Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 0 2 2 0
Số người đang truy cập
2 7
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Biến đổi khí hậu toàn cầu-“nóng” từ lãnh đạo, “nóng” đến người dân

Theo hãng tin VOA News, ngay từ nửa đầu năm 2015 tình hình khí hậu toàn cầu đã diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu, mặc dù Tổ chức Khí tượng thế giới đã đưa ra kết luận năm 2014 là năm nóng kỷ lục nhưng những đợt nắng nóng vừa qua chứng tỏ năm 2015 có thể còn vượt kỷ lục năm 2014.

Các nhà lãnh đạo (G7) đã dành nội dung quan trọng trong Hội nghị thượng đỉnh tại Đức để thảo luận về vấn đề này và người dân trên khắp thế giới đã có nhiều hoạt động mạnh mẽ phản ứng với các thảm họa do biến đổi khí hậu gây nên.

 
Tuần hành ở New York báo động về thảm họa do biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học cảnh báo rằng tốc độ thải khí carbon dioxide (CO2) hiện nay đã tăng hiệu ứng nhà kính và làm tăng nhiệt độ toàn cầu, gây ra những tác động lâu dài từ băng tan khiến mực nước biển dâng đến sự mất mát của các loài sinh vật.

 
Biến đổi khí hậu-một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh các nước G7

“Nóng” từ lãnh đạo

Các nhà lãnh đạo thế giới làm nóng vấn đề biến đổi khí hậu

Ngày 09/06/2015. WASHINGTON. Các nhà lãnh đạo thế giới làm nóng vấn đề biến đổi khí hậu (World Leaders' Actions Heat Up Over Climate Change). Sự nóng lên toàn cầu là chương trình nghị sự chính trị diễn ra trong hai ngày chủ nhật 7/6 và thứ hai 8/6 năm 2015 tại lâu đài Elmau thuộc thành phố Bayern, miền nam nước Đức của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) bao gồm Mỹ, Đức, Pháp, Ý, Anh, Canada và Nhật Bản với chủ đề cả thế giới đang quan tâm là “Sự biến đổi khí hậu toàn cầu”.

Tại cuộc họp này các nhà lãnh đạo thế giới cam kết hành động về biến đổi khí hậu và những người đàm phán trao đổi về một hiệp ước khí hậu mới, các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị thượng đỉnh tại Bavaria thúc giục “hành động khẩn cấp và cụ thể” (urgent and concrete action) về biến đổi khí hậu. Tổng thống Barack Obama theo dõi quá trình phát triển được thực hiện hướng tới hiệp ước toàn cầu để thay thế Nghị định thư Kyoto, thỏa thuận đã hết hiệu lực vào năm 2012. Ông Obama cho biết: “Chúng ta tiếp tục thực hiện các bước hướng tới thỏa thuận khí hậu toàn cầu trong năm nay tại Paris, tất cả các quốc gia trong nhóm G7 hiện nay đã đưa ra mục tiêu đến 2020 nhằm giảm khí thải carbon và tiếp tục thúc giục các bộ phận quan trọng khác để thực hiện tốt hơn”. Các nhà lãnh đạo khẳng định mục tiêu giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng hơn 2 độ C từ thời tiền công nghiệp, còn các chuyên gia cho rằng sẽ tránh tác động thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng, các vụ hạn hán và các cơn bão nghiêm trọng hơn.

Giảm ràng buộc, giúp đỡ các quốc gia nghèo (Binding reductions, help for poor nations)

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết các quy định ràng buộc đối với việc giảm khí thải phải là trọng tâm của bất cứ thỏa thuận khí hậu mới nào, bà phát biểu: “Thế giới không có bất cứ quy định ràng buộc nào tại thời điểm và đó phải là mục tiêu tại Paris”. Các lãnh đạo G-7 cũng làm mới thỏa thuận để cung cấp 100 tỷ đô la hàng năm, bắt đầu vào năm 2020 để giúp đỡ các quốc gia nghèo thích nghi với biến đổi khí hậu, tài chính là một điểm bắt buộc trong đó các quốc gia nghèo nhấn mạnh các nguồn ô nhiễm chính. Bà Merkel cho biết thật quan trọng để đưa ra mục tiêu trước hội nghị khí hậu tại Paris vào tháng 12/2015, mặc khác bà cũng cho biết thêm các quốc gia đang phát triển và các quốc đảo nhỏ sẽ có khó khăn trong chấp nhận thỏa thuận. Trong số các cam kết khác từ G-7 thì một trong đó là loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch đến cuối thế kỷ này.

 
Thủ tướng Đức Angela Merkel cam kết giúp đỡ các quốc gia nghèo giảm nguồn ô nhiễm

Phác thảo văn bản (Crafting the language)

Cam kết đó đã gửi những dấu hiệu mạnh mẽ đến các nhà đàm phán khí hậu trong cuộc họp tại Bonn, Đức. Trong tuần thứ hai, các đại biểu của gần 200 quốc gia cùng tạo ra một ngôn ngữ cho hiệp ước khí hậu mới, đó không phải là một công việc dễ dàng, bà Jennifer Morgan-Giám đốc Chương trình Khí hậu toàn cầu (Global Climate Program) của Viện Tài nguyên Thế giới (World Resources Institute) cho biết: “Tất cả hiện nay là về xây dựng niềm tin, về chắc chắn rằng mọi người biết những gì đang diễn ra và về thu hẹp văn bản đó lại và hy vọng trong những ngày tới nó sẽ bắt đầu di chuyển nhanh hơn, họ vẫn còn nhiều việc để làm”. Morgan cho rằng ví dụ hiệp ước phải làm sáng tỏ mục tiêu của G-7 để hạn chế sự nóng lên “không hơn 2 độ C ở giai đoạn tiền công nghiệp” (no more than 2 degrees Celsius from pre-industrial times) và bà đã đưa ra câu hỏi: “Đó có phải là tỷ lệ phần trăm nhất định của giảm khí thải không? Đó có phải là giảm khí thải carbon của nền kinh tế không? Có phải là sự giảm dần khí thải không-Đó là gì? Và hy vọng mục tiêu dài hạn đó có thể đưa ra một dấu hiệu cho các nhà đầu tư để họ nên đưa ra các quyết định kinh doanh tương lai như thế nào”.

Sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo (Leaders' support)

Bà Morgan lạc quan về thỏa thuận khí hậu mới, sự ủng hộ đổi mới được đưa ra của các nhà lãnh đạo thế giới: “Và tôi nghĩ đó là một dấu hiệu mà mọi người trên khắp thế giới cần để cam kết với chính phủ của họ để nói với chính phủ về những gì mà họ muốn. một số thay đổi đã xảy ra tại G-7 là bởi vì người dân cho biết những gì họ cần để xem xét từ các nhà lãnh đạo. Đây là thời gian để cam kết”

Dự đoán khí thải Trung Quốc giảm khích lệ niềm hy vọng với vấn đề biến đổi khí hậu

Ngày 09/06/2015. LONDON. Dự đoán khí thải Trung Quốc giảm khích lệ niềm hy vọng đối với vấn đề biến đổi khí hậu (Predicted China Emissions Decline Spurs Hope for Climate Change Deal). Theo một báo cáo mới, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Trung Quốc có khả năng giảm nhanh hơn dự kiến trước đây, các tác giả cho biết điều này có nghĩa thế giới có thể ngăn chặn được sự nóng lên toàn cầu vượt các mục tiêu của Liên Hiệp Quốc (UN) cho thấy sự lạc quan tại hội nghị thượng định G7 gần đây đó là thỏa thuận về biến đổi khí hậu toàn cầu toàn diện có thể được ký kết trong năm nay. Các hình ảnh công nhân và học sinh đeo khẩu trang, cố gắng đi qua các khói bụi thường xuyên bóp nghẹt các thành phố tại Trung Quốc trở thành một cảnh tượng quen thuộc, tuy nhiên theo bản báo cáo thì mọi thứ đang dần thay đổi, lượng khí thải nhà kính tại quốc gia này sẽ lên tới đỉnh điểm trong năm 2015-sớm hơn 5 năm so với chỉ tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình đề ra đến năm 2030.

 
                          Ô nhiễm không khí ở Trung Quốc đã đến mức báo động

Giảm sử dụng than đá (Falling coal use)

Đó là phần thay đổi trong cách thức Trung Quốc sử dụng năng lượng trong phát triển kinh tế, ông Fergus Green, đồng tác giả của bài báo cáo, trường Đại học Kinh tế London cho biết: “Những gì chúng ta chứng kiến trong năm vừa qua là việc sử dụng than đá ở Trung Quốc bắt đầu giảm, chúng tôi nghĩ rằng trong 5 năm tới chúng ta sẽ thấy việc sử dụng than đá bình ổn, nó có thể tiếp tục giảm, nhưng sẽ bình ổn và sau đó trong nửa đầu của thập niên 2020 sẽ bắt đầu sút giảm mạnh hơn”. Sự suy giảm đó bắt nguồn từ những sự thay đổi chậm của nền kinh tế 17,6 nghìn tỷ đô của Trung Quốc, “Sự tăng trưởng đang chậm lại sau nhiều năm có tỷ lệ tăng trưởng chóng mặt với tỷ lệ hai con số và thành phần của sự tăng trưởng đó đang thay đổi từ đầu tư loại hình công nghiệp nặng chuyển thành đầu tư vào các ngành dịch vụ và sản xuất công nghệ cao. Một sự thay đổi rất quan trọng là thay đổi về nguồn cung ứng năng lượng của Trung Quốc, từ than đá chuyển sang các nguồn không dùng than đá như năng lượng tái tạo, khí đốt và điện hạt nhân”. Ông Green cho biết những thay đổi tại Trung Quốc có nghĩa là thế giới có nhiều khả năng hơn để không làm sự ấm lên toàn cầu tăng hơn 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp-mục tiêu giới hạn được đưa ra bởi UN.

 
Thủ tướng Đức Angela Merkel chụp ảnh cùng với các nhà lãnh đạo G7 trong một bức ảnh tại hội nghị G7 ở Schloss Elmau gần Garmisch-Partenkirchen, miền nam nước Đức, ngày 7/6/2015

Gần đạt đến thỏa thuận (Nearing agreement)

UN hy vọng rằng chỉ tiêu về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu mới sẽ được đưa ra tại Hội nghị Paris vào tháng 12. Phát biểu sau hội nghị G-7 tại Elmau, Đức, Tổng thống Barack Obama cho rằng tiến bộ đã đạt được để hướng tới một thỏa thuận mạnh mẽ: “Tất cả các nước G-7 đã đưa ra chỉ tiêu của chúng tôi về giảm lượng khí thải carbon cho thời kỳ sau 2020 và sẽ tiếp tục thúc giục các quốc gia thải nhiều khí carbon khác cũng thực hiện như vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện những cam kết tài chính về khí hậu để giúp đỡ các quốc gia đang phát triển chuyển đổi sang sự tăng trưởng không tạo ra nhiều khí thải”. Các nhà lãnh đạo G7 đồng ý rằng thế giới nên loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trước cuối thế kỷ này. Ông Martin Kaiser, lãnh đạo hoạt động chính trị về khí hậu quốc tế của tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) đã phát biểu: “Hội nghị thượng đỉnh Elmau đã mang lại kết quả với những quyết định về vấn đề biến đổi khí hậu, tầm nhìn về nguồn cung ứng năng lượng tái tạo 100% đã bắt đầu định hình. Hội nghị Elmau cũng đưa ra một tín hiệu rõ ràng là vào giữa thế kỷ này chúng ta phải bắt đầu loại bỏ dần than đá và dầu lửa ra khỏi hệ thống năng lượng”. 6 tháng trước khi hội nghị Paris diễn ra, đây là sự lạc quan về mức độ thỏa thuận, các nhà bảo vệ môi trường cho rằng các nhà lãnh đạo của các nước công nghiệp hàng đầu đầu trên thế giời phải hành động cho phù hợp với những cam kết về giảm khí thải và giúp chi trả cho nền kinh tế toàn cầu không dựa vào nhiên liệu hóa thạch.

 
Hãy gieo mầm cuộc sống từ mảnh đất khô cằn

“Nóng” đến người dân

Các công dân gặp gỡ về vấn đề biến đổi khí hậu

Ngày 06/06/2015. VOA News. Các công dân gặp gỡ về vấn đề biến đổi khí hậu (Private Citizens Meet o­n Climate Change). Vào ngày 6/6/2015, hàng trăm công dân từ 80 quốc gia sẽ có 1 cơ hội để bày tỏ những lo ngại của họ và học hỏi về biến đổi khí hậu. Các bình luận và quan điểm sẽ được cân nhắc khi Hội nghị biến đổi khí hậu tiếp theo được tổ chức tại Paris vào tháng 12. Quá trình cân nhắc và thảo luận của các công dân được gọi là Quan điểm Toàn cầu (World Wide Views_WWV) là một nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và các vấn đề khác, các nhà tổ chức cho biết nó phù hợp với việc thảo luận về các vấn đề môi trường hơn so với các khảo sát truyền thống hoặc các nhóm được thăm dò ý kiến và nó sẽ “giúp lấp khoảng trống đang mở rộng dần giữa các công dân và các nhà hoạch định chính sách”. WWV được mô tả là một “cuộc hội đàm các công dân toàn cầu nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách một quan điểm sâu sắc độc nhất về các vấn đề quản lý phức tạp được tranh luận và đàm phán tại nơi chủ trì cấp độ toàn cầu như là UN”, WWV đã được sử dụng cho các hội nghị khí hậu từ năm 2009.

 
Người dân trên khắp thế giới tuần hành chống biến đổi khí hậu

Giáo sư Mikko Rask trường Đại học Helsinki đã nghiên cứu quy trình hội đàm này. Ông cho biết trong khi được UN hỗ trợ, các cuộc hội đàm này thực ra được tổ chức bởi sáng kiến của WWV: “Nó là một mạng lưới các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ về môi trường và các tổ chức phi chính phủ khác, các viện đánh giá và cũng có thể là một vài bộ nhưng điều phối viên, điều phối viên thực sự, chính là Hội đồng công nghệ Đan Mạch từng là cơ quan quốc hội cung cấp các lời khuyên cho quốc hội Đan Mạch. Sự kiện kéo dài cả ngày có sự tham gia của các nhóm 100 người được chọn ngẫu nhiên từ 80 quốc gia thảo luận các vấn đề chính đối mặt với khí hậu”. Theo Giáo sư Rask quy trình này còn lớn hơn các cuộc khảo sát và các nhóm được thăm dò ý kiến vì mức độ thờ ơ đối của công chúng với các vấn đề môi trường khá cao, ví dụ một cuộc khảo sát cho thấy chỉ có 44% người châu Âu biết ý nghĩa của đa dạng sinh học, một định nghĩa đơn giản về sự đa dạng của các hình thức sự sống khác nhau tìm thấy trong những khu vực địa lý cụ thể. Ông nói: “Nếu các công dân thiếu các thông tin đầy đủ, làm sao bạn có thể khảo sát các quan điểm của họ? Các câu hỏi và các vấn đề về đàm phán khí hậu thực sự rất phức tạp và không dễ để công chúng bắt đầu phản ánh mà không nắm được chút thông tin cơ bản nào. Vì vậy, bạn không thể khảo sát cái mà người dân sẽ nghĩ về các vấn đề của đa dạng sinh học”. Vì vậy, các cuộc họp nhóm này sẽ được sử dụng để nâng cao nhận thức. Rask là đồng biên tập cuốn sách có tựa đề: “Quản lý Đa dạng sinh học xuyên suốt cuộc thảo luận dân chủ” (Governing Biodiversity through Democratic Deliberation) bao gồm các đánh giá bởi 30 nhà nghiên cứu quốc tế về vai trò của quy trình hội đàm công dân trong chính sách môi trường, ông cho biết: “Đa số các bài báo đang phân tích quy trình mới này nhằm cố gắng cung cấp một lựa chọn thay thế cho các vấn đề môi trường phức tạp bằng cách cho phép sự phản hồi có hiểu biết từ những công dân được lựa chọn ngẫu nhiên, vì vậy có những sinh viên của các ngành khoa học chính trị, khoa học và công nghệ, đang phân tích làm thế nào quy trình này đã được tiến hành ở những nước khác nhau, và biện pháp này có được tin cậy như thế nào”. Cuốn sách cũng tìm ra một số vấn đề với các cuộc hội đàm WWV. Theo các nhà nghiên cứu biện pháp này thường tin vào “quá nặng về các thông tin số học, trong khi bỏ qua các quan điểm địa phương”, Rask cho rằng rằng “từ khi UN quan tâm hơn vào việc quyết định các vấn đề quan trọng một cách dân chủ, các quan điểm địa phương từ các nước khác nhau nên được tích hợp chặt chẽ hơn vào việc hoạch định chính sách toàn cầu”.

 
Thông điệp của người dân ở thủ đô Mexico: "Hãy ngăn chặn biến đổi khí hậu"

Mực nước biển đang tăng không thể đảo ngược trong tương lai được dự báo

Ngày 03/06/2015. VOA News. Các nhà khoa học: Mực nước biển đang tăng không thể đảo ngược trong tương lai được dự báo (Scientists: Rising Sea Levels Not Reversible in Foreseeable Future). Các nhà khoa học cho biết mực nước biển đang gia tăng sẽ tiếp tục như vậy một cách vô hạn định, các cộng đồng duyên hải trên toàn thế giới cũng đã cảm nhận được tác động của mực nước biển gia tăng, nhiều thành phố và thị trấn đang thích nghi với thực tế mới này, phản ứng của họ đã được chụp hình và đang được giới thiệu tại một cuộc triển lãm có tên Sink or Swim: Designing for a Sea Change (Nhất Sống Nhì Chết: Chuẩn bị cho một Thách thức Biển).

 
Tác phẩm của Daesung Lee thể hiện mối đe dọa của biến đổi khí hậu và

sa mạc hóa với người dân du mục ở Mông Cổ


Jerry Schubel, nhà hải dương học và chủ tịch của Aquarium of the Pacific cho rằng bão và lũ lụt thảm khốc là một phần trong một thực tại mới trên toàn thế giới: “Biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra gia tăng mực nước biển, lũ lụt vùng duyên hải và sự dâng trào những cơn bão ngày càng mạnh thêm”. Một video về sự dâng mực nước thực hiện bởi Aquarium cho thấy những nơi trũng trên toàn thế giới bị ngập trong lịch sử là những nơi ngay lập tức bị nguy hiểm do sự gia tăng mực nước biển như thế nào. Nhà khí tượng học Dan Cavan cùng với Viện Nghiên cứu Hải dương học Scripps tại Đại Học California San Diego cho biết những xu hướng gần đây sẽ còn tiếp tục: “Trong vài thập kỷ qua mực nước đã tăng lên với tỷ lệ lớn hơn. Chúng tôi nghĩ rất tự tin rằng nó sẽ còn tăng lên torng vài thập kỷ tới”. Các nhà khoa học ước tính đến cuối thế kỷ này, mực nước biển sẽ gang lên trung bình gần một mét trên toàn thế giới và tiếp tục tăng lên nữa. Cayan nói: “Sự gia tăng mực nước biển sẽ không chấm dứt vào năm 2100. Đó là một vấn đề đang xảy ra vì hành tinh này điều chỉnh sang một sự cân bằng năng lượng mới, về cơ bản là mới do khí nhà kính”. Cayan cho rằng rằng khí nhà kính đang làm hành tinh ấm lên “và vì khí hậu ấm lên, khả năng giải phóng lượng nước được dự trữ trên trái đất chủ yếu là ở Greenland, Nam Cực, sẽ góp phần lớn vào mực nước biển gia tăng trong tương lai”.

 
Các sinh viên tham gia cùng các nhà hoạt động môi trường trong buổi vệ sinh dọc theo bờ biển đảo Freedom kỷ niệm Ngày Trái Đất, 22/4/2015 tại ngoại ô thành phố Las Pina, nam Manila, Phillipine

Theo người phụ trách khách mời Frances Anderton thì người dân trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và họ đang thích nghi với mực nước biển gia tăng như thế nào được thể hiện trong triển lãm ảnh “Một mất một còn” (Sink or Swim). Anderton cho biết: “Chúng ta có vấn đề về sự gia tăng mực nước biển nhưng nó lại đi cùng với niềm ước muốn được sống trên vùng bờ biển của chúng ta, mức độ phát triển tại các bờ biển là cực kỳ mạnh”. Một bức hình trong triển lãm chụp tại Bangladesh bởi Jonas Bendiksen cho thấy các sinh viên đang tham gia một trường học nổi trên một con thuyền gỗ, một bức hình khác chụp bởi Iwan Baan cho thấy một tòa nhà nổi công nghệ cao hơn từ Hà Lan, một ngôi nhà thuyền tạm tạo ra bởi nhôm và kính. Các nhà khoa học cho rằng các nhà lập kế hoạch thành phố tại các cộng đồng duyên hải phải tiếp tục đi tới các sáng kiến đổi mới để thích nghi với mực nước biển gia tăng, qua các tòa nhà và cơ sở hạ tầng trong tương lai thân thiện với nước, các cộng đồng sẽ trụ vững hơn trước các cơn bão khốc liệt của môi trường biến đổi và hạn chế nỗi đau gây ra cho loài người. 

Ngày 17/06/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
CN. Võ Thị Như Quỳnh và CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo VOA News)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích