Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 1 7 7 2
Số người đang truy cập
1 1 4
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
UN: Thế giới đối mặt tình trạng mực nước giảm 40% đến năm 2030

Ngày 22/03/2015. New Delhi, Ấn Độ. Báo cáo Liên Hiệp Quốc (UN): Thế giới đối mặt tình trạng nguồn nước sử dụng giảm 40% đến 2030 (UN Report: World Faces 40% Water Shortfall by 2030). Một báo cáo của UN phát hành vào hôm thứ sáu đã cảnh báo thế giới có thể thiếu tới 40% lượng nước cần dùng chỉ trong vòng 15 năm tới nếu các quốc gia không thay đổi tích cực việc sử dụng nguồn tài nguyên này.

Theo Báo cáo của UN nhiều nguồn nước ngầm đang giảm dần, trong khi lượng mưa được dự đoán trở nên thất thường do biến đổi khí hậu. Bởi vì dân số thế giới đang tăng trưởng dự tính sẽ lên đến 9 tỷ người cho đến năm 2050, nhiều nguồn nước cần thiết cho trồng trọt, công nghiệp và sinh hoạt cá nhân.

Nguy cơ và dự báo của UN về nguồn nước sử dụng

Báo cáo dự đoán nhu cầu sử dụng nước toàn cầu sẽ tăng 55% đến năm 2050, trong khi nguồn dự trữ đang giảm dần, nếu việc sử dụng hiện nay không có xu hướng thay đổi thế giới sẽ chỉ có 60% lượng nước cần thiết trong năm 2030. Nguồn nước sẵn có giảm gây nhiều nguy cơ phía trước như các vụ mùa có thể thất bại, hệ sinh thái có thể phá vỡ, nền công nghiệp có thể suy sụp, bệnh tật và nghèo đói có thể tồi tệ, và các xung đột bạo lực trong tiếp cận nguồn nước có thể trở nên thường xuyên hơn. “Nếu không cân bằng giữa nhu cầu và các nguồn tài nguyên hạn chế được phục hồi, thế giới sẽ đối mặt tình trạng thiếu hụt nước nghiêm trọng”, Báo cáo Phát triển Nước Thế giới hàng năm chú ý rằng việc sử dụng hiệu quả hơn có thể đảm bảo nguồn cung cấp đủ trong tương lai. Báo cáo được công bố tại New Delhi 2 ngày trước Ngày Nước quốc tế (World Water Day), kêu gọi các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng xem xét lại các chính sách đối với nước, thúc đẩy việc bảo tồn cũng như việc tái chế nguồn nước thải như đã được thực hiện tại Singapore. Các quốc gia cũng có thể muốn xem xét việc tăng giá nước, cũng như tìm kiếm các phương pháp để các lĩnh vực cần nhiều nước hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn.


Một người phụ nữ đang đổ đầy nước uống trong một thùng chứa nước từ một ống nước của thành phố cùng với những người dân khác ở ngoại ô Srinagar, ngày 22 tháng 3 năm 2015

Trong báo cáo "Phát triển nước sạch thế giới" được công bố nhân Ngày Nướcquốc tế UN khuyến cáo những sức ép và thách thức về tài nguyên ở khắp nơi trên thế giới, đồng thời cũng chỉ ra rằng kể cả việc sản xuất năng lượng sinh học cũng cần đến rất nhiều nước để sử dụng cho hệ thống thủy lợi. Theo tính toán sơ bộ, ngành năng lượng hiện đang sử dụng khoảng 15% lượng nước từ các nguồn tự nhiên như sông, hồ và mạch ngầmdo đó nhu cầu về nước sạch và năng lượng sẽ tăng mạnh trong những thập kỷ tới. UN cho rằng nguồn tài nguyên nước sẽ tiếp tục phải chịu sức ép của các yếu tố như tăng dân số, ô nhiễm, nắng nóng và hạn hán do sự nóng lên toàn cầu. Hiện nay, trên toàn thế giới, có khoảng 770 triệu người không tiếp cận được với nước sạch; con số này sẽ tăng lên tại các khu vực như Bắc Mỹ, Trung Đông và Tây Nam Á. Châu Á nói chung, trong đó có khu vực đồng bằng sông Mekong sẽ trở thành điểm nóng tranh chấp tài nguyên nước sạch, khi nguồn nước đi qua biên giới nhiều nước.


Sông Mekong sẽ trở thành điểm nóng tranh chấp tài nguyên nước sạch

Việc sử dụng nguồn nước không được kiểm soát

Tại nhiều quốc gia trong đó có Ấn Độ, việc sử dụng nước thường không có quy định và lãng phí. Việc ô nhiễm nguồn nước thường bị phớt lờ và không bị phạt. Ít nhất 80% dân số Ấn Độ dựa vào nguồn nước ngầm để uống để tránh nguồn nước trên bề mặt bị nhiễm khuẩn. Trong nền nông nghiệp Ấn Độ, nơi mà các nghiên cứu cho thấy một số tầng nước ngầm đang suy giảm với tỷ lệ nhanh nhất trên thế giới, mức suy giảm được dự báo là 50% hoặc cao hơn. Biến đổi khí hậu sẽ làm cho tình hình tồi tệ hơn, bởi vì nhiệt độ cao hơn và thời tiết thất thường có thể gây ảnh hưởng đến lượng mưa. Báo cáo cho biết hiện nay khoảng 748 triệu người trên thế giới ít tiếp cận đến nước uống sạch, khuyến cáo rằng chỉ tăng trưởng kinh tế không phải là giải pháp và có thể làm tình hình này tồi tệ hơn nếu không cải cách đảm bảo hiệu quả hơn và ít ô nhiễm: “Con đường phát triển không bền vững và thất bại của chính quyền ảnh hưởng đến chất lượng và tính sẵn có của nguồn tài nguyên nước, gây ảnh hưởng đến khả năng tạo ra lợi ích kinh tế và xã hội, phát triển kinh tế tự nó không đảm bảo phát triển xã hội rộng lớn hơn”.

 

 

Ngày 02/04/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, CN. Võ Thị Như Quỳnh
(Theo UN và VOA News)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích