Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 9 9 3 0
Số người đang truy cập
7
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
“Loại trừ sốt rét” và “Tiêu diệt sốt rét” cùng chung một đích nhưng khác tính khả thi

“Loại trừ sốt rét” và “Tiêu diệt sốt rét” cùng chung một đích là chấm dứt hoàn toàn sốt rét nhưng khác tính khả thi do loại trừ tiêu chuẩn mang tính "tương đối" khi nhiều nước trên thế giới kể cả châu Phi đang phấn đấu đạt được trong khi tiêu diệt sốt rét tiêu chuẩn mang tính "tuyệt đối" và không thể loại bỏ hoàn toàn các yếu tố lan truyền tự nhiên sốt rét.

Lộ trình loại trừ sốt rét toàn cầu đến năm 2030 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoàn toàn khả thi do tiêu chuẩn chỉ mang tính "tương đối" trong khi nhiều nước sốt rét lan truyền thấp đang ngấp nghé "ngưỡng cửa" loại trừ, các nước có gánh nặng sốt rét cao ở châu Phi số tử vong sốt rét 2015 cũng giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm trước nhưng kỳ vọng tiêu diệt sốt rét toàn cầu vào năm 2040 của nhà tỷ phú Bill Gates liệu có khả thi khi tiêu chuẩn gần như "tuyệt đối" trong khi vẫn tồn tại 3 yếu tố lan truyền tự nhiên sốt rét (Người-Muỗi-Ký sinh trùng)?


Tử vong sốt rét giảm hơn 50% ở châu Phi trong năm 2015 so với cùng kỳ năm trước nhưng tỷ lệ giảm mắc sốt rét còn chậm do nhiều khoảng trống sốt rét

Câu hỏi đặt ra muốn làm rõ sự khác biệt cũng như tính khả thi giữa loại trừ và tiêu diệt để xác định mục tiêu phù hợp, trước đây tiêu diệt sốt rét từng được thực hiện nhưng không thành công nên 10 năm sau đó đã phải chuyển sang chiến lược phòng chống sốt rét, đến nay loại trừ sốt rét sắp trở thành hiện thực liệu có thể thúc đẩy hướng đến tiêu diệt sốt rét được không? Hãy cùng nhìn lại những chương trình/chiến lược sốt rét toàn cầu, bài học thành công và thất bại, những chướng ngại trên lộ trình thực hiện và khả năng đạt được đích loại trừ hay tiêu diệt sốt rét.


Bản đồ phân bố sốt rét của WHO năm 2010, sốt rét vẫn tập trung chủ yếu ở châu Phi và Ấn Độ

Những chương trình/chiến lược sốt rét toàn cầu

Trong lịch sử sốt rét thế giới chúng ta từng chứng kiến nhiều chương trình hoặc chiến lược tiêu diệt sốt rét (malaria eradication) 1955-1969; phòng chống sốt rét (malaria control), đẩy lùi sốt rét (roll back malaria) 1969 đến nay. Hiện nay, thế giới đang thực hiện lộ trình loại trừ sốt rét (malaria elimination) đến 2030 và có thể tiêu diệt sốt rét (malaria eradication) trở lại vào năm 2040? Nhìn lại các chương trình/chiến lược này chúng ta đã phải chấp nhận thất bại cay đắng với chương trình tiêu diệt sốt rét toàn cầu (1955-1969) nhưng để rồi sau đó gặt hái thành công từ các chương trình quốc gia phòng chống sốt rét (NMCP) đến 2015 sau khi kết thúc Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) của Liên Hợp Quốc (UN) và đang hướng tới loại trừ sốt rét đến 2030 cùng Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của UN.


Tốp 10 quốc gia có tỷ lệ sốt rét cao nhất thế giới

Trong bối cảnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm mang tính xã hội có tỷ lệ tử vong cao, có khả năng phát triển thành dịch và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng; năm 1955 WHO phát động Chương trình tiêu diệt sốt rét toàn cầu (Global Malaria Eradication Programme) nhằm tiến tới xóa sổ bệnh sốt rét theo từng gia đoạn. Trong 10 năm đầu (1956-1965) chương trình này tiến hành thuận lợi, nhờ vậy bệnh sốt rét đã bị loại khỏi châu Âu, châu Đại Dương (Australia), Bắc Mỹ và một số quốc gia Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên). Từ năm 1966 trở đi chương trình tiến triển chậm, có nơi sốt rét quay trở lại (Ấn Độ, Srilanca, Nam Mỹ, Đông Nam Á) do đó WHO đã phải soát xét lại tình hình và đưa ra một chương trình/chiến lược mới là phòng chống sốt rét vô hạn định về thời gian mà mục tiêu lâu dài là tiến tới loại trừ sốt rét trên phạm vi toàn cầu. Từ 1969-1979 mỗi nước có một chiến lược khác nhau nhưng thực tế chứng minh rằng những nước vùng nhiệt đới (châu Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Á) tiêu diệt sốt rét trong thời gian hạn định là không thể thực hiện được.


Khó tiêu diệt sốt rét ở châu Phi

Từ năm 1979, WHO chuyển sang chiến lược phòng chống sốt rét dựa vào nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu với mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong sốt rét (mortality) và giảm tỷ lệ mắc sốt rét (morbidity). Từ năm 2007, WHO đề xuất chiến lược loại trừ sốt rét để các quốc gia có mức lan truyền sốt rét thấp đặt mục tiêu phấn đấu. Đặc biệt, sau thành công của 15 năm (2000-2015) phòng chống sốt rét toàn cầu vào thời điểm kết thúc MDGs của UN 2015, các mục tiêu hướng tới loại trừ sốt rét toàn cầu của WHO trở nên rõ ràng hơn cùng với các mục tiêu SDGs của UN đến 2030.Trong bối cảnh sốt rét toàn cầu, Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới Đông Nam Á, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho bệnh sốt rét phát triển. Trong chiến lược tiêu diệt sốt rét toàn cầu, từ 1958-1975 chương trình tiêu diệt sốt rét được tiến hành ở miền Bắc và diệt trừ sốt rét ở miền Nam Việt Nam. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 1975, cả nước thống nhất tiến hành thanh toán sốt rét từ 1976-1990, phòng chống sốt rét từ 1991-2011, phòng chống và loại trừ sốt rét từ 2012 ñến nay, đang trên lộ trình loại trừ sốt rét từ 2020-2028.


Việt Nam là một trong số quốc gia đạt nhiều thành tựu phòng chống và loại trừ sốt rét

Bài học thành công và thất bại

Sau hơn nửa thập kỷ (52 năm) thăng trầm từ chiến quộc tiêu diệt sốt rét toàn cầu 1955 đến nay, việc loại trừ sốt rét trở lại trong chương trình y tế toàn cầu khởi nguồn cảm hứng từ "Diễn đàn sốt rét" (Gates Malaria Forum) của Bill Gates vào tháng 10/2007 từ những tranh luận xác định mục tiêu loại trừ hay tiêu diệt sốt rét. Tuy nhiên, bằng chứng về các nỗ lực loại trừ sốt rét ở Nam Phi, các quốc đảo Thái Bình Dương, Chương trình sốt rét toàn cầu (Global Malaria Programme_GMP) của WHO và hướng dẫn thực địa loại trừ sốt rét (field manual for malaria elimination)là những cơ sở để thế giới có thể hướng tới nỗ lực xoá bỏ hoàn toàn bệnh sốt rét. Khi đánh dấu 60 năm cam kết chống sốt rét của WHO, câu hỏicần đặt ra là những gì đạt được, chưa đạt được cùng các bài học từ quá khứ.Ngày nay, khi đã biết nhiều về sinh học đáp ứng ký sinh trùng-vật chủ (biology of parasite-host responses), các yếu tố quyết định dịch tễ học lan truyền và lưu hành sốt rét; ảnh hưởng xã hội, kinh tế và văn hoá của sốt rét ở các hộ gia đình, cộng đồng và quốc gia; nhu cầu về hệ thống y tế ở các nước có sốt rét lưu hành nhưng chưa thể tổng hợp và tích hợp kiến ​​thức này thế nào để tận dụng cơ hội đạt được sự loại trừ sốt rét trong các bối cảnh khác nhau. Theo đó, các chiến dịch loại trừ sốt rét khu vực lần đầu tiên được thực hiện vào cuối những năm 1940s nhằm chuẩn bị cho Chương trình tiêu diệt sốt rét toàn cầu 1955 đã thành công trong loại trừ sốt rét ở các khu vực châu Âu, Bắc Mỹ, Caribê, Đông Bắc Á và Nam Mỹ nhưng không thành công ở cận Sahara,châu Phi khi đến nay khu vực này vẫn chiếm hơn 90% gánh nặng sốt rét toàn cầu.Khi khát vọng tiêu diệt sốt rét toàn cầu đã bị bỏ rơi vào năm 1969, ngoài những lý do thất bại chính còn có những khó khăn kỹ thuật trong thực hiện chiến lược loại trừ sốt rét châu Phi.


Chúng ta có thể rút ra nhiều bài học tự sự thất bại cũng như thành công từ cuộc chiến sốt rét toàn cầu

Kỷ nguyên sau thất bại chương trình tiêu diệt sốt rét (1969-1991), tập trung vào các vấn đề kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển các công cụ mới, dẫn tới những tiến bộ trong phát triển thuốc sốt rét,vaccine, hóa chất diệt côn trùng, kiểm soát vector và màn tẩm hóa chất diệt muỗi (ITNs); đồng thờinhững thập kỷ này cũng giúp hiểu rõ nhiều hơn về khía cạnh kinh tế, xã hội và văn hoá của sốt rét. Đặc biệt, có rất ít sự hỗ trợ toàn cầu được cung cấp cho kiểm soát sốt rét ở các quốc gia mới thành lập ở châu Phi đang đấu tranh để thiết lập hệ thống y tế cơ bản và chăm sóc sức khoẻ ban đầu.Từ năm 1992 trở đi, sự song hành của tình hình sốt rét đang ngày càng tồi tệ cùng sự phát triển kỹ thuật đầy hứa hẹn đã đẩy nhanh tập trung toàn cầu mới trong kiểm soát sốt rét.Đặc biệt, giai đoạn này “Sáng kiến Đẩy lùi sốt rét” ​​(Roll Back Malaria_RBM) do WHO khởi xướng vào năm 1998 đã dẫn tới Tuyên bố Abuja 2000, trong đó xác định các mục tiêu can thiệp tiến bộ nhằm kiểm soát tiến tới loại trừ sốt rét không còn là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng; đồng thời nhấn mạnh điều này chỉ có thể đạt được qua việc tăng cường mạnh mẽ hệ thống y tế địa phương (strengthened local health systems), tăng cường nguồn lực qua Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét;chương trình tăng cường của Ngân hàng thế giới (World Bank’s Booster Program), Sáng kiến​​ Sốt rét của Tổng thống Hoa Kỳ (US President’s Malaria Initiative) cùng nhiều đối tác và nhà tài trợ khác đầu tư cho chương trình can thiệp vào các “điểm nóng” sốt rét cũng như các nghiên cứu bằng chứng hướng tới loại trừ hay tiêu diệt sốt rét khi có thể.


Gánh nặng sốt rét vùng cận Saharan châu Phi, một trong những chướng ngại trên đường đến loại trừ

Những chướng ngại trên đường loại trừ hoặc tiêu diệt và giải pháp

Tuy nhiên, thách thức sốt rét vẫn còn khủng khiếp ở cận Saharan, châu Phi cùng nhiều khó khăn kỹ thuật đang có nguy cơ lan rộng như ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, kể cả thuốc hiệu lực cao artemisinine; muỗi kháng hóa chất diệt côn trùng, di biến động dân khó kiểm soát, nguồn ngân sách đầu tưhạn hẹp, các nhà quản lý cũng như cộng đồng đang có tư tưởng chủ quan lơ là khi sốt rét có chiều hướng giảm thấp.Từ thực tế này, khi thấy lời kêu gọi loại trừ hay tiêu diệt mọi người đều cho rằng loại trừ sốt rét ở châu Phi là không thể với các công cụ hiện có. Tuy nhiên, nỗ lực không chỉ đơn thuần tập trung phát triển các công cụ tốt hơn mà cần kết hợp chiến lược để đạt hiệu quả tổng hợp tối đa các hệ thống y tế và xã hội khác nhau ở các vùng sốt rét lưu hành.Cùng với đó, để đạt được mục tiêu loại trừ hay tiêu diệt cần các chiến lược giám sát hiệu quả để theo dõi tiến độ (effective surveillance strategies to monitor progress), một trong những thách thức với hệ thống y tếđòi hỏi sự hiểu biết tốt hơn về tính không đồng nhất của lan truyền sốt rét trong thế giới toàn cầu hóa (malaria transmission heterogeneity in a globalized world)với những động lực thay đổi nhanh chóng bởi các tác động môi trường, biến đổi khí hậu, di cư tự do, giao lưu biên giới và hợp tác xuyên quốc gia.


Cộng đồng chưa có ý thức tự bảo vệ phòng chống sốt rét cũng là trở ngại lớn

Duy trì đà phát triển bền vững khi đối mặt với thành công loại trừ sốt rét khu vực trong thời kỳ chờ đợi để tiêu diệt hoàn toàn sẽ là một thách thức không nhỏ, thu hẹp bản đồ bằng cách bắt đầu với tỷ lệ sốt rét thiết lập "dễ tiến tới loại trừ" (easy-to-eliminate) sẽ làm tăng phấn khích ban đầu nhưng có thể mang lại tác dụng ngược về sau ở các vùng có gánh nặng sốt rét cao khó loại trừ trong thời gian hạn định. Rút ra bài học từ quá khứ, trên lộ trình hướng tới tương lai bất kể chiến lược nào dù loại trừ hay tiêu diệt cũng đều cần có nỗ lực toàn cầu đồng bộ, thích ứng địa phương ở tất cả các vùng sốt rét lưu hành. Mặc dù ngày nay còn thiếu kiến ​​thức, hệ thống và công cụ tiêu diệt sốt rét nhưng vẫn còn đó ý chí chính trị cùng các nguồn lực tài chính để tái tập trung vào mục tiêu kiểm soát hiệu quả sốt rét thông qua phổ cập các biện pháp can thiệp thích hợp. Các điều kiện tiên quyết để khởi đầu thành công bao gồmquá trình thảo luận tổng quan thống nhất về tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược toàn cầu (process of inclusive discourse to agree o­n global vision, goals and strategy); một kế hoạch toàn cầu cho tất cả các vùng sốt rét lưu hành mô tả thế nào, ở đâu và khi nào có thể chuyển từ kiểm soát sang loại trừ (a global plan for all endemic areas describing how, where and when we move from control towards elimination); những gì cần phân biệt trong giai đoạn mới, đặc biệt ở châu Phi là một điểm nhấn thực sự chứ không chỉ đơn thuần là biện giải về hệ thống y tế.


Những vùng có gánh nặng sốt rét cao ITNs hoặc LLINs là biện pháp bảo vệ hữu hiệu

Tỷ lệ giảm mắc sốt rét và tử vong sốt rét giai đoạn 2010-2015

Khu vực của WHO

Giảm tỷ lệ hiện mắc sốt rét

(Case incidence rate reduction)

Giảm tỷ lệ tử vong

(Mortality rate reduction)

Châu Âu

100%

100%

Đông Nam Á

54%

46%

Châu Mỹ

31%

37%

Tây Thái Bình Dương

30%

58%

Châu Phi

21%

31%

Đông Địa Trung Hải

11%

6%

Toàn cầu

21%

29%

Loại trừ sốt rét hoàn toàn có thể

Gánh nặng sốt rét toàn cầu và khoảng trống dự phòng

Theo báo cáo sốt rét thế giới của WHO 2016, trong giai đoạn 2010-2015 tỷ lệ hiện mắc sốt rét giảm 21%,tỷ lệ tử vong sốt rét giảm 29%; trong đó khu vực cận Sahara châu Phi, tỷ lệ mắc sốt rét giảm 21% và tỷ lệ tử vong sốt rét giảm 31%. Trong năm 2015, có 91 quốc gia báo cáo tình trạng lây truyền sốt rét và đang nỗ lực làm giảm gánh nặng sốt rét quốc gia thông qua triển khai và sử dụng các công cụ dự phòng, chẩn đoán và điều trị theo khuyến cáo của WHO.Các khu vực khác trên thế giới cũng đạt được những thành công đáng kể trong can thiệp sốt rét nhưng căn bệnh này vẫn là mối đe dọa lớn với sức khỏe cộng đồng khi thống kê sốt rét năm 2015 có 212 triệu ca mắc mới sốt rét và 429.000 trường hợp tử vong sốt rét, trung bình cứ mỗi 2 phút lại có 1 trẻ em chết vì sốt rét.

Theo thống kê giảm mắc và tử vong sốt rét của WHO các chỉ số giảm mắc toàn cầu (21%) và giảm tử vong toàn cầu (29%); trong đó ngoại trừ châu Âu hầu như không còn sốt rét còn ở các khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ giảm mạnh nhất cả về chỉ số sốt rét hiện mắc (54%) và tử vong sốt rét (46%), tiếp theo là khu vực Tây Thái Bình Dương giảm tương ứng 30% và 58%; châu Mỹ 31% và 37%; châu Phi 21% và31%; Đông Địa Trung Hải 11% và 6%.


Theo Báo cáo sốt rét thế giới của WHO năm 2016 tình hình sốt rét đã được cải thiện ở nhiều vùng

Để đến đích loại trừ trước tiên cần biết được gánh nặng sốt rét đang tập trung ở đâu cùng những lỗ hổng cần san lấp, báo cáo sốt rét mới nhất của WHO năm 2016 đã chỉ ra những khoảng trống (gaps) đáng kể trong dự phòng, nhất là ở vùng cận Sahara, châu Phi; trong năm 2015, khoảng 43% người dân có nguy cơ mắc sốt rét ở các vùng không được bảo vệ bằng màn tẩm hóa chất diệt muỗi (ITNs) hoặc phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi trong nhà (IRS); khoảng 69% phụ nữ mang thai ở 20 quốc gia châu Phi không được tiếp cận với tối thiểu 3 liều dự phòng điều trị hoặc hơn theo khuyến cáo của WHO. Một số biện pháp dự phòng mục tiêu đã được các quốc gia đưa vào chính sách nhưng thực tế triển khai chậm như điều trị dự phòng cho trẻ sơ sinh an toàn, có chi phí hiệu quả, được chấp nhận bởi nhân viên y tế và cộng đồng hiện đang được triển khai tại Sierra Leone. Ở khu vực Sahel, nơi xảy ra nhiều trường hợp sốt rét và tử vong ở trẻ em nhất trong mùa mưa, WHO khuyến cáo sử dụng hóa dự phòng sốt rét theo mùa (SMC) nhằm làm giảm khoảng 75% số ca mắc mới sốt rét nghiêm trọng ở trẻ em nhỏ. Trong năm 2015, 10 nước Tiểu vùng Saharan-châu Phi bao gồm Burkina Faso, Chad, Gambia, Guinea, Guinea Bissau, Mali, Niger, Nigeria, Senegal và Togo đã thông qua chính sách sử dụng và triển khai SMC theo khuyến cáo của WHO. 


Các gói dự phòng sốt rét luôn sẵn có đảm bảo cung câp để thu hẹp khoảng cách phòng ngừa

Hãy thu hẹp khoảng cách dự phòng

Nhân Ngày sốt rét thế giới (WMD) 25/4/2017tiếp tục chủ đề năm trước: Chấm dứt hoàn toàn bệnh sốt rét” (End Malaria For Good), WHO phát hành thông điệp: Hãy cùng thu hẹp khoảng cách phòng ngừa sốt rét” (Prevention malaria: Let’s closing the gap) nhằm kêu gọi tăng cường các nỗ lực dự phòng sốt rét cứu thêm nhiều mạng sống hơn nữa. Ở vùng cận Sahara châu Phi, nơi chiếm đến 90% gánh nặng sốt rét toàn cầu, hơn 663 triệu người được dự phòng từ năm 2001; trong đó ITNs có tác động lớn ước tính khoảng 69% số trường hợp được dự phòng cùng với chẩn đoán và điều trị, WHO khuyến cáo một loạt các biện pháp dự phòng đã được chứng minh hiệu quả như sử dụng màn tẩm hóa chất diệt muỗi (ITNs), màn tẩm tồn lưu lâu (LLINs), phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi trong nhà (IRS) cùng các loại thuốc dự phòng cho các nhóm dễ bị tổn thương như dự phòng theo thai kỳ phụ nữ mang thai (IPTp), điều trị dự phòng cách quãng cho trẻ sơ sinh và trẻ em < 5 tuổi (IPTi) và hóa dự phòng sốt rét theo mùa (SMC). Các công cụ được WHO khuyến cáo đã tạo ra sự khác biệt có thể đo lường trong cuộc chiến sốt rét toàn cầu nhưng vẫn cần nỗ lực lớn hơn để dự phòng ở khu vực Châu Phi, nơi chịu gánh nặng sốt rét lớn nhất thế giới còn tồn tại nhiều khoảng trống dự phòng sốt rét. 


RTS,S-một vaccine sốt rét mới tiềm năng sắp được thử nghiệm ở 3 nước châu Phi đem dến nhiều hy vọng cho cuộc chiến sốt rét toàn cầu

Triển vọng loại trừ sốt rét

Vào tháng 5/2015, Đại hội đồng y tế thế giới (WHA) đã thông qua Chiến lược Kỹ thuật sốt rét toàn cầu (Global Technical Strategy for Malaria) của WHO giai đoạn 2016-2030, một kế hoạch chi tiết 15 năm cho tất cả các quốc gia đang hành động phòng chống và loại trừ sốt rét. Chiến lược đề ra những mục tiêu đầy tham vọng đến năm 2030, trong đó làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét ít nhất 90%, loại trừ sốt rét ở tối thiểu 35 quốc gia và dự phòng “sốt rét quay trở lại” (reintroduction of malaria) ở tất cả các quốc gia không còn sốt rét. Mục tiêu trước mắt đến 2020 làm giảm 40% tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong sốt rét, loại trừ sốt rét ở tối thiểu 10 quốc gia. Ít hơn một nửa trong số 91 quốc gia trên thế giới có sốt rét lưu hành đang thực hiện lộ trình để đạt được mục tiêu tạm thời này để giảm tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét. Tuy nhiên, triển vọng đạt được mục tiêu loại trừ vào 2020 rất sáng sủa khi báo cáo “Loại trừ sốt rét” (Eliminating Malaria) của WHO được xuất bản trong năm 2016 đã xác định được 21 quốc gia có khả năng đạt được ít nhất một năm không có ca sốt rét nội địa (indigenous cases of malaria) vào năm 2020.Trong những năm gần đây, 7 quốc gia đã được WHO xác nhận loại trừ sốt rét bao gồm các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (2007), Ma-rốc (2010), Turkmenistan (2010), Armenia (2011), Maldives (2015), Sri Lanka ( 2016) và Kyrgyzstan (2016)khi đạt ít nhất 3 năm liên tiếp không có ca sốt rét lây truyền tại chỗ. Trong năm 2015, khu vực châu Âu của WHO đạt được việc làm gián đoạn sự lan truyền sốt rét nội địa và được tuyên bố không còn sốt rét vào năm tiếp theo. Các quốc gia có nguy cơ sốt rét tái diễn trở lại ở khu vực này đang tăng cường các nỗ lực của họ để bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ tái phơi nhiễm sốt rét. Tiến bộ tương lai trong cuộc chiến sốt rét có thể được định hình bởi những tiến bộ công nghệ và sự đổi mới của các công cụ mới bao gồm các can thiệp mới trong phòng chống vector và có thể là một loại thuốc chủng ngừa. Theo đó, ngay trước WMD năm 2017, WHO chính thức công bố 3 nước châu Phi (Kenya, Ghana, Malawi) được tham gia phối hợp với WHO trong chương thí điểm vaccine sốt rét có tên gọi là “RTS, S” tại các khu vực được lựa chọn từ năm 2018 để bảo vệ trẻ em nhỏ ở châu Phi. Loại vaccine này sẽ được đánh giá trong các thử nghiệm thực địa như một công cụ dự phòng sốt rét bổ sung, có khả năng được xem xét thêm vào gói giải pháp cốt lõi được WHO khuyến cáo trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị sốt rét. Điểm trùng hợp thú vị khi công bố 3 quốc gia được chọn thí điểm vaccine sốt rét trước WMD vào 25/4/2017 cũng trùng với “Tuần lễ tiêm chủng thế giới” từ 24-30/4/2017 đánh dấu việc sử dụng rộng rãi các loại vaccine bảo vệ con người chống lại 26 dịch bệnh và ngăn chặn khoảng 2-3 triệu trường hợp tử vong mỗi năm.


Tiêu diệt sốt rét khó khả thi khi tồn tại các yếu tố lan truyền sốt rét và khó kiểm soát dân di biến động cùng môi trường thuận lợi cho sốt rét phát triển

Tiêu diệt sốt rét khó khả thi

Ý tưởng của Bill Gates mong muốn tiêu diệt sốt rét vào năm 2040 là hoàn toàn có lý khi dịch bệnh sốt rét vẫn hoành hành dữ dội ở khu vực Saharan, châu Phi cướp đi mạng sống của hàng trăm ngàn người mỗi năm. Theo đó cơ sở có thể tiêu diệt sốt rét mà nhà tỷ phú kỳ vọng về một viễn cảnh tuyệt vời ở khu vực này khi tỷ lệ tử vong sốt rét ở đây năm 2015 giảm 57% so với năm 2000, giảm 31% so với năm 2010 nhờ các khoản đầu tư cho điều trị gia tăng từ năm 2000-2015.Với những tiến bộ trong cuộc chiến sốt rét toàn cầu, Gates tin tưởng đại dịch sốt rét sẽ được kiểm soát trong một tương lai gần mà theo ông là có thể tiêu diệt sốt rét vào năm 2040 nhờ vào hiệu lực các thuốc chống sốt rét mới làm sạch hoàn toàn ký sinh trùng sốt rét khỏi cơ thể chỉ với một liều duy nhất cùng những phương pháp chữa trị mới được phát hiện trong vòng một thập kỷ;đã có các gói công cụ dự phòng sốt rét mới có thể ngăn chặn lan truyền sốt rét cùng với một loại vaccine sốt rét hiệu quả đang được hình thành cùng các giải pháp phòng chống vector hiệu quả đủ sức ngăn chặn sự lan truyền sốt rét.


Khó kiểm soát sốt rét ở vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận

Tuy nhiên, loại trừ sốt rét là có thể nhưng tiêu diệt sốt rét cần phải được cân nhắc vì theo khung mới của WHO tiêu diệt sốt ré t(malariaeradication) là giảm vĩnh viễn đến 0 (zero) về tỷ lệ hiện mắc sốt rét (incidence of malaria infection) toàn cầu do tất cả các loài ký sinh trùng sốt rét ở người, khi tiêu diệt sốt rét thành công thì các biện pháp can thiệp không còn cần thiết nữa. Khác với loại trừsốt rét (malariaelimination) làm gián đoạn sự lan truyền tại chỗ tới 0 (zero) số ca hiện mắc nội địa (incidence of indigenous cases) của một loài ký sinh trùng sốt rét đặc biệt được xác định trong một khu vực địa lý xác định và cần có biện pháp ngăn chặn sự thiết lập tái lan truyền (prevent re-establishment of transmission). Như vậy, tiêu chuẩn tiêu diệt sốt rét hoàn toàn tuyệt đối trong khi loại trừ sốt rét chỉ có tính chất tương đối. Hơn nữa, sự lan truyền sốt rét phụ thuộc vào 3 yếu tố (Người-Muỗi-Ký sinh trùng) luôn luôn tồn tại và tác động tương hỗ lẫn nhau theo quy luật đấu tranh sinh học nên rất khó có thể “xóa sổ” hoàn toàn. Ngoài ra, sự lan truyền sốt rét còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố môi trường ở các vùng rừng núi hoặc ven biển nơi có muỗi Anopheles sinh sản và phát triển, sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm gia tăng phát triển vector truyền bệnh (muỗi sốt rét) cũng như tác nhân gây bệnh (ký sinh trùng sốt rét); vấn đề di biến động khó kiểm soát cùng các vấn đề khó khăn kỹ thuật như ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, muỗi Anopheles kháng hóa chất diệt côn trùng… luôn là chướng ngại chính để tiêu diệt sốt rét có thể trở thành hiện thực.


Tiêu diệt sốt rét có thể khả thi ở nơi khác nhưng khó khả thi ở châu Phi nhiệt đới

Như vậy, tiêu diệt sốt rét có thể khả thi với các quốc gia thuộc vùng ôn đới nhưng khó khả thi với các vùng nhiệt đới, trừ phi rừng bị tàn phá tới 90% (như Việt Nam) làm mất nơi trú ẩn và sinh sản của muỗi Anopheles. Tiêu diệt sốt rét lại càng khó khả thi với khu vực cận Saharan châu Phi nơi chiếm đến 90% gánh nặng sốt rét thế giới cùng với điều kiện sống khó khăn, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em cao là những điều kiện thuận lợi để gánh nặng sốt rét chỉ có thể giảm bớt chứ khó có thể loại bỏ hoàn toàn.

Ngày 05/05/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO, US CDC và Science News)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích