Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 2 2 0 1
Số người đang truy cập
1 7
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Châu Phi và các tổ chức quốc tế (UN, IFRC) trong chiến lược hồi phục sau dịch bệnh Ebola

Các quốc gia châu Phi “rất quan trọng” trong cuộc chiến chống dịch bệnh Ebola, UN: Thời điểm cho chiến lược hồi phục sau dịch bệnh Ebola,Lãnh đạo Liên đoàn Chữ Thập Đỏ kêu gọi cảnh giác giữa những thành tựu đạt được đối với Ebola.

Các quốc gia châu Phi chung tay can thiệp với dịch bệnh Ebola

Ngày 20/01/2014. Dakar, Senegal. Liên Hiệp Quốc: Các quốc gia châu Phi “rất quan trọng” trong cuộc chiến chống dịch bệnh Ebola (UN: African Countries 'Vital' in Fight Against Ebola). Theo Nhóm đối phó khẩn cấp dịch bệnh Ebola của UN, các quốc gia châu Phi cận Sahara đã làm những công việc tương đối nhỏ nhưng “cực kỳ quan trọng” góp phần hướng tới cuộc chiến chống lại dịch bệnh Ebola bao gồm việc đưa các nhân viên y tế và các nguồn vật tư y tế cần thiết cũng như dốc hết các nguồn lực hạn chế hướng tới các biện pháp ngăn chặn và giám sát trong phạm vi biên giới của họ để ngăn chặn sự lây lan xa hơn của dịch bệnh. Hơn 850 bác sĩ và y tá từ các quốc gia châu Phi được bố trí đến Guinea, Liberia và Sierra Leone để giúp chấm dứt dịch bệnh Ebola tại Tây Phi, dịch bệnh đã giết chết hơn 8.500 người từ khi nó bắt đầu cách đây gần 1 năm. Các quốc gia châu Phi cũng có viện trợ chung hàng chục triệu đô la về viện trợ tài chính và các nguồn vật chất. Phát ngôn viên của Nhóm đối phó khẩn cấp dịch bệnh Ebola của UN, Fatoumata Lejeune-Kaba cho biết: “Một trong những đóng góp lớn nhất mà các quốc gia châu Phi thực hiện là các bác sĩ, thật không dễ đối với mọi người để quyết định đến và chiến đấu với dịch bệnh Ebola tại nơi mà họ có thể bị nhiễm", ông Lejeune-Kaba nói thêm rằng: “Tất cả mọi thứ tốt khi có được cơ sở vật chất và gửi xe cấp cứu-những điều này rất quan trọng trong cuộc chiến chống Ebola nhưng các bạn cũng cần những người chôn cất thi thể, đào huyệt mộ, theo dõi những người có tiếp xúc với bệnh nhân và những người đó là những người đi đầu thục hiện ở các quốc gia của họ.

Sự đối phó “to lớn” ('Tremendous' response)

            Hỗ trợ Liên minh châu Phi đối với dịch Ebola tại Tây Phi cho biết rằng họ có kế hoạch triển khai ít nhất 1.000 tình nguyện viên và các nhân viên y tế từ các quốc gia châu Phi, Nigeria đã gửi 250 chuyên gia chăm sóc y tế đến 3 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất. Ethiopia đã gửi đến 187 người. Cộng hòa Dân chủ Congo là 82 người, Đầu tháng này, Kenya đã gửi 170 bác sĩ. Giám đốc của Các Vấn đề Xã hội của Liên minh châu Phi (Socials Affairs for the African Union), Olawale Maiyegun cho rằng sự đối phó của các quốc gia châu Phi trong cuộc chiến chống dịch bệnh Ebola là “vô cùng to lớn, có rất nhiều điều mà chúng ta gọi là tinh thần đoàn kết châu Phi: người châu Phi giúp châu Phi và điều này không nên bỏ qua. Các bạn phải nhớ rằng, tại châu Phi, chúng ta không có đủ nguồn lực y tế và con người vì vậy để tuyển 1.000 tình nguyện viên là một thách thức lớn nhưn bạn không thể đặt bất kỳ giá cả đối với nguồn nhân lực, đó là nguồn lực giá trị nhất giúp chúng ta chiến đấu chống lại dịch bệnh Ebola”, nhiều quốc gia cũng đóng góp theo những cách mà không thể nhất thiết xác định giá cả.

Cách tiếp cận can thiệp (Integrated approach)

            Chẳng hạn như ở Senegal đã mở ra một hành lang nhân đạo, để giúp sự vận chuyển nhân lực và các nguồn cung cấp ra vào các khu vực bị ảnh hưởng dịch bệnh. Ghana cung cấp như là một trung tâm hậu cần và trụ sở của phái đoàn UN. Ông Kaba nói rằng các quốc gia Tây Phi khác, đặc biệt là các quốc gia láng giềng bị ảnh hưởng nặng nhất, đã chi một khoản tiền để đặt sự giám sát kiểm soát khu vực biên giới, tuyên truyền các chiến dịch nhận thức cộng đồng về dịch bệnh Ebola, đào tạo các nhân viên y tế và các nguồn cung cấp chuẩn bị sẵn trước: “Vì đó là một trong những đóng góp quan trọng của các quốc gia châu Phi. Đây cũng là các quốc gia đã đóng góp một phần ngân sách của họ tới cuộc chiến chống dịch bệnh Ebola, và đây là khoản chi phí của các khoản đầu tư khác mà họ sẽ thực hiện tại quốc gia của họ nếu dịch bệnh Ebola không xảy ra”. Theo UN, Nigeria-quốc gia có 20 ca mắc Ebola năm ngoái đã hỗ trợ hơn 3,5 triệu đô la nhằm đối phó dịch bệnh Ebola tại Guinea, Liberia va Sierra Leone. Các quốc gia khác như Cote d’Ivoire, Namibia và Kenya, mỗi quốc gia đã hỗ trợ 1 triệu đô la đến Guinea, Liberia và Sierra Leone. Nam Phi đã đóng góp hơn 300.000 đô la cùng với các nguồn viện trợ y tế như đồ bảo hộ PPE và các xe cứu thương, giúp xây dựng một trung tâm trung tâm điều trị với 40 giường bệnh, và đào tạo gần 100 nhân viên y tế từ 16 quốc gia. Hơn 10 nhân viên y tế của Nam Phi sẽ đếnSierra Leone vào cuối tuần này. Trong tháng Mười Một, hơn 60 doanh nghiệp châu Phi cam kết hỗ trợ 28,5 triệu đô la để chiến đấu với dịch bệnh Ebola. Ethiopia đã phát động một chiến dịch vào tháng Mười Hai cho phép các cá nhân, những người không phải là bác sĩ hay y tá nhưng muốn giúp đỡ, đóng góp nhằm đối phó dịch bệnh Ebola thông qua tin nhắn SMS. Các quốc gia Burundi, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Ghana, Kenya, Lesotho, Senegal, Tanzania, Zambia và Zimbabwe cũng có các chiến dịch tương tự.

Thời điểm cho chiến lược hồi phục sau dịch bệnh Ebola

            Ngày 22/01/2014. VOA News.Liên Hiệp Quốc: Thời điểm cho chiến lược hồi phục sau dịch bệnh Ebola (UN: Time for Ebola Recovery Strategy). Mặc dù dịch bệnh Ebola tại Tây Phi vẫn đang tiếp tục xảy ra, Liên Hiệp Quốc cho biết cần phải có kế hoạch để hồi phục tại Guinea, Liberia và Sierra Leone. Nhóm đánh giá của UN vừa hoàn thành việc đánh giá của họ tại Sierra Leone.

 
Một người đàn ông nhiễm virus Ebola đang nằm trên sàn nhà bên ngoài một ngôi nhà tại Port Loko Community, ngoại ô thủ đô Freetown, tại Sierra Leone, ngày 21/10/2014.

Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (U.N. Development Program_UNDP) lãnh đạo nhóm tại Sierra Leone. Phái đoàn bao gồm các đại diện của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Phi, EU và các cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc. Điều phối viên thường trú của UN, David McLachlan-Karr nói rằng: “Mục đích là để thử và làm việc trong một mô hình kết hợp hướng tới đánh giá những tác động của kinh tế - xã hội của dịch bệnh Ebola tại Sierra Leone. Quốc gia này đang bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Và Ebola theo tôi nghĩ đã lây nhiễm đến các quốc gia yếu kém mà rất cần sự quan tâm cấp bách của cộng đồng xã hội. Nhóm đã đánh giá dịch bệnh Ebola tàn phá nền kinh tế của Sierra Leone như thế nào: “Sự tăng trưởng năm 2013 được dự tính khoảng 11%, nhìn chung năm 2014 chúng tôi nghĩ nó khoảng 4% và tiếp theo 2015 dự tính có thể ít hơn 2% cho chúng ta biết sự ảnh hưởng to lớn của dịch bệnh Ebola đối với nền kinh tế nói chung, sự đầu tư đã cạn kiệt vì các công ty đã rời bỏ quốc gia vì nỗi sợ lây nhiễm". Ông McLachlan-Karr cho rằng dịch bệnh Ebola đã tàn phá nền nông nghiệp và khai thác mỏ - hai nguồn thu nhập lớn của Sierra Leonevà là hai lĩnh vực cung cấp nghề nghiệp cho nhiều gia đình.

            Nhóm đánh giá xác định “các lĩnh vực quan trọng” để hồi phục gồm cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cơ bản, hệ thống vệ sinh và y tế. “Tất nhiên y tế hoàn toàn là nền tảng cơ sở - không chỉ để vượt qua dịch bệnh Ebola mà còn cho sự phát triển tương lai của quốc gia, lĩnh vực này thực sự rất cần nhiều sự hỗ trợ tại cấp cơ sở. Các vấn đề cơ bản đó là thiếu bác sĩ và y tá, thiếu các bệnh viện, thiếu các cơ sở y tế địa phương và những điều này rất cần thiết được ưu tiên giải quyết”. Theo ông McLachlan-Karr nhiều khu vực lớn của Sierra Leone thiếu cách tiếp cận nguồn nước sạch và nhà vệ sinh tạo ra nơi sản sinh của muỗi và tăng nguy cơ của sốt rét: “Tiếp theo là lĩnh vực giáo dục, khoảng 25% trẻ em, thậm chí là trước khi có dịch bệnh Ebola không được đi học. Chúng ta cần tái thiết lập việc giáo dục và có những cuộc thảo luận nghiêm túc để đảm bảo quốc gia này về mục tiêu xóa mù chữ của thập kỷ trước mà còn để đảm bảo có sự giáo dục toàn diện ở tất cả các lĩnh vực”.

            Nhóm đánh giá của UN cũng đề ra những cải tiến trong lãnh đạo đất nước: “Đó là sự thiếu hiệu quả, là trách nhiệm giải trình và sự minh bạch mà chúng ta cần xây dựng trong chuyển giao dịch vụ tại quốc gia này và chúng ta sẽ làm việc một cách nghiêm túc với chính phủ về việc có một cuộc trao đổi về hệ thống UN và cộng đồng quốc tế có thể hỗ trợ việc cải cách lĩnh vực công cộng như thế nào để đảm bảo rằng các dịch vụ xã hội - không chỉ phân quyền mà thực sự chuyển giao các dịch vụ mà họ dự định để cung cấp cho người dân". Chương trình Phát triển của UN cũng cho biết lĩnh vực kinh tế tư nhân có “vai trò to lớn” trong việc hồi phục nền kinh tế của Sierra Leone nhưng điều đó đòi hỏi khôi phục niềm tin của nhà đầu tư trong nước. Một chiến lược hồi phục có thể được đưa ra trong vài tháng, nhưng ông nói rằng điều đó phụ thuộc vào sự tiến bộ như thế nào trong quá trình chiến đấu chống lại dịch Ebola.

            Trong tháng 12/2014 có khoảng 500 ca mắc mới được báo cáo mỗi tuần, hiện nay con số này thấp hơn rất nhiều. Ông McLachlan-Karr cho biết: “Chúng ta chưa thoát khỏi dịch bệnh, chúng ta có khoảng 100-200 ca bệnh mỗi tuần, con số vẫn còn quá nhiều. Chúng ta vẫn còn chịu đựng khủng hoảng y tế nghiêm trọng, cần được đưa vào kiểm soát nhanh nhất có thể”. Chương trình Phát triển của UN cho biết sự nghèo đói và môi trường xuống cấp làm tồi tệ hơn khủng hoảng dịch bệnh Ebola tại Sierra Leone. UNDP cũng đang thực hiện các nhiệm vụ đánh giá tại GuineaLiberia.

Q&A: Cảnh giác giữa những thành tựu đạt được đối với Ebola

            Ngày 20/1/2015. VOA News - Lãnh đạo Liên đoàn Chữ Thập Đỏ kêu gọi cảnh giác giữa những thành tựu đạt được đối với Ebola (Red Cross Federation Chief Urges Vigilance Amid Progress Against Ebola)

 
Nhân viên y tế đẩy xe cáng chở bệnh nhân Ebola mới nhập viện, Amadou 16 tuổi vào một trung tâm điều trị Ebola Save the Children ngoài thủ đô Freetown, Sierra Leone ngày 22/12/2014, Amadou đã hồi phục từ đó.

            Thách thức y tế toàn cầu lớn nhất đối với lãnh đạo của Liên đoàn Quốc tế Hội Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ (IFRC) là Ebola, thực tế khi Elhadj As Sy đảm nhiệm chức vụ tổng thư ký IFRC hồi tháng Tám vừa qua, Tây Phi đã đang phải đấu tranh với một dịch bệnh Ebola vượt tầm kiểm soát từ hồi đầu năm.

 
Elhadj As Sy, hiện là Tổng Thư Ký của IFRC, hình ảnh của ông tại Geneva năm 2012

Phóng viên VOA Somali Harun Maruf trò chuyện với lãnh đạo IFRC về công việc của tổ chức của ông trong việc ngăn chặn dịch bệnh. Ông EAS cho biết: “Chúng ta đều hy vọng điều đó nhưng ngay từ thời kỳ đầu khi dịch bệnh xảy ra tôi đã học được rằng khi đưa ra dự đoán về việc loại trừ hoàn toàn trong một vài tuần và vài ngày không phải là điều chân thật đầy trách nhiệm. Tôi nghĩ rằng xu thế hiện tại đang rất tốt, chúng ta đang thấy những dấu hiệu ở Liberia nơi chúng tôi tin rằng nếu những nỗ lực tiếp tục được duy trì ở mức độ này và không có ca bệnh mới xuất hiện và các cộng đồng đang hợp tác theo cách mà họ đang làm hiện nay thì có thể khống chế dịch bệnh này”.

            VOA: Ông có lo lắng việc mọi người có thể sẽ buông lỏng và ngừng thực hiện các biện pháp bảo hộ chống lại vi-rút hiện nay khi tỷ lệ nhiễm đang chậm lại?

            EAS: Tôi rất lo về điều này vì hai lý do, thứ nhất là sự tự mãn khi bắt đầu tuyên bố rằng dịch bệnh đã kết thúc, nó không hề kết thúc cho tới khi nó thực sự hoàn toàn kết thúc vì vậy không có chỗ cho sự tự mãn; thứ hai tôi vẫn còn cảm thấy sự kỳ thị và sự phân biệt đối xử gắn liền với Ebola thì còn cực kỳ cao và đó là một trong những nguy cơ khiến cho mọi người né tránh và không đi tới các trung tâm chăm sóc y tế và điều đó có thể dẫn tới việc rằng sự quan tâm tới dịch bệnh đã có được từ các phương tiện truyền thông và các diễn đàn khác có thể sẽ giảm sút, vì thế sự kết hợp đó có thể thực sự rất nguy hiểm. Đây là thời điểm để phát triển thêm những thành tựu đã đạt được, để tán dương thành công mà chúng ta đã đạt được nhưng đó nên là những nhân tố thúc đẩy hơn cho chúng ta tiếp tục tiến hành công việc và chuẩn bị thậm chí cho những hậu quả của Ebola.

            VOA: Thế còn những ca bệnh mới được báo cáo ở Tây Phi?

            EAS: Có những ca bệnh mới chủ yếu ở một số khu vực của Sierra Leone vì chúng tôi đã phát hiện rất rõ ràng nơi nào là những khu vực đó và nơi nào bị ảnh hưởng nặng nhất, đặc biệt ở một khu vực xung quanh Kanama và Kailahun nơi các trung tâm điều trị đã được xây dựng. Tại Guina, khu vực Macenta là tâm điểm của dịch bệnh mà chúng tôi đã bắt đầu quan sát một số ngôi làng hẻo lánh ở những vùng quê tương tự mà chúng tôi bắt đầu thấy một số ca bệnh, chúng có quy mô không lớn nhưng như tôi đã nói dù một ca thôi cũng là một điều đáng lo ngại và chúng tôi đã triển khai mở rộng rất nhanh cùng với tất cả các đối tác nhằm phản ứng với những khu vực này vì cuối cùng nó có nghĩa là không hề đủ khi chỉ tập trung vào những khu vực hiện đang bị ảnh hưởng, mà còn là trong mỗi nước trong ba nước kia trong mọi cộng đồng để đảm bảo rằng các biện pháp dự phòng được tiến hành.

            VOA: Đâu là điểm “bước ngoặt” trong cuộc chiến chống Ebola?

            EAS: Bước ngoặt chính là khi huy động và hợp tác cộng đồng. Hành vi tìm kiếm trợ giúp y tế là một quyết định cá nhân con người, những quyết định này diễn ra ở mức độ cộng đồng là rất quan trọng đối với hai việc hoặc là đẩy mạnh điều đó hoặc là sống trong nó, những cộng đồng khi họ bắt đầu hợp tác trong việc phát hiện người ốm là một bước đi tốt đầu tiên. Khi họ bắt đầu chấp nhận điều đó thì họ không thể than khóc người chết theo cách họ từng làm, họ không thể tắm xác theo cách từng làm và họ tin vào chúng ta đặc biệt là phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ để lo việc chôn cất tôn nghiêm và an toàn là một động thái xuất sắc khác theo hướng đó. Khi họ bắt đầu tạo ra môi trường cho phép để giảm thiểu sự kỳ thị liên quan tới nó, đây là một nền tảng hết sức quan trọng.

            VOA: Vắc-xin đã sẵn sàng chưa?

            EASL: Chưa, hiện chưa có vắc-xin sẵn sàng giúp ngăn chặn dịch bệnh, mọi người đang làm việc cật lực để phát triển một loại vắc-xin, họ đang làm việc hết sức để vượt qua được thử nghiệm và các giai đoạn của một loại vắc-xin vì vậy vẫn có hy vọng nhưng đây không phải là lúc đặt mọi hy vọng vào một loại vắc xin, mà là tiếp tục tập trung vào những cột trụ của sự phản ứng cho tới thời điểm này, trong khi tiếp tục nghiên cứu và đầu tư cho một loại vắc-xin.

            VOA: Về những mất mát, hơn 8 ngàn người đã tử vong và sẽ còn nhiều người nữa, những tác động lâu dài của dịch bệnh này là gì?

            EAS: “Những tác động lâu dài trước hết là những hệ thống y tế cần phải được tăng cường và chúng đã yếu đi, những nạn nhân đầu tiên của Ebola là những nhân viên y tế. Sierra Leone đã mất đi những bác sĩ ưu tú nhất. Một trong những chuyên gia giỏi nhất về vi trùng học thần kinh đã thiệt mạng khi cố gắng cứu mạng những người khác, vì vậy sẽ cần phải đào tạo và giữ lại và thúc đẩy cán bộ y tế và đưa họ vào những điều kiện để họ được bảo vệ vì vậy tôi nghĩ đó là một trong những nỗ lực lâu dài hơn. 

Ngày 30/01/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, CN. Huỳnh Thị An Khang,
CN. Võ Thị Như Quỳnh, CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo các hãng tin quốc tế)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích