

Khi bạo lực nổ ra ở Nam Sudan vào cuối năm 2013, hàng chục ngàn người chạy trốn cuộc xung đột sang tị nạn tại các căn cứ của UN đóng ở trên khắp đất nước với hy vọng rằng lực lượng gìn giữ hòa bình đóng quân ở đó sẽ bảo vệ họ. Các cơ sở này đã nhanh chóng bị quá tải, với các gia đình chen chúc nhau mà không có hoặc có rất ít điều kiện tiếp cận nước sạch và vệ sinh. Sau đó, mùa mưa đến, làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh truyền qua đường nước, đặc biệt là bệnh tả, đó là căn bệnh lưu hành ở quốc gia với khả năng bùng phát thành dịch trong các trại đông đúc.


Một người phụ nữ uống vaccine tả trong một trại dành cho người di tản ở Nam Sudan

Tuy nhiên, khi một vụ dịch tả bùng phát đã được tuyên bố ở Nam Sudan 5 tháng sau đó, người tỵ nạn sống trong các trại tạm của Liên hiệp quốc không bị ảnh hưởng, có rất ít hoặc không có sự lan truyền bệnh tả. Một quyết định kịp thời bắt đầu với các biện pháp phòng chống, kể cả những người di tản chưa được chủng ngừa trước đó trong các trại của UN với vaccine tả uống OCV, gần như chắc chắn ngăn chặn sự gia tăng ca mắc bệnh và tử vong trong số những cư dân sống ở các trại dễ bị tổn thương là những người có nguy cơ cao mắc bệnh .

Bệnh tả vẫn còn là gánh nặng bệnh tật với người dân dễ bị tổn thương (Cholera still places heavy burden o­n vulnerable peoples)

Bệnh tả chịu trách nhiệm cho 7 đại dịch trong hai thế kỷ qua và ước tính khoảng 1,4 tỷ người có nguy cơ vẫn còn có nguy cơ mắc bệnh ở các quốc gia lưu hành. Hơn 100 000 người chết vì dịch tả mỗi năm, một nửa là trẻ em, mặc dù chỉ có một phần nhỏ trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong được báo cáo. Bệnh tả là một có thể phòng ngừa và điều trị nhưng sự tiến bộ chậm trong việc cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho tất cả các quần thể, thiếu tiếp cận với chăm sóc sức khỏe cho những người có nguy cơ bị bệnh, và sự xuất hiện của chủng tả mới và nguy hiểm hơn có nghĩa là bệnh vẫn gây ra một gánh nặng đối với xã hội. Các cuộc khủng hoảng nhân đạo, dù là do xung đột hoặc thiên tai, thường xuyên tạo điều kiện làm cho bệnh tả phát triển mạnh.

Ngăn chặn các vụ dịch thông qua hành động phối hợp (Averting outbreaks through coordinated action)

Các hành động thực hiện để ngăn chặn sự bùng phát của một vụ dịch tả trên diện rộng tại các trại tỵ nạn do Liên Hiệp Quốc kiểm soát ở Nam Sudan là một kết quả trực tiếp của một cam kết quốc tế mới để chống lại căn bệnh này cũng như sự sẵn có của một loại vaccine an toàn và hiệu quả. Kể từ năm 2013, WHO, cùng với ba đối tác chính (IFRC, MSF, UNICEF),đã quản lý một kho dự trữ toàn cầu của OCV, mà có thể được sử dụng nhằm đáp ứng với các vụ dịch và các cuộc khủng hoảng nhân đạo. "Điều kiện sống trong các trại ở Nam Sudan là khủng khiếp.Vào đầu năm 2014, các bện tiêu chảy cấp tính và các bệnh khác lây truyền qua đường nước đã gia tăng. Chúng ta biết rằng nếu không nhanh chóng đưa ra các biện pháp phòng ngừa, chúng ta sẽ có hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn trường hợp mắc tả", Tiến sĩ Abdinasir Abubakar, nhân viên y tế của WHO ở Nam Sudan cho biết: "Bộ Y tế yêu cầu các vaccine từ kho dự trữ toàn cầu và trong vòng vài tuần 250 000 liều được vận chuyển bằng tàu vận tải và các chiến dịch tiêm phòng đã được thực hiện bởi Medair vàTổ chức thầy thuốc không biên giới (Medair và Médecins Sans Frontières)".

Các kho dự trữ toàn cầu của OCV ban đầu đã có sẵn 2 triệu liều vaccine, được tài trợ bởi 5 nhà tài trợ: Quỹ Bill và Melinda Gates, Quỹ vaccine và tiêm chủng ELMA, Cơ quan Cứu trợ nhân đạo EU và Cục Bảo vệ dân sự (ECHO),Quỹ Margaret A Cargill và Văn phòng USAID về hỗ trợ thiên tai nước ngoài. Trong năm 2015, với sự tài trợ của Liên minh GAVI, số liều vaccine có sẵn để sử dụng trong các điểm nóng ở các quốc gia lưu hànhvà các tình huống khẩn cấp được dự kiến sẽ tăng lên khoảng 3 triệu. Sự lây lan nhanh chóng của dịch tả sau trận động đất năm 2010 ở Haiti nhắc nhở thế giới là căn bệnh này vẫn là một kẻ giết người chính yếu. Ước tính có khoảng 9.000 người đã chết vì dịch tả tại Haiti kể từ khi dịch bắt đầu và khoảng 700 000 bị nhiễm. Nhưng trên thực tế, dịch tả luôn luôn là một gánh nặng bệnh tật lớn vào các quốc gia, đặc biệt là ở các khu vực của châu Phi và Đông Nam Á. Những năm gần đây đã thấy sự xuất hiện của dịch bệnh ở vùng Sừng châu Phi, Sierra Leone, Yemen và Zimbabwe, và những nơi khác.

Vaccine tả uống là một công cụ hiệu lực mạnh mẽ giúp chống lại căn bệnh này (Oral cholera vaccine a powerful tool to help combat the disease)

Trong năm 2011, Đại Hội đồng Y tế Thế giới của WHO (World Health Assembly_WHA) ghi nhận dịch tả như là một vấn đề y tế công cộng ưu tiên trên toàn cầu và kêu gọi sự phục hồi Lực lượng đặc nhiệm trên toàn cầu về phòng chống bệnh tả (Global Task Force o­n Cholera Control_GTFCC), mà ban đầu được thành lập vào năm 1991 để đáp ứng với sự tái xuất hiện của căn bệnh này ở Mỹ Latin và châu Phi. Mạng lưới do WHO chỉ đạo nhằm mục đích kết thúc các ca tử vong do tả thông qua việc tăng cường hợp tác quốc tế và tăng cường sự phối hợp giữa các đối tác. "Sử dụng OCV có chọn lọc cho cái gọi là 'các điểm nóng' (hot spots) tại các nơi lưu hành và trong trường hợp khẩn cấp nhân đạo là một công cụ mạnh mẽ có trong kho vũ khí của chúng ta, nhưng để chống lại căn bệnh này, chúng ta cần có một cách tiếp cận lồng ghép và sáng tạo toàn cầu bao gồm phòng ngừa tốt hơn thông qua cải thiện việc tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường cũng như giám sát, sẵn sàng đối phó với dịch bệnh tốt hơn", Tiến sĩ William Perea, điều phối viên về kiểm soát các bệnh dịch của WHO cho biết: "Có một sự cam kết toàn cầu mới cho tầm nhìn của việc giảm đáng kể số ca tử vong và số ca mắc do bệnh tả. Thông qua hoạt động tập thể, chúng ta có thể tập trung, xúc tác và giúp phối hợp hỗ trợ cho các quốc gia nhằm giúp họ đưa ra các biện pháp dựa trên bằng chứng để kiểm soát căn bệnh này".

 

Ngày 25/02/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ: who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích