Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 08/05/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 6 0 1 3 9 6
Số người đang truy cập
6
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Những sự kiện biến đổi khí hậu trái đất đáng chú ý trong năm 2015

Năm 2014,thế giới đã ghi nhận một năm nóng kỷ lục trong vòng 250 năm trở lại đây ở nước Anh (UK). Tuy nhiên năm 2015, loài người lại phải chứng kiến một thảm họa thiên nhiên khốc liệt cả về quy mô và mức độ mặc dù đã được dự báo trước về một biến đổi khí hậu bất thường do sự nóng lên toàn cầu.

Tháng 7/2015-tháng nóng nhất trên trái đất được ghi nhận

Ngày 20/08/2015. BBC News. Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia (National Oceanic and Atmospheric Administration _NOAA) của Mỹ cho biết tháng 7/2015 là tháng nóng nhất trên trái đất được ghi nhận (July was Earth's hottest month o­n record, NOAA says). Theo các nhà khoa học Hoa Kỳ, tháng 7 này là tháng nóng nhất trên trái đất từ khi hệ thống ghi dữ liệu đã được bắt đầu, đạt mức trung bình là 16,6 oC (61,9 oF). Điều đó có nghĩa là cao hơn mức kỷ lục trước đó là 0,08 độ, đã được lập vào tháng 7 năm 1998-một sự gia tăng đáng kể trong các kỷ lục thời tiết. Theo các nhà khoa học US NOAA, trong một báo cáo họ đã dự báo năm 2015 sẽ là năm nóng nhất từng ghi nhận được

 
Các nhà khoa học cho biết họ dự báo năm 2015 sẽ là năm nóng nhất từ khi các ghi nhận bắt đầu

Báo cáo của NOAA cho biết, 9 trong số 10 tháng nóng nhất từ khi các kỷ lục được bắt đầu tính vào năm 1880 đã xảy ra từ năm 2005. Theo các nhà khoa học, sự biến đổi khí hậu toàn cầu và các tác động của hiện tượng thời tiết El Nino đứng đằng sau những mức nhiệt kỷ lục, 7 tháng đầu tiên của năm 2015 cũng vừa phá vỡ kỷ lục nhiệt độ mọi thời đại trong giai đoạn này. Jake Crouch, nhà khoa học vật lý tại các trung tâm thông tin môi trường quốc gia của NOAA cho biết: “Thế giới đang báo động, trái đất đang tiếp tục ấm lên, điều đó ngày càng được thể hiện rõ ràng trong dữ liệu của chúng tôi. Hiện giờ chúng tôi khá chắc chắn rằng 2015 sẽ là năm nóng nhất kỷ lục, liệu đã đến lúc phải bắt đầu nhìn vào những tác động của nó? Điều đó sẽ khiến chuyện gì xảy ra đối với con người trên mặt đất?”.

Phân tích của Matt McGrath-Phóng viên Môi trường BBC (Analysis: Matt McGrath, BBC Environment Correspondent)

Tháng 7 này là một tháng cực kỳ nóng trong năm 2015 và đó không phải là điều quá ngạc nhiên, thông thường nó là tháng nóng nhất trong năm trên toàn thế giới. Theo Văn Phòng MET, nước Anh đã có ngày nóng nhất của tháng 7 là vào ngày 1/7, khi nhiệt độ đạt tới 36,7 oC khu vực gần London. Những đợt nóng kỷ lục cũng ghi nhận được tại nhiều quốc gia bao gồm Tây Ban Nha, trong khi lục địa châu Phi ghi nhận được tháng 7 nóng nhất đứng thứ 2 trong kỷ lục. Trong khi tác động của các mức các-bon đi-ô-xít gia tăng trong khí quyển là tác nhân chính gây ra nhiệt độ gia tăng, một nhân tố quan trọng khác là El Nino. Hiện tượng tự nhiên này, xuất hiện dưới hình dạng một dòng nước ấm trong Thái Bình Dương vài năm một lần, được cho là làm tăng nhiệt độ toàn cầu lên. Trong những ngày gần đây, đã có những báo cáo cho biết rằng El Nino sẽ đặc biệt khắc nghệt do đó nhiều chuyên gia tin rằng năm 2015 sẽ là năm nóng nhất trong kỷ lục với một số ngưỡng chênh lệch.

NOAA cho biết các đại dương đã và đang hấp thu một lượng nhiệt lớn với kỷ lục ấm lên trong các vùng bề mặt rộng lớn của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, khi các nhà khoa học xem xét cả đại dương và đất liền trong những năm trở lại đây, họ đã phát hiện sự kết hợp của mức nhiệt trung bình cao hơn mức nhiệt trung bình của thế kỷ 20 là 0,85oC. NOAA đã tính toán tỷ lệ tăng nhiệt độ của tháng 7 ở mức trung bình 0,65oC mỗi thế kỷ. Peter Stott, trưởng ban giám sát khí hậu và quyền hạn liên quan tại Văn Phòng MET Anh cho biết: “Một El Nino mạnh đang chạy trong Thái Bình Dương nhiệt đới và điều này, kết hợp với xu hướng ấm lên toàn cầu lâu dài, có nghĩa rằng có thể sẽ xuất hiện một số tháng rất nóng trong năm nay như những con số mới đây của tháng 7 đã cho thấy. Điều này cũng nhất quán với dự đoán nhiệt độ toàn cầu của Văn Phòng MET đã dự đoán rằng một năm kỷ lục hoặc gần kỷ lục có thể sẽ xuất hiện trong năm 2015”. Nhiệt độ trung bình tháng 7 trên bề mặt đất và đại dương toàn cầu cao hơn mức trung bình của thế kỷ 20 1,46°F (0,81°C), do tháng 7 là tháng nóng nhất về mặt khí hậu trong năm, nên đây cũng là nhiệt độ hàng tháng cao nhất từ trước đến nay từ năm 1880 đến năm 2015, ở mức 61,86°F (16,61°C), vượt qua kỷ lục trước đó vào năm 1998 ở mức 0,14°F (0,08°C).

 
Nhiệt độ đất và đại dương trong tháng 7 năm 2015. Ảnh: NOAA

Báo động toàn cầu về một năm nóng kỷ lục trong 2015

Tính riêng biệt thì nhiệt độ bề mặt đất trung bình toàn cầu vào tháng 7 cao hơn mức trung bình của thế kỷ 20 1,73°F (0,96°C), đây là mức cao thứ 6 đối với tháng 7 trong thời kỳ từ năm 1880 đến năm 2015. Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình toàn cầu cao hơn mức trung bình của thế kỷ 20 1,35°F (0,75°C), đây là nhiệt độ cao nhất cho bất kỳ tháng nào trong thời kỳ từ năm 1880 đến năm 2015, vượt qua kỷ lục trước đó trong tháng 7/2014 ở mức 0,13°F (0,07°C), nhiệt độ này là do sự nắng nóng kỷ lục trên nhiều vùng rộng lớn ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mức độ băng biển trung bình ở Bắc Cực vào tháng 7 ở dưới mức trung bình thời kỳ 1981-2010 350.000 dặm vuông (9,5%), đây là mức độ nhỏ thứ 8 vào tháng 7 kể từ lúc kỷ lục bắt đầu vào năm 1979 và lớn nhất kể từ năm 2009, theo phân tích của Trung tâm dữ liệu băng và tuyết quốc gia, sử dụng dữ liệu từ NOAA và NASA, cho thấy. Băng biển ở Nam Cực trong suốt tháng 7 trên mức trung bình thời kỳ 1981-2010 là 240.000 dặm vuông (3,8%), đây là mức độ băng biển Nam Cực lớn thứ tư vào tháng 7 và nhỏ hơn so với mức độ lớn kỷ lục vào tháng 7/2014 là 140.000 dặm vuông. Các điểm nổi bật toàn cầu từ đầu năm đến nay (từ tháng 1 đến tháng 7/2015):

• Nhiệt độ từ đầu năm đến nay kết hợp trên cả bề mặt đất và đại dương toàn cầu cao hơn mức trung bình của thế kỷ 20 là 1,53°F (0,85°C), đây là mức cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7 trong thời kỳ từ năm 1880 đến năm 2015, vượt qua kỷ lục trước đó vào năm 2010 là 0,16°F (0,09°C).

• Nhiệt độ bề mặt đất trung bình toàn cầu từ ​​đầu năm đến nay cao hơn mức trung bình của thế kỷ 20 là 2,41°F (1,34°C), đây là mức cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7 trong thời kỳ từ năm 1880 đến năm 2015, vượt qua kỷ lục trước đó vào năm 2007 là 0,27°F (0,15°C).

• Nhiệt độ bề mặt biển trung bình toàn cầu từ ​​đầu năm đến nay cao hơn mức trung bình của thế kỷ 20 là 1,21°F (0,67°C), đây là mức cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7 trong thời kỳ từ năm 1880 đến năm 2015, vượt qua kỷ lục trước đó vào năm 2010 là 0,11°F (0,06°C). Mỗi lưu vực đại dương lớn đều có sự ấm áp kỷ lục ở một số khu vực.

Hậu quả thời tiết cực đoan năm 2015

Theo Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), trong năm 2015 hầu như thế giới đang phải gồng mình hứng chịu và chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, lũ lụt và khô hạn kéo dài, thậm chí có nơi vừa trải qua cơn nóng hạn kỷ lục đã phải đối mặt với thảm họa thiên tai lũ lụt.

 
Nắng nóng kỷ lục ở Ấn Độ năm 2015 làm trên 2.500 người thiệt mạng

Nắng nóng chết người

Trong tháng 7/2015 thế giới đã phải hứng chịu những hậu quả nặng nề từ những đợt sóng nhiệt (heat wave) bất thường tức là giai đoạn nắng nóng bất thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần ảnh hưởng đến sức chịu đựng bình thường cho người dân.

Ấn Độ: 2.500 người chết vì nắng nóng. Theo Daily Telegraph (UK), trên 2.500 người Ấn Độ chết trong đợt nắng nóng mùa hè 2015 với nền nhiệt độ cao gần 500C, trong đó Bang Andhra Pradesh ở miền Nam Ấn Độ có 2/3 số người chết vì nắng nóng so với cả nước và trở thành quốc gia có số người chết cao thứ 4 vì nắng nóng trong lịch sử, sau châu Âu (71.310 người chết năm 2003 và 3.418 trường hợp năm 2006) và Nga (55.736 ca tử vong năm 2010).

Pakistan: 1.300 người chết vì nắng nóng. Theo BBC News, gần 1.300 người ở miền nam Pakistan đã thiệt mạng trong đợt nắng nóng vừa qua với nền nhiệt độ cao nhất ở Karachi 470C. Ngay từ khi số người chết do nắng nóng tăng lên gần 700, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã phải kêu gọi Cơ quan quản lý thảm họa quốc gia (NDMA) có biện pháp khẩn cấp để hạn chế số người tử vong. Quân đội Pakistan được điều động để thiết lập các trung tâm đối phó sốc nhiệt và hỗ trợ NDMA.

 
Nắng nóng đến mức có thể rán trứng ngoài trời

Trung Quốc nắng nóng trên 400C, người dân nướng chín thực phẩm ngoài trời. Theo Nhân dân Nhật báo (China Daily), trong tháng 7/2015 thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) phải đối mặt với đợt nắng nóng khốc liệt nhất trong năm với nền nhiệt ngoài trời trên mức 400C, người dân ở đây đem một số thực phẩm tươi sống (thịt lợn, tôm tươi) bỏ ra ngoài trời vào buổi trưa và chỉ 20 phút sau đó đã được nướng chín.

Nhật Bản nóng 38,50C: Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, những ngày nắng nóng ở nước này phổ biến ở mức 350C đến 38,50C chủ yếu ở các vùng Chugoku và Shikoku, khu vực Yaeyama ở tỉnh Okinawa...

Nắng nóng bất thường ở nhiều nước châu Âu: Ngay từ đầu tháng 7/2015,l Vương quốc Anh (UK) đã trải qua những ngày nóng nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tại sân bay Heathrow ở thủ đô London, nhiệt độ đo được lúc 15 giờ (PM) lên tới 36,70C. Tình trạng nắng nóng đã gây tình trạng chảy nhựa tại một số tuyến đường cao tốc ở Anh và nhiều tuyến đường tắc nghẽn trong nắng nóng. Theo Cơ quan Khí tượng Pháp, nhiệt độ trong ngày tại thủ đô Paris lên tới 400C lần đầu tiên ghi nhận trong hơn 60 năm qua, để giảm bớt nắng nóng người dân phải trú mình dưới khu vực bóng râm và tìm tới các vòi phun nước để giải nhiệt, giới chức Pháp cũng đã đặt báo động cam với cảnh báo nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng trong vài ngày tới. Theo IPCC, trong tháng 7/2015 nhiều quốc gia khác như Tây Ban Nha, Đức, Italy, miền Nam Thụy Điển, Ba Lan và một số nước Trung Âu nền nhiệt độ lên tới 440C do ảnh hướng của gió nóng từ châu Phi thổi tới. Liên hợp quốc (UN) cảnh báo nền nhiệt độ đang ngày một tăng cao hơn và thời tiết ngày một trở nên khắc nghiệt hơn do tình trạng biến đổi khí hậu. Trước thực trạng đó, tổ chức này kêu gọi các quốc gia ban bố các hệ thống cảnh báo, nhằm giúp người dân nắm được thông tin để có biện pháp phòng tránh nắng nóng phù hợp.

 
Động đất san phẳng thủ đô của Nepan làm trên 10.000 người thiệt mạng

Lở đất và lũ lụt

Một trong những thảm họa thiên nhiên lớn nhất thế giới trong năm 2015 là động đất ở Nepal làm hơn 10.000 người thiệt mạng, hàng chục ngàn người bị thương, hàng trăm ngàn người phải sơ tán khỏi những khu vực đổ nát, cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều công trình văn hóa và kiến trúc cổ xưa bị phá hủy hoàn toàn.

 
Lũ lụt kinh hoàng ở Pakistan làm gần 1.600 người chết

Chưa kịp hoàn hồn sau đợt nắng nóng, Pakistan đã phải hứng chịu những trận mưa dữ dội hồi cuối tháng 7 vừa qua khiến mực nước sông Indus dâng cao, nhấn chìm một vùng lãnh thổ rộng lớn của Pakistan làm ít nhất 1.600 thiệt mạng, hơn 2 triệu người mất nhà ở và khoảng 20 triệu người chịu ảnh hưởng. Trận lở đất kinh hoàng ở Lở đất ở tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) làm hơn 1.200 người chết và 500 người mất tích, lũ lụt và lở đất ở Trung Quốc trong năm nay đã giết chết hơn 3000 người và 12 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Ngoài ra nhiều quốc gia ở châu Mỹ (Brasil), châu Aauu cũng phải hứng chịu những thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Việt Nam cũng không phải ngoại lệ

Trong năm 2015, nhiều tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam phải chịu đựng nền nhiệt độ cao trên 400C, người dân phải tìm đủ biện pháp đối phó với nắng nóng kỷ lục này. Đặc biệt là trận mưa lũ lịch sử ở tỉnh Quảng Ninh hồi cuối tháng 7 vừa qua làm gần 20 chết do lở đất và bị lũ cuốn trôi, hàng ngàn ngôi nhà bị đổ sập, nhiều công trình kinh tế và lương thực bị thiệt hại ước tính hơn 2.000 tỷ đồng. Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mưa lịch sử ở Quảng Ninh cùng với tháng 5 nóng kỷ lục trong 40 năm qua, mưa dông lớn nhất 30 năm ở Hà Nội, hạn hán cực khắc nghiệt ở Ninh Thuận, nhiệt độ SaPa xuống 12,7 độ C giữa mùa hè là những hiện tượng thời tiết cực đoan năm nay ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.

  

Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh chìm trong biển nước

Ứng phó với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của các hiện tượng thời tiết cực đoan là do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu trong điều kiện nhiệt độ trái đất nóng dần lên ảnh hưởng đến các khí quyển, đại dương, băng quyển và cả sinh quyển như khi nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên, nhiệt từ bề mặt sẽ được chuyển vào khí quyển thông qua quá trình bốc hơi từ mặt biển, đất liền và hoạt động đối lưu khí quyển mạnh hơn, làm tăng hàm lượng ẩm trong không khí dẫn đến tăng lượng mưa, đồng thời làm thay đổi hoàn lưu khí quyển ở từng vùng; nhiệt độ tăng làm tan băng ở các vùng cực và trên núi cao dẫn đến hiện tượng mực nước biển dâng lên, làm tăng xói lở bờ biển, ngập lụt, suy giảm rừng ngập mặn; băng tan còn làm giảm suất phản xạ trung bình của bề mặt trái đất đối với bức xạ mặt trời, tăng khí nhà kính trong khí quyển, qua đó thúc đẩy nhanh hơn quá trình nóng lên toàn cầu. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường có sức tàn phá kinh hoàng mà con người không thể ngăn cản được nhưng có thể làm giảm nhẹ tác hại. Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu đã được IPCC xác định là có tầm xuyên thế kỷ, làm nền tảng cho các chiến lược khác gắn liền với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường là yếu tố được quan tâm hàng đầu so với mục tiêu tăng trưởng. Giải pháp của mọi giải pháp, để giúp con người tăng khả năng thích ứng, đối phó với những cơn thịnh nộ bất thường của thiên nhiên đang ngày một gia tăng, chính là nâng cao nhận thức của mọi thành phần trong xã hội, cả sự hiểu biết, kiến thức về những nguy cơ có thể xảy ra, cũng như những giải pháp chủ động phòng tránh và ứng phó.

 
Ảnh hưởng của El Nino tới thế giới năm 2015. Đồ họa Open Snow

EU chỉ có thể mạnh mẽ trở lại tại thỏa thuận Paris

Theo Nghị định thư Kyoto-một nghị định ràng buộc các quốc gia công nghiệp giảm lượng khí thải nhà kính được kí vào năm 1997 sẽ hết hạn vào năm 2020, ban soạn thảo Hiệp ước biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) sẽ thực hiện một nghị định mới để trình lên Hội nghị biến đổi khí hậu của UN lần thứ 21 (COP21) tại Lima, Peru (cuối năm 2014) và sẽ được triển khai vào năm 2015 tại Hội nghị lần thứ 22 (COP22) tại Paris, Pháp.

 

Ngày 20/08/2015. VOA News. Trưởng ban Khí hậu châu Âu cho biết EU chỉ có thể mạnh mẽ trở lại tại Thỏa thuận Paris (Climate Boss Says EU Can o­nly Back Strong Paris Deal). Trưởng ban khí hậu châu Âu cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ ủng hộ thỏa thuận của Liên Hiệp Quốc (UN) để làm tốt hơn sự nóng lên toàn cầu chỉ nếu thỏa thuận ràng buộc pháp lý và kể cả các đánh giá thường xuyên để đảm bảo lời nói chuyển sang hành động. Chỉ với 10 ngày theo lịch trình cho các cuộc đàm phán chính thức trước khi cuộc đàm phán có tính chất quyết định tại Paris vào ngày 30/11/2015, việc chuẩn bị chậm rãi một cách khó khăn.

 
Ủy viên hội đồng châu Âu về Hành động Khí hậu và Năng lượng Miguel Arias Canete được thấy phát biểu trong một cuộc họp báo tại trụ sở của EU ở Brussels, ngày 25/2/2015

Công việc kỹ thuật nhằm cắt giảm văn bản đàm phán khó sử dụng, vẫn dài hơn 80 trang, chậm hơn lịch trình và các nền kinh tế lớn như Ấn Độ và Saudi Arabia chưa thực hiện lời hứa về cắt giảm khí thải. Miguel Arias Canete, Ủy viên EU về hành động khí hậu và năng lượng thúc giục các chính quyền và “các nền kinh tế của G20” để đệ trình cam kết lên UNmà không trì hoãn và cho biết công việc kỹ thuật phải tăng tốc để bắt kịp ý chí chính trị mạnh mẽ.

 
Đường đến COP 21 Pari 2015 bắt đầu từ COP 20 Lima 2014

“Thỏa thuận đầy tham vọng” cần thiết (‘Ambitious agreement’ needed)

Sự phản đối của hai quốc gia có phát thải lớn nhất, Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể có ảnh hưởng lớn đến cuộc đàm phán tại Paris, ông cho biết EU không thể chấp nhận thỏa thuận “trên cơ sở của mức tối thiểu của thỏa thuận chung”. Ông phát biểu trong một cuộc họp báo tại Brussels: “ Đó phải là một thỏa thuận đầy tham vọng, tôi đã thiết lập các vấn đề ưu tiên của chúng ta và chúng ta sẽ chiến đấu vì chúng, đó sẽ là một cuộc đàm phán đầy khó khăn nhưng những gì tôi thấy đó là ý chí chính trị”. Ông Arias Canete đặt ra những ưu tiên của mình như là điều chắc chắn hợp pháp, một xem xét mỗi 5 năm, các quy định thực hiện rõ ràng và một mục tiêu tạm thời cho 2050 về cắt giảm khí thải toàn cầu xuống 60% so với 2010, cộng với mục tiêu xa hơn đó là gần như không có khí thải vào năm 2100. Trong khi EU và các quốc gia đang phát triển là một trong những các quốc gia thúc giục văn bản ràng buộc, các quốc gia khác như Hoa Kỳ chỉ muốn thực hiện tại quốc gia.

 
Giảm phát khí thải CO2 xuống 40% đến năm 2030 làmục tiêu chính của COP 21

Không lặp lại tình trạng Hội nghị Copenhagen (No repeat of Copenhagen urged)

Đàm phán khí hậu của UN bị ám ảnh bởi ký ức của hội nghị Copehagen năm 2009 bị thất bại, nỗ lực cuối cùng để đạt tới thỏa thuận khí hậu toàn cầu. Ông Arias Canete nói rằng cuộc đàm phán Paris phải khác và mang lại các quốc gia thể hiện ít nhất 80% tất cả các chất thải, hơn một nhóm các quốc gia. Eu là nền kinh tế lớn đầu tiên đưa ra cam kết khí thải vào tháng Ba. Họ hứa rằng sẽ giảm khí thải xuống 40% đến năm 2030 so với mức của 1990. Ông Arias Canete cho biết đó chưa phải là tham vọng lớn nhất, mặc dù Hoa Kỳ và Trung quốc nói rằng họ đang thực hiện các bước rất lớn. Cho đến nay, cam kết toàn cầu không đạt tới hành động cần thiết để giới hạn sự nóng lên toàn cầu lên 2 độ C trên giai đoạn tiền công nghiệp. Mức giói hạn 2 độ C, là điều mà EU muốn gắn vào thỏa thuận tại Paris, đó là những gì các nhà khoa học có thể ngăn chặn những hậu quả khắc nghiệt nhất của sự nóng lên toàn cầu.  

Ngày 01/09/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
CN. Võ Thị Như Quỳnh và CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo IPCC, BBC News và VOA News)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích