Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 9 6 7 8
Số người đang truy cập
2 5
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Bệnh mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis-một trong những căn bệnh bị lãng quên đang được thế giới quan tâm

Tổng kết toàn cầu cho thấy hơn 84 triệu người đang bị mắc bệnh trên toàn cầu, có liên quan đến đói nghèo và có thể dẫn đến mù lòa trong khi bệnh có thể chữa và phòng bệnh được. Về tác động của bệnh, mắt hột có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa trên thế giới, ước tính khoảng 2.9 tỷ USD chi ra hàng năm trên thế giới vì bệnh mắt hột này. Phụ nữ bị gấp 3 lần so với nam giới và thường bị mù. Bệnh mắt hột là bệnh có thể dẫn đến mù nhưng ngừa chữa được hàng đầu trên thế giới. Bệnh có nhiều tại địa phương nghèo, chậm tiến tại Phi châu, Nam Á, Đông Nam ÁTrung Quốc. Một số cộng đồng thiếu điều kiện cũng bị dịch về mắt này, như thổ dân Úc, Nam Mỹ và một số dân đảo vùng Thái Bình Dương.

Bệnh mắt hột được xem là một trong những bệnh nhiễm trùng cổ nhất của nhân loại, gây ra bởi tác nhân Chlamydia trachomatis – một loại vi khuẩn có thể lan rộng qua con đường tiếp xúc với chất tiết của mắt nguowif đang nhiễm bệnh (qua khăn lau mặt, khăn tay, ngón tay,…) và lây truyền qua ruồi. Sau nhiều năm nhiễm trùng lặp lại, bên trong mi mắt và giác mạc có thể để lại sẹo hoặc lông quặm vào trong mắt, tạo vết sẹo ở giác mạc. Nếu không điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến hình thành các vết sẹo giác mạc, gây mờ đục và mù.
 

Theo phân loại khoa học, bênh mắt hột (trachoma) thuộc A71 (theo ICD-10) và 076 (theo ICD-9) là hậu quả do nhiễm trùng ở mắt với loại vi khuẩn Chlamydia trachomatis (C.trachomatis). Nhiễm trùng có thể lan rộng từ người này sang người khác và thường nhất là từ trẻ em sang trẻ em, từ trẻ em sang mẹ, đặc biệt ở những nơi mà thiếu nguồn nước sạch, nhiều ruồi, điều kiện sống chật hẹp, đông đúc. Nhiễm trùng thường bắt đầu từ niên thiếu hoặc trẻ hơn và có thể diễn tiến mạn tính. Nếu không điều trị, nhiễm trùng thậm chí có thể gây ra tình trạng mi mắt quặm vào trong, gây nhiễm trùng và cào xước giác mạc, dẫn đến đau mắt và tạo nên các sẹo trên mắt. Cuối cùng, dẫn đến mù lòa không hồi phục, hay gặp vào lứa tuổi 30-40.

Định nghĩa bệnh mắt hột của Tổ Chức Y Tế Thế Giới chuyên đề hướng dẫn phòng chống bệnh mắt hột (Dowson – Tarzzio – Collier) năm 1981: Mắt hột là một viêm kết giác mạc lây lan mãn tính. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Clamydia Trachomatis nhóm A, B, Ba và C. Trong giai đoạn lây nhiễm, viêm nhiễm, bệnh biểu hiện đặc trưng bằng xuất hiện các hột kèm theo thẩm lậu lan toả và phì đại gai nhú và màng máu trên kết mạc. Bệnh mắt hột có thể tiến triển đến khỏi tự nhiên, hoặc đến tinh trạng sẹo hoá kết mạc, có thể gây nên biến chứng quặm và lông xiêu.
 

Đặc điểm dịch tễ học của bệnh mắt hột

Theo thống kê gần đây nhất, người ta ước lượng trên thế giới có trên 500 triệu người đang mắc bệnh, chủ yếu ở các nước phát triển, ở Châu phi và Đông Nam A, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và sát nhiệt đới. Tổ chức y tế thế giới ước lượng có ít nhất 2 triệu người bị mù do các biến chứng của bệnh mắt hột. Nếu kể luôn cả những người bị giảm thị lực, ít nhiều ảnh hưởng đến lao động sản xuất thì con số đó còn cao hơn. Ở Việt Nam trước năm 1945 trên 50% mắt hột hoạt tính. Từ năm 1947-1951 miền Bắc 60%, miền Trung 50% và miền Nam 30%. Sau một thời gian dài với việc xây dựng kế hoạch phòng chống mắt hột, đến năm 1977 thì tỷ lệ hoạt tính còn khoảng 17%. Tuổi mắc bệnh: ở bắt kỳ lứa tuổi nào, ở trẻ em 6 tháng tuổi có thể bị bệnh mắc hột. Qui luật dịch tể học cho thấy ở nơi nào mắt hột hoạt tính cao thì nơi đó có tuổi mắc bệnh mắt hột thấp.
            Về tính nghiêm trọng và tâm cỡ của bệnh, mắt hột đã ảnh hưởng thị lực đến khoảng 84 triệu người. là một trong những bệnh lưu hành hầu khắp các quốc gia. Hiện tại, chúng gây ra hơn 3% số ca mù lòa trên toàn thế giới nhưng con số này tiếp tục thay đổi do sự phát triển của kinh tế-xã hội và các chương trình phòng chống hiện có. Dù vậy, bệnh mắt hột vẫn còn tiếp diễn và lưu hành nặng tại các quốc gia nghèo và vùng sâu vùng xa, nông thôn của châu Phi, châu Á, trung và nam Mỹ, Úc và Trung Đông.
 

Di chứng của thể bệnh mắt hột hoạt động dường như xảy ra trên người trẻ và trung niên. Tại các vùng lưu hành nặng, bệnh hoạt động chính yếu trên các trẻ em tuổi trước khi đi học với tỷ lệ mắc bệnh cao 60-90%. Bệnh thường gây trên nhóm đối tượng nhạy cảm trong cộng đồng là phụ nữ và trẻ em. Các phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ cao hơn vè diễn tiến dẫn đến mù do mắt hột hơn so với nhóm đàn ông trưởng thành. Điều này có nghĩa là tăng nguy cơ và được giải thích do phụ nữ thường trải qua một thời gian dài tiếp xúc với con nhỏ của họ và trẻ lại là ổ chứa vi khuẩn chủ yếu.

Tình hình mắc bệnh, khoảng 84 triệu người tại 56 quốc gia đang bị ảnh hưởng, hầu hết là tại châu Phi, châu Á, Trung Đông và trung Mỹ, đặc biệt là các cộng đồng vùng nông thôn. Gần 8 triệu người bị suy giảm thị lực hoặc mù.

Một số yếu tố nguy cơ: trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ trưởng thành đang chăm sóc con nhỏ; người sống tại các vùng nông thôn, thiếu nguồn nước sạch để uống, điều kiện vẹ sinh kém và chất lượng chăm sóc y tế chưa phù hợp. Điều kiện nơi ở đông đúc, chật hẹp dễ lan rộng bệnh từ người sang người. Nguồn lây bệnh: có thể qua đường trực tiếp: mắt – mắt gặp tron gia đình và nhà trẻ hoặc gián tiếp do ruồi đậu vào mắt người bệnh, sau đó đậu vào mắt người lành.

Biểu hiện bệnh mắt hột và hình ảnh tổn thương cơ bản

Khoảng 5 - 12 ngày sau khi xâm nhập vào mắt, vi khuẩn gây viêm mí và màng của mắt. Mắt sưng, đỏ hồng, ngứa ngáy khó chịu rồi nếu để lâu không chữa sẽ thành các vết thẹo trong mí và mắt. Khi mí mắt sưng có thể làm lông mi quặm vào trong, cọ sát vào tròng mắt tạo thêm vết thẹo, làm mờ mắt hay mù mắt.
 

Tùy theo thể bệnh nhẹ hay nặng mà có những  biểu hiện khác nhau: [1] không có triệu chứng gì; [2] có dấu hiệu nặng nề, kéo dài dai dẳng, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh biểu hiện rất đa dạng với các triệu chứng như sau:

-Ngứa mắt; cảm giác vướng như có hạt bụi trong mắt;

-Đau nhẹ, cộm xốn trong mắt;

-Xem báo, đọc sách hay sử dụng máy vi tính nhanh mỏi mắt nhất là buổi chiều.

-Ở thể nhẹ hay gọi là mắt hột đơn thuần,  tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp biểu mô kết mạc. Bệnh nhân không có triệu chứng gì, hoặc chỉ ngứa mắt, xốn mắt, mỏi mắt, đôi khi hay chảy nước mắt. Nhiều khi bệnh nhân không biết, không điều trị, bệnh có thể tự khỏi do thói quen sinh hoạt giữ vệ sinh sạch và không bị tái nhiễm, không để lại di chứng và không gây mù.

-Đối với thể nặng tổn thương xâm nhập xuống cả những lớp sâu bên dưới của kết mạc mắt, có thể gây các biến chứng như lông quặm, lông siêu, sẹo giác mạc, nguy hiểm nhất là dẫn đến mù lòa. Bệnh trầm trọng, nặng nề và kéo dài, không thể tự khỏi nếu không được điều trị tốt (bệnh nhân bị mắt hột có biến chứng sẽ có 3 triệu chứng: trụi lông mi, mắt ướt, bờ mi đỏ mà dân gian gọi là mắt toét).
 

Về tổn thương cơ bản, mắt hột chia ra làm 4 giai đoạn và có các tổn thương cơ khác nhau:

·Mắt hột giai đoạn I

-Thường xuất hiện âm thầm, không có dấu hiệu chủ quan, phát hiện do khám sức khoẻ;

-Kết mạc sụn mi trên thẩm lậu nhẹ, che lấp một phần mạch máu. Các hột nhỏ màu trắng vàng kích thước bằng đầu kim xuất hiện khắp kết mạc sụn mi trên gọi là tiền hột.

-Bờ trên sụn mi và kết mạc cùng đồ có một số hột trong suốt và vài đám hột nhỏ.

-Rất hiếm trường hợp có hột ở kết mạc sụn mi dưới.

·Mắt hột giai đoạn II

-Triệu chứng chủ quan thường chưa có gì rầm rộ. Sáng thức dậy có một ít tiết tố đọng lại ở trong mắt.

-Triệu chứng khách quan vẫn tập trung ở kết mạc sụn mi trên.

-Kết mạc xù xì, mạch máu bị che lấp hoàn toàn bởi thẩm lậu.

-Gai nhú mọc đầy, tập trung nhiều ở hai góc mi.

-Nhiều hột to, chín mộng, rất dễ vỡ khi ta ấm bằng tăm bông, tiết ra một chất nhầy đặc hiệu.

-Thấy đầy đủ các tuổi của mắt hột: tiền hột, hột to, hột hoại tử, có ít sẹo kết mạc đặc hiệu.

-Có thể thấy màng máu mỏng.

·Mắt hột giai đoạn III

-Giai đoạn này kéo dài nhất. Đặc điểm là có sự xen kẻ giữa các dấu hiệu hoạt tính (nhú gai, thẩm lậu, hột) và dấu hiệu ổn định (sẹo).

-Một đặc điểm nữa của giai đoạn này là xuất hiện biến chứng như cụp mi, lông xiêu.

·Mắt hột giai đoạn IV

-Mắt hột lành sẹo. trên kết mạc hết yếu tố hoạt tính, chỉ có sẹo ở mức độ khác nhau.

-Từ giai đoạn III trở đi, khi khám ta có thể thấy có màng máu trên giác mạc. Màng máu này sse4 thấy rõ hơn khi khám dưới kính sinh hiển vi, và sẽ thấy lỗ lõm trên giác mạc gọi là lõm hột Herbert.
 

Chẩn đoán bệnh mắt hột

·Chẩn đoán mắt hột dựa vào một số dấu hiệu đặc trưng sau đây

-Hột có thể kẹp vỡ ở giai đoạn chín.

-Hột chiếm ưu thế ở kết mạc sụn mi trên và bờ trên của sụn mi trên, ngya từ giai đoạn đầu.

-Màng máu với thẩm lậu, hột, tân mạch điển hình, nhiều khi phát hiện ở ngay giai đoạn khởi đầu của bệnh.

-Không có hạch trước tai, trừ trường hợp bội nhiễm.

-Ơ giai đoạn Tr. II và IV có tổ chức sẹo.

-Sụn mi trên dày, uốn cong, có thể dẫn đến cụp mi, lông xiêu

·Tiêu chuẩn chẩn đoán mắt hột của WHO năm 1987: Muốn chẩn đoán bệnh mắt hột trên lâm sàng, khi khám hàng loạt trên tứng bệnh nhân, ít nhất phải có 2 trong các điều kiện sau

-Hột trên kết mạc sụn mi trên.

-Hột hoặc di chứng của hột (lõm hột) ở vùng rìa giác mạc.

-Màng máu chủ yếu ở cực trên.

-Sẹo đặc trưng trên kết mạc.

·Cận lâm sàng

-Phát hiện thể vùi trên lam kính

§Bằng chất nhuộm giêm sa, phát hiện thể vùi (CPH) trong nguyên sinh chất của tế bào biểu mô kết mạc.

-Phân lập nuôi cấy tác nhân gây bệnh

§Phân lập trên túi lòng đỏ trứng gà bào thai.

§Phân lập tác nhân trên môi trướng nuôi cấy tế bào hột lớp: tế bào Mac-coy hoặc tế bào Hela.

-Phương pháp huyết thanh học

§Kết hợp bổ thể

§Vi miễn dịch huỳnh quang

§Định tuýp huyết thanh của tác nhân mắt hột và của clamydia

·Phân loại theo WHO (Tr. # Trachoma)

-Tr. I: Mắt hột sơ phát

§Có hột chưa chín (tiền hột) trên sụn mi trên.

§Thường thấy có tổn thương sớm trên giác mạc.

-Tr. II: Mắt hột toàn phát

§Có hột chín mềm

§Có phì đại gai nhú

§Có màng máu xuất phát từ cực trên giác mạc (thường có hột vùng rìa và lõn hột).

-Tr. III: Tiền sẹo

§Xuất hiện sẹo với mức độ khác nhau, sau khi hột bị hoại tử vỡ

§Dấu hiệu hoạt tính còn lại toàn bộ hay một phần.

-Tr. IV: Sẹo

§Hột và thẩm lậu được thay thế bằng sẹo.

§Hết các dấu hiệu hoạt tính.

Điều trị

Cách điều trị mắt hột phổ biến hiện nay là nhỏ thuốc nhỏ mắt hoặc tra thuốc mỡ vào mắt theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc thường được sử dụng hiện nay là thuốc mữ Pomade Tetracycline 1%, tra mắt vào ban đêm trong 5 đến 10 ngày liền mỗi tháng kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống phối hợp với thuốc tra mắt. Việc điều trị phẫu thuật được đặt ra khi có biến chứng như lông quặm, trong thực tế thăm khám hàng ngày chúng tôi đã chứng kiến những trường hợp phải bỏ mắt vì nghe những người khôngchuyên khoa đắp lá lên mắt, hoặc ghê rợn hơn có người còn tìm đến thầy lang, thầy vườn để được rơ mắt bằng lưỡi, do đó các bạn phải đến khám tại thầy thuốc chuyên khoa khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào gây khó chịu mà không tự ý điều trị.

Nguyên tắc điều trị

·Cần phải điều trị viêm phối hợp trước

·Điều trị bệnh mắt hột phải tòan diện, triệt để, lâu dài

Điều trị nội khoa

·C. Trachomatis nhạy cảm với một số kháng sinh như Erythromycin, Rifamycine, Sulfamide, Tetracyline, Azithromycin, Roxithromycin, Doxycyline

·Tra mỡ Tetracyline 1% liên tục ngày 1 lần, từ 3-6 tháng cho phác đồ điều trị liên tục

·Tra mỡ Tetracyline 1% ngày 1 lần trong 10 ngày đầu của tháng trong 6 tháng cho phác đồ điều trị ngắt quãng

·Có thể nhỏ kèm với thuốc nhỏ có Sulfamide 1-2 lần/ngày

·Thuốc uống Sulfamide chỉ được sử dụng cho một số trường hợp mắt hột hoạt tính mạnh, không được sử dụng rộng rãi, có thể dùng liều như sau: 1g x 2 lần/ngày, dùng 10 ngày, nghỉ 1 ngày, uống thành 3 đợt

·Azithromycine 20mg/kg/lần

·Thuốc mỡ Tetracyline 1% dùng 2 lần/ngày trong 6 tuần cho kết quả khỏi bệnh 98%

Điều trị ngoại khoa

Chủ yếu là giải quyết biến chứng của mắt hột

·Đốt lông xiêu

·Mổ lông quặm

·Ghép giác mạc

Nói tóm lại, điều trị và phòng bệnh mắt hột trong phạm vi 2 điểm sau:

·Phương pháp SAFE bao gồm phẩu thuật (S), kháng sinh (A), rửa mặt (F) và cải thiện môi trường (E). Kháng sinh, bao gồm Azithromycine (Zithromax), thuốc được tài trợ bởi hãng dược Pfizer với 36 triệu liều trong năm 2008 và tiếp tục cấp mới hàng năm; 

·Hiện chưa có vaccine cho bệnh mắt hột

Tiên lượng

·Nếu được khám và chữa trị sớm thường không có ảnh hưởng lâu dài.

·Nếu không chữa kịp có thể đưa tới lòa hay mù.

Biến chứng

              Biến chứng bệnh mắt hột đa dạ và tùy thuộc vào từng trạng thái và mức độ bệnh mắt hột bệnh khác nhau, lệ thuộc vào điều kiện chăm sóc, diễn tiến cấp-mạn; lứa tuổi,…Bệnh nhân bị mắt hột có thể dẫn tới các biến chứng viêm kết mạc mạn tính (đỏ mắt, ngứa, cộm, xốn quanh năm); lông quặm, lông xiêu là tình trạng tổn thương kết mạc bờ mi gây cho lông mi bị xiêu vẹo, biến dạng, quặp vào cọ xát liên tục vào giác mạc, gây tổn thương, trầy sướt, loét giác mạc, làm mờ đục giác mạc.
 

Do vệ sinh kém bị nhiễm khuẩn gây viêm mủ nhãn cầu có thể phải khoét bỏ mắt hoặc viêm teo mắt dẫn đến mù lòa; viêm sụn mi  là tổn thương làm bờ mi dày lên, xơ hóa, biến dạng sụn mi; loét giác mạc (bệnh nhân bị đau mắt, nhức mắt, sợ ánh sáng, hậu quả là biến dạng giác mạc gây loạn thị, đục giác mạc) và dẫn đến mù lòa; bội nhiễm (bệnh mắt hột làm cho giác mạc bị tổn thương dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus và vi nấm), dẫn đến viêm loét giác mạc, có thể gây mù lòa;  u hột ở rìa giác mạc lan vào diện đồng tử và có khi lan cả toàn bộ giác mạc;  loạn thị vì sạn vôi và các sẹo mắt hột cọ sát lâu ngày trên giác mạc làm giác mạc ghồ ghề, lởm chởm, sai lệch đường đi của ánh sáng, gây loạn thị, giảm thị lực; viêm tuyến lệ, tắc ống dẫn lệ dẫn đến mờ mắt, chảy nước mắt sống; khô mắt, khô giác mạc do các ống tuyến bị teo, giảm tiết dịch, mắt trắng khô, mờ hẳn, có thể dẫn tới tình trạng loét giác mạc, thủng giác mạc và gây mù mắt,….

Có thể phân ra biến chứng trên từng bộ phận của cơ quan mắt:

·Biến chứng lệ bộ

    • Hẹp và tắc ống dẫn lệ
    • Viêm túi lệ
    • Viêm tuyến lệ
    • Khô mắt

·Biến chứng mi mắt

    • Hẹp khe mi
    • Lông quặm
    • Lông xiêu
    • Màng máu biến chứng lên giác mạc

·Biến chứng kết mạc

    • Hẹp cùng đồ kết mạc
    • Dính mi cầu

·Biến chứng giác mạc

    • Màng máu giác mạc
    • Sẹo giác mạc gây mờ mắt và loạn thị
    • Loét giác mạc

Phòng bệnh

Vì vi khuẩn gây bệnh mắt hột rất dễ lây từ nước tiết ra ở mũi, họng, mắt sang thẳng người khác hay qua đồ dùng như khăn mặt v.v... tăng cường giữ gìn vệ sinh là cách ngăn ngừa tốt nhất.

·Các nỗ lực phòng chống hiện tại, điều trị mắt hột tập trung vào loại bỏ các triệu chứng cấp (active symptom elimination) và nỗ lực ngăn ngừa bệnh trong tương lai. Một chiến lược chính được WHO chấp nhận là SAFE đang thực hiện để điều trị và xử lý các dịch mắt hột, tại các vùng nông thôn châu Phi và một số vùng khác của các quốc gia đang phát triển. Sự phối hợp phảu thuật (S), kháng sinh (A), rửa mặt (F) và giáo dục cải thiện môi sinh (E) là một trong những tiếp cận đa phương và kéo dài đối với bệnh và cho thấy có kết quả hứa hẹn. Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh mắt hột để mà loại trừ.

·Về cá nhân: giữ vệ sinh mặt và đôi mắt, rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn với người mắc bệnh, không để tay bẩn chạm vào mắt, tránh để ruồi nhặng chạm vào mắt, rửa mặt bằng khăn mặt riêng, sạch, nước rửa sạch. Giữ tay sạch, không dụi bẩn lên mắt, nhất là các em nhỏ, không tắm ao hồ, tránh để nước bẩn bắn vào mắt, đi đường gió bụi nên đeo kính mát, về nhà nên rửa mặt sạch sẽ, đến khám bác sĩ ngay khi có những triệu chứng khó chịu ở mắt. Kiên trì điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
 

·Vệ sinh môi trường, nước sạch, tiêu diệt ruồi nhặng, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ,...

Các yếu tố nguy cơ về môi trường là thieus nguồn nước, ruồi và điều kiện vệ sinh kém cũng như điều kiện nhà ở đông đúc. Phơi nhiễm một thời gian kéo dài với nhiễm trùng thông qua trẻ em bà trẻ nhỏ, thanh thiếu niên dường như là yếu tố dẫn đến các biến chứng sau đó. Một giai đoạn cấp của viêm kết mạc do Chlamydia trachomatis không được quan tâm có thể đe dọa thị lực và thậm chí dẫn đến mù lào.

Một số Chương trình và chiến lược trong phòng chống bệnh mắt hột

Một đối tác toàn cầu chung tay loại trừ bệnh mắt hột, đó là Chương trình loại trừ bênh mắt hột toàn cầu xem đó như một bệnh dẫn đến mù loà trên thế giới với tên gọi là GET 2020 (Global Elimination of Trachoma), được khởi xướng dưới chỉ đạo của WHO năm 1997.

Thông qua các hoạt đông phòng chống này qua chương trình tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu theo sau chiến lược dựa trên bằng chứng của SAFE. Chiến lược bao gồm phẩu thuật mắt (S), dùng kháng sinh điều trị công đồng nhiễm (A), rửa mặt và mắt sạch (F); nâng cao và cải thiện môi sinh (E). Tầm nhìn 2020 với những kế hoạch đi cùng với GET 2020 " và chiến lược SAFE đưa ra các khuyến cáo.
 

Tấm nhìn “VISION 2020” tập trung vào Chiến lược phòng chống bệnh mắt hột quốc tế (ITI), phiên bản tháng 9 của VISION 2020 Newsletter tập trung vào các đặc điểm. ITI tự hào là một thành viên của VISION 2020- một chiến lược loại trừ mắt hột của toàn cầu để tránh mù lòa, Một chương trình phối hợp giữa WHO với Cơ quan quốc tế về phòng chống mù lòa (International Agency for the Prevention of Blindness_IAPB) với đối tác quốc tế của các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các cơ quan chuyên nghiệp, chăm sóc mắt phối hợp nhau trong phòng chống bệnh mắt hột.

Tất cả tổ chức và Chiến lược trên đều nhìn nhận:

·Bệnh mắt hột là một trong những nguyên nhân dẫn đầu trên thế giới dẫn đến mù lòa trong khi bệnh có thể phòng được;

·41 triệu người đang bị nhiễm bệnh mắc hột thể hoạt động;

·Hơn 8.2 triệu người đang sông hôm nay bị biến chứng của bệnh mắt hột (lông quặm) và suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa;

·Bệnh mắt hột là một bệnh nhiễm trùng ở mắt gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis, có thể lan rộng dễ dàng thông qua tiếp xúc với tay người nhiễm hoặc quần áo, khăn mặt hoặc do ruồi bay vấy bẩn các chất tiết của người bị nhiễm sàng người lành;

·Do bệnh mắt hột lây truyền qua đường tiếp xúc chặt chẽ giữa người với người, nên chúng có xu hướng tạo nên chùm bệnh trong một gia đình hoặc cộng đồng;

·Không phải ai mắc bệnh mắt hột đều dẫn đến mù, song bệnh diễn tiến từ từ, trẻ em là đối tượng dễ nhạy nhiễm nhất và thường không được quan tâm cho đến khi trưởng thành vét sẹo sẽ hình thành sau khi các lần nhiễm trùng lặp lại, gây nhiều biến chứng và thậm chí mù hoàn toàn.

·Đây là một bệnh liên quan đến đói nghèo, mắt hột có thể phá hủy và suy yếu nền kinh tế của cộng đồng, đưa đến vòng đói nghèo và bệnh tật, ảnh hưởng dôi khi kéo dài và đến các thế hệ tiếp theo; theo ước tính toàn cầu có thể mất đến 2.9 tỷ USD/ năm cho bệnh này;

Một căn bệnh tìm ẩn, mặc dù bệnh mắt hột là lan rộng song nó rất ít được biết tác động đến cộng đồng. bệnh tập trung tấn công vào các nông thôn-nơi mà người dân sống đông đúc, thiếu nước sạch và chăm sóc y tế yếu. Tại một số cộng đồng, bệnh thường dẫn đến mù do mắt hột mà đơn giản chỉ là sựu chấp nhận nó như một sự thật của cuộc đời.

Quan điểm dùng kháng sinh diện rộng đối với bệnh mắt hột

Đau mắt hột là bệnh phổ biến tại các nước nghèo, với hàng chục triệu người mắc bệnh mỗi năm. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần dùng một loại kháng sinh duy nhất trên diện rộng, chúng ta có thể bị thanh toán triệt để căn bệnh này. Silvio Mariotti, chuyên gia của WHO cho biết đau mắt hột, một bệnh truyền nhiễm mắt phổ biến, do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Vi khuẩn này được tìm thấy ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém và tấn công khoảng 84 triệu người ở 55 nước. Ở khoảng 7.6 triệu người mắc bệnh, mi mắt bị quặp vào trong mắt. Sự cọ xát thường xuyên giữa mi mắt và giác mạc có thể gây mù mắt sau một thời gian mắc bệnh. Đối với một số nước nghèo, thanh toán dứt điểm căn bệnh này dường như là một công việc khó khăn.

Nhưng một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng có thể loại trừ gần như hoàn toàn bệnh này nếu đại bộ phận người dân trong một cộng đồng dân cư được điều trị bệnh bằng một loại thuốc kháng sinh. Anthony Solomon và cộng sự tại Viện Nhiệt đới và Vệ sinh tại London (Anh) đã phát thuốc kháng sinh Azithromycine cho 978 người tại một ngôi làng ở Tanzania. Ngoài việc dùng thuốc kháng sinh, những người bị bệnh được điều trị định kỳ bằng thuốc mỡ. Khi nghiên cứu bắt đầu, có 95 người bị đau mắt hột. Hai năm sau, khi kiểm tra 842 người, các chuyên gia thấy chỉ còn 1 người vẫn bị bệnh. Nhưng trong bài viết đăng trên tạp chí The New England Journal of Medicine, Mariotti nhận định rằng phương pháp này có thể không thu được kết quả tại một số nơi. "Ở nhiều khu vực dân cư, tỷ lệ mắc bệnh có thể lên tới 80% và rất khó phân phát thuốc kháng sinh cho tất cả mọi người", Mariotti nói. Mariotti cho biết nhiều nỗ lực điều trị đại trà bằng kháng sinh khá tốn kém trước đây đã mang lại những kết quả khác nhau do điều kiện vệ sinh ở các khu dân cư không giống nhau. Ngoài ra, việc điều trị như vậy tại các nước đang phát triển rất khó theo dõi và quản lý.

Một ý kiến trái ngược khác về quan điểm sử dụng kháng sinh điều trị bệnh mắt hột với kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng trở lại.Theo một nghiên cứu đăng trên báo Y khoa JAMA số Sept 27, 2006 thì điều trị bệnh đau mắt hột bằng Azithromycin ở Việt Nam có thể làm tăng nguy cơ bị tái nhiễm trùng. Vào năm 1995, WHO công bố lần đầu tiên về tình trạng mù lòa trên toàn thế giới và tường trình rằng 15% trường hợp là do đau mắt hột (bệnh truyền nhiễm trùng ở mắt gây mô sẹo trong vành mắt cùng gây chứng lông quặm ở mắt) và là nguyên nhân đứng thứ hai gây mù lòa sau bệnh cườm mắt. Thời điểm đó, qua tin tức cung cấp trong bài viết, WHO ước lượng 146 triệu người cần điều trị bệnh đau mắt hột để phòng ngừa mù lòa, 10 triệu cần giải phẫu vì đau mắt hột lông quặm (trachomatous trichiasis) và 8 triệu người đã mù rồi. Năm 1996, WHO thiết kế một “phác đồ” hay chương trình tổng thể bao gồm phẩu thuật lông quặm, điều trị vi khuẩn C.trachomatis bằng kháng sinh, rửa mặt và cải thiện môi trường (SAFE_Surgery for trachomatous trichiasis; Antibiotics for Chlamydia trachomatis, Facial cleanliness; and Environmental improvement), đây là một chiến lược dự trù nhắm mục đích loại trừ hết mù lòa do đau mắt hột vào năm 2020. Lúc đầu WHO khuyến cáo dùng thuốc bôi mắt kháng sinh Tetracycline hay thuốc uống Azithromycin cho một số bệnh nhân đau mắt hột hoạt động. Azithromycin trở thành thuốc lựa chọn cho chương trình SAFE vì dùng thuốc bôi mắt khó mà làm bệnh nhân tuân thủ. Mặc dù, có một số nghiên cứu, nhưng kết quả theo dõi sau đó chưa đủ để quyết định được phân số tái mắc bệnh, nhiễm trùng và yếu tố rủi ro góp phần gây nên bệnh. Gần đây, BS Berna Atik thuộc Viện nhi Oakland, California và cộng sự đã hướng dẫn và tường trình kết quả nghiên cứu nhắm vào điều trị trẻ em Việt Nam trong lứa tuổi đi học và người thân bằng Azithromycin.

Việt Nam là một trong 16 nước mà chương trình SAFE đã được khởi xướng. Ba cộng đồng, gồm 3186 người ở Việt Nam được chọn lựa ngẫu nhiên trong thời gian từ tháng 11.2000 đến tháng 11.2003 để nghiên cứu. Trẻ em trong tuổi 5-15 với đau mắt hột năng hoạt và thân nhân của các em được trị liệu hoặc [1] cho giải phẫu lông quặm, uống Azithromycin, rửa sạch mặt, sạch hóa môi sinh (SAFE) hoặc [2] Giải phẫu và uống kháng sinh (SA). [3] sau đó hai cộng đồng trên được so sánh với nhóm chỉ giải phẫu (S) mà không dùng kháng sinh Azithromycin (A). Cả ba cộng đồng đều được theo dõi và tái khám tìm vi khuẩn C. trachomatis cứ mỗi 6 tháng trong vòng 36 tháng. Kết quả cho biết tỷ lệ tái nhiễm tăng đáng kể giữa 12 và 36 tháng trong nhóm SAFE (từ 1.6-29.3/1000) và SA (5.1-25.3/1000) nhưng nhóm giải phẫu S không tăng mà lại giảm (13.4 đến 6.7%) sau 24 tháng. So sánh với nhóm chỉ được giải phẫu thì nguy cơ tái nhiễm cao hơn 4 lần cho nhóm SAFE và SA sau 36 tháng. Nói chung, tỷ lệ tái nhiễm trùng tăng trong SAFE và SA, làm cho họ nghĩ rằng điều trị có thể can thiệp vào thời gian nhiễm trùng cần thiết để tạo điều kiện miễn nhiễm, tăng số cá nhân nhạy cảm với tái nhiễm và có ảnh hưởng đến bệnh bộc phát trong một thời gian nào đó. Họ nghĩ vấn đề sạch sẽ và môi sinh cũng cần nghiên cứu thêm. Dữ kiện cho thấy có sự hợp nhất với giả định rằng điều trị bằng kháng sinh Azithromycin có thể can thiệp vào thời gian bị bệnh, can thiệp vào phản ứng của hệ thống miễn nhiễm và tăng số người dễ nhạy với tái nhiễm đau mắt hột.

Chiến lược nhắm vào trị liệu riêng với đau mắt hột hoạt năng có lẽ không có hiệu nghiệm để kiểm soát đau mắt hột lâu dài và có thể có ảnh hưởng đến tỷ lệ gây bệnh sau một thời gian (JAMẠ.,2006)

Phấn đấu thanh toán bệnh mắt hột gây mù vào 2010

Tại Hội nghị Phòng chống mù loà và khoa học ngành Nhãn khoa toàn quốc năm 2005-2006, ngành y tế Việt Nam nêu mục tiêu thanh toán bệnh mắt hột gây mù vào năm 2010. Hướng tới mục tiêu "Thị giác năm 2020: Quyền được nhìn thấy", mỗi năm Việt Nam mổ hơn 100.000 ca đục thuỷ tinh thể gây mù, tăng dần đến năm 2010 đạt 150.000 ca / năm và phát khoảng 360.000 viên nang vitamin A liều cao để điều trị và dự phòng khô mắt cho trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao bị khô mắt tại bệnh viện. 300 đại biểu tham dự hội nghị là các bác sĩ nhãn khoa, phẫu thuật viên, kỹ thuật viên từ các cơ sở nhãn khoa của Việt Nam và nhiều tổ chức quốc tế đến từ Nhật Bản, Úc, Singapore. Khoảng 55 báo cáo khoa học về công tác điều trị về phòng chống mù loà đề cập đến nhiều lĩnh vực về nhãn khoa như các tật khúc xạ, phẫu thuật thuỷ tinh thể, glôcôm, chấn thương mắt, dịch kính võng mạc, phẫu thuật tạo hình đã được trình bày tại hội nghị.

Và gần đây, Ban chỉ đạo phòng chống mù lòa quốc gia, Bộ Y tế cho biết đang đẩy mạnh tiến độ thực hiện chiến lược phòng chống mù lòa ở ViệtNam với mục tiêu sẽ thực hiện thanh toán bệnh mắt hột gây mù ở Việt Nam vào năm 2010.Đồng thời Ban chỉ đạo phòng chống mù lào cũng đề ra mục tiêu phải hạ thấp tỷ lệ mù lòa xuống 0.3% dân số vào năm 2020. Thanh toán số trường hợp mù còn tồn đọng do đục thủy tinh thể, với mục tiêu mỗi năm mổ 150.000 ca đục thủy tinh thể và nâng lên 200.000 ca vào năm 2020.

Nhằm thanh toán bệnh đau mắt hột vào năm 2010, Bộ Y tế đã thực hiện xong giai đoạn 1 dự án về phòng chống bệnh mắt hột tại 13 huyện của 9 tỉnh thành có số người mắc bệnh cao như Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương.... Hiện giai đoạn 2 của dự án đang được thực hiện tại 11 huyện của 7 tỉnh phía Bắc như Hà Tây, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Bắc Cạn..., với các nội dung như phẫu thuật những trường hợp bị quặm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân cải tạo điều kiện vệ sinh cá nhân cũng như môi trường. Dự án do Tổ chức Phòng chống bệnh mắt hột quốc tế (ITI) tài trợ, sẽ được thực hiện đến năm 2004 có trị giá 15 triệu USD.

Ngày 22/02/2010
Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang(Tổng hợp)  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích