Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 2 4 8 6
Số người đang truy cập
1 1 5
 Tin tức - Sự kiện
Ảnh sưu tầm từ internet
Điểm tin y tế từ các báo ngày 24/10 đến 27/10 năm 2015

Bộ trưởng Bộ Y tế: Cá nhân tôi đã đăng ký hiến tạng từ năm 2013; Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển y tế tư nhân; Việt Nam đã có trên 50 đơn vị tim mạch can thiệp; Phòng bệnh lao ở trẻ; Tham nhũng y tế là tội ác; Bộ Y tế lên tiếng về việc bị “đổ lỗi” nhập thừa thuốc bán cho chăn nuôi; Đừng vội tin ‘thuốc gia truyền’ bán trên mạng…

Sức khỏe & Đời sống

Bộ trưởng Bộ Y tế: Cá nhân tôi đã đăng ký hiến tạng từ năm 2013

Tối ngày 26/10/2015 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, diễn ra Chương trình truyền hình trực tiếp: “ Khi sự sống được sẻ chia” và Lễ phát động phong trào đăng ký hiến tặng mô, tạng với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội vận động hiến tặng mô, tạng Việt Nam.

Bộ trưởng có thể cho biết vài nét về nhu cầu ghép mô, tạng trên thế giới?

Ghép mô, tạng là phương pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả cho người bệnh bị hỏng mô, tạng không hồi phục. Cho đến nay, kỹ thuật này ngày càng phát triển không ngừng và được ghi nhận là một trong những thành tựu quan trọng nhất của y học thế giới, là 1 trong 10 phát minh về khoa học kỹ thuật làm thay đổi cuộc sống của nhân loại trong thế kỷ 20. Hàng năm trên thế giới có hàng triệu người được ghép mô, tạng. Lượng bệnh nhân được ghép mô, tạng cũng ngày càng gia tăng qua các năm. Nhu cầu cần ghép mô, tạng ngày càng lớn. Theo báo cáo của Mạng lưới chia sẻ mô, tạng Mỹ, hiện toàn nước Mỹ có 121.600 người trong danh sách chờ được ghép tạng, trong số đó 99.201 trường hợp trong danh sách chờ được ghép thận. Trung bình mỗi tháng có thêm khoảng 2.500 bệnh nhân mới bổ sung vào danh sách chờ được ghép thận, 20 phút có thêm 1 người vào danh sách chờ ghép thận. Khu vực Tây Âu có gần 40.000 bệnh nhân chờ được ghép thận, trong khi số các trường hợp hiến từ tử thi chỉ duy trì ở mức 5.000 ca mỗi năm. Danh sách người chờ được ghép tạng ở Trung Quốc cũng lên tới con số 1,5 triệu người. Tỷ lệ chết trong khi chờ ghép tim, gan hoặc phổi trong khoảng từ 15-30% tùy thuộc vào loại mô, tạng chờ được ghép. Chính việc thiếu nguồn cung trầm trọng đã dẫn đến sự bùng nổ của thị trường chợ đen và nạn buôn bán bộ phận cơ thể người trên thế giới hiện nay. Song hành với nó là tình trạng ghép mô, tạng trái phép trên quy mô toàn cầu, kéo theo nhiều hệ lụy về nhân quyền, kinh tế và đạo đức.

Bộ trưởng đánh giá về tình hình và nhu cầu ghép mô, tạng ở Việt Nam như thế nào?

Theo số liệu thống kê, tính đến hết ngày 30/9/2015, số lượng các ca ghép mô, tạng ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các con số khiêm tốn: ghép thận (1.116 ca), ghép gan (48 ca), ghép tim (13 ca), ghép thận - tụy (1 ca), ghép giác mạc riêng BV Mắt Trung ương từ 2005 đến nay đã ghép được 1.401 ca. Trong khi đó, nhu cầu người chờ ghép lại ở mức rất cao. Cả nước có khoảng 6.000 người bị suy thận mạn tính cần được ghép. Riêng chỉ tính tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội đã có trên 1.500 người có chỉ định ghép gan và khoảng 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc, trong đó có trên 6.000 người đang chờ được ghép giác mạc, hàng trăm người chờ được ghép tim, phổi... Mặc dù số người đăng ký hiến giác mạc cho đến nay đã tăng lên đến hơn 40.000 người, nhưng con số hiến thực tế vẫn rất thấp. Có thể thấy khó khăn trở ngại lớn nhất với ngành ghép mô, tạng của nước ta hiện nay không phải là vấn đề kỹ thuật mà là do thiếu nguồn mô, tạng để có thể thực hiện cấy ghép.

Vậy những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực ghép mô, tạng của nước ta hiện nay là gì?

Với lịch sử hơn 20 năm phát triển, ngành ghép tạng ở Việt Nam đã có những bước tiến dài về mặt công nghệ, đạt trình độ tương đương với thế giới. Tuy nhiên, về chính sách, tổ chức, quản lý và truyền thông thì chưa theo kịp yêu cầu. Nguồn cung mô, tạng thiếu trầm trọng. Bộ máy, nguồn nhân lực của cơ quan điều phối mới hình thành, còn thiếu kinh nghiệm, chưa đủ số lượng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Một khó khăn nữa là chi phí cho việc cấy ghép mô tạng và chăm sóc sau ghép là rất cao so với thu nhập của phần lớn người dân nước ta. Để tăng số lượng người được điều trị bằng phương pháp ghép tạng thì bên cạnh việc phát triển công nghệ, kỹ thuật, giảm chi phí điều trị; cần phải có sự điều chỉnh chính sách bảo hiểm y tế, thúc đẩy các hoạt động trợ giúp nhân đạo thông qua các hội, đoàn của xã hội dân sự bằng việc đẩy mạnh truyền thông và xã hội hóa. Song song với nó là việc xây dựng và phát triển mạng lưới cấy ghép, cơ quan điều phối quốc gia theo xu hướng chung của thế giới, đồng thời đảm bảo tính tương thích của nó với thực tiễn Việt Nam.

Bộ trưởng đã đăng ký hiến tạng chưa và Bộ trưởng suy nghĩ gì về việc này?

Không có gì phải bí mật cả, cá nhân tôi đã đăng ký hiến tặng tất cả các mô, tạng sau khi chết, chết não, từ năm 2013. Gia đình cũng rất ủng hộ việc làm của tôi. Tôi nghĩ đây là một việc tốt, có thể giúp ích cho những người bệnh và cho khoa học, cho các đồng nghiệp của mình trong việc chữa bệnh cứu người. Cái cảm giác trái tim của mình vẫn tiếp tục đập thình thịch trong lồng ngực của một ai đó và có người được nhìn thấy bầu trời bằng đôi mắt của mình sẽ là niềm hạnh phúc lớn lao nhất và là một cách để tôi tiếp tục sống nếu một mai không may qua đời.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển y tế tư nhân

Từ một đội ngũ thầy thuốc ít ỏi chưa đến 2.000 người sau CMT8, đến nay hệ thống tổ chức ngành y tế Việt Nam đã được hoàn thiện từ TW đến xã, phường, thôn, bản, ấp với nửa triệu cán bộ, viên chức y tế đang ngày đêm tận tụy, âm thầm thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Ngày 24/10, Vụ TCCB, Bộ Y tế đã tổ chức kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển. Nhân dịp này, Vụ đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì. Báo cáo về quá trình xây dựng và phát triển của Vụ Tổ chức- Cán bộ trình bày cho biết, tiền thân của Vụ TCCB là Phòng 3 - “Phòng Nhân sự” thuộc Văn phòng Bộ được giao thực hiện công tác nhân sự từ năm 1952, sau đó ngày 19/7/1955, Bộ trưởng Bộ Y tế ngày đó đã quyết định đổi tên để thành lập Phòng Tổ chức - Cán bộ với biên chế riêng và đặc trách công tác tổ chức cán bộ theo như tên gọi mới. Đó là một dấu mốc lịch sử quan trọng trong quá trình ra đời của Vụ Tổ chức - Cán bộ. Tiếp theo sau đó chưa đến một năm, ngày 12/4/1956, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định số 333/BYT chính thức thành lập Vụ TCCB trực thuộc Bộ nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý cán bộ, công chức của ngành trong tình hình mới sau khi hòa bình lập lại. Vì vậy, trong lịch sử của Vụ TCCB được xác định lấy ngày 19/7/1955 - ngày tổ chức tiền thân của Vụ ra đời năm 1955 làm ngày truyền thống chính thức, đến nay đã qua 60 năm xây dựng và phát triển. Từ thuở ban đầu sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chỉ với một đội ngũ thầy thuốc ít ỏi chưa đến 2.000 người, đến nay hệ thống tổ chức ngành y tế Việt Nam đã được hoàn thiện từ Trung ương đến xã, phường, thôn, bản, ấp với một lực lượng hùng hậu với nửa triệu cán bộ, viên chức y tế vừa hồng, vừa chuyên đang ngày đêm tận tụy, âm thầm thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân để chung lo cho sự nghiệp “dân cường, nước thịnh” như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn. Sự phát triển không ngừng và vượt bậc cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ trí thức của ngành y tế là thành tựu chung của toàn ngành y tế mà trong đó có phần đóng góp không nhỏ của cơ quan TCCB qua các thời kỳ. Vụ TCCB cũng là đơn vị tiền thân xây dựng Đề án luân phiên, luân chuyển cán bộ từ tuyến trên về tuyến dưới (Đề án 1816); Đồng thời là đầu mối xây dựng Đề án thí điểm đưa bác sĩ trẻ khá, giỏi về công tác tại vùng sâu, vùng xa, ưu tiên cho 62 huyện nghèo trong cả nước. Vụ cũng là đầu mối xây dựng đổi mới công tác ngành y tế gắn với việc hình thành các tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ; là đầu mối tham mưu giúp Bộ trưởng chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành y tế bằng việc thiết thực điển hình như việc thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao, biểu dương và ghi nhận những kết quả trong thực hiện nhiệm vụ được giao của Vụ TCCB. Bộ trưởng cũng nêu rõ, thời gian tới, đứng trước những cơ hội thuận lợi mới, nhưng ngành Y tế cũng phải đối diện với rất nhiều khó khăn và thách thức đã được nêu trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong đó có công tác tổ chức, cán bộ, đó là: Mô hình tổ chức hệ thống y tế còn chưa phù hợp và không ổn định, nhất là hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng; chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, nhân viên y tế, đội ngũ cán bộ y tế theo nhu cầu của xã hội hiện nay còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, cơ cấu và phân bổ chưa hợp lý giữa các lĩnh vực, các vùng miền; biểu hiện xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, nhân viên ngành y tế chưa được ngăn chặn và khắc phục triệt để. Do đó, Bộ Y tế sẽ cùng các địa phương thành lập, củng cố, phát triển y tế chuyên sâu, y tế kỹ thuật cao. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích phát triển và mở rộng các cơ sở y tế tư nhân. Đối với y tế cơ sở, tiếp tục trình Chính phủ mô hình hợp lý và ổn định dựa trên quản lý thống nhất trong toàn ngành đến địa phương (từ tỉnh trở xuống). Liên quan đến vấn đề chế độ chính sách cán bộ của ngành y tế, Bộ trưởng giao Vụ TCCB là đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu đổi mới cơ chế chính sách, tiền lương, xây dựng chế độ phụ cấp ngành, nghề, phụ cấp trực, độc hại cho đội ngũ cán bộ y tế đảm bảo hợp lý, ưu tiên nhóm cán bộ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, y tế tuyến cơ sở. Triển khai nhóm chính sách tổng thể mang tính hệ thống nhằm triển khai thực hiện quan điểm “nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”.

Việt Nam đã có trên 50 đơn vị tim mạch can thiệp           

Với sự tham gia của 3.000 chuyên gia y tế trong và ngoài nước, hội nghị Tim mạch học can thiệp Toàn quốc lần thứ IV là diễn đàn để các bác sỹ chuyên ngành tim mạch can thiệp nước ta cập nhật, chia sẻ những kiến thức mới, các kỹ thuật tiến tiến nhất đang được ứng dụng trên thế giới. Ngày 25/10, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị Tim mạch học can thiệp Toàn quốc lần thứ IV với chủ đề “Giải pháp tốt nhất từ giường bệnh đến can thiệp”. Hội nghi do Phân hội Tim mạch học can thiệp Việt Nam tổ chức với 25 phiên họp khoa học, 130 bài báo cáo trực tiếp do hơn 80 báo cáo viên trình bày tại 5 Hội trường chính. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Hội nghị với sự tham gia của 3.000 chuyên gia y tế trong và ngoài nước, đây là diễn đàn để các bác sỹ chuyên ngành tim mạch can thiệp nước ta cập nhật, chia sẻ những kiến thức mới, các kỹ thuật tiến tiến nhất đang được ứng dụng trên thế giới. Đồng thời, tham mưu với Bộ Y tế xây dựng kế hoạch hành động và giải pháp đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và đào tạo con người để áp dụng những kỹ thuật hiện đại, góp phần giảm tử vong do các bệnh lý tim mạch gây ra. Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, cùng với ung thư, bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người lớn tại các nước phát triển. Số liệu thống kê cho thấy, tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm chiếm 66% tổng số các mặt bệnh tật và 72% tổng số tử vong, trong đó tử vong do các bệnh lý tim mạch chiếm 30%. Điều đáng báo động là tử vong do các bệnh tim mạch chủ yếu là tử vong sớm do không được can thiệp kịp thời. Cách đây 30 năm, nhồi máu cơ tim là bệnh lý rất hiếm gặp nhưng ngày nay, bệnh này đã trở nên phổ biến, là bệnh lý gặp hàng ngày trong mọi bệnh viện trên toàn quốc. Có thể khẳng định, tim mạch can thiệp đang và sẽ là chuyên ngành mũi nhọn trong ngành tim mạch học Việt Nam và là chính sách y tế công cộng cần được chú trọng trong thời gian tới. Ban đầu từ một chuyên ngành chỉ là thông tin chẩn đoán, nhưng nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, 20 năm qua, tim mạch can thiệp đã trở thành một chuyên ngành kỹ thuật cao. Nhiều bác sỹ can thiệp tim mạch Việt Nam đã được mời chuyển giao kỹ thuật, mổ trình diễn hoặc được thỉnh giảng tại nhiều nước trên thế giới. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết, hiện nay, Bộ Y tế có Đề án bệnh viện vệ tinh, chuyển giao kỹ thuật theo hình thức cầm tay chỉ việc từ tuyến các bệnh viện trung ương và các bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chuyển giao cho kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến tỉnh, vì thế từ một vài trung tâm tim mạch can thiệp ở các thành phố lớn, đến nay đã có 50 đơn vị can thiệp tim mạch khắp cả nước, giúp cho người bệnh có thể chữa bệnh tại địa phương mà không cần chuyển lên tuyến trên và giúp nhiều người bệnh không phải ra nước ngoài chữa bệnh tốn kém tiền của. Theo Phân hội tim mạch học can thiệp Việt Nam, từ những ngày đầu hình thành, ngành Tim mạch can thiệp tại Việt Nam chỉ phát triển một cách sơ khai và là tập hợp của những bác sĩ tim mạch can thiệp tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM và Huế. Đến nay, “bản đồ” Tim mạch can thiệp Việt Nam đã có mặt ở khắp ba miền Bắc – Trung – Nam với hơn 50 đơn vị tim mạch can thiệp, hàng trăm bác sĩ có thể thực hiện thành thạo các kỹ thuật can thiệp khó, nhiều bác sĩ tim mạch can thiệp của Việt Nam trở thành chuyên gia hàng đầu tại Châu Á và trên thế giới, thường xuyên được mời giảng dạy và chủ tọa đoàn, mổ trình diễn ở nhiều Hội nghị Tim mạch can thiệp trên thế giới và được mời chuyển giao kỹ thuật cho các nước bạn như Ấn Độ, Philippines, Myanmar, Indonesia…

Phòng bệnh lao ở trẻ

 Bệnh lao gây ra bởi vi khuẩn lao (BK), do sự lây nhiễm trực tiếp. Trẻ em - nhất là trẻ sơ sinh dễ bị lây bệnh. Ở trẻ em, bệnh lao chiếm tỷ lệ 10 - 15% trong số những trường hợp bệnh lao mới mắc hằng năm. Bệnh lao gây ra bởi vi khuẩn lao (BK), do sự lây nhiễm trực tiếp. Trẻ em - nhất là trẻ sơ sinh dễ bị lây bệnh. Ở trẻ em, bệnh lao chiếm tỷ lệ 10 - 15% trong số những trường hợp bệnh lao mới mắc hằng năm. Trẻ em có thể bị mắc tất cả các thể lao, tuy nhiên, thường gặp hơn cả là các thể: Lao sơ nhiễm hay lao khởi đầu, lao cấp tính, lao hô hấp sau sơ nhiễm lao phổi và lao màng phổi, lao ngoài phổi. Cho đến nay, tiêm vắc-xin vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

Bệnh lây qua đường hô hấp

Trẻ bị lao thường có nguồn lao từ người thân (trong các gia đình nghèo, điều kiện sống chật chội, những trẻ bị suy dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch suy giảm) chiếm đến 70% và chủ yếu lây qua đường hô hấp. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị lây bệnh ở trường học, ngoài cộng đồng. Nguy cơ từ nhiễm trở thành bệnh là 10% trong 10 năm sau khi bị nhiễm lao. Nguy cơ này tùy thuộc nhiều yếu tố như tuổi khi nhiễm lao, tình trạng dinh dưỡng của trẻ, tình trạng vi khuẩn lao của nguồn lây tiếp xúc, thời gian và cường độ tiếp xúc nhiều hay ít. Việc chẩn đoán lao, tìm ra vi khuẩn lao ở trẻ em thường khó hơn so với người lớn vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác. Ngay cả bản thân trẻ bị lao phổi cũng khó tìm ra vi khuẩn lao vì trẻ chưa hoặc không biết khạc đờm. Đối với lao sơ nhiễm, trẻ có triệu chứng, biểu hiện giống như bệnh viêm đường hô hấp nên rất khó chẩn đoán. Lao sơ nhiễm: Thường gặp nhiều nhất. Sơ nhiễm lao thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa. Lao cấp tính: Trong đó lao màng não, lao kê cấp tính là hai biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao dễ dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm và để lại di chứng trầm trọng nếu chẩn đoán muộn. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ nhỏ không tiêm vắc-xin BCG, trẻ dưới 2 tuổi. Lao kê: Là lao cấp ở phổi, xuất hiện trong những tuần lễ đầu sau sơ nhiễm lao với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, không có nốt hồng ban trên bụng (khác thương hàn) và luôn luôn có dấu hiệu hô hấp khó thở, tím tái. Trẻ bị lao kê thường dễ dẫn đến lao màng não. Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm: Bao gồm lao màng phổi (hiếm gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, thường xảy ra ở trẻ lớn, 6 tháng sau sơ nhiễm lao), với triệu chứng mệt, sút cân, ho, đau tức ngực và lao phổi, với triệu chứng sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, sút cân, tức ngực, ho có đờm hay có máu. Lao ngoài phổi: Thường là biến chứng chậm hơn sau sơ nhiễm lao. Có nhiều dạng lao ngoài phổi như lao cột sống: giai đoạn đầu thường trẻ có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng; Lao xương, khớp: trẻ bị sưng đau khớp và chảy mủ ở xương khớp rò ra ngoài da; Lao hệ niệu: trẻ có triệu chứng đi tiểu ra máu, thường kèm theo sưng tinh hoàn nếu là bé trai; Lao hạch: nổi hạch thường từng chùm, dính, nếu để muộn sẽ gây rò mủ làm sẹo xấu; Lao ruột: đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đờm, máu kéo dài.

Khỏi bệnh nếu điều trị đúng phác đồ

Về điều trị lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn, tuy nhiên, phụ huynh phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của thầy thuốc, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định. Bệnh lao trẻ em có thể chữa lành được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót). Để phòng bệnh, sau khi sinh 3 ngày, trẻ phải được tiêm vắc-xin BCG phòng lao. Vắc-xin BCG chống chỉ định trong các trường hợp sau: Đang bị nhiễm khuẩn cấp, đang sốt cao, có bệnh ngoài da trên diện rộng, bị suy giảm miễn dịch nặng, suy dinh dưỡng nặng, trẻ thiếu cân. Việc tiêm muộn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Có thể đánh giá đáp ứng miễn dịch của trẻ đối với việc tiêm phòng dựa vào các phản ứng sau khi tiêm. Nếu trẻ sốt nhẹ, sưng hạch ở hõm nách bên cánh tay được tiêm thuốc, có quầng đỏ ở vị trí tiêm, loét nhẹ và để lại sẹo thì có nghĩa là trẻ đã đáp ứng miễn dịch. Cũng như các loại thuốc và vắc-xin khác, vắc-xin tiêm phòng lao có thể gây ra một số tác dụng phụ còn gọi là những phản ứng sau tiêm chủng. Các bà mẹ đừng quá lo lắng vì đây là điều bình thường, chứng tỏ trẻ có đáp ứng với vắc-xin và trẻ sẽ tự khỏi trong vòng 1 vài ngày. Những phản ứng này thường nhẹ như: Sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ, trẻ quấy khóc, chán ăn, mệt, nổi ban và nổi nốt sần. Các nốt sần nhỏ như da cam ở chỗ tiêm, thường mất đi trong vòng 30 phút. Khoảng 2 tuần sau, tại chỗ tiêm xuất hiện một vết loét khoảng 10mm. Vết loét này tồn tại khoảng 2 tuần rồi tự khỏi để lại sẹo đường kính khoảng 5mm. Đây là dấu hiệu cho thấy việc tiêm vắc-xin đã có hiệu quả đối với trẻ. Viêm hạch, sưng hạch cũng thường xuất hiện sau khi tiêm vắc-xin phòng lao từ 3 - 5 tuần và sẽ tự biến mất khoảng 1 tháng sau mà không để lại bất kỳ di chứng nào. Trường hợp nếu trẻ sốt nhẹ: Lau mát cho trẻ bằng nước ấm và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế. Nếu có sưng đau tại chỗ tiêm có thể chườm lạnh tại nơi tiêm bằng cách dùng khăn thấm nước lạnh sạch chườm vào chỗ tiêm. Cho trẻ bú mẹ, ăn uống bình thường, uống nước nhiều hơn. Tránh chạm vào chỗ tiêm khi bế hoặc ôm trẻ. Trong trường hợp sau đây phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị thích hợp: Các phản ứng sau tiêm trở nên trầm trọng hơn như: Sốt cao, bỏ bú… kéo dài 1-2 ngày; Vết tiêm sưng to, hạch sưng to, hạch kéo dài hơn 6 tuần; Cấp cứu ngay những những trường hợp: Sốt cao, khóc nhiều không dứt, mệt nhiều, da tím tái, co giật, liệt, hôn mê… Khoảng 1 tháng sau nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDR. Trường hợp kết quả thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vắc-xin phòng lao. Nhưng dù đã tiêm phòng lao, ở thời kỳ chưa có miễn dịch, không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn lây. Ngoài tiêm BCG, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh và có chế độ nuôi dưỡng thích hợp với từng lứa tuổi. Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm...), cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo phác đồ của Chương trình chống lao Quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).

Tiền phong

Tham nhũng y tế là tội ác

Chưa có thống kê nào tính đếm được trên cả nước tới nay đã có bao nhiêu tỉ đồng ngân sách bị dùng để mua các trang thiết bị y tế kém chất lượng, thiếu đồng bộ, vỏ Tây ruột Tàu về để đưa vào các bệnh viện, trạm xá, trung tâm y tế với danh nghĩa bảo vệ sức khỏe người dân. Nhưng sự thật cay đắng ai cũng biết, nếu còn người bệnh nhập viện “đụng” phải các loại máy chuyên tuồn ra các kết quả sai lệch này thì bệnh nhẹ sẽ thành nặng, thậm chí mất mạng như chơi! Rất có thể có những bé sơ sinh chết oan vì bệnh viện nọ thiếu các phương tiện cấp cứu, trong lúc hàng trăm loại trang thiết bị y tế chưa cần thiết khác lại được mua sắm vội vã, chất chồng phủ đầy bụi ở những bệnh viện khác, trên cùng địa bàn một tỉnh. Và không ai lạ gì việc bệnh nhân tới bệnh viện nào cũng phải đóng tiền làm lại từ đầu hàng loạt công đoạn chiếu, chụp, đong đếm, xét nghiệm, vô cùng vất vả tốn kém, vì máy móc mỗi nơi cho ra kết quả một khác, và rất hiếm bệnh viện nào chịu thừa nhận các kết quả xét nghiệm thăm khám của bệnh viện khác. Sự tắc trách, lãng phí khổng lồ này làm sao có thể quy ra tiền hết được ? Công luận có quyền đặt câu hỏi: Ai đã cấp phép cho các “doanh nghiệp ma” nhập các loại trang thiết bị y tế hư hỏng, chắp vá, là rác thải ở các nước sản xuất, để tiếp tay cho kẻ tham nhũng, tiêu cực khi mua sắm trang thiết bị y tế? Cơ quan nào chịu trách nhiệm về việc giám sát, quản lý việc mua bán các loại máy móc y tế “đầu Ngô mình Sở”, phân tích chỉ rõ được hậu quả và tác hại của nó, để tiêu hủy và xử lý nghiêm minh? Thậm chí không có chuyên môn về trang thiết bị y tế, lại có quyền chi tiền tỷ ngân sách để mua về các loại máy móc theo ý họ muốn chứ không phải nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của các bác sĩ điều trị? Các bộ ngành từ lâu đã nhìn thấy hiểm họa, và Quốc hội cũng đã ban hành Luật Đấu thầu số 43/2013 bổ sung các quy định về mua sắm tập trung. Để cụ thể hóa nội dung này, Nghị định số 63/2014 của Chính phủ đã hướng dẫn chi tiết các nguyên tắc trong thực hiện mua sắm công sản. Trong đó, điểm b điều 71 quy định: hàng hóa, dịch vụ được đưa vào danh mục mua sắm phải có tính đồng bộ, hiện đại. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng trong mua sắm trang thiết bị y tế sẽ không thể nào chấm dứt, khi các nhóm lợi ích ngày càng câu kết chặt chẽ với nhau để trục lợi trên sinh mạng và nỗi khổ của người bệnh.

Tử vong do bệnh tim mạch chiếm 30% các bệnh không lây nhiễm

Đó là thông tin được đề cập tại Hội nghị Tim mạch học can thiệp Toàn quốc lần thứ 4 do Bộ Y tế và Phân hội Tim mạch học can thiệp Việt Nam tổ chức hôm nay (25/10) tại Hà Nội. Hội nghị với sự tham gia của 3000 chuyên gia y tế trong và ngoài nước, với 130 bài báo cáo là diễn đàn để các bác sỹ chuyên ngành tim mạch can thiệp nước ta cập nhật, chia sẻ những kiến thức mới, các kỹ thuật tiến tiến nhất đang được ứng dụng trên thế giới. Đồng thời, tham mưu với Bộ Y tế xây dựng kế hoạch hành động và giải pháp đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và đào tạo con người để áp dụng những kỹ thuật hiện đại, góp phần giảm tử vong do các bệnh lý tim mạch gây ra. Bệnh lý tim mạch và ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người lớn. Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm chiếm 66% tổng số gánh nặng bệnh tật và 72% số trường hợp tử vong mỗi năm. Trong đó tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch chiếm 30%. Điều đáng báo động là tình trạng tử vong do các bệnh tim mạch chủ yếu là do không được can thiệp kịp thời. Cách đây 30 năm, nhồi máu cơ tim là bệnh lý rất hiếm gặp ở nước ta nhưng ngày nay đã trở nên phổ biến, gặp hàng ngày tại mọi bệnh viện trên toàn quốc. Do đó, tim mạch can thiệp đang và sẽ là ngành mũi nhọn của ngành tim mạch học Việt Nam. Ban đầu từ một chuyên ngành chỉ là thông tin chẩn đoán, nhưng nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, 20 năm qua, tim mạch can thiệp đã trở thành một chuyên ngành kỹ thuật cao. Nhiều bác sỹ can thiệp tim mạch Việt Nam đã được mời chuyển giao kỹ thuật, mổ trình diễn hoặc được thỉnh giảng tại nhiều nước trên thế giới. Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Hiện nay, Bộ Y tế có chương trình bệnh viện vệ tinh, chuyển giao kỹ thuật theo hình thức cầm tay chỉ việc từ tuyến các bệnh viện trung ương và các bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội và Tp. HCM, chuyển giao cho kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến tỉnh, vì thế từ một vài trung tâm tim mạch can thiệp ở các thành phố lớn, đến nay đã có 50 đơn vị can thiệp tim mạch khắp cả nước, giúp cho người bệnh có thể chữa bệnh tại địa phương mà không cần chuyển lên tuyến trên và giúp nhiều người bệnh không phải ra nước ngoài chữa bệnh tốn kém tiền của”. 20 năm qua, đội ngũ chuyên ngành tim mạch can thiệp đã nỗ lực làm việc, học tập với niềm đam, phấn đấu không ngừng vì sự nghiệp và tính mạng của người bệnh. Năm 2010 lần đầu tiên tổ chức trao giải thưởng Nhân tài đất Việt cho lĩnh vực y dược, giải nhất đã thuộc về kỹ thuật can thiệp động mạch vành qua ống thông. Đến nay, các kỹ thuật hiện đại khác được thực hiện thành công như: bít lỗ thông liên thất, can thiệp thân chung động mạch vành, phẫu thuật cầu nối chủ vành, can thiệp chỗ chia nhánh động mạch vành, điều trị rối loạn nhịp bằng 3D và can thiệp động mạch ngoại biên.

Viện phí, dịch vụ bệnh viện tăng 2-7 lần từ ngày 15-11

Giá 1.800 dịch vụ y tế sắp tăng mạnh, trong đó đa số dịch vụ sẽ tăng 2-7 lần so với hiện hành do đưa phụ cấp trực, phục cấp phẫu thuật thủ thuật và một phần lương vào viện phí. Chưa hết, theo lộ trình thì đến ngày 1-3-2016 sẽ đưa toàn bộ lương vào viện phí và viện phí sẽ còn tăng tiếp một đợt nữa. Chiều nay 26-10, BHXH VN đã tổ chức cuộc họp báo cho biết thông tin trên. Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội VN, trong số các dịch vụ cơ bản, giá khám bệnh sẽ tăng từ 2-4 lần tùy hạng bệnh viện, lên mức 30-39 ngàn đồng/lượt khám thông thường, trường hợp mời chuyên giá đến hội chẩn sẽ tính 150-200 ngàn đồng/lần. Tiền ngày giường bệnh sẽ tăng khoảng 2 lần, tối đa giá giường hồi sức cấp cứu tại BV hạng 1, hạng đặc biệt lên mức xấp xỉ 700.000đ/ngày giường. Tại Bệnh viện hạng 4 là hạng bệnh viện thấp nhất hiện nay, giá giường điều trị nội trú cũng lên tối thiểu 154.000đ/ngày giường, cao gấp gần 3 lần so với hiện hành. Giá 1.800 dịch vụ y tế cơ bản cũng tăng mạnh, trong đó nhiều dịch vụ sẽ tăng 2-7 lần. Trả lời báo chí về tác động của viện phí mới đến người bệnh, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban thực hiện Chính sách Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội VN cho biết trước mắt viện phí mới sẽ áp dụng với nhóm bệnh nhân có bảo hiểm y tế (73% dân số), số còn lại dự kiến sẽ áp dụng trong năm 2016. Ông Sơn cũng cho rằng viện phí mới thống nhất tại các cơ sở khám chữa bệnh cùng hạng trong cả nước, do đó người bệnh sẽ được cung cấp dịch vụ công bằng và đồng đều hơn. Ngoài ra, phần chi từ tiền túi người dân sẽ giảm, do thuốc, vật tư y tế, chi phí khấu hao máy móc, duy tu bảo dưỡng thiết bị đã được tính vào giá dịch vụ và được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả, người bệnh sẽ không phải trả chi phí đã được tính vào giá dịch vụ y tế. Theo ông Sơn, hướng đến năm 2018 phần chi từ tiền túi người dân sẽ ở mức dưới 40% giá dịch vụ, giảm hơn rất nhiều so với hiện nay là xấp xỉ 50%. Tuy nhiên điều khó khăn là còn tới 27% dân số tương đương 25 triệu người chưa có bảo hiểm y tế, dự kiến mức viện phí mới tăng cao kể trên cũng sẽ áp dụng với nhóm bệnh nhân này trong 2016.

Nhiều mẫu rau tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá mức

120 mẫu các loại rau lá: muống, ngót, mồng tơi đã được Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế lấy mẫu kiểm nghiệm nhanh để xác định hàm lượng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV). Các mẫu rau này được lấy tại 150 quầy kinh doanh ở 6 chợ đầu mối tại Hà Nội bao gồm: La Khê, Long Biên, Đền Lừ, chợ đêm HTX Văn Quán, chợ Dịch Vọng Hậu, chợ Minh Khai. Thời gian lấy mẫu khảo sát được thực hiện từ tháng 8 - 12.2014. Kết quả cho thấy: 13/120 mẫu xét nghiệm định lượng xác định có tồn dư hóa chất Carbofuran vượt giới hạn cho phép (chiếm 10,83%); 12/120 mẫu (10%) có tồn dư hóa chất Cypermethrin. Có 9/120 mẫu rau tồn dư cùng lúc cả hai loại hóa chất trên (chiếm 7,5%). Ngoài ra, trong số 40 mẫu có tồn dư thuốc BVTV, có 38 mẫu là rau sản xuất tại Hà Nội, 2 mẫu là rau sản xuất tại tỉnh khác. Trong đó, 14/40 là rau muống; 21/40 là rau ngót và 5/40 mẫu rau mồng tơi có tồn dư thuốc BVTV. Kết quả nghiên cứu này được công bố tại Hội thảo khoa học về y tế dự phòng tổ chức tại Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cuối tuần qua tại Hà Nội. Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, cho biết nếu hàm lượng tồn dư ở ngưỡng cho phép, rau đó vẫn đảm bảo để chế biến, sử dụng cho bữa ăn gia đình. Để kiểm soát tốt hơn nguồn thực phẩm tươi sống, một số địa phương cũng đã xây dựng mô hình chợ an toàn kiểm soát nguồn gốc rau quả, thực phẩm từ đầu nguồn và dự kiến sẽ trang bị dụng cụ test nhanh để phát hiện, hóa chất tồn dư trong thực phẩm, rau quả. Tuy nhiên với các test nhanh thì chỉ cho phép nhận diện, sàng lọc một số hóa chất, giúp định tính “có” hay “không” hóa chất đó, chứ không xác định được ngưỡng an toàn trong thực phẩm, rau. Muốn định lượng chất tồn dư đó có gây nguy hại hay không phải được thực hiện trong phòng xét nghiệm. Do đó, để đảm bảo chất lượng rau an toàn thì cốt lõi vẫn phải kiểm soát là từ nguồn trồng, chăm bón, thu hoạch theo quy trình. Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, thuốc BVTV nếu có lượng tồn dư quá cao trong rau quả là tác nhân thường gặp trong các vụ ngộ độc, có thể gây rối loạn thần kinh T.Ư, nhức đầu, nôn mửa, mất ngủ, giảm trí nhớ, ở mức độ nặng hơn có thể tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn tới liệt, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong. Để an toàn, người tiêu dùng nên mua các loại rau ăn củ, thân lá, hoa, quả có chất lượng, hình thức đúng như đặc tính giống của nó; nên sử dụng rau phù hợp mùa, hạn chế ăn rau, củ trái mùa. Chọn rau tươi không dập nát, không có mùi lạ, và nên mua tại các cửa hàng rau an toàn, các cơ sở cung cấp rau theo hợp đồng hoặc các nơi bán rau cố định có cam kết bảo đảm an toàn; tại cửa hàng đã có kiểm tra của các cơ quan chức năng cấp chứng nhận rau sạch an toàn. Theo khuyến cáo của Phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục ATTP, khi chế biến tại gia đình, tất cả các loại rau cần được rửa sạch trực tiếp dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu nhưng phải thay nước nhiều lần tới khi sạch trước khi chế biến. Nếu phát hiện rau có màu sắc, mùi vị lạ thì tuyệt đối không được dùng làm thức ăn cho người hoặc gia súc.

Cổ phần hóa bệnh viện công đầu tiên: Cổ đông giám sát sẽ tốt hơn

Trao đổi với PV Tiền Phong về việc Bệnh viện Giao thông vận tải (GTVT) vừa thực hiện cổ phần hóa (CPH), Trưởng ban bảo vệ sức khỏe Trung ương, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu khẳng định đây là tín hiệu tốt, làm thay đổi cơ chế giám sát vốn đã lạc hậu đối với chất lượng phục vụ người bệnh. Trong dịch vụ này có loại hình do nhà nước đầu tư, có loại hình do tư nhân đầu tư, do nước ngoài đầu tư. Quan điểm của tôi là các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực này thì đều phải khuyến khích vì người sử dụng dịch vụ sẽ được lựa chọn. Quy luật kinh tế thị trường sẽ tự thanh lọc, phân hạng và tạo điều kiện cho các bệnh viện phát triển.

Hiện nay, có hai luồng ý kiến về CPH bệnh viện công. Người thì chào đón, người thì không mặn mà. Quan điểm của ông ra sao?

CPH một bệnh viện công lập như Bệnh viện GTVT, theo tôi đó là tín hiệu tốt ở mấy điểm sau: Bộ GTVT nhiệm vụ chính trị là thực hiện các công việc về GTVT, về xây dựng cầu, đường, phát triển vận tải chứ không phải là cung cấp dịch vụ y tế, khám chữa bệnh. Trước đây thời bao cấp thì cán bộ, nhân viên ngành GTVT khi ốm đau thì đưa về Bệnh viện GTVT để chữa trị. Việc khám chữa bệnh có sự hỗ trợ công ích của bộ chủ quản. Bệnh viện Bưu điện, Nông nghiệp, Than… cũng chung đặc điểm này của bệnh viện ngành. Tuy nhiên, nhiều năm qua chúng ta đã xóa bao cấp, phát hành thẻ bảo hiểm y tế rồi thì với người dân tiện đâu thì vào đó khám chữa bệnh chứ không phải là cán bộ của một doanh nghiệp ở TPHCM phải chạy ra Hà Nội để khám bệnh. Do vậy CPH Bệnh viện GTVT là tốt, cán bộ, nhân viên được mua cổ phần, trở thành người chủ của bệnh viện. Trong bệnh viện công lâu nay, chất lượng dịch vụ là do cấp trên giám sát và nhiều khi không bằng cổ đông giám sát! Theo quy luật thị trường bệnh viện nào chất lượng tốt thì sẽ phát triển và đây là điểm khác biệt so với thời kỳ bao cấp. Tôi ủng hộ việc CPH Bệnh viện GTVT và cũng tin tưởng là bệnh viện này sẽ phát triển.

Thưa ông, việc CPH bệnh viện công sắp tới cần triển khai ra sao?

Tôi nói như vậy không có nghĩa là đem hết bệnh viện công ra mà CPH! Mô hình CPH trước mắt phù hợp với các bệnh viện ngành như GTVT, Bưu điện, Than…Điều đó sẽ huy động được các nguồn đầu tư của xã hội, tăng cường giám sát của cổ đông và đồng thời sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong việc cung cấp các dịch vụ về y tế.  Bệnh viện nào làm tốt thì người dân sẽ lựa chọn. Bây giờ nếu chỉ có một hệ thống bệnh viện nhà nước thôi thì có khác gì thời bao cấp chỉ có mỗi một loại xà phòng và ai cũng phải sử dụng loại xà phòng ấy! Nền kinh tế thị trường thừa nhận một bộ phận người dân giàu lên, có thu nhập cao chính đáng và vì vậy cũng phải có nhiều lựa chọn. Với các bệnh viện nhà nước khác như Bạch Mai, Việt Đức, Xanh Pôn…thì chưa thể CPH được vì nhà nước vẫn phải nắm giữ để đảm bảo phục vụ đại đa số người dân với giá dịch vụ có sự kiểm soát, có sự hỗ trợ từ nhà nước. Nếu CPH thì rõ ràng là giá thỏa thuận, rất khác nhau. Bệnh viện nhà nước còn phải đi đầu trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật cao, phòng chống dịch bệnh…

Như vậy, với BV công, theo ông đâu là giải pháp thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ?

Điều đầu tiên cần làm là phải rà soát sửa đổi nhiều quy định liên quan đến quản lý, giám sát các bệnh viện này. Theo tôi phải có cơ chế giám sát, đánh giá chất lượng hiệu quả hơn. Người giỏi, người tốt phải được đãi ngộ tốt hơn. Việc đãi ngộ này phải mang tính chất hệ thống và phải cần thay đổi từ nhiều thông tư, nghị định.

Tuổi trẻ 

Các giáo sư đầu ngành “tiếp lửa” cho tân sinh viên y, dược

Cuộc gặp mặt thân mật giữa 43 tân thủ khoa ngành y, dược năm học 2015-2016 và các chuyên gia y tế đầu ngành đã diễn ra ấm cúng và chứa chan nhiệt huyết. Buổi gặp mặt do Tổng Hội Y học Việt Nam tổ chức sáng nay, ngày 25/10, tại Hà Nội.

Vì sao lại chọn ngành y?

Mở đầu buổi giao lưu, Chủ tịch Tổng Hội y học Việt Nam, giáo sư Phạm Mạnh Hùng đặt câu hỏi với các tân sinh viên: Vì sao lại chọn ngành y? Trả lời câu hỏi này, em Ngô Vương Minh, sinh viên ngành Bác sỹ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội cho biết em chọn y vì yêu thích ngành học này từ bé. Gia đình em cũng anh trai làm trong ngành y, bố làm về dược. “Nhưng vào trường, em thật sự choáng với lịch học dày đặc. Sáng học lý thuyết, chiều đến thực tập ở bệnh viện. Kiến thức không còn là những bài toán chỉ cần tư duy suy luận logic như ở trung học phổ thông mà rất trừu tượng, nhiều khi đọc đến hai lần vẫn không hiểu,” Minh chia sẻ. Lương Thanh Bình, sinh viên Đại học Y, dược Thái nguyên thì cho biết em chọn ngành y để chữa bệnh cứu người. “Vẫn còn nhiều bệnh nhân khó khăn, nhất là ở vùng sâu vùng xa, điều kiện y tế thiếu thốn. Em muốn giúp đỡ họ và sẵn sàng đi bất kỳ đâu để giúp đỡ người bệnh,” Bình chia sẻ. Với Nguyễn Thị Minh Chi, Đại học Dược Hà Nội, em chọn dược ban đầu vì thích hóa học. “Nhưng càng tìm hiểu em lại càng muốn học dược. Dù làm việc thầm lặng hơn bác sỹ nhưng công việc của dược sỹ cũng quan trọng không kém để giúp người bệnh,” Chi nói. câu trả lời của các tân sinh viên đã phần nào làm ấm lòng các chuyên gia y tế lão thành. 

Sinh viên y nên học thế nào?

Bắt đầu phần chia sẻ của mình, giáo sư Phạm Mạnh Hùng cho rằng các tân sinh viên hãy coi buổi gặp gỡ hôm nay như một bài giảng, “nhưng là những bài giảng không có một, hai la mã mà chỉ là chia sẻ đầy tâm huyết của các thầy, các em lắng nghe và tự tổng hợp.” Theo giáo sư Hùng, điều cần ghi nhớ với sinh viên ngành y là phải luôn đặt mình vào vị trí người bệnh và luôn hết lòng phục vụ bệnh nhân.  “Có nhiều gương người tốt nhưng trong thực tế, các em sẽ có thể thấy những gương xấu ngay trong ngành của mình. Khi đó các em có làm theo không? Điều đó các em phải suy nghĩ ngay từ hôm nay, dù mới chỉ là sinh viên năm nhất,” thầy Hùng nói. Giáo sư Vũ Triệu An dù đã 92 tuổi nhưng vẫn đến tham dự buổi gặp mặt. Ông đã khiến các sinh viên ngỡ ngàng và cảm phục về tinh thần làm việc và học hỏi không ngừng khi cho biết mình đang viết một cuốn sách về những nhà khoa học đã đoạt giải Nobel y học. Giáo sư Triệu An khuyên các tân sinh viên phải giỏi ngoại ngữ để có thể học tập và làm việc hiệu quả hơn. Bản thân ông cũng là tấm gương cho tinh thần học tập không ngừng. Bà Vi Thị Nguyệt Hồ lại chia sẻ về những vất vả của nghề điều dưỡng. Với hàng chục năm trong nghề, bà Hồ nhắn nhủ các sinh viên phải xác định đây là nghề nhiều khó khăn và đòi hỏi người điều dưỡng phải luôn lạc quan khi đến với bệnh nhân. “Lúc đau buồn, bệnh nhân với đến với chúng ta. Bác sỹ chỉ khám xong là đi, nhưng làm điều dưỡng, thời gian ở bên bệnh nhân rất nhiều nên phải chăm sóc, lắng nghe họ, chia sẻ với họ, động viên để họ vui và lạc quan hơn,” bà Hồ nói. Thầy Lê Ngọc Trọng nhắn nhủ các tân thủ khoa nên giữ vững phong độ, không chủ quan dẫn đến thụt lùi khi bước vào giảng đường đại học. Trong quá trình học cần nắm vững kiến thức nhưng phải gắn với lâm sàng và rèn luyện thực hành, tham gia nghiên cứu khoa học.

Mảnh đất y học còn nhiều khoảng trống

Các chuyên gia y học cũng chỉ cho các sinh viên thấy, ngành y vẫn đang còn nhiều khoảng trống cần các em nỗ lực để khai phá. Cứ 100 bệnh thì hiện nay y học chỉ chữa được 10-15 bệnh. Khoảng 10-15 bệnh không chữa cũng khỏi, 15 bệnh không chữa được. Khoảng 50 bệnh còn lại chuyển từ cấp tính sang mãn tính kéo dài, ví dụ như viêm họng là bệnh rất dễ thành mãn tính.  “Đừng nghĩ y học hiện đại đã giải quyết được các vấn đề. Chúng ta vẫn không chữa được hết các bệnh và vẫn còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu,” thầy Hùng nói. Là người cả đời gắn bó với nghề y, giáo sư Hùng cũng khuyên các sinh viên luôn phải chuyên tâm trong điều trị bệnh nhân vì nghề y là chữa bệnh cho con người, và cùng một bệnh, tùy thuộc vào thể trạng từng người, lại có cách điều trị khác nhau. “Không có nghề nào đòi hỏi nhiều kinh nghiệm như nghề y. Chúng ta chữa khỏi cho 99 người nhưng người thứ 100 chưa chắc đã khỏi. Vì thế không được chủ quan,” thầy Hùng chia sẻ. Thầy Trần Quỵ, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai thì cho rằng việc nghiên cứu để tìm cách nâng cao tầm vóc, giống nòi con người Việt Nam cũng đang là vấn đề cần phải quan tâm hơn nữa. Lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia y học lão thành, em Hoàng Thị Ngọc Anh, sinh viên trường Đại học Y Thái Bình cho biết em thực sự rất xúc động. “Đây là một ngày rất ý nghĩa với em. Các thầy đã không chỉ dạy cho chúng em phương pháp học tập mà còn tiếp thêm cho chúng em niềm tin, tình yêu với nghề. Chúng em hiểu sâu sắc hơn mình không chỉ trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn và cả đạo đức nghề nghiệp,” Ngọc Anh chia sẻ. Theo giáo sư Phạm Mạnh Hùng, những buổi gặp mặt với tân sinh viên y, dược đã được Tổng Hội y học Việt Nam thực hiện từ năm 2011. “Chúng tôi muốn hướng đến đối tượng sinh viên năm nhất để giúp các em xác định được cho mình phương pháp học tập và tâm thế đến với nghề,”.

Bảo hiểm trả tiền khám chữa bệnh cuối tuần: Nơi khám, nơi chưa

Theo quy định, từ ngày 15-9, những bệnh viện quá tải muốn san tải bệnh nhân sang khám chữa bệnh vào thứ bảy, chủ nhật, quỹ bảo hiểm y tế vẫn trả phí khám chữa bệnh như ngày thường. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dịch vụ này có nơi lúng túng, có nơi thuận lợi. Trước ngày 1-1-2015 bệnh nhân đi khám bệnh ngoại trú vào thứ bảy và chủ nhật ở Bạch Mai rất đông. Nhưng từ 1-1 đến nay Luật bảo hiểm y tế mới không chi trả phí khám bệnh ngoại trú cho bệnh nhân vượt tuyến nữa, mà Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện hạng đặc biệt, tỉ lệ bệnh nhân khám ngoại trú vượt tuyến tới 40-50% nên lượng người đến khám vào thứ bảy và chủ nhật giảm nhiều, trong đó chỉ một số ít là được chi trả bảo hiểm do có giấy chuyển tuyến.

Người kêu khó, người làm

Tuy nhiên, Bạch Mai là một trong số ít ỏi bệnh viện ở khu vực phía Bắc triển khai được dịch vụ khám chữa bệnh bình thường trong ngày nghỉ và có bệnh nhân được bảo hiểm chi trả. Ông Nguyễn Văn Kính, giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, cho biết bệnh viện ông chưa khám bảo hiểm y tế thứ bảy và chủ nhật do bệnh viện là cơ quan hành chính sự nghiệp, làm việc 5 ngày/tuần, hai ngày còn lại trong tuần là ngày nghỉ, muốn thầy thuốc đến làm việc phải thỏa thuận và phải trả mức lương bằng 200% so với ngày thường. Nếu chi trả mức lương này, thu không đủ bù chi. Một bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai đồng quan điểm với ông Kính. Theo bác sĩ này, tổ chức khám chữa bệnh vào ngày nghỉ cần đãi ngộ cao hơn ngày làm việc bình thường. "Nhưng đãi ngộ ấy lấy ở đâu?"- vị bác sĩ này đặt vấn đề. Trong khi đó tại TP.HCM, nhiều bệnh viện đã triển khai việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế vào những ngày cuối tuần nhiều năm nay. Bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết để đáp ứng nhu cầu người bệnh - nhất là công nhân viên, học sinh, trẻ em - có bảo hiểm y tế thuận lợi hơn trong việc đi khám bệnh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã triển khai khám bệnh bảo hiểm y tế ngoài giờ thứ bảy từ tháng 5-2012. Quy trình khám bệnh bảo hiểm y tế thứ bảy tương tự ngày thường nhưng do bệnh nhân đến khám ít hơn nên các khâu đăng ký khám được rút ngắn hơn. Khám vào thứ bảy, bệnh nhân trả thêm phần chi phí khám chữa bệnh ngoài giờ (phí phải đóng thêm = phí khám bệnh ngoài giờ - phí bảo hiểm y tế chi trả). Khi bệnh viện triển khai khám bệnh bảo hiểm y tế ngoài giờ, bệnh nhân đến khám đều đồng thuận với giải thích về khoản chênh lệch ngoài giờ được bảo hiểm y tế chi trả thay vì phải chi trả 100% nếu không được sử dụng bảo hiểm y tế. Tương tự, ở một bệnh viện quận như Bệnh viện Q.2, bác sĩ Trần Văn Khanh, giám đốc bệnh viện, cho biết nơi đây đã triển khai khám bảo hiểm y tế trong thứ bảy, chủ nhật hơn một năm nay. Bác sĩ Khanh nhận định điều quan trọng nhất để tổ chức khám bệnh bảo hiểm y tế vào những ngày cuối tuần là cán bộ công nhân viên của bệnh viện phải đồng lòng sắp xếp đi làm. Theo Bảo hiểm xã hội TP.HCM, có nhiều bệnh viện trong TP đã khám bệnh ngoài giờ như: Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn,... 

Thỏa thuận với người bệnh

Việc khám chữa bệnh vào ngày nghỉ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả phí khám chữa bệnh sẽ thuận lợi với người làm công ăn lương, thường bận rộn các ngày làm việc trong tuần. "Lúc này cần vai trò năng động của các bệnh viện, tư duy của người quản trị bệnh viện phải đổi mới. Quy định hiện hành cho phép thu thêm phí nếu khám chữa bệnh vào ngày nghỉ, ngoài phí bảo hiểm y tế đã trả, miễn là có sự thỏa thuận với người bệnh” - ông Phạm Lương Sơn, trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội VN, cho biết. Cũng theo ông Sơn, hiện quỹ bảo hiểm y tế không chi trả cho người bệnh khám vượt tuyến, nhưng nếu thầy thuốc chỉ định người bệnh phải vào viện điều trị nội trú thì kể cả vượt tuyến trong ngày nghỉ, bảo hiểm y tế sẽ chi trả 60% cả phí khám và điều trị nội trú của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân đi khám chữa bệnh đúng tuyến, bảo hiểm y tế sẽ chi trả 80-100% phí khám chữa bệnh tùy đối tượng, chưa tính phần bệnh viện thu thêm. Ông Sơn cho rằng như vậy là Nhà nước đã cho một cơ chế, còn tổ chức như thế nào là việc của bệnh viện, tùy điều kiện nhân lực và lưu lượng bệnh nhân đến bệnh viện.

Quyền chủ động ở bệnh viện

Theo bà Tống Thị Song Hương, vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế, thông tư 16 đã giao quyền chủ động cho giám đốc bệnh viện và “căn ke” tất cả những vấn đề có thể phát sinh khi bệnh viện tổ chức khám chữa bệnh vào ngày nghỉ. Khi đó người bệnh đến khám chữa bệnh vào ngày nghỉ sẽ được hưởng quyền lợi như khám vào ngày thường, nhưng sẽ chi trả phần chênh lệch ngoài phần bảo hiểm đã chi. Cũng theo bà Hương, người bệnh ở khu vực phía Nam dễ chấp nhận việc chi trả phí chênh lệch hơn, trong khi đó hiện chưa có nhiều bệnh viện ở khu vực phía Bắc ký hợp đồng với bảo hiểm để khám chữa bệnh vào ngày nghỉ.

Hà Nội mới

Đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội

Tối 25-10, theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, ngành Y tế Thủ đô sẽ có thêm Bệnh viện (BV) Nhi Hà Nội. BV này được xây dựng theo tiêu chuẩn BV hạng I với 600 cán bộ, nhân viên y tế, 500 giường bệnh điều trị nội trú với 5 khối gồm: Khối khám và điều trị ngoại trú, nội trú, nghiệp vụ kỹ thuật, hành chính quản trị hậu cần, dịch vụ tổng hợp. Công trình có tổng mức đầu tư gần 785 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách thành phố là 200 tỷ đồng, số còn lại huy động từ nguồn vốn trái phiếu Thủ đô. BV Nhi Hà Nội giai đoạn I sẽ được khởi công xây dựng vào ngày 27-10 tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Trong giai đoạn I sẽ xây mới các khối khám bệnh và điều trị ngoại trú, khối kỹ thuật nghiệp vụ cận lâm sàng, khối hành chính hậu cần theo quy mô công suất BV và nhu cầu sử dụng; khối điều trị nội trú với 200 giường bệnh, có chiều cao 6 tầng và một tầng hầm, tổng diện tích sàn 28.738m2... Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, chủ trương của thành phố là xây dựng BV Nhi có hệ thống hạ tầng dịch vụ hoàn chỉnh, hiện đại, chất lượng cao theo hướng ưu tiên phát triển các dịch vụ khám, chẩn đoán và thực hiện các nghiệp vụ chữa trị chuyên sâu với công nghệ kỹ thuật cao; tạo tiền đề cho việc phát triển công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho trẻ em thành phố và các địa phương lân cận.

Thực hiện đề án luân phiên cán bộ y tế: Rút ngắn khoảng cách giữa các tuyến bệnh viện

Để mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, thời gian qua, ngành Y tế Thủ đô đã thực hiện chính sách luân phiên cán bộ y tế. Sau thời gian thực hiện luân phiên cán bộ, tính đến nay, chất lượng chuyên môn ở một số bệnh viện (BV) tuyến huyện trên địa bàn Hà Nội đã có thay đổi lớn, thu hút được nhiều người dân địa phương đến khám, chữa bệnh và góp phần giảm tải BV tuyến trên. 

Nâng hiệu quả khám chữa bệnh ở tuyến dưới

Để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân, theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, những năm qua ngành Y tế Thủ đô đã triển khai nhiều biện pháp như: Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng khoa khám chữa bệnh, phát triển kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị… Với những giải pháp đầu tư đồng bộ của thành phố, chất lượng khám, chữa bệnh trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, sự chuyển biến đó chưa đồng đều ở tất cả các đơn vị, nhất là có sự chênh lệch khá lớn về trình độ chuyên môn giữa các cơ sở y tế tuyến thành phố và tuyến huyện, đặc biệt là y tế cơ sở nên chưa thu hút được người bệnh đến khám, gây nên tình trạng quá tải ở BV tuyến thành phố. Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai có hiệu quả Đề án 1816 "Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ BV tuyến trên về hỗ trợ các BV tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh".Từng thiếu bác sĩ, trang thiết bị sử dụng không hiệu quả, không thu hút được bệnh nhân nhưng từ khi nhận được sự hỗ trợ chuyên môn của các BV tuyến trên (gồm: BV Đa khoa Xanh Pôn, Phụ sản Hà Nội, Việt Nam - Cu ba, Y học cổ truyền Hà Nội), BV Đa khoa huyện Phúc Thọ đã làm chủ được nhiều kỹ thuật cao, lượng bệnh nhân đến khám không ngừng tăng lên. Giám đốc BV Nguyễn Quang Mậu phấn khởi cho biết, vào thời điểm trước tháng 7-2014, hầu như BV phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, việc triển khai những ca phẫu thuật tại đây rất hiếm hoi. Thế nhưng, đến nay trung bình mỗi tháng, BV có trên 100 ca mổ ngoại và sản khoa. Riêng sản khoa, cao điểm có ngày lên đến 6-7 ca mổ (tương đương với cả tháng trước đây). Thậm chí, phẫu thuật nội soi - một kỹ thuật trước đây BV không dám nghĩ tới, thì đến nay kỹ thuật này được áp dụng thường quy cho các trường hợp chửa ngoài tử cung, thủng dạ dày, viêm ruột thừa, thoát vị bẹn... "Trong 9 tháng năm 2015, BV đã khám, chữa bệnh cho trên 66.000 lượt người, số bệnh nhân chuyển tuyến giảm rõ rệt. Riêng số bệnh nhân điều trị nội trú thường đạt 250-300 người, trong khi BV chỉ có 250 giường kế hoạch. Do vậy, BV phải kê thêm giường bệnh, không để bệnh nhân phải nằm ghép", Giám đốc Nguyễn Quang Mậu cho biết. Tương tự, sau khi được Sở Y tế Hà Nội đầu tư máy mổ nội soi, BV Đa khoa huyện Thạch Thất đã triển khai ca phẫu thuật nội soi đầu tiên vào đầu tháng 8 năm nay. Hiện nay, sau 2 tháng triển khai, BV đã có 28 bệnh nhân được mổ nội soi ruột thừa, u xơ tiền liệt tuyến, đứt dây chằng khớp gối, cắt túi mật, u xơ tuyến giáp. Cùng với đó, BV còn được các bác sĩ của BV Đa khoa Xanh Pôn chuyển giao kỹ thuật và phẫu thuật mổ u nang tuyến giáp, phẫu thuật nội soi túi mật, nội soi tuyến tiền liệt. BV cũng đã phối hợp với BV Việt Nam - Cu ba phẫu thuật nội soi về tai mũi họng, đồng thời phối hợp với BV Mắt Hà Nội tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật các bệnh về mắt. Giám đốc BV Vương Trung Kiên cho biết, trước đây, với phương pháp mổ mở, trung bình một bệnh nhân từ khi phẫu thuật đến khi ra viện phải mất từ 7 đến 10 ngày. Thế nhưng, với kỹ thuật mổ nội soi, bệnh nhân chỉ mất 3-4 ngày là được xuất viện, rút ngắn thời gian nằm điều trị và giảm chi phí cho người bệnh. Nhiều bệnh nhân trước đây phải chuyển tuyến nay đã được phẫu thuật tại BV huyện an toàn. Giống như BV Đa khoa huyện Thạch Thất, BV Đa khoa huyện Mỹ Đức cũng được Sở Y tế Hà Nội trang bị máy nội soi hệ thống tiêu hóa và tiết niệu. Không chỉ được trang bị thiết bị, BV còn được BV Đa khoa Đức Giang chuyển giao kỹ thuật theo hướng "cầm tay chỉ việc" trong ca phẫu thuật nội soi u xơ tiền liệt tuyến đầu tiên cho bệnh nhân Nguyễn Văn Trực (69 tuổi, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức). Sau ca phẫu thuật thành công, sức khỏe bệnh nhân ổn định. Nhờ được chuyển giao nhiều kỹ thuật khó ở các BV tuyến thành phố, trong 8 tháng đầu năm nay, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại BV đã tăng cao. Cụ thể, BV đã khám cho gần 34 nghìn lượt người (tăng 25%); điều trị nội trú hơn 9 nghìn lượt (tăng 38,9%); cấp cứu 2.613 ca (tăng 80,2%); phẫu thuật 580 ca (tăng 64,6% so với cùng kỳ năm 2014). 

Thu hẹp khoảng cách

Có thể khẳng định việc thực hiện Đề án 1816 của ngành Y tế Thủ đô thời gian qua đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với dịch vụ y tế cao ngay tại tuyến y tế cơ sở. Đề án góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch chất lượng và mức hưởng dịch vụ y tế giữa các vùng. Đề án cũng giúp y tế địa phương phát triển và có cán bộ ngay tại chỗ mà không phải lên các BV tuyến trên, đồng thời góp phần giúp người bệnh hạn chế chi phí khám, chữa bệnh. Trước những thành quả mà đề án trên mang lại, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền nhấn mạnh, việc cử người hành nghề đi hỗ trợ chuyên môn tuyến dưới sẽ góp phần giúp các BV huyện, trung tâm y tế huyện - là những đơn vị còn rất khó khăn về nhân lực, đặc biệt là thiếu các bác sĩ chuyên khoa có thêm đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế có trình độ chuyên môn tốt để phát triển chuyên môn tại cơ sở. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm tiếp theo, đồng thời khắc phục những khó khăn thách thức, tới đây, ngành Y tế Thủ đô sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp trong việc luân chuyển cán bộ, đồng thời cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp lại quy trình làm việc, quy trình khám, chữa bệnh khoa học, cải tạo cơ sở hạ tầng…  Hy vọng rằng, việc tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên môn từ tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần bảo đảm công bằng trong khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Lao động

Phẫu thuật bắc cầu không gây mê cho bệnh nhân 104 tuổi

Ngày 25-10, thạc sĩ - bác sĩ Lê Thanh Phong, trưởng đơn vị phẫu thuật mạch máu Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết bệnh viện vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân 104 tuổi bị tắc động mạch chi dưới cấp tính. Đó là cụ ông M.V.H., 104 tuổi, ở Bạc Liêu. Trước đó, ngày 13-10, cụ H. được đưa vào khoa cấp cứu Bệnh viện Đại học Y dược vì bị đau chân trái dữ dội. Khi khám bệnh, bác sĩ thấy chân trái của bệnh nhân tím lạnh từ cẳng chân xuống bàn chân, mạch chân không bắt được, cảm giác da bàn chân giảm, vận động của bàn chân và các ngón chân khó khăn. Hình chụp mạch máu cho thấy các động mạch chân trái bị tắc hoàn toàn từ ngang gối trở xuống, chỉ còn lại một nhánh nhỏ động mạch ở bàn chân. Bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu chi dưới nguy kịch do tắc các động mạch nuôi chân cấp tính trên nền bệnh động mạch mãn tính do xơ vữa. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị rối loạn nhịp tim và bệnh phổi mãn tính. Các bác sĩ đã tích cực điều trị bằng thuốc nhưng tình trạng thiếu máu chân ngày càng nặng, các ngón chân và bàn chân trái vẫn rất đau và bắt đầu xuất hiện những đốm hoại tử. Các bác sĩ quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân vì đây là giải pháp duy nhất vừa giữ được chân vừa cứu mạng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân không thể gây tê tủy sống vì đang sử dụng thuốc chống đông máu, còn gây mê sẽ rất nguy hiểm vì bệnh nhân còn có bệnh tim, phổi kèm theo. Ngày 17-10, êkip điều trị đã gây tê tại chỗ, phẫu thuật lấy một phần cục máu đông, sau đó bắc cầu bằng tĩnh mạch để đưa máu từ phía trên chỗ tắc xuống phía dưới chỗ tắc ở mu bàn chân. Sau mổ một ngày, chân trái bệnh nhân hết đau, ấm và hồng hào. Một tuần sau, bệnh tim, phổi của bệnh nhân đã ổn định và bệnh nhân đã đi lại được. Dự kiến bệnh nhân sẽ được xuất viện trong vài ngày tới. Đây là bệnh nhân lớn tuổi nhất được phẫu thuật bắc cầu tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Săn nhau thai tẩm bổ: Lạ lùng chất thải lây nhiễm bỗng dưng trở thành "biệt dược"

Nhau thai, nhau thai khô còn có tên gọi khác là “tử hà sa” mặc dù bị ngành y tế liệt vào nhóm “chất thải lây nhiễm”, tiềm ẩn nhiều nguy hại khi sử dụng, thế nhưng không ít người vẫn coi đây là một loại “biệt dược” có thể chữa vô số bệnh. Hoạt động mua bán nhau thai vẫn diễn ra bấy lâu nay, dưới sự kiểm soát có phần lỏng lẻo của cơ quan chức năng. Thậm chí, ngay tại thủ đô, việc trao đổi, mua bán mặt hàng này cũng không quá khó khăn, miễn là... thuận mua, vừa bán.

Nhau thai tuồn ra ngoài bằng cách nào?

Theo quy định của Bộ Y tế, nhau thai phải được xử lí tiêu hủy giống như các mô mềm trong xử lí rác thải y tế và không được phép sử dụng. Ở các bệnh viện lớn, đây là một quy trình khép kín được kiểm soát rất nghiêm ngặt. Nhau thai được lấy và chuyển đến các phòng thí nghiệm để lấy tế bào gốc từ máu cuống rốn. Đối với các nhau thai xác định mang nguồn bệnh thì được xử lí bằng cách chôn cất hoặc tiêu hủy. Vậy nhau thai tuồn ra thị trường bằng cách nào? “Một phần do chính các bác sĩ, nhân viên y tế tại bệnh viện cung cấp, vì tính ra, mỗi nhau thai tươi, đảm bảo chất lượng có giá bán khoảng 300.000 đồng”, một nữ nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Phố Nối (Hưng Yên) cho biết. Theo lời nữ nhân viên này, thông thường, các bà bầu trước khi sinh sẽ được khám rất kĩ để xác định nguy cơ xảy ra các bệnh truyền nhiễm cho trẻ, do đó, nhân viên y tế sẽ căn cứ vào kết quả đó và tình hình thực tế để lấy nhau thai từ các bà mẹ khỏe mạnh. “Có người lấy về ngâm rượu, thậm chí là chế biến thành thức ăn vì nó rất bổ. Nhưng cũng có người lấy để bán kiếm lời. Số nhau thai không đảm bảo thì được đem đi tiêu hủy”. Tuy nhiên, “cũng không loại trừ các trường hợp hám lợi, sẵn sàng tuồn ra thị trường các loại nhau thai mang nguồn bệnh”, nữ nhân viên này nói thêm. Một nguồn cung nhau thai ra thị trường hiện nay nữa là các cơ sở sản khoa tư nhân - nơi việc kiểm soát không chặt chẽ dẫn đến nhau thai tuồn ra ngoài bán là chuyện không quá khó. Trên thị trường, dù việc mua bán không còn diễn ra công khai như trước, nhưng tại các phố thuốc đông y như Lãn Ông, Thuốc Bắc (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nếu khách cần thì chủ hàng vẫn có nguồn cung. “Em muốn mua bao nhiêu, 300.000 đồng một nhau khô, khoảng 300gr, gửi tiền cọc, mai là có hàng”, một phụ nữ tại quầy thuốc trên phố Lãn Ông cho biết. Cũng theo lời người phụ nữ này, trước kia, các cửa hàng thuốc đông y tại đây bán công khai tử hà sa vì đây là bài thuốc rất tốt. Nhưng sau khi Bộ Y tế ban hành quy định cấm sử dụng nhau thai, lực lượng chức năng kiểm tra thường xuyên nên giờ mặt hàng này không còn được rao bán công khai, muốn mua, khách phải liên hệ để chủ hàng lấy về. Cũng vì thế, giá nhau thai được đội lên đắt như tôm tươi, mỗi nhau thai có giá gấp đôi, gấp ba trước đây, người bán hám lợi là chuyện dễ thấy. “Nhau thai tươi, khô có cả. Giá tươi thì đắt hơn, nhưng không phải khi nào đặt cũng có”, người phụ nữ này nói tiếp. Trong khi ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, nhau thai tươi được kiểm soát nghiêm ngặt thì tại các địa phương vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, việc xin - cho, mua - bán nhau thai lại tương đối dễ dàng, chỉ cần có mối quan hệ với trạm y tế xã. Thậm chí, các cửa hàng thuốc đông y còn đặt hàng mua nhau thai tươi về tự sao chế để bán như một vị thuốc đông y.

Sự thật về công dụng “biệt dược” của nhau thai

Theo một số tài liệu về y học cổ truyền, nhau thai có công dụng bổ khí, dưỡng huyết, ích tinh, thường dùng để chữa các chứng bệnh suy nhược, gầy yếu, phụ nữ thiếu máu, muộn con, thiếu sữa sau khi sinh nở... Vin vào các tài liệu này, nhiều người đã săn tìm mua nhau thai bất kể tốn kém. Hiện nay, trên thị trường vẫn rao bán chủ yếu loại tử hà sa được đóng trong túi nilon nhỏ, có trọng lượng khoảng 250gr và không có đầy đủ thông tin nhãn mác, địa chỉ sản xuất. Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức - giảng viên bộ môn dược, Đại học Y TP.Hồ Chí Minh, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh các công dụng nêu trên, mà nhau thai chỉ được biết đến với công dụng chữa chứng suy nhược vì bổ dưỡng giống như thịt gà, thịt bò... Đặc biệt, “tin đồn tử hà sa có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường hoạt động tình dục là hoàn toàn sai lầm”, ông Đức cảnh báo. Chưa kể, việc sử dụng nhau thai không rõ nguồn gốc, xuất xứ, phương pháp chế biến... hoàn toàn có khả năng bị lây truyền virus HIV, viêm gan B và các bệnh truyền nhiễm khác. Theo quy định tại quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế, nhau thai (hay còn gọi là rau thai) là loại chất thải lây nhiễm - một trong những dạng chất thải y tế nguy hại. Do đó, việc buôn bán nhau thai là hành vi vi phạm pháp luật. Quy định là vậy, nhưng trên thực tế, việc mua bán nhau thai hiện được cho là không quá khó khăn. Hà Nội - nơi tập trung nhiều cơ sở y tế - mỗi ngày cung cấp lượng không nhỏ nhau thai ra thị trường một cách lén lút. Thậm chí, ngay tại một số phố Thuốc Bắc, Lãn Ông cũng lén cung cấp nhau thai. Liệu nguồn nhau thai bày bán có đảm bảo? Qua tìm hiểu, phần lớn tử hà sa được rao bán tại đây có nguồn gốc không rõ ràng. Trên túi đựng nhau thai cũng không ghi rõ nguồn gốc. Chưa kể, trong quá trình chế biến, cơ sở chế biến không ngần ngại sử dụng các chất bảo quản, hóa chất độc hại trong nhau thai... Nhiều chủ hàng rao bán mặt hàng này còn không ngại thông tin, đây là loại nhau thai khô từ Trung Quốc về. “Trung Quốc cũng có hàng giả, hàng thật, mình có nguồn tin cậy, đảm bảo thì khỏi lo”, một chủ hàng cho hay. Lấy lí do mua tử hà sa để chữa chứng bệnh suy nhược, gầy yếu cho vợ, chúng tôi được vị chủ hàng thuốc đông y trên phố Lãn Ông xuýt xoa khen về công dụng của của bài thuốc quý. “Nếu không muốn nói đây là biệt dược chữa bách bệnh, thì ít nhất, đây cũng là bài thuốc quý có rất nhiều công dụng”, vị chủ hàng giới thiệu. Tuy nhiên, khi được hỏi đã dùng thử hay chưa, vị chủ hàng này lắc đầu. “Trong sách y học viết vậy, nhiều người đã dùng rồi nên nói lại. Cần thì đặt tiền lấy hàng, chứ cửa hàng cũng không có sẵn”, vị chủ hàng thêm lời. 

Bộ Y tế lên tiếng về việc bị “đổ lỗi” nhập thừa thuốc bán cho chăn nuôi

Ngày 26.10, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, việc Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn nhận định tình trạng tồn dư chất cấm trong chăn nuôi (chất tạo nạc salbutamol, clenbuterol, kháng sinh) cho rằng là do Bộ Y tế chưa quản lý chặt chẽ các chất nói trên là chưa chính xác. Trước thông tin kết quả kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm trong nông nghiệp 9 tháng qua đã phát hiện 16% mẫu thịt có chất tạo nạc Salbutamol độc hại; 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng…Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn “đổ lỗi” cho Bộ Y tế đã cho nhập tới 68 tấn Salbutamol, Clenbuterol dùng trong y tế để sản xuất thuốc cho người là quá nhiều, vượt quá nhu cầu sử dụng đã bị bán ra thị trường một cách bất chính, và người chăn nuôi đã mua về trộn vào thức ăn để vật nuôi siêu nạc, mau lớn. Để làm rõ vấn đề này chiều 26.10, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã chính thức lên tiếng. Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP Bộ Y tế cho biết: “Ngay sau khi nhận thông tin này, Cục An toàn thực phẩm đã trao đổi với Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế). Cục Quản lý dược khẳng định từ đầu năm 2015 đến nay mới cho phép nhập 3,5 tấn Salbutamol và chỉ những công ty có số đăng kí các sản phẩm này còn hiệu lực mới được nhập, nhà máy đạt GMP mới được sản xuất. Việc nhập khẩu salbutamol được căn cứ trên nhu cầu thực tế. Do đó, không có chuyện Bộ Y tế cho phép nhập khẩu đến 68 tấn salbutamol như thông tin đã đưa. Còn chất Clenbuterol những năm gần đây ngành y tế không cho phép nhập nhưng vẫn phát hiện chất này tồn dư trong sản phẩm thực phẩm. Vì thế, phải xem xét nguy cơ nhập lậu các thức ăn chăn nuôi”. Để hạn chế việc lạm dụng các chất cấm này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, cơ sở thức ăn chăn nuôi quy mô lớn. Bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục ATTP cũng khẳng định việc  sử dụng thuốc thành phẩm và nguyên liệu chứa Salbutamol được quy định rất chặt chẽ tại các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực dược nên không thể có chuyện thuốc được tuồn ra bên ngoài. Do đó nguồn Salbutamol đang được người chăn nuôi lạm dụng trộn vào thức ăn để kích thích tăng trưởng, làm tạo nạc có thể từ các con đường nhập lậu. . Theo bà Nga, salbutamol, clenbuterol…là hóa chất hoàn toàn được tổng hợp thuộc nhóm chủ vận bêta (bêta-agonist), có tác dụng kích thích thụ thể bêta làm giãn cơ trơn phế quản, do đó thuốc được dùng giãn phế quản, điều trị hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhờ làm cho người bệnh thở dễ dàng hơn. Salbutamol và clenbuterol nếu tồn dư trong thịt sẽ gây nguy hại cho sức khỏe con người khi đưa vào cơ thể. Còn kháng sinh tồn dư trong thực phẩm làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc điều trị cho người. Hiện nay, cả 2 chất tạo nạc này đều bị cấm dùng để trộn vào thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Chất lượng Việt

'Ngộ độc' ở Công ty giày Vĩnh Nghĩa: Do bất đồng về khẩu phần ăn và chế độ tiền lương?

Kết quả sơ bộ về vụ "ngộ độc" ở Công ty TNHH giày Vĩnh Nghĩa điều tra được có thể là do sự cố bất đồng về giá khẩu phần ăn và các chế độ về tiền lương giữa công nhân và công ty TNHH giày Vĩnh Nghĩa. Tin tức mới nhất từ sự cố an toàn thực phẩm diễn ra tại Công ty TNHH giày Vĩnh Nghĩa, trưa ngày 21/10/2015, tại công ty này có 03 đợt ăn trưa, lúc 11 giờ, 11 giờ 20 phút, 11 giờ 40 phút. Tổng số người ăn: 5.500, số người nhập viện sau bữa ăn là 441 người. Điều tra bước đầu của cơ quan chức năng cho thấy, thực đơn bao gồm: Cơm, tôm ram thịt, bắp cải xào, bầu xào, canh chua rau cải. Từ 15 giờ đến 17 giờ có 441 công nhân của Công ty TNHH giày Vĩnh Nghĩa được đưa tới 05 cơ sở Y tế gồm: Bệnh viện Mỹ Phước: 52; Phòng khám đa khoa Nhân Nghĩa: 96;  Bệnh viện Bến Cát: 36; Bệnh viện Vạn Phúc: 107; Bệnh viện Đa khoa tỉnh: 150 để theo dõi tình trạng sức khỏe. Thông tin ban đầu là sau các công nhân nôn ói, đau bụng, sùi bọt mép, co giật, ngất xỉu sau bữa ăn. Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương, khi sự việc diễn ra, cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra số công nhân được chuyển đến cơ sở Y tế và phỏng vấn bác sỹ điều trị. Kết quả cho thấy: Tất cả công nhân nhập viện được ghi nhận dấu hiệu sinh tồn nằm trong giới hạn bình thường, không có biểu hiện triệu chứng thực thể lâm sàng về rối loạn đường tiêu hóa (Chỉ ghi nhận quan lời khai của bệnh nhân các triệu chứng: Nôn, buồn nôn, đau bụng). Tại bệnh viên không lấy được bệnh phẩm do bệnh nhân không có nôn, tiêu chảy. Đến 21 giờ ngày 21 tháng 10 năm 2015, tất cả 441 công nhân sức khỏe ổn định và được cho xuất viện. Đoàn điều tra lấy mẫu lưu thực phẩm bữa ăn trưa ngày 21 tháng 10 năm 2015 tại Công ty giày Vĩnh Nghĩa bao gồm: Cơm, tôm ram thịt, bắp cải xào, bầu xào, canh chua rau cải và mẫu nước khu chế biến để tiến hành kiểm nghiệm đánh giá chất lượng. Cũng theo điều tra cơ sở bếp ăn, tại thời điểm điều tra, công ty TNHH giày Vĩnh Nghĩa đã xuất trình đượcGiấy chứng nhận đầu tư số 461043000268 ngày 04/11/2014 thay đổi lần 9 do UBND tỉnh Bình Dương cấp, ngành nghề sản xuất, gia công giày; Hợp đồng cung ứng thực phẩm công nghiệp với Công ty TNHH DV TM Thành Danh có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 đến 31/10/2015 và hết 1 năm sẽ được thỏa thuận lại. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Công ty TNHH giày Vĩnh Nghĩa số 087/2015/ATTP ngày cấp 10/6/2015 do Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát cấp; Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và nhân viên ngày 25/5/2015 cho 30 người do Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát xác nhận; Giấy xác nhận sức khỏe định kỳ cho chủ cơ sở và nhân viên ngày 18/5/2015 cho 30 người do Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát khám; Kiểm tra điều kiện thực tế tại bếp ăn: Khu vực chế biến được tổ chức theo nguyên tắc một chiều. Điều kiện cơ sở vật chất: Được xây dựng kiên cố vững chắc; Hệ thống cống rãnh thông thoát. Điều kiện trang thiết bị, dụng cụ: Được vệ sinh sạch sẽ. Điều kiện con người: Người chế biến thực phẩm được trang bị trang phục bảo hộ đầy đủ theo quy định. Nguyên liệu thực phẩm có chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, được sử dụng trong ngày. Có tổ chức lưu mẫu thức ăn do nhân viên y tế công ty phụ trách lấy mẫu và bảo quản. Nhà ăn công ty sạch sẽ, thoáng mát, được vệ sinh định kỳ. Để làm rõ vụ việc, hiện Công ty cũng tạm thời ngưng cung cấp bữa ăn công công nhân chờ kết quả điều tra xử lý. Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, đây là vụ việc liên quan đến an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể công ty, có thể là do sự cố bất đồng về giá khẩu phần ăn và các chế độ về tiền lương giữa công nhân và công ty TNHH giày Vĩnh Nghĩa. Hiện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan điều tra xử lý và kết luận vụ việc.

Uống rượu trước 15 tuổi, nguy cơ nghiện rượu cao gấp 4 lần

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ bắt đầu uống rượu trước tuổi 15, khả năng nghiện rượu cao gấp 4 lần, tham gia bạo lực cao gấp 6 lần, nguy cơ tai nạn giao thông cao hơn 6 lần… so với người sau 21 tuổi mới uống. Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) , rượu bia không phải là đồ uống thông thường. Đây là loại đồ uống nguy hiểm, khi sử dụng ở mức có hại sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật, tử vong trên toàn cầu. Theo các số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và  nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương (nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10). Uống rượu trước 15 tuổi, nguy cơ nghiện rượu cao gấp 4 lầnTác hại của bia rượu đối với sức khỏe vô cùng lớn. Các bằng chứng khoa học cho thấy rượu bia tác động ở cấp phân tử và cấp tế bào đến quá trình hình thành và phát triển của não. Thanh thiếu niên đặc biệt nhạy cảm với các tác động này. Ở trẻ em, rượu bia có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc của đồi hải mã, là vùng não có vai trò quan trọng cho quá trình học tập. Cụ thể, rượu bia làm giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung của não bộ do chất rượu cồn đã gây nhiễu loạn hoạt động truyền tải glutamate (hóa chất chuyên chở tín hiệu giữa các tế bào thần kinh) của các cảm thụ quan trong vùng đồi hải mã, gây rối loạn hóa học và sinh lý học thần kinh ở vùng đồi hải mã. Bên cạnh đó, uống rượu bia còn gây ra các hành vi nguy cơ ở thanh thiếu niên như: quan hệ tình dục không an toàn, tai nạn giao thông, chấn thương khi đang điều khiển phương tiện, máy móc, bạo lực,... từ đó có thể dẫn đến những hệ lụy lâu dài ảnh hưởng tới xã hội. Dẫn lại một nghiên cứu ở Mỹ, Cục Y tế dự phòng cho biết, những người trẻ tuổi bắt đầu uống rượu trước tuổi 15 có thể phát sinh các vấn đề về bia rượu cao gấp 5 lần những người bắt đầu uống ở tuổi 21. Cụ thể: Khả năng nghiện rượu cao gấp 4 lần, khả năng tham gia bạo lực cao gấp 6 lần, nguy cơ tai nạn giao thông cao gấp hơn 6 lần, chấn thương gấp gần 5 lần sau uống rượu, bia…

 Quảng cáo rầm rộ, trẻ em hứng đủ

Trong liên tiếp 2 thập kỷ gần đây, Việt Nam đang trở thành  một trong các quốc gia có mức tiêu thụ đồ uống có cồn tăng rất nhanh qua các năm. Tình hình tiêu thụ rượu bia ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang gia tăng ở mức đáng báo động. Theo một nghiên cứu vào năm 2008, có khoảng 80% nam và 37% nữ thanh thiếu niên độ tuổi từ 14-25 sử dụng rượu bia, tăng 10% (nam) và 8% (nữ) sau 5 năm. Trong đó, có 60,5% nam và 22% nữ đã từng uống say. Đối với nhóm tuổi từ 13-17, một cuộc điều tra trên toàn quốc năm 2013 cho thấy: Có tới 33% học sinh nam và 18% học sinh nữ đã từng uống ít nhất một đơn vị cồn trong 30 ngày vừa qua. Trong đó, 49% học sinh nam và 38% nữ uống cốc đầu tiên khi chưa đến 14 tuổi; 31% học sinh nam và 15% học sinh nữ đã từng uống đến mức say ít nhất một lần. Kết quả của Điều tra quốc gia vị thành niên Việt Nam năm 2009 cũng cho thấy 20,8% nam vị thành niên đã lái xe sau uống rượu bia dẫn đến các chấn thương phải nghỉ học hoặc nghỉ lao động từ 1 tuần trở lên. Theo kết quả các nghiên cứu trên thế giới, nguyên nhân của sự gia tăng sử dụng rượu bia ở thanh thiếu niên có một phần quan trọng là do tác động của quảng cáo, khuyến mại về rượu bia đang ngày càng phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay. Theo nghiên cứu trên 1.786 học sinh ở Mỹ, nếu như lớp 6 trẻ có tiếp xúc với quảng cáo rượu bia trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nguy cơ bắt đầu sử dụng rượu bia những học sinh này khi lên lớp 7 sẽ tăng cao so với các học sinh bình thường khác. Cụ thể, học sinh lớp 7 sử dụng rượu bia tăng 19% sau khi xem và ảnh hưởng bởi quảng cáo, khuyến mại trên các kênh truyền hình thể thao, tăng 13% với quảng cáo bia trên các kênh truyền hình khác; tăng 17% với quảng cáo bia trên radio; và gia tăng tới 76% nếu trẻ có sở hữu sản phẩm khuyến mại của hãng bia ở lớp 6. Một nghiên cứu khác tại 15 trường trung học ở Bắc New England về tác động của sản phẩm khuyến mại: Những học sinh có sở hữu các sản phẩm khuyến mại của hãng bia rượu (chủ yếu là các sản phẩm may mặc như áo thun hoặc mũ) có khả năng bắt đầu sử dụng rượu bia cao gấp 1,5 lần so với những học sinh không sở hữu. Việc quảng cáo rượu bia thông qua các sự kiện thể thao, âm nhạc cũng ảnh hưởng lớn đến trẻ em. Các em học sinh lớp 7 chưa từng uống rượu bia có tiếp xúc với quầy bán bia rượu ở các sự kiện thể thao hoặc âm nhạc sẽ gia tăng 42% khả năng bắt đầu sử dụng rượu bia ở lớp 9. Đối với phim ảnh, các nghiên cứu cho thấy, trẻ 10-16 tuổi tiếp xúc với các bộ phim có hình ảnh sử dụng rượu bia càng nhiều, nguy cơ bắt đầu sử dụng rượu bia và lạm dụng rượu bia càng tăng lên. Nguy cơ bắt đầu uống rượu bia của trẻ tăng 42% -100%, nguy cơ uống say cũng tăng từ 44% - 123% tùy theo mức độ tiếp xúc. Hiện nay, tại Việt Nam, Luật Quảng cáo mới dừng lại cấm quảng cáo rượu từ 15 độ trở lên. Bên cạnh đó, còn một số thương hiệu đang được quảng bá với hình ảnh rượu mạnh một cách tinh vi với sự xuất hiện của các ngôi sao thể thao, ca nhạc nổi tiếng. Điều này đang góp phần ảnh hưởng đến mức tiêu thụ rượu bia ở người Việt trẻ. “Quy định rõ về độ tuổi được phép mua, sử dụng rượu bia và quy định nhằm kiểm soát quảng cáo, khuyến mại rượu bia trên các phương tiện truyền thông đại chúng là các giải pháp vô cùng quan trọng trong công tác phòng, chống tác hại của sử dụng rượu bia đối với thanh thiếu niên Việt Nam”, cơ quan này yêu cầu.

Phao bơi trẻ em Trung Quốc chứa chất gây dậy thì sớm

Mới đây, cơ quan chức năng Đức đã tiến hành thu hồi sản phẩm vòng phao bơi cho trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc do phát hiện chứa các chất hóa học gây hại đến sức khỏe của trẻ. Theo danh mục sản phẩm bị thu hồi RAPEX của Liên Minh Châu Âu, cơ quan chức năng bảo vệ người tiêu dùng tại Đức đang tiến hành thu hồi sản phẩm vòng phao bơi trẻ em của Trung Quốc vì phát hiện chứa chất DEHP - chiếm tới 21% trọng lượng của sản phẩm - gây hại đến sức khỏe của trẻ. Theo cơ quan chức năng, sản phẩm bị thu hồi có tên là Animal Swim Ring thuộc nhãn hiệu Sainteve với số model là SY-A1047-3. Đây là sản phẩm vòng phao bơi hình con vịt có thể thổi phồng lên với kích cỡ 52cm x 46cm dành cho trẻ em và được đựng bên trong túi nhựa với nhãn bìa các-tông. Theo các nhà nghiên cứu, DEHP (diethylhexyl phtalat) là một hợp chất hữu cơ, chất lỏng không màu và hầu như không có mùi hôi. Bên cạnh đó, chất DINP (di-isononyl phthalate) cũng được tìm thấy trong sản phẩm, chiếm 0,11% trọng lượng. Hai chất này đều thuộc các dẫn chất phtalat thường được dùng làm chất hóa dẻo cho các bao bì nhựa như chai, can, túi, bao, gói, đầu núm vú, bình sữa, trong đồ chơi trẻ con bằng chất dẻo, nhựa… có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. Theo Tiêu chuẩn REACH – quy định sử dụng hóa chất khi xuất khẩu vào EU, DEHP bị cấm sử dụng ở tất cả các loại đồ chơi và các sản phẩm chăm sóc cho trẻ em, trong khi đó, DINP bị cấm trong các loại đồ chơi và sản phẩm chăm sóc trẻ mà trẻ có thể cho vào miệng. Trong quá trình sử dụng các sản phẩm, các dẫn chất phtalat có thể bị thôi ra và theo đường tiêu hóa vào trong cơ thể con người gây tác động xấu đến gan, thận, gây ra dị tật thai nhi, làm xáo trộn nội tiết hay phá vỡ nội tiết, làm giảm tinh trùng ở bé trai và gây phát triển ngực sớm, dậy thì sớm ở bé gái. Hiện nay, người ta không chỉ cảnh giác với các dẫn chất phtalat bị nhiễm trong thực phẩm mà còn lo ngại về các vật dụng sinh hoạt hàng ngày có chứa các chất gây nguy hại này. Vì tác hại của dẫn chất phtalat nên hiện nay nghị viện châu Âu không cho phép dùng DEHP có trong đồ chơi trẻ em và cả trong mỹ phẩm. Việc cảnh giác, phát hiện và không sử dụng các loại thực phẩm chứa DEHP đối với mỗi người tiêu dùng là rất cần thiết. Đồng thời, cũng nên dùng cẩn thận các sản phẩm nhựa dẻo như PVC vì có thể chứa các dẫn chất phtalat. Không nên chế biến thức ăn quá nóng trong các tô chén, bao bì bằng nhựa mà nên thay bằng vật đựng bằng sứ, thủy tinh để tránh bị thôi nhiễm các chất có hại.

Tin tức

 Y tế Thủ đô làm chủ kỹ thuật cao, phục vụ người dân

5 năm qua, phát triển các kỹ thuật y tế chất lượng cao là hướng đi quan trọng, là bước tiến vượt bậc của ngành y tế Thủ đô, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội “Phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2011 - 2015”. Với sự đầu tư nhân lực, vật lực, ngành y tế Thủ đô đã tiếp nhận chuyển giao các kỹ thuật cao của các bệnh viện Trung ương và quốc tế đưa về triển khai tại các bệnh viện, trong đó nhiều kỹ thuật đã được áp dụng thường quy, mở ra cơ hội cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Là bệnh viện hạng I của thành phố Hà Nội với 6 chuyên khoa đầu ngành bao gồm ngoại khoa, nhi khoa, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, gây mê hồi sức và điều dưỡng, trong những năm qua, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã không ngừng cải tiến đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị y tế, học hỏi và tìm hiểu áp dụng thành công những kỹ thuật y khoa mới và hiệu quả nhất trong khám và điều trị bệnh như: phẫu thuật nội soi lồng ngực, tiêu hóa, tiết niệu; kỹ thuật mổ u não có sử dụng hệ thống vi tính dẫn đường; sử dụng vạt da xuyên ngực lưng trong tạo hình khuyết phần mềm trên cơ thể; thay khớp háng và khớp gối toàn bộ; nút điều trị dị dạng và phình mạch não; điều trị giảm đau trong ung thư… Sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển vượt bậc của bệnh viện là ngày 28/12/2013, Bệnh viện Xanh Pôn đã trở thành cơ sở ghép tạng thứ 13 trong cả nước và đầu tiên của Hà Nội thực hiện thành công ghép thận. Đây là một phần của đề án phát triển kỹ thuật ghép bộ phận cơ thể người của ngành y tế thành phố Hà Nội đến năm 2015, với định hướng giai đoạn 2015 và những năm tiếp theo trong lĩnh vực ghép bộ phận cơ thể người của thành phố Hà Nội. Để thực hiện đề án này, ngay sau khi đề án được phê duyệt, bệnh viện đã khẩn trương cải tạo, nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng; mua sắm trang thiết bị; hợp tác trong và ngoài nước; xây dựng quy trình kỹ thuật phục vụ ghép; mời chuyên gia trong và ngoài nước đến kiểm tra, thẩm định… Đặc biệt, bệnh viện đã cử 16 kíp chuyên môn với gần 100 học viên là bác sỹ, dược sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng đi đào tạo tại các trung tâm uy tín như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Quân y 103; cử 2 cán bộ đi đào tạo tại Cộng hòa Pháp… Từ ca ghép thận đầu tiên thành công, đến nay, kỹ thuật ghép thận đã trở thành thường quy với 8 cặp được ghép thành công. Hiện nay, bệnh viện đang thực hiện đề án phát triển kỹ thuật ghép bộ phận cơ thể người của ngành y tế Hà Nội với mục tiêu triển khai ghép gan, ghép tế bào gốc vào năm 2016. Đánh giá về thành công bước đầu này, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, thành công của kỹ thuật ghép thận đã mở ra cơ hội không chỉ cho các bệnh nhân ghép thận, mà còn cho nhiều loại bệnh khác, không chỉ tạo bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của bệnh viện, mà còn trực tiếp góp phần nâng cao thương hiệu và chất lượng điều trị của bệnh viện. Việc quyết định chọn kỹ thuật ghép thận ở người là quyết định có tính đột phá, hướng tới hoàn thiện đề án “Phát triển kỹ thuật ghép bộ phận cơ thể người của ngành y tế Hà Nội đến năm 2015” mà trước mắt là giai đoạn 1 triển khai ghép thận thường quy, đặt mục tiêu đến năm 2015 ghép tế bào gốc và ghép gan thành công. Ngoài đề án phát triển kỹ thuật ghép bộ phận cơ thể người, nhiều kỹ thuật khác cũng được Bệnh viện Xanh Pôn chú trọng như hợp tác với Bệnh viện Limoge (Pháp) phát triển mổ nội soi lồng ngực, tiêu hóa, tiết niệu. Chuyên khoa Ngoại thần kinh hoàn thiện kỹ thuật mổ u não có sử dụng hệ thống vi tính dẫn đường (Neuronavigation), triển khai kỹ thuật mổ vi phẫu dây thần kinh số 5 và số 7, thực hiện các phẫu thuật phức tạp vùng đầu mặt cổ. Trong phẫu thuật tạo hình triển khai những kỹ thuật lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam như sử dụng vạt da xuyên ngực lưng trong tạo hình khuyết phần mềm trên cơ thể, làm mỏng vạt da bằng kính hiển vi, tạo hình dương vật một thì… Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình đã triển khai các kỹ thuật như thay khớp háng và khớp gối toàn bộ, phẫu thuật gù vẹo cột sống, phẫu thuật lấy nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng kính vi phẫu, ghép xương, nối vi phẫu… Gần đây nhất, bệnh viện đã tiếp tục thực hiện thành công 2 kỹ thuật cao gồm phẫu thuật thay khớp vai và kỹ thuật bơm xi-măng tạo hình đốt sống cho 2 bệnh nhân. Với những kết quả vượt bậc trong việc áp dụng các kỹ thuật chất lượng cao phục vụ công tác khám chữa bệnh, Bệnh viện Xanh Pôn đang là địa chỉ đáng tin cậy, là lá cờ đầu của ngành y tế Thủ đô.

* Mang lại nhiều cơ hội cho người bệnh

Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện nay, các cơ sở khám chữa bệnh tuyến thành phố ngành y tế Hà Nội với 23 chuyên khoa đầu ngành đã triển khai nhiều kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao ngang tầm với các bệnh viện Trung ương và các bệnh viện trong khu vực Đông Nam Á. Một số bệnh viện đã chủ động đi đầu ứng dụng phát triển các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Ngoài kỹ thuật ngoại khoa được áp dụng thành công ở Bệnh viện Xanh Pôn, các kỹ thuật phức tạp về tim mạch can thiệp cũng được triển khai thành công tại Bệnh viện Tim Hà Nội; kỹ thuật xét nghiệm đột biến gen trong ung thư phổi, nút mạch hóa dầu trong điều trị ung thư gan nguyên phát tại Bệnh viện Ung bướu; phẫu thuật sàn chậu, kỹ thuật sàng lọc trước, sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội; kỹ thuật siêu âm qua thóp, siêu âm cơ quan vận động, kỹ thuật sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm với các khối u vú, u gan, các tạng trong ổ bụng, sinh thiết dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính, siêu âm ống tiêu hóa... Kỹ thuật vi phẫu tạo hình xương hàm dưới bằng vạt xương mác và cắm implan tức thì trong lĩnh vực răng hàm mặt cũng đã trở thành kỹ thuật thường quy của một số bệnh viện trong ngành. Ngành y tế còn hỗ trợ xây dựng trung tâm tim mạch tại tỉnh Xiêng Khoảng của nước bạn Lào do Bệnh viện Tim hỗ trợ về kỹ thuật và trang thiết bị. Việc phát triển các kỹ thuật chất lượng cao đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân Thủ đô và nhân dân các tỉnh lân cận. Các bệnh viện của Hà Nội đã triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán, điều trị, có những kỹ thuật ngang tầm với các bệnh viện Trung ương và các bệnh viện trong khu vực Đông Nam Á. Tại các bệnh viện tuyến huyện cũng được trang bị hệ thống phẫu thuật nội soi, cùng với sự hỗ trợ của các bệnh viện tuyến thành phố, các bệnh viện đã thực hiện thành công các ca phẫu thuật nội soi về u xơ tiền liệt tuyến, chửa ngoài dạ con, cắt túi mật, ruột thừa… và nhiều phẫu thuật nội soi khác, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, nâng cao tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là khám chữa bệnh cho người nghèo, đối tượng chính sách. Những thành quả mà ngành y tế Thủ đô đã đạt được trong thời gian qua đã đem lại những cơ hội cho người bệnh, được nhân dân ghi nhận và tin tưởng. Bệnh nhân Vũ Thị Xưa 72 tuổi, ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La bị ngã trong tư thế ngồi do quá trình sinh hoạt tại nhà khiến bà bị đau đốt sống, không thể ngồi hay đi lại bình thường. Được Bệnh viện Xanh Pôn thực hiện thành công kỹ thuật bơm xi-măng tạo hình đốt sống, bà có thể đi lại, sinh hoạt bình thường. Bà Xưa vui mừng bày tỏ: "Sau ca phẫu thuật tôi như được hồi sinh. Tôi rất cảm ơn các y, bác sĩ bệnh viện đã điều trị, chăm sóc cho tôi". Ghi nhận bước tiến mới của ngành y tế Thủ đô, tại lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập Ngành y tế Hà Nội, 60 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2015), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu trong giai đoạn tới, ngành y tế Hà Nội tiếp tục tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển các kỹ thuật cao, kỹ thuật mới trong công tác y tế dự phòng, trong chẩn đoán và điều trị. Đồng thời ngành y tế Hà Nội cần phát triển các bệnh viện chuyên ngành, Trung tâm chuyên sâu với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại với dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao thu hút người dân Hà Nội và khách du lịch trong và ngoài nước tới Hà Nội nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh.

Vinamilk tài trợ ngày hội "Vì sức khỏe người Việt"

Ngày hội "Vì sức khỏe người Việt" lần thứ nhất do Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk phối hợp với Hội Nội khoa Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Học viện Quân y, Hà Nội trong 2 ngày 24 - 25/10. Ngày hội thu hút khoảng 3.000 người dân tới tham dự, với 700 bác sĩ, giáo sư trên toàn quốc trực tiếp tới khám và tư vấn miễn phí. Tại ngày hội, người dân còn được sử dụng miễn phí các sản phẩm của Vinamilk. Vinamilk còn hỗ trợ đo loãng xương, cung cấp các sản phẩm cho người cao tuổi, các sản phẩm hỗ trợ về đường tiêu hóa... đồng thời tổ chức in ấn tài liệu về chăm sóc sức khỏe để phát cho những người tới tham gia ngày hội.

Vinamilk ký kết hợp tác chương trình truyền thông “Vì sức khỏe người Việt”.

Ngồi chờ tới lượt khám, bà Trần Thị Đoan ở Khu đô thị Xa La (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Đến tham gia ngày hội, chúng tôi được các bác sĩ khám, tư vấn, được đo huyết áp, đo đường huyết, loãng xương, khám tổng thể... lại còn được uống sữa, phục vụ đồ ăn miễn phí, nên ai cũng rất phấn khởi. Tôi mong có nhiều ngày hội thế này để những người ít có cơ hội đi khám bệnh thường xuyên, nhất là những người cao tuổi, được kiểm tra sức khỏe và được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc khi bị các bệnh mãn tính". Ông Mai Thanh Việt, Giám đốc Marketting Công ty cổ phần Sữa Việt Nam chia sẻ: Đây là lần đầu tiên Vinamilk phối hợp với Hội Nội khoa tổ chức chương trình, với mức kinh phí khoảng 300 triệu đồng và hỗ trợ các sản phẩm phục vụ ngày hội. "Vì sức khỏe người Việt" là chương trình rất ý nghĩa, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Vinamilk sẽ tiếp tục tài trợ cho các lần tổ chức tới", ông Việt khẳng định .

 Đông đảo người dân tham gia ngày hội "Vì sức khỏe người Việt".

Ông Việt cũng cho biết: Với vai trò là nhà tài trợ kim cương, thời gian tới, Vinamilk sẽ tiếp tục phối hợp với Hội Nội khoa và ngành y tế nâng cao hiệu quả của công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Vinamilk cũng sẽ phát triển các sản phẩm hướng tới đối tượng các bệnh nhân đang điều trị bệnh. "Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dinh dưỡng giúp hỗ trợ sức khỏe cho người đang điều trị bệnh nhưng phần nhiều là sản phẩm của nhập ngoại, với mức chi phí cao. Là một công ty sữa hàng đầu của Việt Nam, chúng tôi tự nhận thấy trách nhiệm phải đẩy mạnh hơn nữa các sản phẩm của mình để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe người dân, đưa các sản phẩm của mình đến tay người dân một cách dễ dàng nhất", ông Việt chia sẻ.

Công an nhân dân

Đồng Nai có thêm 2 ca tử vong do sốt xuất huyết

Trung tâm YTDP tỉnh Đồng Nai cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa có thêm 2 ca tử vong do sốt xuất huyết, đều thuộc địa bàn xã Tam Phước (Tp. Biên Hòa). Bộ trưởng Y tế kêu gọi chủ động chống dịch sốt xuất huyết/ Gia tăng người nhập cư tử vong do sốt xuất huyết. Trên địa bàn tỉnh vừa có thêm 2 ca tử vong do sốt xuất huyết, đều thuộc địa bàn xã Tam Phước (thành phố Biên Hòa). Như vậy, từ đầu năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã có 6 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Tình hình dịch bệnh trên địa bàn có diễn biến phức tạp theo xu hướng tăng. Theo khuyến cáo của ngành y tế, trước tình trạng mưa tiếp tục kéo dài, tình hình sốt xuất huyết sẽ có những diễn biến phức tạp, do đó người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết, nhất là thường xuyên diệt lăng quăng. Đặc biệt cần chú ý thu dọn vật phế thải ở xung quanh nhà như: lon, hũ nhựa, chậu hoa, lốp xe, mảnh vỡ chai, lọ... để ngăn chặn muỗi đẻ trứng.

Đại đoàn kết

Trẻ khiếm thính và cơ hội phát triển, hoà nhập 

Nghe kém hay còn gọi là điếc có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có thể do nhiều nguyen nhân gây ra. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 5% dân số, tương đương với hơn 360 triệu người trên thế giới nghe kém, trong đó, có đến 32 triệu trẻ em bị rơi vào trường hợp này mà phần lớn sống ở các nước có thu nhập  thấp và trung bình. Ở Việt Nam, theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong gần 800 triệu trẻ từ 0-18 tuổi khuyết tật thì có đến 17% số trẻ bị rối loạn thần kinh và khiếm thính. Đây là những khuyết tật được xếp thứ hai, sau khuyết tật vận động. Theo TS Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai mũi họng, BV Nhi Trung ương, nguyên nhân của tình trạng này có nhiều nhưng chủ yếu do di truyền, nhiễm khuẩn cũng như do ảnh hưởng dùng kháng sinh trong quá trình mang thai hoặc do trẻ sinh non thiếu cân, thiếu ô xy hoặc bị vàng da sau sinh... Tiếng ồn, viêm tai giữa và viêm tai mạn tính cùng là một số trong các nguyên nhân hàng đầu của tình trạng nghe kém ở các nước khu vực châu Á cũng như tại Việt Nam. Cũng theo TS Xương, nếu trẻ điếc tiếp nhận và thông thường điếc nhẹ nhỏ hơn 25 dexiben có thể tự thích nghi được. Nếu trẻ biết nói, có thể được hướng dẫn để nói và hoà nhập cộng đồng được.Đối với trẻ điếc vừa, cần cho trẻ đeo máy nghe sớm và hướng dẫn để cho trẻ học tập và tu duy bình thường. Nếu trần trọng hơn có thể cấy điện cực ốc tai cho trẻ. Tại một cuộc sinh hoạt thường niên 2 năm/lần của Câu lạc bộ Cha mẹ trẻ khiếm thính diễn ra ngày 24-10 vừa qua tại BV Nhi Trung ương, thu hút hơn 200 các bậc cha, mẹ các cháu khiếm thính đến từ Hà Hội và các tỉnh lân cận, các chuyên gia y tế đến từ BV này như TS Nguyễn Tuyết Xương, Ths Nguyễn Thị Thanh... đã có nhiều chia sẻ cho các phụ huynh cách can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính, giúp trẻ có thể nghe nói được như trẻ bình thường. Tại đây, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh: Cần đồng thời cho trẻ phát triển kỹ năng nghe và kỹ năng phát triển ngôn ngữ và phải cho trẻ nghe trong điều kiện, mục tiêu phát triển ngôn ngữ và lời nói. Câu lạc bộ được hình thành từ 4 năm nay. Đầu tiên là các cha, mẹ các trẻ liên kết với nhau sau thành nhóm, rồi câu lạc bộ được hình thành trong sự bảo trợ của Khoa Tai mũi họng của BV Nhi Trung ương. Tại đây, các thành viên trong nhóm cũng như câu lạc bộ được giúp đỡ lẫn nhau và cũng kêu gọi các cá nhân, đơn vị hỗ trợ, tài trợ mua máy móc trợ thính đối với những trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Chị Vũ Thị Thoa, đến từ Bắc Hà, Lao Cai cho hay, cháu Thảo Anh, 5 tuổi, con chị điếc bẩm sinh nặng và sâu cả hai tai. Qua tham gia câu lạc bộ cũng như các cuộc hội thảo như thế này, chị nhận thức được nhiều về nguyên nhân cũng như cách điều trị cho con. Sau khi cháu được cấy ốc tai điện tử được 18 tháng, đến nay cháu nghe tốt.

Hội nghị Tim mạch can thiệp toàn quốc lần IV

Ngày 25-10, Hội nghị Tim mạch học can thiệp Toàn quốc lần thứ IV do Phân hội Tim mạch học can thiệp Việt Nam tổ chức tại diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 3000 đại biểu là các bác sỹ, chuyên gia tim mạch Việt nam và quốc tế. Với chủ đề “Giải pháp tốt nhất từ giường bệnh đến can thiệp”, Hội nghị có 25 phiên họp khoa học với 130 bài báo cáo trực tiếp do hơn 80 báo cáo viên trình bày tại 5 Hội trường chính lấy tên 5 cố GS.TS như: Đặng Văn Chung, Trần Đỗ Trinh, Phạm Tử Dương, Nguyễn Mạnh Phan, Đinh Văn Tài là những người thầy đã đặt nền móng và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành Tim mạch can thiệp Việt Nam. Đặc biệt, Hội nghị Tim mạch học can thiệp lần IV sẽ có sự tham dự của đoàn báo cáo viên quốc tế bao gồm 30 báo cáo viên là những Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành tim mạch học can thiệp thế giới như: GS.BS. Charles Chambers (Chủ tịch hội tim mạch can thiệp Hoa Kỳ), GS. Thạch Nguyễn (Hoa Kỳ); TS. BS. Gérard Bonot (Pháp); TS. BS. Michael Nguyen  (Australia); GS. BS. Arthur Lee (Hoa Kỳ); GS. BS. Moo-Hyun Kim (Hàn Quốc). Đây đều là những chuyên gia hàng đầu trong ngành tim mạch thế giới và những người có đóng góp to lớn cho sự hình thành và phát triển tim mạch can thiệp tại Việt Nam trong 20 năm qua. Các chủ đề được thảo luận trong hội nghị này đều là những vấn đề chuyên môn sâu và có tính thực tiễn, ứng dụng cao. Trong chương trình nghị sự của hội nghị có 6 ca can thiệp tim mạch điển hình được truyền hình trực tiếp từ bệnh viện Tim Hà Nội tới Hội nghị để phục vụ các phiên thảo luận như: Bít lỗ thông liên thất; Can thiệp thân chung động mạch vành; Phẫu thuật cầu nối chủ vành; Can thiệp chỗ chia nhánh động mạch vành; Điều trị rối loạn nhịp bằng 3D và Can thiệp động mạch ngoại biên. Đây sẽ là cơ hội quý báu để các bác sĩ có thể theo dõi trực tiếp quá trình can thiệp tim mạch và trao đổi, chia sẻ về những kỹ thuật can thiệp để điều trị các bệnh lý tim mạch. Phân hội Tim mạch học can thiệp Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định ngày 30/9/2003 của Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam. Nếu như ngành Tim mạch can thiệp tại Việt Nam ban đầu chỉ là tập hợp của những bác sĩ tim mạch can thiệp tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM và Huế thì đến nay, “bản đồ” Tim mạch can thiệp Việt Nam đã có mặt ở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam với hơn 50 trung tâm tim mạch can thiệp với hàng trăm bác sĩ có thể thực hiện thành thạo các kỹ thuật can thiệp khó. Nhiều bác sĩ tim mạch can thiệp của Việt Nam đã trở thành các chuyên gia hàng đầu tại Châu Á và trên thế giới, thường xuyên được mời giảng dạy và chủ tọa đoàn, mổ trình diễn ở nhiều Hội nghị Tim mạch can thiệp trên thế giới và được mời chuyển giao kỹ thuật cho các nước bạn như Ấn Độ, Philippines, Myanmar, Indonesia… Tháng 9 vừa qua, Phân hội can thiệp tim mạch tổ chức đại hội lần thứ 4, bầu BCH mới. PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Tim Hà Nội được bầu làm Chủ tịch Phân hội.

Nhân dân

Chạy bộ vì bệnh nhân vẩy nến 

Ngày 25-10, tại Hà Nội, Đại sứ quán Đan Mạch phối hợp Hội Da liễu Việt Nam, Hội Bệnh nhân vẩy nến Việt Nam và Bệnh viện Da liễu T.Ư tổ chức chương trình chạy bộ vì bệnh nhân vẩy nến, hướng tới chào mừng Ngày Vẩy nến Thế giới (29-10). Ngày Vẩy nến thế giới là một sự kiện hàng năm được tổ chức dành cho bệnh nhân vẩy nến. Đây là sự kiện toàn cầu nhằm mục đích lên tiếng cho hơn 125 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới, giúp nâng cao nhận thức trong cộng đồng, đồng thời, đem đến cho bệnh nhân điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Ở Việt Nam, mặc dù chưa có nghiên cứu dịch tễ về số bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến, nhưng ước tính có khoảng hơn một triệu bệnh nhân bị hành hạ bởi căn bệnh này. Tuy nhiên, nhận thức về vẩy nến còn thấp và bệnh nhân không được điều trị một cách đầy đủ. Nhiều bệnh nhân có xu hướng trì hoãn việc điều trị do chẩn đoán nhầm và điều trị không đúng cách. Đây là lần đầu tiên một sự kiện ngoài trời được tổ chức tại Việt Nam nhằm hưởng ứng Nghị quyết của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về bệnh vẩy nến (được thông qua vào tháng 5-2014). Nghị quyết này kêu gọi hành động vì bệnh vẩy nến và sự tăng cường các nỗ lực vận động nhằm nâng cao nhận thức về bệnh vẩy nến, chiến đấu chống lại sự kỳ thị mà các bệnh nhân vẩy nến phải chịu đựng. Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân vẩy nến phải chịu đựng một cách vô lý do việc chẩn đoán bị trì hoãn, việc điều trị không đầy đủ và thiếu cơ hội tiếp cận với chăm sóc. Thông qua sự kiện chạy bộ năm nay, Ban tổ chức cùng bệnh nhân vẩy nến muốn truyền đi thông điệp rằng Vẩy nến là bệnh không lây, và tất cả mọi người nên giúp đỡ bệnh nhân vẩy nến để tránh khỏi những sự phân biệt đối xử và bị kỳ thị ở ngoài xã hội cũng như trong môi trường công việc. Mặt khác, các nhà tổ chức cũng mong đợi sự kiện sẽ như một thông điệp gửi đến các nhà chức trách về nhu cầu cấp thiết cần có sự nỗ lực của các bên trong việc mở lối tiếp cận điều trị tốt hơn cho bệnh nhân và việc giáo dục chăm sóc sức khỏe về bệnh vẩy nến.

Phát động phong trào đăng ký hiến tặng mô, tạng

Tối 26-10, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp Ủy Ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp: “Khi sự sống được sẻ chia” và lễ phát động phong trào đăng ký hiến tặng mô, tạng. Tham gia chương trình, có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim cùng đại diện các bộ, ngành, tổ chức xã hội… Thời gian qua, nhờ sự ủng hộ của các cấp, các ngành, cộng đồng xã hội mà nhận thức, thái độ, hành vi và sự tham gia của người dân đối với việc hiến tặng mô, tạng cứu người đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, chưa thành phong trào sâu rộng trong cả nước. Cả nước hiện vẫn còn hàng chục nghìn người đang hằng ngày, hằng giờ phải chiến đấu để giành giật sự sống với căn bệnh suy tạng và rất ít người trong số họ có cơ may được ghép tạng vì số người hiến tạng hết sức khan hiếm. Do vậy, chương trình được tổ chức nhằm chuyển tải sâu rộng ý nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả của việc hiến tặng mô, tạng cứu người như một nghĩa cử cao đẹp, một biểu tượng sáng chói của lòng nhân ái vì con người. Bộ Y tế kêu gọi các tầng lớp, giới chức xã hội, các tổ chức, cá nhân trong cả nước phát huy hơn nữa tình nhân ái, sự đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống hưởng ứng và tham gia đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não để giúp cứu chữa kịp thời cho những người bệnh suy mô, tạng. Cũng tại chương trình, Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Vận động hiến tặng mô, tạng Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến đã trao thẻ Bảo hiểm y tế, Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân tặng những cá nhân tiêu biểu tình nguyện hiến tạng cứu người.

Lấy người bệnh làm trung tâm

Trong những năm gần đây, ngành y tế Thủ đô có nhiều chuyển biến rõ nét trong công tác khám, chữa bệnh. Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, phát triển các kỹ thuật cao thì việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế đã góp phần làm thay đổi hình ảnh ngành y tế Thủ đô, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Với mục tiêu “lấy người bệnh làm trung tâm”, 100% số cán bộ y tế trong các bệnh viện (BV), thậm chí cả đội ngũ bảo vệ, nhân viên lao động của ngành y tế Hà Nội đều được tập huấn về cách giao tiếp với bệnh nhân. Các đơn vị y tế trong ngành triển khai ký cam kết “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Nhiều người khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế ở Thủ đô thời gian gần đây ghi nhận sự chuyển biến rõ nét về sự thay đổi trong phong cách, thái độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y tế. Nếu như trước đây, mỗi lần đến khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, chị Nguyễn Thị Huệ (phường Vạn Phúc, Hà Đông) phải chờ đợi rất lâu, khi làm nhiều xét nghiệm, chị phải chờ từ sáng đến chiều mới có kết quả, thì nay, chỉ trong buổi sáng, chị đã khám xong và có kết quả. Không những thế, ở mỗi khâu khám bệnh, chị đều được nhân viên hướng dẫn tận tình, chu đáo. Chị Huệ cho biết: “Tôi rất hài lòng khi đến khám tại BV này, ở đây từ nhân viên tiếp đón, điều dưỡng viên cho đến bác sĩ đều niềm nở, giải thích mọi thắc mắc của bệnh nhân”. Tương tự, chị Trần Hà Linh (phường Văn Quán, Hà Đông) chia sẻ, chị sinh mổ tại BV, trong thời gian nằm chờ sinh và sau sinh chị thường xuyên được các y bác sĩ đến động viên và hỏi han. Nhiều khi chỉ đơn giản là một nụ cười thân thiện, những lời hỏi thăm ân cần của các bác sĩ ngay từ khi vào BV cũng đủ tạo niềm tin cho bệnh nhân an tâm nằm viện. Trước đây, người bệnh khi đến khám ở Bệnh viện đa khoa Hà Đông phải qua khoảng chín bước, hiện nay, nhờ cải tiến quy trình khám bệnh, BV đã rút gọn xuống còn bốn đến năm bước, tùy theo từng trường hợp bệnh nhân. Tổng thời gian khám bệnh và trả kết quả của một bệnh nhân từ 2,5 giờ đến 3 giờ, giảm từ 1 giờ đến 1,5 giờ chờ đợi của người bệnh; khám đơn thuần và kê đơn, thời gian không quá hai giờ; khám lâm sàng và thực hiện một xét nghiệm không quá ba giờ; khám lâm sàng và thực hiện hai xét nghiệm thời gian không quá 3,5 giờ. Hiện nay, BV đang nỗ lực thực hiện trả kết quả xét nghiệm máu nhiều lần trong ngày, ít nhất hai lần vào buổi sáng. Bác sĩ Trần Ngọc Cường, Phó Giám đốc BV cho biết, ngoài triển khai nhiều kỹ thuật mới cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thì một nội dung quan trọng là đổi mới phong cách phục vụ luôn được đơn vị chú trọng. Nếu phát hiện cán bộ, nhân viên y tế có dấu hiệu vòi vĩnh, làm phiền người bệnh, BV sẽ nghiêm khắc kỷ luật. Còn ở Bệnh viện đa khoa Xanh-pôn, phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm” đã trở thành kim chỉ nam của các cán bộ, y bác sĩ trong đơn vị. Bác sĩ Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc BV cho biết, trước đây đơn vị từng nhận không ít lời phàn nàn từ người bệnh, chính vì vậy, đơn vị quyết tâm phải thay đổi bằng được. “Ngay sau khi cam kết đổi mới phong cách phục vụ bệnh nhân, một mặt chúng tôi tiếp tục cải cách, rút gọn quy trình khám, chữa bệnh, cố gắng ứng dụng công nghệ thông tin vào khoa khám bệnh, mặt khác, chúng tôi đã yêu cầu tất cả nhân viên y tế trong BV phải ký cam kết trước trưởng khoa và các trưởng khoa phải ký cam kết trước Giám đốc BV về việc thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh” - bác sĩ Hưng cho biết. Đề cập đến vấn đề này, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, việc “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” được thực hiện từng bước, trước tiên chọn khoa khám bệnh là đột phá. Ngoài ra, để phục vụ người bệnh được tốt hơn, mô hình tiếp sức người bệnh vừa được triển khai thí điểm tại bốn BV gồm: đa khoa Xanh-pôn, đa khoa Hà Đông, Thanh Nhàn, Phụ sản Hà Nội. Mô hình do sinh viên của Trường cao đẳng Y tế Hà Nội và Trường cao đẳng Y tế Hà Đông chia thành các đội hoạt động tại khu tiếp đón hướng dẫn, giúp đỡ người bệnh và người nhà bệnh nhân tới khám, chữa bệnh về quy trình, thủ tục khám bệnh; hỗ trợ người bệnh di chuyển tới các khoa, phòng theo yêu cầu của bác sĩ; giúp đỡ người nhà người bệnh có hoàn cảnh khó khăn chăm sóc người bệnh trong quá trình khám và điều trị tại BV…

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu chất cấm trong chăn nuôi

Liên quan đến thông tin mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt mức giới hạn cho phép, ngày 26-10, Cục trưởng An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong cho biết: Đối với các loại kháng sinh, hiện nay có hai loại kháng sinh dùng cho người và dùng cho động vật. Đối với kháng sinh dùng cho người, Bộ Y tế đã có các quy định về quản lý, sử dụng hết sức nghiêm ngặt, với loại kháng sinh dùng cho người được lưu hành ở Việt Nam, đều phải được phép của Bộ Y tế. Đối với các loại kháng sinh dành cho động vật, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, do vậy ngành nông nghiệp cần tập trung giám sát, kiểm tra tất cả những cơ sở chăn nuôi, nếu có phát hiện các sai phạm trong sử dụng những chất cấm này, phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là đối với các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trong việc sử dụng các chất kháng sinh bị cấm trong chăn nuôi. Liên quan đến việc thông tin Bộ Y tế cho nhập Salbutamol, dẫn đến nguy cơ Salbutamol sẽ được sử dụng trong động vật, Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong cho biết thêm: Theo báo cáo của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), từ đầu năm 2015 đến nay, Bộ Y tế cho phép nhập 3,5 tấn Salbutamol, chỉ những công ty có số đăng ký đối với các sản phẩm nêu trên mới được phép nhập vào Việt Nam. Cho nên, việc cho nhập số lượng bao nhiêu đều phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng thực tế trong điều trị. Riêng đối với Salmonella, trong những năm gần đây không có doanh nghiệp nào được phép nhập khẩu. Tuy nhiên, sự việc tồn dư Salmonella trong các sản phẩm động vật hiện nay là vẫn xảy ra. Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chức năng, nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, cá nhân nhập lậu các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, để bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng trong cả nước… Kết quả giám sát an toàn thực phẩm nông thủy sản trong chín tháng đầu năm do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện, cho thấy: Có tới 16% số mẫu thịt bị phát hiện chứa chất tạo nạc Salmonella; 10,3% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép; 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng; 1,01% mẫu thủy sản nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng vượt ngưỡng cho phép.

VTV

Giới trẻ TP. HCM cắt tóc ủng hộ bệnh nhân ung thư vú 

Sáng 25/10, hàng trăm bạn trẻ ở TP.HCM đã sẵn sàng cắt đi mái tóc của mình để ủng hộ các bệnh nhân không may bị mắc ung thư vú. Đã có hơn 200 bạn trẻ đã đăng ký tham gia hiến tóc cho thư viện tóc giả, ủng hộ những người không may bị ung thư. Không dễ dàng để từ bỏ mái tóc thề duyên dáng nhưng nhiều bạn trẻ TP.HCM cảm thấy hạnh phúc vì có thể cùng sẻ chia với những người không may mắn. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 465.000 bệnh nhân ung thư vú qua đời. Quá trình điều trị gây ra việc rụng tóc cũng như các tác dụng phụ khác. Việc thành lập thư viện tóc giả giúp bệnh nhân được dùng nguồn tóc thật thay vì nhân tạo, tránh kích ứng khi sử dụng. Nhưng quan trọng hơn, đó là niềm cổ vũ tinh thần rất lớn để các bệnh nhân biết mình không đơn độc.

VietnamPlus

Hàng loạt đề tài lần đầu được công bố tại Hội nghị nhi khoa mở rộng

Ngày 25/10, tại Cần Thơ, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị khoa học Nhi khoa mở rộng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ IV năm 2015. Dự hội nghị có gần 600 giáo sư, bác sỹ, điều dưỡng đến từ các bệnh viện như Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Y được Cần Thơ; các Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp... Hội nghị khoa học Nhi khoa mở rộng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức định kỳ để giáo sư, bác sỹ cán bộ ngành nhi gặp nhau, cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của mình với bạn bè đồng nghiệp trong khu vực về công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe trẻ em. Tại hội nghị, các giáo sư, bác sỹ đến từ các bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long báo cáo 30 đề tài khoa học tập trung vào các vấn đề nội nhi như cấp cứu, sơ sinh, hô hấp, truyền nhiễm, bệnh máu, bệnh tiêu hóa, tim mạch, nhiễm trùng và chuyên ngành ngoại nhi. Nhiều đề tài mới lần đầu tiên được công bố tại hội nghị như: Diễn tiến mạch, huyết áp bệnh nhi tay chân miệng cao huyết áp có điều trị Milrinone; nghiên cứu mật độ xương ở trẻ bị Hội chứng thận hư; đánh giá kết quả điều trị viêm màng não ở trẻ; não úng thủy tiếp cận và hướng xử lý; các yếu tố liên quan đến kết quả lọc máu liên tục trong điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue biến chứng suy đa cơ quan… Bác sỹ Trần Văn Dễ, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ cho biết thông qua các báo cáo khoa học của các giáo sư, bác sỹ đầu ngành sẽ giúp cho Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ và các Bệnh viện ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận các nghiên cứu mới để vận dụng, triển khai thực hiện các kỹ thuật mới tiên tiến đem lại hiệu quả tốt nhất trong điều trị và chăm sóc bệnh nhi tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.../.

Người lao động

Thuốc giả: Chuyện không hề nhỏ!

Thuốc giả chứa “sai hoạt chất” mà hoạt chất sai đó nếu là độc chất thì người dùng thuốc có thể tử vong. Đối với các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Úc, Canada, New Zealand và các nước EU..., thuốc giả chiếm tỉ lệ thấp, chưa đến 1%. Còn ở các nước đang phát triển như nước ta, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng từ 10%-30% thuốc bán trên thị trường có thể là thuốc giả; một số nghiên cứu khác cho rằng tỉ lệ này còn cao hơn. Thuốc giả ngày càng được làm giả một cách tinh vi, nếu nhìn bằng mắt thường chắc chắn không phát hiện được.

Sự nguy hại của thuốc giả

 Thuốc giả - bao gồm cả thực phẩm chức năng (TPCN) giả - không chỉ là mối nguy ở nước ta mà trên toàn thế giới. WHO đã đưa ra một định nghĩa thống nhất về thuốc giả như sau: “Thuốc giả là sản phẩm được gắn nhãn hiệu sai một cách gian dối và có chủ đích về đặc tính hoặc nguồn gốc. Thuốc giả có thể bao gồm sản phẩm đúng hoặc sai hoạt chất, không có hoạt chất hoặc không đủ hàm lượng hoạt chất hoặc với bao bì giả”. Như vậy, thuốc giả bao hàm cả thuốc kém chất lượng như thuốc có chứa hoạt chất nhưng không đủ hàm lượng mà thời gian qua ở nước ta, nhiều thuốc loại này đã bị thu hồi. Hoạt chất ở đây chính là dược chất có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, do thuốc không chứa dược chất hoặc có chứa nhưng không đủ hàm lượng nên người dùng sẽ không hết bệnh và bệnh ngày càng nặng thêm. Nguy hại hơn là thuốc giả chứa “sai hoạt chất” mà hoạt chất sai đó nếu là độc chất thì người dùng thuốc có thể tử vong. Tóm lại, thuốc giả luôn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người dân ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển. Riêng TPCN, do không phải là thuốc và không được quản lý chặt chẽ như dược phẩm, đặc biệt được tiêu thụ ngày càng nhiều nên các sản phẩm này ngày càng bị làm giả và gây tác hại rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng. Thuốc giả có thể chia thành 6 loại có liên quan đến hình thức giả mạo và mức độ giả mạo của chúng như: sản phẩm không có hoạt chất chữa bệnh, sản phẩm có hàm lượng hoạt chất chữa bệnh không đúng, sản phẩm có hoạt chất sai, sản phẩm có lượng hoạt chất chữa bệnh đúng nhưng có bao bì giả nhái lại sản phẩm nguyên bản, sản phẩm có nồng độ hoạt chất không tinh khiết, sản phẩm nhiễm bẩn chứa độc chất đến mức nguy hiểm. Khi kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển thì tình trạng thuốc giả phổ biến ngày càng nhiều. Bên cạnh các thuốc giả không chứa dược chất hoặc có chứa nhưng không đủ hàm lượng gây hại cho người dùng thuốc là chính, còn có thuốc giả được sản xuất một cách tinh vi, giống y thuốc thật mà mắt thường rất khó phân biệt. Thuốc thường bị làm giả là thuốc thuộc loại nổi tiếng và đang được tiêu thụ số lượng lớn như thuốc trị rối loạn cương ở nam giới - Viagra hay Cialis. Nhưng các thuốc thuộc loại lâu đời trị các bệnh xã hội và cũng được tiêu thụ với số lượng rất lớn như thuốc trị sốt rét, thuốc kháng lao...cũng bị làm giả. Với kỹ thuật công nghệ sản xuất tinh vi, hiện đại như ngày nay, việc phát hiện thuốc “giả mà như thật” quả là một thách thức rất lớn đối với cộng đồng, kể cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân. Để nhận biết một cách chắc chắn một loại thuốc giả, cần phải lấy mẫu thuốc đem về phòng thí nghiệm và kiểm nghiệm đánh giá. Việc kiểm nghiệm này phải được thực hiện tại phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn của các trung tâm kiểm nghiệm hoặc viện kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm với đầy đủ máy móc, trang thiết bị, hóa chất... theo quy định của Bộ Y tế nước ta hoặc WHO.

 Đối với người tiêu dùng, có thể tránh thuốc giả bằng cách:

Chỉ mua thuốc tại nhà thuốc, nếu là nhà thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP) thì càng tốt. Tuyệt đối không mua thuốc trôi nổi, bán kiểu trao tay. Khi mua thuốc cần quan sát kỹ thuốc. Nếu là loại thuốc đã quen dùng, cần xem kỹ bao bì, dạng bào chế (dạng viên nén, viên nang…), mùi vị thuốc khi uống. Nếu có sự nghi ngờ như bao bì đóng gói kém chất lượng, nhãn mác kém thẩm mỹ hơn so với trước đây, viên thuốc khác với thuốc quen dùng, mùi vị thuốc uống không như trước... thì có nguy cơ rất lớn là thuốc giả. Lúc này không nên dùng thuốc mà hãy đem thuốc đó đến nhà thuốc hỏi xem thực giả như thế nào.

Đại biểu nhân dân

Hội nghị khoa học Nhi khoa mở rộng khu vực ĐBSCL

Ngày 25.10, tại Cần Thơ, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị khoa học Nhi khoa mở rộng khu vực ĐBSCL lần thứ IV năm 2015. Hội nghị khoa học Nhi khoa mở rộng khu vực ĐBSCL được tổ chức định kỳ để giáo sư, bác sĩ, cán bộ ngành Nhi gặp nhau, cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của mình với bạn bè đồng nghiệp trong khu vực về công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe trẻ em. Tại hội nghị, các giáo sư, bác sĩ đến từ các bệnh viện TP Hồ Chí Minh và khu vực ĐBSCL báo cáo 30 đề tài khoa học tập trung vào các vấn đề nội nhi như: cấp cứu, sơ sinh, hô hấp, truyền nhiễm, bệnh máu, bệnh tiêu hóa, tim mạch, nhiễm trùng và chuyên ngành ngoại nhi. Trong đó, nhiều đề tài mới lần đầu tiên được công bố tại hội nghị như: Diễn tiến mạch, huyết áp bệnh nhi tay chân miệng cao huyết áp có điều trị Milrinone; nghiên cứu mật độ xương ở trẻ bị Hội chứng thận hư; đánh giá kết quả điều trị viêm màng não ở trẻ; não úng thủy tiếp cận và hướng xử lý; các yếu tố liên quan đến kết quả lọc máu liên tục trong điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue biến chứng suy đa cơ quan… Thông qua các báo cáo khoa học của các giáo sư, bác sĩ đầu ngành sẽ giúp cho Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ và các Bệnh viện ở khu vực ĐBSCL tiếp cận các nghiên cứu mới để vận dụng, triển khai thực hiện các kỹ thuật mới tiên tiến đem lại hiệu quả tốt nhất trong điều trị và chăm sóc bệnh nhi tại khu vực ĐBSCL…

Nguồn lực thực hiện cho việc phòng, chống HIV/AIDS là rất lớn

Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2016 không còn là chương trình mục tiêu quốc gia trong khi ngân sách Nhà nước thì hạn hẹp. Kinh phí cho cả giai đoạn lên đến gần 1.000 tỷ đồng thì không ai có thể nghĩ lại cần nhiều đến như thế, vì từ trước đến nay kinh phí để duy trì phần lớn là do các nhà tài trợ Quốc tế. Vì vậy, rất khó khăn cho công tác phòng chống trong giai đoạn tới GĐ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội Lê Nhân Tuấn cho biết.

- Thưa ông, nguồn lực tài chính cho điều trị HIV/AIDS trong bối cảnh hiện nay ngày càng co hẹp. Là Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS của Hà Nội, xin ông cho biết, quá trình huy động nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS còn gặp khó khăn gì?

Hiện tại hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của thành phố Hà Nội phần lớn đang được tài trợ từ các dự án của Quốc tế. Trong giai đoạn 2011 - 2015, các dự án hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS chiếm khoảng từ 70 - 80%, còn lại 20 - 30% là ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Tuy nhiên, sang đến giai đoạn 2016 - 2020 các nhà tài trợ đã bắt đầu cắt giảm dần (mỗi năm cắt giảm từ 30 - 50%) và đến năm 2017 thì các nhà tài trợ chính thức rút hẳn, do vậy việc huy động các nguồn lực để duy trì cho công tác phòng, chống HIV/AIDS gặp rất nhiều khó khăn. Theo đó, nhiều tổ chức cho rằng, công tác phòng, chống HIV/AIDS của Hà Nội đã bắt đầu ổn định, lúc này chỉ cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, từ các doanh nghiệp, bảo hiểm y tế và của từng cá nhân trong cộng đồng... đầu tư cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Và lại càng khó khăn khi công tác phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2016 không còn là chương trình mục tiêu quốc gia. Cùng với đó, hiện nay ngân sách Nhà nước hạn hẹp, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, tuy nhiên chưa thật sự đầu tư cho cho công tác phòng, chống HIV/AIDS mà vẫn phụ thuộc vào các dự án của quốc tế. Hiện nay, khi chúng tôi tổng hợp kinh phí cho cả giai đoạn lên đến gần 1.000 tỷ đồng thì không ai có thể nghĩ lại cần nhiều đến như thế, vì từ trước đến nay kinh phí để duy trì phần lớn là do các nhà tài trợ quốc tế, vì vậy mà rất khó khăn trong việc huy động kinh phí. Bên cạnh đó, khi các dự án cắt giảm làm sao để duy trì công tác điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS và thuốc điều trị Methadone cho người nghiện chích ma túy, đây cũng là một vấn đề đặt ra.

 - Hiện nay các nguồn tài trợ nước ngoài đang tiến từ giảm đến cắt hẳn, đặc biệt sau năm 2017 nước ta không còn nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế cho hoạt động phòng, chống  AIDS. Vậy Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS có giải pháp gì để huy động nguồn lực thay thế?

Để duy trì cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, có hiệu quả và bảo đảm tính bền vững, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội đang tập trung vào một số giải pháp sau: Xây dựng Dự thảo kế hoạch thực hiện bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016 - 2020 lần 3 gửi Sở Y tế xem xét trước khi trình UBND thành phố xem xét để phân bổ kinh phí duy trì cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Kinh phí chúng tôi xây dựng tổng giai đoạn này khoảng 800 tỷ đồng để chi duy trì cho các hoạt động đang triển khai tại thành phố. Bên cạnh đó, chúng tôi xây dựng Dự thảo mức giá một số dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế của thành phố Hà Nội theo hướng dẫn Thông tư số 35/2014/TT-BYT và Thông tư liên tịch số 38/2014/TTLT-BYT-BTC về khung giá điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Chúng tôi gửi các Sở liên quan như Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư, Bảo hiểm Y tế thành phố trước khi trình HĐND, UBND thành phố và chúng tôi dự kiến sẽ thực hiện bắt đầu thu phí từ tháng 6.2016. Đồng thời, thực hiện triển khai Thông tư số 15/2015/TT-BYT ngày 26.6.2015 về việc Hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm HIV và người sử dụng dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS. Động viên các người nhiễm HIV/AIDS mua thẻ bảo hiểm y tế để tham gia điều trị, bảo đảm chỉ tiêu năm 2016 sẽ có khoảng 50% người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm (khoảng 4.000 người nhiễm) và đến năm 2020 sẽ có 80% người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế. Phát huy vai trò chủ động và trách nhiệm của quận/huyện trong đầu tư kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại quận/huyện. Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS: bảo đảm đến năm 2020 có khoảng 80% các doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường chi trả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng các nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS. Tiếp tục huy động được các nguồn viện trợ quốc tế đạt tỷ lệ tối thiểu 20% tổng chi phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2020. Huy động từ các tổ chức tập thể, cá nhân tham gia đầu tư cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

 -Thưa ông, Hà Nội có phải là địa bàn thuận lợi hơn cho việc huy động các nguồn lực cùng tham gia vào việc phòng, chống HIV/AIDS?

Hiện nay, Hà Nội là một trong 5 tỉnh, thành phố có tình hình người nhiễm HIV/AIDS cao nhất trên cả nước, việc huy động hỗ trợ đầu từ cho phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn nhiều thuận lợi hơn so với các tỉnh thành khác như: có nhiều doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trên địa bàn, có nhiều các tổ chức NJO, tổ chức phi chính phủ,... muốn đầu tư cho Hà Nội vì Hà Nội tình hình dịch cao, là trọng điểm của cả nước, địa bàn đi lại thuận lợi, đối tượng nguy cơ cao nhận thức tốt, dễ tiếp cận; dân trí kinh tế phát triển... Mà các tổ chức lại phần lớn đặt văn phòng tại Hà Nội, do vậy việc huy động từ cộng đồng có thể sẽ dễ dàng hơn, được ưu tiên hơn. Chúng tôi mong rằng, Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm và coi việc phòng, chống HIV/AIDS là vấn đề nóng của xã hội cần được hỗ trợ,...

Pháp luật TP. Hồ Chí Minh

Đừng vội tin ‘thuốc gia truyền’ bán trên mạng

Dù đa số “thần dược” đều không ghi rõ thành phần, nguồn gốc xuất xứ nhưng nhiều người vẫn tìm mua do quan niệm “có bệnh thì vái tứ phương”. Thời gian qua, mạng xã hội Facebook tràn lan quảng cáo các cơ sở chuyên bán đủ loại thuốc gia truyền trị dứt nhiều bệnh như hôi chân, hôi nách, đau dạ dày, viêm xoang.... Dù đa số các “thần dược” đều không ghi rõ thành phần, nguồn gốc xuất xứ nhưng nhiều người vẫn tìm mua do quan niệm “có bệnh thì vái tứ phương”.

 Muôn vàn “thần dược” trên mạng

Đăng nhập vào Facebook, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy vô số các tài khoản chuyên bán thuốc gia truyền chuyên trị các bệnh mạn tính như “Bài thuốc dạ dày”, “Đông y Việt Nam”, “Thuốc gia truyền Việt Nam”, “Thảo dược Đông y giảm cân bà Dung”, “Thuốc điều kinh gia truyền bà Bục”… Không chỉ riêng Facebook, trên các mạng Zalo, Viber cũng có khá nhiều quảng cáo bán thuốc. Các tài khoản này đều giới thiệu chuyên trị các bệnh mạn tính và tên “lương y” bào chế thuốc rất sơ sài, đại khái như bà Dung, bà Bục, bà Hòe, ông Hai… nhưng vẫn có số lượng người theo dõi rất lớn. Chúng tôi thử truy cập vào trang Facebook có tên “Bài thuốc dạ dày” và nhìn thấy vô số lời quảng cáo kèm theo hình ảnh minh họa cam kết sẽ trị dứt bệnh trong vòng hai tuần, bảo đảm bán thuốc với giá rẻ nhất thị trường Việt Nam… Để lại số điện thoại của mình, chúng tôi nhận được cuộc gọi của một phụ nữ tự giới thiệu tên Vân - nhân viên của nhà thuốc 20B ngõ 278 Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội. Theo Vân, bài thuốc gia truyền này được lương y Lê Hải Nam - một thầy thuốc giỏi nhất nhì Hà Nội (?) bào chế. “Bạn tìm đến đúng địa chỉ rồi đấy. Thuốc bên mình cam kết trị dứt bệnh này chỉ trong 15 ngày” - Vân khẳng định. Theo giới thiệu của Vân, thang thuốc có giá 550.000 đồng cho một lộ trình 15 ngày uống. Khách hàng bị đau lâu năm cần uống 3-5 lộ trình. Khi được hỏi thành phần của bài thuốc, Vân từ chối trả lời với lý do “bí phương gia truyền không thể tiết lộ”. Nhưng khi chúng tôi đề cập tới một số vị thuốc phổ biến chuyên trị bệnh dạ dày như nghệ vàng, cam thảo dây, tam thất, đương quy… thì Vân vội vã xác nhận là trong bài thuốc của mình cũng có những vị ấy. Cuối cùng, người phụ nữ này cho hay nếu mua hàng ở xa thì nhà thuốc sẽ gửi theo đường bưu điện với phí 20.000 đồng. Tiền mua thuốc khách hàng sẽ thanh toán trực tiếp với nhân viên bưu điện. Để lấy lòng tin của khách, Vân cười xòa: “Thuốc bên mình vừa tốt lại vừa rẻ nhất thị trường. Nếu dùng không hết bệnh, mình sẽ đền tiền gấp 10 lần”. Lấy lý do nhân viên không giới thiệu cụ thể về thành phần của “Bài thuốc dạ dày”, chúng tôi từ chối mua thuốc của Vân. Tuy nhiên, sau đó số điện thoại này liên tục gọi vào máy của chúng tôi. Thậm chí thời điểm đêm khuya, số máy này vẫn tiếp tục làm phiền bằng cách nhá máy. Cơ sở Đông y thảo dược 20B ngõ 278 Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội luôn trong tình trạng cửa đóng then cài và không có bất kỳ một biển hiệu nào. Bên trong chỉ có một kệ nhỏ bày vài hộp thuốc. Ảnh: Đ.TRUNG

Tiền mất, tật mang

Lần sang một số tài khoản chuyên bán thuốc gia truyền khác, chúng tôi nhận thấy các trang này đều quảng cáo cho những cơ sở bán thuốc tại Hà Nội. Hình thức gọi điện thoại tư vấn chữa bệnh cho khách hàng của các nhân viên đều giống y nhau. Người gọi điện thoại tư vấn sản phẩm đều không nói chi tiết thành phần thuốc cũng như giới thiệu về lương y bào chế. Một số nhân viên “thật thà” hơn thì cho hay họ là đại lý và lấy sản phẩm trực tiếp từ lương y bào chế. Chúng tôi thử tìm hiểu những người đã từng đặt mua thuốc qua mạng và không bất ngờ khi nhiều khách hàng cho hay bệnh tình không hề thuyên giảm. Anh Trịnh Kỳ (quận 5, TP.HCM) chia sẻ: “Tôi đặt mua một lọ thuốc trị viêm xoang của trang Đông y Việt Nam với giá 350.000 đồng. Tuy nhiên mới vài lần sử dụng tôi đã cảm thấy khó chịu, bệnh tình thậm chí còn có vẻ trở nặng hơn. Tôi nhắn tin cho tài khoản Facebook bán hàng thì họ chối không phải thuốc của họ. Tới khi tôi trưng ra biên lai của nhân viên bưu điện thì họ chặn Facebook của tôi luôn”. Tương tự, chị Hoàng Liên (thợ làm tóc, ngụ quận Tân Bình) chia sẻ: “Tôi dùng thuốc gần triệu bạc mà không thấy tác dụng. Tôi đem bức xúc viết lên tường Facebook để cảnh báo mọi người thì không thể nào viết được”. Ngày 23-10, PV Pháp Luật TP.HCM đã tìm đến cơ sở Đông y thảo dược ở 20B ngõ 278 Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội. Cơ sở là một ngôi nhà bốn tầng, cửa đóng then cài. Phía ngoài không có bất kỳ một biển hiệu hay dấu hiệu nào cho thấy đây là cơ sở bán thuốc gia truyền. Bên trong chỉ trưng bày một vài hộp thuốc trên kệ. Chúng tôi gọi cửa thì được một phụ nữ ngoài 20 tuổi tiếp, tự giới thiệu là nhân viên của cơ sở. Hỏi ở đây bán thuốc gì, nhân viên nói: “Bán rất nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng như thuốc chữa viêm xoang, đau dạ dày, sỏi thận, trĩ…”. Sau khi biết chúng tôi muốn mua thuốc chữa đau dạ dày, người phụ nữ này đưa ra một gói thuốc bột và một gói gồm nhiều loại rễ, lá cây… được quảng cáo là thảo dược quý hiếm trị bệnh đau dạ dày với giá 450.000 đồng. Nhãn trên gói thuốc chỉ ghi một số thông tin về công dụng, cách sử dụng, ngày sản xuất, địa chỉ cơ sở, hoàn toàn không ghi thành phần, số đăng ký. Chúng tôi thắc mắc vì sao không có thành phần cũng như số đăng ký, nhân viên này thừa nhận thuốc chưa được Sở Y tế cấp số đăng ký. “Vì là thuốc gia truyền nên không thể ghi thành phần được. Nhiều người sử dụng thuốc ở đây đều đã khỏi bệnh. Nếu không khỏi, cơ sở hoàn lại tiền 100%” - nhân viên này khẳng định. Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết tầng một của tòa nhà là nơi giao dịch, bán hàng, còn tầng hai là cơ sở đóng gói. Tuy nhiên, trên vỏ bao bì một số loại thuốc thì ghi cơ sở đóng gói ở Hòa Bình. BV Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận không ít bệnh nhân đến cấp cứu do bị ngộ độc thuốc Đông y. Điều đáng nói là những bệnh nhân này đều mua thuốc từ những thầy lang vườn, qua quảng cáo trên mạng hay lời đồn thổi, giới thiệu từ người quen. Không ít người đã phải trả giá vì bị ngộ độc, tổn thương da toàn thân, nhiễm trùng huyết, suy gan, suy thận cấp có thể dẫn đến tử vong.(BS NGUYỄN TRUNG CẤP, Phó khoa Cấp cứu BV- Bệnh nhiệt đới Trung ương). Người dân nên thận trọng, đừng vội tin các lời đồn thổi về những bài thuốc không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên mạng hay bài thuốc của những thầy lang vườn. Khi bị bệnh, tốt nhất bệnh nhân nên tìm đến những nơi có uy tín lâu năm, có giấy phép hành nghề, các bệnh viện Đông y để được bắt mạch, kê đơn, tránh tự ý mua thuốc ở các cơ sở không được cấp phép, mua thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc. (Ông NGUYỄN XUÂN HƯỚNG, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam). Thuốc y học cổ truyền lưu hành trên thị trường một phần do Sở Y tế các tỉnh, TP cấp phép, còn chủ yếu do Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp phép. Việc bán tràn lan trên mạng các loại thuốc y học cổ truyền chưa có số đăng ký rất khó xử lý, cần sự vào cuộc của nhiều đơn vị. (Ông PHẠM VŨ KHÁNH, Cục YHCT-Bộ Y tế). Nếu phát hiện cơ sở bán thuốc chưa được cấp phép, không có số đăng ký, Thanh tra Sở Y tế TP Hà Nội sẽ phạt rất nặng. Mức phạt có thể 50-70 triệu đồng, ngoài ra sẽ buộc tiêu hủy thuốc hoặc sản phẩm không phải là thuốc không bảo đảm chất lượng. (Đại diện Sở Y tế TP Hà Nội)

Tăng giá 1.800 dịch vụ y tế: Ai bị ảnh hưởng nhiều nhất?

Khoảng 1.800 dịch vụ y tế trong danh mục được bảo hiểm y tế đang thanh toán đều sẽ được điều chỉnh tăng giá trong tháng 11 hoặc tháng 12 tới. Những người không tham gia bảo hiểm y tế và không khám bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế sẽ bị chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong lần tăng giá này. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo thông tin định kỳ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức ngày 26-10 tại Hà Nội. Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng dự thảo Thông tư liên bộ quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Theo dự thảo thông tư này, bên cạnh 1.200 dịch vụ đang được bảo hiểm y tế chi trả, dự thảo có bổ sung thêm 600 dịch vụ chủ yếu là các phẫu thuật, thủ thuật chưa được quy định giá cụ thể. Hiện tại giá viện phí chỉ đang tính 3 yếu tố: thuốc, vật tư trực tiếp; điện, nước, xử lý chất thải; duy tu, bảo dưỡng tài sản. Từ cuối năm nay, giá khoảng 1.800 dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng giá vì tính thêm chi phí tiền lương, phụ cấp. Trong khoảng 1.800 dịch vụ y tế sẽ điều chỉnh giá, tất cả giá dịch vụ kỹ thuật, nhóm kỹ thuật sẽ được thống nhất trên toàn quốc không phân biệt các hạng bệnh viện, địa phương. Riêng giá khám bệnh, giá giường bệnh tính theo ngày sẽ tăng tùy theo hạng bệnh viện và chuyên khoa. Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết, giá khám bệnh sẽ tùy theo hạng bệnh viện, bệnh viện hạng 3 sẽ tăng từ 7.000 đồng lên 30.000 đồng, một số bệnh viện tăng từ 20.000 đồng lên 40.000 đồng. Giường bệnh viện cũng tăng từ 90.000 đồng/giường/ngày (loại1) lên trên 200.000 đồng/giường/ngày.  Nhiều ý kiến lo ngại khi tăng giá thì những người có thẻ bảo hiểm y tế cũng phải đồng chi trả tăng từ 5%-20% chi phí. Giải thích vấn đề này, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) phân tích, đối với hơn 70% dân số đã có thẻ bảo hiểm y tế thì nhóm đối tượng được bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí sẽ không bị ảnh hưởng mà quyền lợi được nâng lên. Nhóm người đồng chi trả 5-20% về cơ bản cũng không ảnh hưởng vì đã được bảo hiểm y tế thanh toán 80-95% phần tăng thêm, mức chi trả cũng cao hơn trước đây. Ông Phạm Lương Sơn khẳng định: “Chỉ nhóm không có thẻ bảo hiểm y tế khoảng 27% dân số là bị ảnh hưởng. Vì thế, người dân nên tham gia bảo hiểm y tế để được đảm bảo quyền lợi khi bị ốm đau, bệnh tật.” Để đảm bảo hỗ trợ người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội các tỉnh thực hiện nghiêm túc quy định: Đối với người tham gia bảo hiểm y tế từ 5 năm liên tục trở lên, nếu phần đồng chi trả vượt 6 tháng lương cơ sở thì phần vượt sẽ được BHXH sẽ thanh toán. Nghĩa là những người phải đồng chi trả 20% thì phần 20% này sẽ không vượt quá 6 tháng lương cơ sở. Theo báo cáo của Bộ Y tế khi tăng giá dịch vụ y tế thì Quỹ BHYTvẫn có khả năng cân đối được đến hết 2017, từ 2018 sẽ xem xét điều chỉnh mức đóng cho phù hợp (Luật Bảo hiểm Y tế quy định mức đóng tối đa là 6% mức lương cơ sở, hiện nay đang thực hiện đóng 4,5% lương cơ sở). Mặt khác, khi tính lương vào viện phí, dự kiến nguồn ngân sách khoảng 10.000 tỷ đồng sẽ được dành để hỗ trợ các đối tượng mua thẻ BHYT hoặc nâng mức hỗ trợ một số đối tượng còn khó khăn như nông dân, ngư dân, diêm dân… từ năm 2018./.

Thanh niên

Không điều chỉnh mức đóng phí BHYT trong 2 năm tới

Đó là khẳng định của đại diện Bảo hiểm xã hội (BHXH) VN trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 26.10. Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), cho biết Bộ Y tế đang phối hợp với BHXH VN và Bộ Tài chính xây dựng dự thảo Thông tư liên bộ quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Dự kiến có khoảng 1.800 dịch vụ y tế trong danh mục được BHYT thanh toán được điều chỉnh tăng giá trong tháng 11 hoặc tháng 12.2015, gồm 1.200 dịch vụ đang được BHYT chi trả và 600 dịch vụ BHYT được thông tư bổ sung chủ yếu là các phẫu thuật, thủ thuật. Ông Sơn cho biết giá khám bệnh sẽ tùy theo hạng bệnh viện - bệnh viện hạng 3 sẽ tăng từ 7.000 đồng lên 30.000 đồng, một số bệnh viện tăng từ 20.000 đồng lên 40.000 đồng. Giường bệnh tăng từ 90.000 đồng/giường/ngày (loại 1) lên trên 200.000 đồng/giường/ngày. Trước những lo ngại sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ điều chỉnh mức đóng BHYT, ông Sơn khẳng định, từ nay đến năm 2017 việc điều chỉnh mức đóng phí BHYT chưa đặt ra.

An ninh thủ đô

Tri ân và kêu gọi cộng đồng đăng ký hiến tặng mô, tạng

Tối qua 26-10, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người - Bộ Y tế tổ chức chương trình “Khi sự sống được sẻ chia” và Lễ phát động phong trào đăng ký hiến tặng mô, tạng. Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến nay, số lượng các ca ghép mô, tạng ở Việt Nam đang rất khiêm tốn với 1.116 ca ghép thận, 48 ca ghép gan, 13 ca ghép tim, 1 ca ghép tụy, riêng ghép giác mạc được 1.401 ca.  Tính riêng từ khi Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đi vào hoạt động (năm 2013) đến nay, đã có 491 người được ghép thận, trên 1.400 ca được ghép giác mạc, 20 ca ghép gan, 4 ca ghép tim… Trong khi đó, hàng trăm nghìn trường hợp suy tạng đang mòn mỏi chờ đợi có nguồn tạng hiến để được cứu sống. Chương trình “Khi sự sống được sẻ chia” nhằm mục đích chuyển tải sâu rộng ý nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả của việc hiến tặng mô, tạng cứu người. 

Kháng sinh cho người khó có thể dùng trong chăn nuôi

Số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt là số vụ ngộ độc từ bếp ăn tập thể của công nhân; trong khi tình trạng lạm dụng chất cấm gây ung thư trong chăn nuôi làm “nóng” dư luận. Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, việc tuồn chất cấm từ y tế sang chăn nuôi là khó xảy ra.

Nguy cơ ngộ độc từ bếp ăn tập thể

Bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Bộ Y tế cho hay, trong 10 tháng của năm 2015, cả nước đã xảy ra 150 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4.078 người mắc, 21 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2014, giảm 15 vụ, giảm 616 người mắc. Đặc biệt, số vụ ngộ độc lớn (từ 30 người mắc trở lên) giảm 3 vụ. Trong tháng 10, cả nước đã xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 383 người mắc khiến 376 người nhập viện, tuy nhiên không có trường hợp nào xảy ra tử vong. So với tháng 10 năm 2014, đã giảm 2 vụ, 194 người mắc. Trong số 13 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong tháng này, chiếm đến 7/10 số vụ có nguyên nhân do vi sinh vật gây ra, 3/13 số vụ do độc tố tự nhiên trong sản phẩm và 3/13 vụ chưa xác định được nguyên nhân. Cũng số liệu từ Cục ATTP cho thấy, đã có 33 vụ với 2.302 người mắc ngộ độc thực phẩm từ các bếp ăn tập thể, 70% trường hợp do các cơ sở cung cấp suất ăn theo dạng dịch vụ, 30% còn lại từ các bếp ăn của doanh nghiệp. Bà Trần Việt Nga cho biết, qua kiểm tra cho thấy, giá trị mỗi suất ăn của công nhân các khu công nghiệp chỉ từ 9.000-11.000 đồng/suất, đặc biệt, qua điều tra, khảo sát tại một số khu trọ của công nhân của Cục ATTP, bữa cơm của không ít công nhân tại các nhà trọ chỉ có giá 3.000 đồng. Những suất cơm giá rẻ như vậy không đủ giá trị dinh dưỡng và chất lượng ATTP cũng khó có thể đảm bảo. Theo bà Trần Việt Nga, nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc tập thể một phần do các cơ sở cung cấp suất ăn không đảm bảo, nhưng một phần cũng thuộc trách nhiệm của lực lượng chức năng địa phương đã lơ là, thiếu giám sát. “Nhiều trường hợp xảy ra ngộ độc tập thể địa phương không biết hoặc không báo cáo kịp thời, Cục ATTP cử cán bộ xuống phối hợp kiểm tra, giải quyết vụ việc và thông báo thì địa phương mới biết. Không ít cơ sở cung cấp suất ăn cho công nhân chưa có giấy phép nhưng vẫn hành nghề, địa phương không nắm được. Cục kiểm tra phát hiện và báo cho địa phương”, bà Trần Việt Nga thông tin.

“Mổ xẻ” tình trạng lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Liên quan đến vấn đề đang “nóng” hiện nay là tình trạng mất ATTP trong sản xuất, chăn nuôi nông nghiệp với hoạt chất cấm gây ung thư là Salbutamol, Vàng ô, tồn dư kháng sinh trong vật nuôi. Theo bà Trần Việt Nga, gốc của vấn đề chính là người chăn nuôi và các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Từ đầu năm 2015 đến nay, Bộ Y tế mới cấp phép cho các doanh nghiệp nhập khẩu 3,5 tấn Salbutamol và chỉ các doanh nghiệp đăng ký, đồng thời đạt tiêu chuẩn GMP mới được nhập và sản xuất thuốc có chứa hoạt chất này. Còn với hoạt chất Clenbuterol, mặc dù kết quả kiểm tra, phân tích trên các mẫu thịt lợn, nước tiểu lợn… của ngành NN&PTNT thời gian qua vẫn phát hiện dương tính với  Clenbuterol nhưng thực tế, nhiều năm gần đây Bộ Y tế không cấp phép nhập khẩu cho đơn vị nào. Như vậy, khả năng tuồn Salbutamol, Clenbuterol từ ngành y tế sang chăn nuôi như nghi vấn bấy lâu nay là khó có thể xảy ra. Còn vấn đề lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục ATTP cho rằng, khó có thể xảy ra tình trạng người chăn nuôi lạm dụng kháng sinh cho người để dùng cho vật nuôi. Vì thuốc kháng sinh cho người phải tuân theo tiêu chuẩn cao, chặt chẽ, giá thành cũng cao. Hơn nữa, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc cũng phải chịu sự giám sát, tiêu chuẩn của ngành y tế.  Lãnh đạo Cục ATTP kiến nghị các cơ quan chức năng, địa phương khu vực cửa khẩu, biên giới cần giám sát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển các loại chất cấm trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cần giám sát chặt, quản lý cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở kinh doanh thuốc thú y và người chăn nuôi, đây mới là gốc của vấn đề. 

Đến tận bệnh viện cấp hộ chiếu cho bệnh nhân

Đại tá Lê Mạnh Tú - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh CATP Hà Nội trao đổi với PV ANTĐ hôm 26-10, xung quanh chủ trương làm thủ tục cấp hộ chiếu tận nơi cho các đối tượng chính sách, người bị bệnh nặng khi có nhu cầu. Tiếp tục quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của Đảng ủy - Ban Giám đốc CATP về tăng cường cải cách hành chính, phục vụ nhân dân tốt nhất, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thực tế, từ đó đề xuất các cấp lãnh đạo cho triển khai mô hình đưa CBCS đến tận nhà công dân có nhu cầu để làm thủ tục cần thiết cho việc cấp hộ chiếu. Được sự đồng ý, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an và Đảng ủy - Ban Giám đốc CATP Hà Nội, từ ngày 28-10, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh CATP sẽ triển khai chủ trương này đối với 5 trường hợp công dân gồm: Cán bộ lão thành cách mạng; Cán bộ tiền khởi nghĩa; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Thương bệnh binh loại 1 có tỷ lệ thương tật từ 81% trở lên và những người bị bệnh hiểm nghèo đang cấp cứu tại bệnh viện có nhu cầu làm hộ chiếu để đi nước ngoài. Vẫn theo chỉ huy Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, các trường hợp nói trên khi có nhu cầu về hộ chiếu có thể trực tiếp hoặc nhờ người thân liên hệ theo 2 số điện thoại: 043.9391515 (trong giờ hành chính) và 043.9391506 (ngoài giờ hành chính) để được cán bộ chức năng tư vấn, hướng dẫn các bước cần thực hiện. Bên cạnh đó, công dân cần chuẩn bị Chứng minh nhân dân, giấy tờ xác nhận thuộc các diện chính sách nói trên, ảnh, tờ khai… Từ đầu năm 2015 đến nay, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an Hà Nội đã tổ chức 5 đoàn đến các cơ quan, trường học, bệnh viện... tiếp nhận khoảng 175 trường hợp cán bộ, công nhân viên có nhu cầu làm hộ chiếu. Trong thời gian tới, việc mở rộng đối tượng phục vụ tập trung vào đối tượng chính sách, người có công, là chủ trương lớn được CBCS Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Petrotimes

Vụ trưởng Y tế nói về việc tăng giá 1.800 dịch vụ

Những ngày gần đây, thông tin 1.800 dịch vụ y tế sẽ tăng giá trong thời gian tới đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội. Giá dịch vụ y tế sẽ tăng như thế nào, tác động thế nào đến công tác khám chữa bệnh… là những câu hỏi được nhiều người đặt ra. Để làm rõ vấn đề này, PetroTimes đã có cuộc trao đổi với Vụ trưởng Vụ KHTC (Bộ Y tế).

Xin ông cho biết nội dung cơ bản của thông tin tăng giá này?

Thông tư liên tịch này thực hiện theo quy định của Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nên liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính sẽ ban hành mức giá cụ thể chứ không ban hành khung để các đơn vị và bảo hiểm có thể thực hiện được ngay. Cách làm này sẽ góp phần giảm bớt thủ tục hành chính, Bộ Y tế, Bộ Tài chính sẽ ban hành một mức giá chung áp dụng trên toàn quốc cho các đối tượng bảo hiểm y tế (hiện có khoảng 75% dân số có thẻ bảo hiểm y tế - PV). Riêng với những đối tượng không thuộc diện bảo hiểm y tế thì khi khám chữa bệnh vẫn áp dụng theo quy định hiện hành, tức là ở Trung ương thì mức giá sẽ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, còn ở địa phương thì sẽ do địa phương quy định. Còn các tỉnh có vận dụng thông tư này để xây dựng mức giá dịch vụ không thì lại do các tỉnh. Về cơ cấu mức giá theo từng dịch vụ thì theo dự kiến, giá dịch vụ y tế sẽ bao gồm cả chi phí tiền lương, trong đó có cả chi phí phụ cấp đặc thù (không tính phụ cấp đặc thù vùng, khu vực). Mức giá này sẽ gồm giá khám bệnh tùy theo hạng bệnh viện; giá ngày giường bệnh theo hạng bệnh viện và theo chuyên khoa; giá các dịch vụ kỹ thuật áp dụng chung cho tất cả các hạng bệnh viện.

Cơ cấu biểu giá dịch vụ y tế như vậy sẽ tác động như thế nào đến hoạt động của BV?

Qua quá trình lấy ý kiến các đơn vị địa phương thì chúng tôi thấy rằng tuyến dưới rất ủng hộ cách làm này. Hiện nay, giá dịch vụ y tế ở tuyến dưới rất thấp nên rất nhiều bệnh viện tuyến dưới không thực hiện dịch vụ vì không có khoản bù vào. Bệnh viện Trung ương thì khác, họ làm còn để phát triển kỹ thuật là một và cũng vì có rất nhiều dịch vụ nên có thể bù được. Mình có thể hiểu, bệnh viện giống như một nhà máy, sản xuất rất nhiều sản phẩm, có sản phẩm lỗ, có sản phẩm lãi nhưng tổng chung thì vẫn đảm bảo được hoạt động. Nhưng ở bệnh viện huyện thì chỉ có mấy dịch vụ rất đơn thuần, nếu lỗ thì sẽ không có khoản nào bù vào cả. Chính vì vậy, nếu chúng ta thực hiện được cơ cấu giá này, các bệnh viện tuyến dưới sẽ mở rộng các dịch vụ và người dân địa phương sẽ được hưởng lợi từ chính những dịch vụ đó. Thậm chí rất nhiều người, nếu như phải nằm viện mà bệnh viện huyện có thể đáp ứng được thì họ sẵn sàng nằm ở huyện điều trị. Nhưng có khi vì lý do nào đó, họ phải lên bệnh viện tỉnh, bệnh viện Trung ương thì chưa chắc đã đi. Chúng tôi xin nhấn mạnh, việc điều chỉnh cơ cấu giá dịch vụ y tế không phải là tăng chi phí dịch vụ y tế mà chỉ là việc chuyển các hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho các bệnh viện sang hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế. Chẳng hạn một bệnh viện triển khai dịch vụ đẻ với tổng chi phí tất cả là 1 triệu đồng và hiện nay, nhà nước đang cấp 1 phần là tiền lương, ví dụ là 300 ngàn. Với 700 ngàn đồng còn lại, nếu chúng ta quy định giá chỉ là 500 ngàn đồng thì bảo hiểm sẽ chỉ thanh toán 500 ngàn thôi, 200 ngàn đồng còn lại, người dân phải nộp thêm hoặc bệnh viện bảo đi mua thêm cái này, cái kia để cho đủ vì bệnh viện không có tiền. Cho nên, bây giờ, mức giá quy định đang là 500 ngàn mà được điều chỉnh lên 1 triệu thì không phải tổng chi phí thực hiện dịch vụ để tăng lên. Nó vẫn là 1 triệu đồng thôi nhưng Nhà nước sẽ không phải cấp 300 ngàn để trả tiền lương, số tiền này sẽ được Nhà nước dùng để hỗ trợ người dân mua thẻ bảo hiểm y tế. Còn 200 ngàn là chi phí trực tiếp thì người dân sẽ phải nộp, không phải bỏ tiền đi mua thêm nữa. Những người có thẻ bảo hiểm y tế thì 200 ngàn này cũng được bảo hiểm y tế thanh toán. Việc điều chỉnh cơ cấu giá dịch vụ y tế như vậy không phải là tăng chất lượng dịch vụ y tế mà là điều chỉnh giá dịch vụ y tế về giá trị thực vốn có của nó. Tuy nhiên, nó sẽ là động lực khuyến khích các bệnh viện phát triển, mở rộng các dịch vụ y tế và như vậy, người dân có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được hưởng lợi ngay tại nơi mình sinh sống. Đồng thời, nó cũng đảm bảo sự công khai, minh bạch trong hoạt động của các đơn vị khám, chữa bệnh.

Lộ trình thực hiện sẽ như thế nào?

Hiện giá dịch vụ y tế mới tính đến chi phí thuốc, vật tư trực tiếp; điện, nước, xử lý nước thải và duy tu, bảo dưỡng tài sản. Nhưng theo đúng lộ trình của Chính phủ thì đến năm 2016 giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp; đến năm 2018, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý; đến 2020, giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Theo dự kiến, khoảng tháng 11, Liên Bộ Y tế, Tài chính sẽ ban hành Thông tư và sẽ chỉ tính chi phí trực tiếp vào giá dịch vụ y tế, đến tháng 3-2016 sẽ tính cả chi phí tiền lương. Nhưng lộ trình này vẫn đang để mở và có thể áp dụng đồng thời việc tính chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp trong cùng một đợt vào tháng 3-2016.

Việc điều chỉnh này sẽ tác động như thế nào đến người bệnh, thưa ông?

Chúng tôi xin khẳng định, người nghèo và các đối tượng hưởng chính sách xã hội được bảo hiểm y tế thanh toán 100% theo quy định của bảo hiểm y tế là có lợi nhất. Người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân sinh sống tại các huyện đảo, xã đảo, người có công với cách mạng... các đối tượng này đã được ngân sách Nhà nước và các nguồn tài chính khác mua bảo hiểm y tế. Đối với người cận nghèo thì khi đi khám, chữa bệnh sẽ chỉ được bảo hiểm y tế chi trả 95% và phải chi trả 5% còn lại. Khi tham gia bảo hiểm y tế thì họ cũng được ngân sách hỗ trợ tối thiểu 70%. Như vậy, về cơ bản, nhóm đối tượng này không chịu ảnh hưởng nhiều bởi việc điều chỉnh cơ cấu giá dịch vụ y tế. Còn đối tượng ảnh hưởng lớn nhất là nhóm đối tượng bảo hiểm y tế phải đồng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên, theo tính toán của chúng tôi thì mức độ ảnh hưởng không lớn vì nếu chưa tính đủ giá, người bệnh sẽ phải trả thêm một số khoản chi phí nhưng nay, tính đủ thì sẽ không phải trả thêm các khoản chi phí này. Mặt khác, theo quy định, người tham gia bảo hiểm y tế từ 5 năm liên tục trả lên khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến, nếu số tiền đồng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở.

Xin cảm ơn ông! 

Sài Gòn giải phóng

Đồng Nai: 6 ca tử vong vì sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa có thêm 2 ca tử vong do sốt xuất huyết, nâng số ca tử vong năm 2015 lên 6 ca trên. Hai trường hợp tử vong này ngụ tại địa bàn xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa. Hiện tỉnh Đồng Nai có trên 6.400 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 200% so với cùng kỳ năm 2014), trong đó thành phố Biên Hòa là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất, chiếm khoảng 40% số ca mắc toàn tỉnh và có 3 ca tử vong. Hiện tại trung bình mỗi tuần trên địa bàn tỉnh này có thêm trên 200 ca mắc sốt xuất huyết mới.

Báo điện tử Chính phủ

Kháng thuốc đe dọa nghiêm trọng sức khỏe toàn cầu

Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đối tác phát triển tại Việt Nam (WHO, FAO, OUCRU, CDC.US, JICA…) vừa ký kết Văn bản thỏa thuận về phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam. Đây là bước ngoặt quan trọng và được xem là việc làm cấp bách, thiết thực để đối phó nguy cơ kháng kháng sinh đang đe dọa toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, kháng thuốc hiện nay là vấn đề toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển. Thế giới mỗi năm có hàng trăm nghìn người chết do kháng thuốc và phải chi phí hàng trăm tỷ USD cho kháng thuốc. Đó là lý do tại sao WHO và các cơ quan quốc tế khác chỉ ra rằng kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai. Báo cáo của tổ chức WHO năm 2014 về vấn đề kháng thuốc cho thấy, chi phí thiệt hại do kháng thuốc có thể lên đến hàng nghìn tỷ USD và 10 triệu người có thể chết nếu không có các biện pháp hành động kiên quyết hơn để giải quyết tình trạng này. Việc sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết để điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn... sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt là kháng sinh để điều trị cho người bệnh nhiễm vi sinh vật đa kháng. Trong khi đó, việc nghiên cứu, sản xuất các thuốc kháng sinh mới thiếu hụt, dẫn tới sự khan hiếm, đặc biệt là kháng sinh để điều trị cho người bệnh nhiễm vi sinh vật đa kháng. Chính vì thế các chi phí xã hội và tài chính trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc đang đặt gánh nặng đáng kể lên mỗi cá nhân, gia đình và xã hội do thời gian điều trị kéo dài, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao. Trước thực trạng trên, Bộ Y tế đã ký kết thỏa thuận về phòng chống kháng thuốc với nhiều bộ, ngành và tổ chức trong và ngoài nước. Mục tiêu và nội dung cơ bản đầu tiên của Kế hoạch hành động quốc gia là nâng cao nhận thức của cộng đồng và cán bộ y tế về kháng sinh và kháng thuốc. Bộ Y tế cũng đã tổ chức lễ phát động và hưởng ứng triển khai tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc do WHO phát động (từ 16-22/11/2015). Đây là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và sẽ được duy trì thực hiện hằng năm. Tuần lễ truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thực hiện các biện pháp phòng, chống kháng thuốc trong y tế, trong cộng đồng, trong nông nghiệp, chăn nuôi và lưu thông trên thị trường... Trong khuôn khổ tuần lễ cũng sẽ tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về phòng chống kháng thuốc, tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn và lễ mít-tinh, diễu hành, chạy bộ tại Hà Nội và dự kiến tại một số thành phố lớn như TPHCM, Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Điện Biên, đồng thời lấy 1 triệu chữ ký thể hiện cam kết phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam.

Dân trí

Thuốc độc bảng B bị "tuồn sang" thực phẩm?

Trước thông tin Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt nghi vấn về việc nhập quá nhiều Clenbuterol có thể dùng sử dụng trộn thức ăn, Cục An toàn thực phẩm cho biết trong mấy năm trở lại đây ngành y tế không cho nhập bất cứ lượng Clenbuterol nào, còn chất độc bảng B salbutamol mới chỉ cho nhậpvài tấn. Kết quả kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm trong nông nghiệp 9 tháng qua đã phát hiện 16% mẫu thịt có chất tạo nạc Salbutamol độc hại; 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng; 10,3% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép. Thông tin này được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công bố tại hội nghị vừa diễn ra mới đây. Cũng tại Hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Cao Đức Phát cho rằng việc ngành y tế cho nhập 68 tấn Clenbuterol dùng trong y tế để sản xuất thuốc cho người là quá nhiều, vượt quá nhu cầu sử dụng. Bộ trưởng Phát đặt nghi vấn có thể các doanh nghiệp nhập khẩu đã nhập lậu chất này và bán ra thị trường một cách bất chính, và nhiều người chăn nuôi đã mua về để sử dụng trộn vào thức ăn để vật nuôi siêu nạc, mau lớn. Liên quan đến việc hàng loạt mẫu thịt có chất cấm Salbutamol, Clenbuterol độc hại, chiều 26/10 ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cho biết: “Ngay sau khi nhận thông tin này, Cục An toàn thực phẩm đã trao đổi với Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế). Cơ quan này khẳng định từ đầu năm 2015 đến nay mới cho phép nhập 3,5 tấn Salbutamol và chỉ những công ty có số đăng kí với các sản phẩm này còn hiệu lực mới được nhập, nhà máy đạt GMP mới được sản xuất. Trong y tế, thuốc này được kê đơn, sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc. Còn với chất Clenbuterol (loại chất kích thích tuyến thượng thận, điều tiết sinh trưởng động vật, thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp và tác dụng phân giải lipid) những năm gần đây ngành y tế không cho phép nhập bất cứ lượng nào, nhưng vẫn phát hiện chất này tồn dư trong sản phẩm thực phẩm. Vì thế, phải xem xét nguy cơ nhập lậu các thức ăn chăn nuôi”, TS Phong nói. Theo bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Salbutamol là một trong những loại thuốc thiết yếu nằm trong danh mục những thuốc quan trọng nhất cần cho hệ thống y tế. Việc cho phép nhập sử dụng trong y tế là đương nhiên, nhập trên nhu cầu sử dụng. Vì thế, dù 100 tấn mà chưa đủ cho việc điều trị bệnh cho người thì vẫn là ít, còn dù chỉ nhập 1 tấn nhưng không dùng hết trong điều trị đó cũng là thừa. Nhưng thực tế từ đầu năm 2015 đến nay mới có 3,5 tấn Salbutamol được nhập vào Việt Nam. Cũng theo bà Nga, việc  sử dụng thuốc thành phẩm và nguyên liệu chứa Salbutamol (thuốc độc bảng B) được quy định rất chặt chẽ tại các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực dược nên không thể có chuyện thuốc được tuồn ra bên ngoài. Do đó nguồn Salbutamol đang được người chăn nuôi lạm dụng trộn vào thức ăn để kích thích tăng trưởng, làm tạo nạc có thể từ các con đường nhập lậu. Ông Phong cũng cho rằng để hạn chế việc lạm dụng các chất cấm này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, cơ sở thức ăn chăn nuôi quy mô lớn.

Cần tăng cường thanh kiểm tra

Theo ông Phong, câu chuyện sử dụng Salbutamol trong chăn nuôi cũng giống như việc sử dụng hàn the trong bún, giò chả trước đây. Thực tế hàn the bị cấm dùng trong thực phẩm nhưng lại được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nên không thể cấm sản xuất hàn the. Vì thế, ngành y tế đã chọn giải pháp đẩy mạnh thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh phụ gia thực phẩm cũng như các cơ sở sản xuất. Nếu phát hiện sử dụng hàn the cơ sở sẽ bị xử phạt nặng sau đó công khai trên khác phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó tuyên truyền người dân nhận biết dấu hiệu giò chả có hàn the nên đến nay, tình trạng sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm hầu như đã không còn. Với việc sử dụng kháng sinh, theo bà Nga, việc sử dụng kháng sinh cho người và kháng sinh cho động vật là hoàn toàn khác nhau. Ngành y tế quản lý kháng sinh cho người, ngành nông nghiệp quản lý kháng sinh cho động vật. Để tình trạng tồn dư kháng sinh trong thịt động vật, ngành nông nghiệp phải quản lý kinh doanh buôn bán thuốc thú y, còn khó có chuyện sử dụng kháng sinh của người sang cho động vật. TS Phong cho biết thêm, ông rất băn khoăn về con số hơn 10% mẫu rau tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép bởi tồn dư hóa chất rất nguy hiểm. Tồn dư kháng sinh, chất tạo nạc trong thực phẩm đã rất nguy hiểm nhưng nó không gây hại ngay như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.  Chắc chắn ngành nông nghiệp sẽ tăng cường kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cũng như các chất tạo nạc nguy hiểm. Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người dân lựa chọn thực phẩm tại các cơ sở có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn.

Một sản phụ hôn mê sau khi mổ bắt con do tiền sản giật

Sau ca mổ lấy con tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, sản phụ Nguyễn Thanh Thảo (33 tuổi, công nhân tại KCN Biên Hòa 2, Tp Biên Hòa, Đồng Nai) đã rơi vào tình trạng hôn mê. Hội đồng chuyên môn xác định sản phụ bị tiền sản giật, phù phổi cấp. Ngày 23/10, Hội đồng chuyên môn do Sở Y tế Đồng Nai thành lập gồm các bác sĩ sản khoa, nội khoa của các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm sức khỏe sinh sản tỉnh và bác sĩ của bệnh viện Từ Dũ, Chợ Rẫy, Vụ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, cho biết: Sau cuộc làm việc vào ngày 22/10, Hội đồng đã kết luận về vụ việc sản phụ Nguyễn Thanh Thảo (33 tuổi) rơi vào tình trạng hôn mê sau ca mổ bắt con tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Cụ thể, khi đang khám thai tại bệnh viện, bệnh nhân đã có biểu hiện của tiền sản giật, phù phổi cấp, tim thai nhanh, khó thở. Các bác sĩ đã tiến hành mổ cấp cứu để cứu sống em bé. Sau ca mổ, bệnh nhân phải thở máy, ôxy não lúc nào cũng trong tình trạng thấp, dẫn đến thiếu ôxy não kéo dài khiến bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở (sau mổ bắt con 2 ngày). Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, nhưng khi tim đập trở lại, bệnh nhân rơi vào tình trạng chết não (sống thực vật). Theo Bác sĩ Lê Quang Trung, Phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn, căn cứ vào diễn tiến điều trị bệnh của bệnh viện cho thấy, khi đang khám thai, bệnh nhân đã đột ngột trở bệnh nặng, phải hồi sức cấp cứu mới mổ bắt con được. Bệnh nhân luôn trong tình trạng bất ổn, huyết áp lúc cao, lúc thấp. Phổi ngày càng xấu và không đáp ứng điều trị. Với bệnh phù phổi cấp, tiền sản giật, bác sĩ không thể tiên lượng được trong quá trình khám thai vì nó xảy ra đột ngột. Tại cuộc làm việc với bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và người nhà bệnh nhân trước đó, đoàn Thanh tra của Sở Y tế Đồng Nai cũng khẳng định: bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã làm đúng chuyên môn, nhưng sản phụ Thảo bị tiền sản giật, phù phổi cấp nên mới xảy ra tình trạng trên. “Về chuyên môn, bệnh viện đã làm đúng quy trình cấp cứu cho bệnh nhân. Ngay khi khám thai, bệnh nhân đã có triệu chứng mệt, khó thở và phải cấp cứu do bệnh đột ngột trở nặng. Trước tình hình đó, các bác sĩ đã tiến hành mổ để cứu đứa bé và gia đình sản phụ đã đồng ý ký cam kết trước khi phẫu thuật”, BS. Nguyễn Mạnh Dũng, Chánh thanh tra Sở Y tế Đồng Nai, cho biết. Trước đó, vào ngày 14/7, khi chị Thảo mang thai hơn 38 tuần tuổi, anh Lê Quang Hiếu (40 tuổi là chồng chị Thảo) đã đưa vợ đi khám thai định kỳ tại Khoa sản, bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Đến khoảng 10h cùng ngày, anh Hiếu được người nhà báo tin chị Thảo đã được đưa vào phòng cấp cứu để mổ bắt con. Sau khi mổ lấy con, chị Thảo rơi vào tình trạng hôn mê. Một tháng sau, chị Thảo mở được mắt, nhưng tay chân không cử động được. Đến ngày 19/8, anh Hiếu đã xin chuyển chị Thảo lên Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ chẩn đoán, chị Thảo bị tổn thương não 2 bán cầu do tiền sản giật. Sau đó, Bệnh viện Chợ Rẫy lại chuyển chị Thảo về lại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai điều trị.

Vụ nam bệnh nhân siêu âm có tử cung:Cắt thi đua ê-kíp sai sót

Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa thị xã Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu) vừa cho biết, vụ siêu âm bệnh nhân nam có tử cung, bệnh viện đã có hình thức kiểm điểm đối với ê-kíp y, bác sĩ có liên quan. Ngày 24/10, trao đổi với PV Dân trí, ông Huỳnh Văn Dũng, Giám đốc BVĐK thị xã Giá Rai, cho biết, liên quan đến vụ nam bệnh nhân siêu âm có tử cung, qua họp Hội đồng chuyên môn của bệnh viện cho thấy, ê-kíp liên quan đến vụ việc có 4 người. Hội đồng chuyên môn nhận thấy, các y, bác sĩ trong ê-kíp đã có sai sót như phát hiện sai giới tính, có khắc phục nhưng không đến nơi đến chốn, sai sót chuyên môn… Qua đó, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của bệnh viện tiến hành xử lý bằng hình thức cắt thi đua năm 2015 đối với 4 y, bác sĩ này. “Tinh thần nhất quán của bệnh viện là kiểm điểm, xử lý nghiêm túc những sai sót của bất cứ cán bộ, y bác sĩ nào cũng như khen thưởng xứng đáng những cán bộ, y, bác sĩ làm việc tốt, đặc biệt là có sự sáng tạo trong khám, chữa bệnh mang lại hiệu quả thiết thực cho người bệnh”, một lãnh đạo bệnh viện nhấn mạnh. Trước đó, như Dân trí đưa tin, anh Trần Bảo Xuyên (ngụ huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) thấy bị đau ở bụng nên đi siêu âm tại BVĐK thị xã Giá Rai và nhận được kết luận là bị gan nhiễm mỡ độ 1. Tuy nhiên, điều mà anh Xuyên hết sức bất ngờ là trong phiếu siêu âm ghi rõ giới tính của anh lại là giới tính nữ; kết quả siêu âm ngoài gan, mật, tụy,…còn có cả tử cung với cho kết quả bình thường. Nói về vụ việc, ông Huỳnh Văn Dũng, Giám đốc BVĐK thị xã Giá Rai, cho biết, hệ thống siêu âm là một phần mềm mặc định sẵn với phiếu siêu âm có các bộ phận như gan, tụy, thận…nên khi bệnh nhân được siêu âm sẽ cho ra các kết quả của các bộ phận này. Trong đó, đối với bệnh nhân nữ sẽ có bộ phận tử cung và bệnh nhân nam là tiền liệt tuyến. “Trong vụ việc của bệnh nhân Trần Bảo Xuyên, có thể do nhân viên phụ siêu âm đánh máy vi tính bị lỗi, không chuyển giới tính trong phiếu siêu âm từ nữ sang nam nên cho kết quả nhầm như vậy, dẫn đến mặc định nam bệnh nhân có tử cung”, ông Dũng nhận định.

Đừng để đất nước bị nghèo hóa vì chi phí y tế

Trong lúc đời sống còn nhiều khó khăn, bảo hiểm y tế mới bao phủ hơn 70% dân số, chi phí y tế cao đang là nguyên nhân trực tiếp gây nghèo hóa đất nước. Tham gia bảo hiểm y tế như chiếc bùa hộ mệnh để thoát khỏi bẫy nghèo đói cho cộng đồng. Đó là phân tích của GS.TS Khoa học Phạm Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế; Phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam.

Bẫy nghèo bệnh tật luôn giăng sẵn

Mô hình bệnh tật ở con người không ngừng phát triển theo chiều hướng gia tăng và nguy hiểm hơn. Cùng với các loại bệnh lây nhiễm, xã hội hiện đại đang phải đối mặt với những loại bệnh mạn tính không lây. Môi trường ô nhiễm, thực phẩm tồn dư hóa chất nguy hại kết hợp với ăn uống thiếu lành mạnh, lười vận động của cộng đồng… đã tạo cơ hội cho các loại bệnh từ thông thường đến bệnh hiểm nghèo tấn công mọi lứa tuổi. Bằng chứng rõ nét nhất cho thực tế trên là tình trạng quá tải ngày càng trầm trọng đang diễn ra tại các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến cuối trên cả nước. Lý giải cho nỗi thống khổ mà cộng đồng đang phải gánh chịu, GS Phạm Mạnh Hùng cho rằng: “Đây là hệ quả tất yếu từ sự chủ quan và coi thường việc chăm sóc sức khỏe của người dân, khi khỏe mạnh thì ăn nhậu thả phanh, đến khi bệnh xuống mới ăn năn nhưng đã muộn.” “Cái bẫy nghèo của bệnh tật luôn giăng sẵn, rình rập con người ngay từ khi chưa sinh ra cho đến lúc chết đi. Cả cuộc đời không ai là người có thể thoát khỏi nó. Với những người chỉ mắc các chứng bệnh thông thường, chi phí điều trị cũng tốn vài triệu cho đến vài chục triệu. Nhưng những người mắc bệnh nan y, chi phí điều trị có thể lên tới hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng. Dù có bán nhà, vay nợ nhưng người bệnh chưa chắc đã toàn mạng, nếu may mắn qua được thì cũng mất sức lao động, trở thành gánh nặng, ảnh hưởng đến mưu sinh của gia đình và xã hội”. Theo GS Mạnh Hùng: Năm 2006, Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới thực hiện nghiên cứu đo lường đói nghèo do chi phí y tế (chỉ số Impoor và chi số CATA). Kết quả chỉ ra, Việt nam rơi vào nhóm những nước có chỉ số nghèo đói do chi phí y tế cao nhất thế giới. Chi phí về khám chữa bệnh cao như hiện nay đang là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự nghèo hóa của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế Chính phủ chưa mang các chỉ số đo được để đánh giá cụ thể về mức độ nghèo đói do chi phí khám chữa bệnh gây ra.

Bảo hiểm y tế - Giải pháp thoát bẫy nghèo

Đến năm 2015, bảo hiểm y tế mới đạt độ bao phủ hơn 70% dân số, còn khoảng 30% người dân trên cả nước chưa có bảo hiểm, trong đó chủ yếu là những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. GS Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Một nền y tế tốt là nền y tế khám chữa bệnh giỏi, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Một nền y tế tốt phải là nền y tế không làm nghèo hóa người dân do những chi phí y tế. Trong xu thế y tế đang đi theo hướng thương mại hóa vì mục tiêu lợi nhuận, cần phải đặt quyền lợi của người bệnh lên trên hết.” Thẳng thắn nhìn nhận vào thực tế, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, vấn đề bảo hiểm y tế hiện nay đang còn tồn tại nhiều bất cập như: mệnh giá bảo hiểm y tế còn thấp; những dịch vụ bảo hiểm y tế thanh toán còn hạn chế; người dân đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thủ tục còn phiền hà, quyền lợi được hưởng bảo hiểm chưa cao… Thậm chí có những cơ sở y tế đang có thái độ coi thường bệnh nhân bảo hiểm y tế. Đây là những vấn đề khiến nhiều người bị rơi vào bẫy nghèo do không muốn tham gia bảo hiểm y tế. “Khi nào bảo hiểm y tế phát triển song song với đời sống xã hội, việc thanh toán bảo hiểm y tế được cải thiện thì khi đó Việt Nam mới có thể thoát khỏi nhóm những nước bị nghèo hóa do chi phí y tế.”, GS Phạm Mạnh Hùng nói. Để giải quyết vấn đề được GS Phạm Mạnh Hùng chỉ ra, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cho hay: “Bảo hiểm y tế là 1 trong 3 trụ cột của an sinh xã hội nên nhà nước đã quy định bắt buộc người dân tham gia. Hiện, giá dịch vụ y tế đang được nhà nước bao cấp, do đó nhiều người chưa quan tâm đến bảo hiểm y tế, khi bị bệnh thì tự bỏ tiền túi ra điều trị. Bộ Y tế đã có lộ trình chi tiết từ nay đến năm 2020 sẽ tiến tới tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế để đưa phí khám chữa bệnh trở về với giá trị thực.” Những người không có bảo hiểm y tế sẽ phải chi trả phí khám chữa bệnh ở mức cao hơn, nhưng việc tính đúng tính đủ giá dịch vụ, mang lại nhiều quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế từ đó khuyến khích người dân tham gia. Hàng năm mỗi người chỉ phải đóng một mức chi phí nhỏ để mua bảo hiểm y tế nhưng khi ốm đau sẽ được bảo hiểm thanh toán góp phần đặc biệt quan trọng vào việc giảm rủi ro, tránh nguy cơ rơi vào nghèo đói.

Vụ sản phụ tử vong sau sinh 5 ngày:Rút đơn đề nghị xử lý hình sự y bác sĩ

Ngày 24/10, tin từ BV Trung ương Huế cho biết gia đình sản phụ Nguyễn Thị Thu Hà, tử vong hôm 12/10/2015 đã có đơn gửi lãnh đạo Bộ Y tế và các cơ quan của tỉnh Thừa Thiên Huế rút đơn kêu oan và đơn đề nghị xử lý hình sự với cán bộ y tế có liên quan. Ông Nguyễn Xuân Phước, anh trai sản phụ Hà, đại diện cho gia đình đã viết đơn xin rút lại đơn kêu oan và đơn đề nghị xử lý hình sự đối với các y bác sĩ BV Trung ương Huế về việc em gái ông đã tử vong do sự thiếu trách nhiệm trong việc khám, chữa bệnh của đội ngũ này. Nguyên nhân là sau khi việc lo hậu sự cho chị Hà đã hoàn tất, gia đình sản phụ nhận thấy người mất thì đã mất rồi, không cứu vãn được nữa, nên việc đúng hay sai đối với gia đình không còn quan trọng nữa. Gia đình bây giờ chỉ chú tâm chăm lo cho cháu bé gái con chị Hà. “Nếu để sự việc kéo dài thì chỉ kéo dài nỗi đau đối với gia đình và vong linh của em gái tôi cũng không được siêu thoát. Tôi viết tâm thư từ đáy lòng mình và cũng mong rút lại đơn, cũng như sẽ bãi nại, tha thứ cho các bên liên quan về việc này, hy vọng vụ việc sẽ chấm dứt”, anh Phước nói. Cuối đơn anh Phước viết: “Về phía tôi và gia đình không có yêu cầu gì đối với các bên liên quan. Bây giờ tôi và gia đình chỉ nghĩ về tình người với người đối xử với nhau trong cuộc sống và tôi hy vọng rằng các bên liên quan hiểu được nỗi lòng cũng như tâm ý của tôi và gia đình. Sau vụ việc này, tôi mong rằng các y, bác sĩ sẽ nhìn nhận lại mình trong việc khám, chữa bệnh để tránh xảy ra những vụ việc đáng tiếc và tôi cũng hy vọng rằng cháu tôi trên đường đời sẽ gặp nhiều may mắn”. Trước đó như đã thông tin, sản phụ Nguyễn Thị Thu Hà (đường Phạm Văn Ngữ, TP Huế) đã tử vong vào sáng 12/10, sau 5 ngày sinh con bình thường. Người nhà bức xúc cho rằng các y bác sĩ đã không làm tròn nhiệm vụ và nói không đúng sự thật nguyên nhân cái chết của sản phụ Hà nên đã làm đơn gửi Bộ Y tế và các ban ngành liên quan tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một cô giáo mầm non tử vong bất thường sau sinh mổ

Sáng ngày 24/10, Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang tiến hành lấy lời khai và tiến hành công tác khám nghiệm tử thi, làm rõ nguyên nhân tử vong của chị Lương Thị Tuyết Thư (28 tuổi, ngụ xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk). Theo người nhà chị Thư, vào sáng ngày 23/10, chị Thư có biểu hiện chuyển dạ, sắp sinh nên được đưa tới BVĐK TP. Buôn Ma Thuột và nhập viện để sinh con. Đến khoảng 20h, cùng ngày gia đình chị Thư nhận được thông báo chị đã sinh mổ được bé trai nặng 4,2kg, sức khỏe bình thường, riêng về tình hình sức khỏe sản phụ, bệnh viện không thông báo. Bà Nông Thị Ý (mẹ chị Thư), đau xót cho biết: “Khoảng 22h30, chúng tôi được các bác sĩ cho biết sức khỏe của cháu Thư rất xấu, chảy rất nhiều máu. BV cũng đã mời 2 bác sĩ sản khoa của BVĐK tỉnh Đắk Lắk qua để hỗ trợ. Khi tới nơi bác sĩ này yêu cầu chuyển viện cho chị Thư sang bệnh viện tỉnh gấp để cấp cứu, nhưng vừa vào viện thì con tôi đã tử vong”. Bà Ý cũng cho biết, trước khi mổ sinh con, chị Thư hoàn toàn khỏe mạnh và còn ăn được một tô cơm lớn. “Con của tôi chết quá oan ức. Trước đó nó còn cười nói với mọi người nên tôi đã yêu cầu công an làm rõ nguyên nhân vụ việc này”, bà Ý nói trong nước mắt. Được biết, chị Thư hiện đang là giáo viên trường mầm non Hoa Ban Mai trên địa bàn huyện Buôn Đôn và đã có một con nhỏ 6 tuổi. Hiện vụ việc đang được Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk tiến hành điều tra, làm rõ.

Chú trọng nâng cao kỹ năng tiêm chủng cho các cán bộ y tế

Đây là một trong những mục tiêu được đặt ra tại Hội thi Kỹ thuật viên tiêm chủng giỏi Thái Bình do chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phối hợp với Sở Y tế tỉnh tổ chức ngày 24/10. Chia sẻ về lý do lựa chọn Thái Bình là tỉnh đầu tiên trên toàn quốc tổ chức Hội thi này, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương, cho biết: “Thái Bình là một trong những địa phương thực hành tiêm chủng rất là tốt dù dân số đông, địa bàn rộng. Cùng với đó, do có sự thay đổi về nhân lực nên việc tổ chức hội thi tại đây sẽ giúp các các bộ củng cố và nâng cao kiến thức”. Cuộc thi được khởi động từ tháng 7/2015, với sự tham gia của 100% y tế tuyến xã. Sau 3 tháng tổ chức các vòng thi loại, đã có 8 đội thuộc 8 huyện trong tỉnh Thái Bình bước vào vòng Chung kết tranh tài với các nội dung như Kiến thức về tiêm chủng mở rộng, kỹ năng tư vấn tiêm chủng mở rộng, kỹ năng thực hành tiêm chủng mở rộng. Trước sự chứng kiến đông đảo của các đại biểu đến từ các địa phương trên cả nước cùng người dân Thái Bình, 8 đội không chỉ xuất sắc hoàn thành các phần thi của mình mà còn giúp củng cố kiến thức cho đồng nghiệp, cung cấp kiến thức tiêm chủng mở rộng tới người dân. Là người bắt đúng câu hỏi về các kết luận có thể có sau khi khám sàng lọc tư vấn, đại diện đội huyện Vũ Thư đã trả lời rất sinh động về 3 hướng kết luận sau khi khám sàng lọc: đó là đủ điều kiện để tiêm chủng; hoãn tiêm chủng và chống chỉ định tiêm chủng cho từng trường hợp cụ thể. Trao đổi bên lề hội thi, BS Trần Huy Hùng, Phó Trạm trưởng Trạm Y tế xã Việt Hùng, phụ trách y tế dự phòng của Trạm y tế xã, đội trưởng đội huyện Vũ Thư, đơn vị đoạt giải Nhì hội thi, cho biết: Những cuộc thi như thế này có ý nghĩa rất lớn đối với những người làm công tác tiêm chủng như chúng tôi vì nó giúp củng cố kiến thức, bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành tiêm chủng, đảm bảo hạn chế thấp nhất các tai biến do tiêm chủng. Thái Bình được chọn là tỉnh triển khai hội thi đầu tiên của khu vực phía Bắc nhằm củng cố và nâng cao kỹ năng thực hành trong tiêm chủng cho các cán bộ y tế. Sau tỉnh Thái Bình, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương dự kiến sẽ triển khai hội thi ở cấp khu vực và có thể sẽ có hội thi cấp toàn quốc dành cho y tế tuyến xã.

Xác định người phụ nữ đâm xuyên sọ bé sơ sinh bị tâm thần

Ngày 25/10, thông tin từ Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, kết quả của Viện Pháp y tâm thần Trung ương – Phân viện phía Nam cho thấy bà Nguyễn Thị Vân (SN 1964, ngụ ấp Tân Lễ 2, xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) bị bệnh tâm thần. Theo kết quả trên, tại thời điểm gây án, bà Vân mất mất năng lực nhận thức và điều khiển hành vi. Hiện bà Vân đang được chữa trị bắt buộc tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (Đồng Nai). Do vậy, ngành chức năng tỉnh Vĩnh Long chờ khi nào tình trạng sức khỏe bà Vân trở lại bình thường sẽ xử lý theo luật định. Trước đó, như Dân trí đã thông tin, ngày 7/8 Nguyễn Thị Vân, 51 tuổi (ngụ Tân Trung, Mỏ Cày Nam, Bến Tre) đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long nói với mọi người ở đây là làm từ thiện. Sau đó, Vân đến phòng số 10 (Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long) làm quen với chị Võ Thị Mỹ Duyên (ngụ Vũng Liêm, Vĩnh Long) đang điều trị cho con trai mới sinh tên Dương Minh Phát (SN 28/7/2015), lấy lý do ở "ké" vì chiếc giường kế bên giường mẹ con chị Duyên đang trống. Đến tối cùng ngày, Vân xin ngủ lại ở giường kế bên và được chị Duyên đồng ý với điều kiện khi nào người chị (đang phụ chăm cháu Phát – PV) đến sẽ trả lại giường. Đến rạng sáng, người nuôi bệnh thấy bà Vân thò tay vào giỏ xách lấy con dao có cán (dài 28cm) đâm vào trán cháu Phát. Mọi người nuôi bệnh trong phòng thấy cháu Phát bị đâm nên hô hoán kêu cứu và tổ chức bắt giữ bà Vân giao cho cơ quan công an. Ngay sau đó, bé Phát được chuyển lên BV Nhi đồng 1, TP Hồ Chí Minh cấp cứu. sau 20 ngày điều trị bé phát được cứu sống trong kỳ tích. Ngày 25/10, trao đổi với PV, anh Dương Minh Tiền (cha bé Phát) cho biết: “Khoảng hai tuần qua, cháu có dấu hiệu ít bú, mắt trái bị dao đâm thường chảy nước mắt, gia đình dự định đưa bé đi tái khám để có phương án điều trị”.

Tạo hình thành công chóp mũi bị đứt lìa

Theo nguồn tin từ BVĐK TP Cần Thơ, lần đầu tiên các bác sĩ của bệnh viện này vừa phẫu thuật tạo hình chóp mũi bị đứt lìa từ mảnh da trán cho bệnh nhân thành công. Các bác sĩ ở khoa tai mũi họng BVĐK TP Cần Thơ cho biết, cho nạn nhân Nguyễn Văn Hiền (32 tuổi, ở Cà Mau) trước đó nhập viện trong tình trạng mặt sưng, chóp mũi và cánh mũi bị đứt lìa, đầu mũi bị hoại tử. Tại đây bệnh nhân được thăm khám, cắt lọc vết thương, điều trị nội khoa bằng kháng sinh liều cao để tình trạng nhiễm trùng ổn định và được phẫu thuật tái tạo chóp mũi bằng vạt da trán. Đây là trường hợp phẫu thuật tạo hình chóp mũi bị đứt lìa đầu tiên tại bệnh viện này. Tại bệnh viện anh Hiền cho biết, trong lúc sửa chữa nhà, anh bị miếng tôn rơi xuống trúng mũi, cắt lìa chóp mũi và một phần cánh mũi. Sau đó vết thương nhiễm trùng, khi anh đến Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ thì đầu mũi đã hoại tử.

Ngày 03/11/2015
Ban Biên tập Website
(Điểm tin y tế từ các báo)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích